Đề tài Sử dụng các tài liệu tham khảo và kênh hình trong dạy học “Các quốc gia cổ đại phương đông”

1. Thiết kế bài giảng “Các quốc gia cổ đại phương Đông”

Tiết 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1.Kiến thức:

Học sinh cần nắm

- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.

- Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, An Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III Tr.CN

- Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này.

 

doc25 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sử dụng các tài liệu tham khảo và kênh hình trong dạy học “Các quốc gia cổ đại phương đông”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i học còn bị hạn chế rất nhiều, do đó làm hạn chế hiệu quả giảng dạy và học tập của bộ môn .
 Sự biết và hiểu lịch sử của học chủ yếu là lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc, phần biết về lịch sử văn hoá, phong tục tập quán, lối sống của dân tộc qua các kỳ thi lịch sử quả là còn hạn chế rất nhiều .
Có tình trạng nêu trên là do các nguyên nhân sau đây:
 * Nguyên nhân khách quan 
 Cấu trúc của chương trình nhiều chỗ còn chưa hợp lí . Nhiều bài còn quá nặng kiến thức trong khi đó số tiết lại cắt giảm 
 Việc sử dụng kênh hình đôi khi còn chưa phù hợp. Có giáo viên còn ngại sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa vì phần chưa hiểu rõ bản chất, nội dung của kênh hình, phần còn sợ mất thời gian, một phần nghĩ không cần thiết mà chỉ để minh hoạ, nên nó góp phần làm giảm chất lượng giảng dạy.
 Bên cạnh đó hệ thống kênh hình hiện nay không có màu vì vậy sẽ rất khó khăn cho việc mô tả, kiểm tra nhận thức của học sinh.
 Cơ sở vật chất và thiết bị cho việc dạy học bộ môn còn thiếu rất nhiều, các tài liệu tham khảo, tranh ảnh, tạp chí ở thư viện nhà trường về lịch sử hầu như rất ít 
Chưa tận dụng được các hình thức dạy học khác như tổ chức thăm quan di tích lịch sử, di tích cách mạng, các hình thức ngoại khoá, hội thảo... Do đó quá trình dạy học trở nên đơn điệu không phát huy được hết vai trò và tác dụng của bộ môn .
Một số địa phương còn thiếu giáo viên bộ môn chính ban , một số trường còn bố trí giáo viên bộ môn văn, địa... sang dạy lịch sử. Hậu quả là việc dạy bộ môn lịch sử bị xem thường, kết quả học tập còn bị hạn chế.
 * Nguyên nhân chủ quan 
 Khả năng chuyên môn nghiệp vụ của một số giáo viên bị sói mòn, một số chưa có ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ .
 Kết quả học tập của học sinh bị hạn chế nhiều mặt:
 Kỹ năng học tập bộ môn không được rèn luyện việc việc ghi nhớ đơn thuần về các sự kiện, hiện tượng lịch sử của học sinh tỏ ra không ổn, hiện tượng ghi nhớ không chính xác, nhầm lẫn sự kiện này với sự kiện kia và nhớ không nhiều...
 Một số giáo viên còn dạy chay, nên nó làm tăng thêm sự hạn chế trong việc nhận thức lịch sử của học sinh.
1.4 Tính tích cực học tập của học sinh trong hoạt động học tập
a. Quan niệm về tính tích cực học tập.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống . Khác với động vật, con người không chỉ tiếp thu những gì sẵn có trong tự nhiên mà còn chủ động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội, sáng tạo ra nền văn hoá ở mỗi thời đại.
Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng, có thể xem tính tích cực như là một điều kiện, là kết quả của sự phát triển nhân cách trẻ trong quá trình giáo dục.
Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động khác nhau: lao động, học tập, TDTT, vui chơi giải trí, các hoạt động xã hội.
Tính tích cực là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập (L.V. Relrôra). Học tập là một trường hợp riêng của sự nhận thức, một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên (P.V. Grđơnier). Vì vậy nói tới tính tích cực học tập, thực chất là nói tới tính tích cực của nhận thức.
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh tập trung ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức . Khi nắm vững kiến thức, học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã trải qua trong nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có cố gắng trí tuệ.
b. Những dấu hiệu và cấp độ biểu hiện tích cực học tập.
Học sinh khao khát, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu ra.
 Học sinh hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày chưa rõ.
 Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức các vấn đề mới.
 Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới lấy từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.
Ngoài những biểu hiện nói trên mà giáo viên dễ nhận thấy còn có những biểu hiện về mặt xúc cảm, khó nhận thấy hơn, như thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ hay ngạc nhiên, buồn chán trước một nội dung nào đó của bài học hoặc khi tìm ra lời giải thích hay cho một bài tập khó .
c. Ý nghĩa của vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước ta chuyển từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dưới sự quản lí của nhà nước.
Học sinh và cha mẹ học sinh đã dần thích ứng với quan niệm học để có công ăn việc làm , chấp nhận làm việc trong cả khu vực kinh tế tập thể và tư nhân chứ không chỉ tập chung vào khu vực nhà nước như trước kia.
Trên con đường thích ứng với cơ chế thị trường chắc chắn trong thanh niên sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ. Nếu như trước đây còn có tư tưởng ỉ lại, không cần học giỏi, học tốt miễn là có công ăn việc làm thu nhập cao là được, thì hiện nay học sinh, thanh niên sẽ phải chuyển biến mạnh mẽ về động cơ, mục đích học tập, thái độ học tập của mình. Thay cho mục đích trước kia là học để trở thành cán bộ nhà nước, có việc làm ổn định suốt đời sẽ là học để chuẩn bị cho cuộc sống có việc làm ngày càng tốt hơn. Thay cho tâm lí ỉ lại sẽ là sự tháo vát tự xoay sở, sự năng động tự tạo việc làm. Cùng với những điều chỉnh trong xã hội về sử dụng lao động, tiền lương, đãi ngộ, khắc phục tiêu cực ô dù, móc ngoặt ... thanh niên sẽ có ý thức được rằng học giỏi trong nhà trường hứa hẹn thành đạt trong cuộc đời, phấn đấu trong học tập để có trình độ thực lực là con đường tốt nhất để mỗi thanh niên đạt tới vị trí kinh tế xã hội phù hợp với năng lực của mình. Với một tâm lí như vậy họ sẽ chủ động lao vào học tập không biết mệt mỏi. Một đối tượng như vậy sẽ đòi hỏi nhà trường phải thay đổi nhiều về nội dung phương pháp giáo dục để có những sản phẩm đào tạo với chất lượng ngày càng cao hơn, cung cấp cho thị trường lao động.
1.5 Tác dụng của việc sử dụng tài liệu tham khảo và kênh hình trong bài học lịch sử ở trường THCS.
Trong phương pháp dạy học lịch sử, nội dung của một sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình ảnh của quá khứ bằng những hoạt động của tri giác và cảm giác. Trong sách giáo khoa lịch sử cũ kênh hình hầu như không được chú trọng nếu có cũng chỉ để minh hoạ cho nội dung kênh chữ. Vì vậy khi giảng dạy lịch sử người giáo viên chủ yếu sử dụng lời nói để tái tạo lại các sự kiện, hiện tượng lịch sử nên giờ học thường trở nên nhàm chán và khô cứng.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là, học sinh không phải học thuộc lòng sách giáo khoa mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó, các em tự hình thành cho mình những hiểu biết mới về Lịch sử. Do đó, những thông tin trong sách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ. Mặt khác, kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động học tập khác nhau, trong đó đặc biệt là sự giảm tải 25% số lượng kênh chữ, tăng đáng kể số lượng kênh hình. Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng Lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ, chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, sẽ tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học mà tác giả sách giáo khoa muốn truyền tải đến học sinh.
Hiện nay, sách giáo khoa bên cạnh việc khai thác nội dung lịch sử thông qua kênh chữ, bên cạnh đã rất chú trọng đến kênh hình. Điều đó được thể hiện thông qua số lượng kênh hình tăng lên đáng kể so với trước, hơn nữa kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành không chỉ giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà nó thường chứa đựng những kiến thức lịch sử quan trọng đòi hỏi học sinh phải nắm được thông qua “làm việc” với kênh hình. Vì vậy, khi giảng dạy lịch sử đòi hỏi người giáo viên không chỉ sử dụng lời nói mà còn sử dụng những hình ảnh trực quan của quá khứ để tái tạo lại lịch sử nên giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với học sinh. Đó cũng là những yêu cầu đòi hỏi người giáo viên thời buổi công nghệ phải đáp ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượng trong dạy học.
a. Vị trí, ý nghĩa của kênh hình sách giáo khoa trong dạy học lịch sử.
Xuất phát từ thực tế đổi mới giáo dục hiện nay, SGK lịch sử THCS được biên soạn có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. SGK lịch sử không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh. Đó là, học sinh không phải học thuộc lòng SGK mà cần tìm tòi nghiên cứu những sự kiện có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Từ đó, các em hình thành cho mình những hiểu biết mới về lịch sử. Do đó những thông tin trong SGK một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, mặt khác kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động học tập khác nhau trong đó đặc biệt là sự giảm tải 25% số lượng kênh chữ tăng đáng kể số lượng kênh hình.
Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ minh hoạ, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ, chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ. Sẽ tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học mà tác giả sách giáo khoa muốn chuyển tải đến học sinh.
Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gồm nhiều loại : bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh lịch sử. Mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng. Song tựu trung lại, có thể sử dụng trong bài kiến thức mới , củng cố kiến thức đã học, ra bài tập về nhà và trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Riêng đối với hình vẽ, tranh ảnh lịch sử lại có hai dạng: dùng để minh hoạ cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người học.
Do đặc điểm của học tập lịch sử là không trực tiếp quan sát các sự kiện nên vì vậy đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng có vai trò ý nghĩa rất quan trọng.
Trong dạy học lịch sử, phương pháp sử dụng kênh hình góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục được tình trạng “hiện đại hoá” lịch sử của học sinh .
Kênh hình là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử, nắm vững của sự phát triển của xã hội .
Kênh hình trong sách giáo khoa còn có vai tro to lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững trắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan.
Cùng với góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, kênh hình còn góp phần vào việc phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ của học sinh.
Nhìn vào kênh hình học sinh sẽ hình dung ra được quá khứ lịch sử được phản ánh, minh hoạ như thế nào. Học sinh suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
Kênh hình còn góp phần to lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ trong học sinh.
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, kênh hình góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử gây hứng thú học tập cho học sinh, nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
Do vậy khi sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử đòi hỏi giáo viên khi sử dụng phải linh hoạt, sáng tạo . Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và nhất là phải có phương pháp phù hợp với từng loại kênh hình sao cho phù hợp với từng kiểu bài khi lên lớp .
b. Các loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử ở THCS
Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử ở THCS gồm các loại sau:
* Bản đồ lịch sử.
- Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian xác định.. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố ghi nhớ những kiến thức đã học.
-Về hình thức bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện tự nhiên mà cần có nhiều ký hiệu, biên giới, quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, vùng kinh tế, địa điểm, minh hoạ trên bản đồ phải đẹp chính xác, rõ ràng.
Về nội dung: bản đồ chia làm hai loại chính:
+ Bản đồ tổng hợp
+ Bản đồ minh hoạ
* Sơ đồ lịch sử.
Sơ đồ nhằm cụ thể hoá nội dung, sự kiện bằng những hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Ví dụ như sơ đồ: “Bộ máy công xã Pari 1871”
* Hình vẽ lịch sử.	
Hình vẽ có giá trị như một tư liệu lịch sử, cung cấp hiểu biết về tư liệu lịch sử
* Tranh ảnh lịch sử
Tranh ảnh lịch sử lấy chủ đề về lịch sử như chân dung các nhân vật lịch sử, quang cảnh lịch sử..nhằm tạo biểu tượng, khôi phục lại hình ảnh con người, đồ vật, biến cố, sự kiện một cách cụ thể, sinh động và khá sát thực .
2. Phương pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử nhàm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS.
Muốn đổi mới cách học thì trước hết phải đổi mới cách dạy, phải xác định rõ vai trò của thầy và trò trong dạy – học. Trong phương pháp đổi mới phải có sự kết hợp, hợp tác của thầy – trò và có sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong sách giáo khoa lịch sử kênh hình gồm nhiều loại: Lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ,  Trong một bài học có thể có một hoặc nhiều kênh hình vì vậy giáo viên cần căn cứ vào mục đích yêu cầu của bài học, xác định loại kênh hình để có những cách khai thác sử dụng phù hợp và có hiệu quả.
 	* Phương pháp sử dụng bản đồ, sơ đồ lịch sử.
 Bản đồ, sơ đồ lịch sử là những kênh hình không thể thiếu được trong dạy học lịch sử. Nhờ có bản đồ, sơ đồ mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa lí, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Vì vậy khi giảng bài, giáo viên có thể không trình bày tất cả nội dung trong sách giáo khoa mà lên hướng dẫn học sinh nhận biết các sự kiện qua việc quan sát bản đồ. Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi cho học sinh, những câu hỏi mà chỉ có thể đọc được bản đồ mới trả lời được.
Như vậy bản đồ, sơ đồ giúp học sinh có lựa chọn đúng đắn về không gian, hoàn cảnh địa lí xảy ra sự kiện, ghi nhớ địa danh gắn liền với những đặc điểm điều kiện tự nhiên, cụ thể hoá sự kiện lịch sử. Bản đồ còn góp phần phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cũng như tính tích cực hoạt động của học sinh. Nhìn vào bất cứ bản đồ lịch sử nào học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung những hiện tượng lịch sử được phản ánh, suy nghĩ và diễn đạt bằng lời nói chính xác, rõ ràng, cụ thể những hiện tượng lịch sử đã qua.
Lược đồ gợi ý học sinh quan sát, khai thác nội dung bằng những câu hỏi gợi ý để học sinh nắm được nội dung lịch sử trên lược đồ. Cuối cùng giáo viên lược thuật một cách ngắn gọn để học sinh hiểu nội dung lịch sử trên lược đồ.
*PhƯơng pháp sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, chân dung lịch sử.
Hình vẽ, tranh, ảnh trong sách giáo khoa là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học trở nên sinh động, hấp trong sách giáo khoa là phương tiện trực quan rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó không chỉ góp phần quan trọng tái tạo lại cho học sinh những hình ảnh lịch sử với các nét điển hình đặc trưng nhất mà còn khắc phục được tình trạng nhầm lẫn, hiện đại hoá lịch sử của học sinh. Trên lược đồ các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, thời điểm, địa điểm cùng một số yếu tố địa lí nhất định. Đối với học sinh việc sử dụng lược đồ không những chỉ để ghi nhớ, xác định vị các địa điểm lịch sử mà còn để hiểu rõ nội dung của lược đồ. Hiểu lược đồ không chỉ là biết các chú dẫn, các kí hiệu mà cần thấy sau các điều quy ước ấy, những hiện tượng lịch sử sinh động.
Về cách sử dụng lược đồ giáo viên cần lưu ý:
Trước hết phải giới thiệu cụ thể tên lược đồ và giải thích rã cho học sinh các kí hiệu ghi trên lược đồ. Sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác nội dung lịch sử được thể hiện trên lược đồ theo hai cách sau:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ và lên bảng trình bày ngắn gọn nội dung lịch sử có trên lược đồ. Sau đó giáo viên lược thuật một cách ngắn gọn nội dung.
Tranh ảnh, hình vẽ lịch sử có ý nghĩa to lớn là nguồn kiến thức lịch sử, có tính giáo dục tính cách, phát triển tư duy học sinh. Sử dụng tốt loại kênh hình này sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh tạo ra sự hứng thú trong quá trình nhận thức. Vì vậy khi sử dụng kênh hình tranh ảnh, hình vẽ giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh, hình vẽ tương ứng với nội dung kiến thức có liên quan và đồng thời nên sử dụng câu hỏi miêu tả hoặc tường thuật kiến thức lịch sử biểu hiện trong đó. Tuy nhiên cũng cần dành thời gian để học sinh quan sát tranh ảnh, hình vẽ và động viên các em nói lên những suy nghĩ, nhận thức của mình , qua quan sát tranh ảnh qua đó giáo viên uốn nắn, hướng dẫn học sinh nhận thức. Trong những điều kiện có thể gợi ý, tạo ra các cuộc thảo luận, tranh luận của các em khi quan sát một bức tranh hay hình vẽ nào đó.
Đối với các tranh ảnh về nhân vật lịch sử chúng ta cần hướng cho học sinh khi quan sát và tạo nên các biểu tượng về nhân vật. Giúp các em không chỉ ở việc miêu tả bề ngoài ( áo quần, hình dáng) mà cần chú ý phân tích nội dung, tính cách, hành vi, vai trò của nhân vật đó. Sử dụng chân dung phải nhằm mục đích giáo dưỡng, giáo dục. Đối với các nhân vật chính diện cần khơi dậy ở các em lòng kính trọng, cảm phục, biết ơn với những cống hiến cũng như tài trí của họ.
Đối với nhân vật phản diện hướng cho học sinh nhận xét những biểu hiện của tính gian ác, tham lam, xảo huyệt của nhân vật ấy, không nên để học sinh bị thu hút về hình thức của nhân vật mà quên đó là nhân vật phản diện.
Trong khi sử dụng chân dung, giáo viên phải phân tích, giải thích, hướng dẫn cho học sinh không những hiểu được vai trò của nhân vật trong lịch sử, qua đó các em tự đánh giá được nhân vật đó.
II. Sử dụng tài liệu tham khảo và sử dụng kênh hình trong dạy học bài “Các quốc gia cổ đại phương Đông”
1. Thiết kế bài giảng “Các quốc gia cổ đại phương Đông”
Tiết 4: 	CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức: 
Học sinh cần nắm
- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.
- Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, An Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III Tr.CN
- Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ nhưng cũng là thời đại bắt đầu cố giai cấp.
- Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về nhà nước chuyên chế.
3.Về kỹ năng:
 Bước đầu hình thành các khái niệm về các quốc gia cổ đại.
4.Trọng tâm: 
- Nhà nước ra đời từ bao giờ ?
- Xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Những thành tựu văn hoá và kiến trúc thời cổ đại.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Những công trình kiến trúc thời

File đính kèm:

  • docSKKN su THCS.doc