Đề tài Rèn kỹ năng dựng đoạn trong làm văn cho học sinh THCS

Các bước để dựng đoạn văn.

1. Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài.

- Đọc nghiên cứu câu chữ trong đề bài để xác định yêu cầu của đề bài về nội dung, hình thức cần viết cho đoạn văn.

- Nội dung: Viết về cái gì, nội dung nào, nội dung đó liên quan đến kiến thức nào ( ở tác phẩm nào hay hiện tượng gì, việc gì trong cuộc sống xã hội )

- Hình thức: ngắn hay dài, số câu số dòng và các yêu cầu khác cho đoạn văn mà đề yêu cầu (thành phần biệt lập, hàm ý, dẫn trực tiếp-gián tiếp, câu ghép, câu đặc biệt )

2. Bước 2: Lập ý cho đoạn văn sẽ viết.

- Liệt kê những ý chính, kiến thức chính sẽ viết trong đoạn.

- Ý tưởng viết các yêu cầu vào vị trí nào trong đoạn.

- Sắp xếp các ý đó theo một trình tự hợp lí.

3. Bước 3: Xác định mô hình cấu trúc cho đoạn văn.

- Dựa vào yêu cầu của đề bài để xác định cấu trúc của đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn kỹ năng dựng đoạn trong làm văn cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÈN KỸ NĂNG 
DỰNG ĐOẠN TRONG LÀM VĂN CHO HỌC SINH THCS 
-----—&–-----
ĐẶT VẤN ĐỀ
 -----@?-----
Hiện nay theo đề án của Bộ GD&ĐT tiếp tục đổi mới căn bản giáo dục, đổi mới toàn diện giáo dục. Trong đó có việc đẩy mạnh đổi mới việc kiểm tra đánh giá góp phần nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy và học cho học sinh phổ thông.
Đối với các môn thuộc về xã hội, trong đó phải kể đến môn Ngữ văn. Hiện nay đang đảy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học, tránh việc học thụ động, thày đọc - trò chép, học theo lối thụ động một chiều. Đến khi đánh giá học sinh thì học sinh sử dụng hệ thống các bài mẫu, bài tủ để làm bài. Tức học sinh học theo lối học vẹt.
Đứng trước yêu cầu đó việc trang bị kiến thức cho học sinh là cần thiết nhưng làm thế nào để học sinh phải hiểu được kiến thức đó và vận dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt, có hiệu quả cao theo yêu cầu hiện nay là học mở, kiểm tra dánh giá học sinh cũng theo hướng mở nhằm thấy được năng lực, sự am hiểu của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức văn chương và áp dụng thực tiễn trong đời sống hàng ngày.
Do vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiến đó, theo quan điểm của cá nhân tôi việc rèn kỹ năng cho học sinh THCS về việc xây dựng đoạn văn là một cần thiết để các em có phương pháp tích cực trong học tập theo hướng hiện nay đối với nhiều môn học trong đó có môn ngữ văn.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 ---------@@?---------
I. Đoạn văn là gì?
* Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (đến chỗ dùng các dấu kết thúc câu và xuống dòng).
* Đoạn văn chỉ được xác định đối với các văn bản thuộc thể loại văn xuôi (truyện, truyện ngắn, tiểu thuyết, búi ký, hồi ký) không tính văn bản thơ, hò, vè, ca dao, tục ngữ (văn bản trữ tình).
II. Phân biệt giữa đoạn văn và văn bản.
1. Văn bản:
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động gai tiếp bằng ngôn ngữ, văn bản là một thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.
- Tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức thể hiện ở chỗ:
+ Có đầu đề, nhan đề; rễ dàng đặt đầu đề, nhan đề.
+ Không cần, không nên thêm bớt bất cứ câu nào, đoạn nào trong văn bản khi đã hoàn chỉnh.
+ Các câu trọng đoạn, các đoạn trong văn bản liên kết chặt chẽ với nhau.
- Văn bản bao gồm nhiều đoạn văn liên kết với nhau, văn bản bao quát bao trùm các đoạn văn.
2. Đoạn văn:
- Chỉ là một phần của văn bản, chưa có tính chọn vẹn, hoàn chỉnh, thống nhất về nội dung và hình thức như văn bản.
- Nội dung của các đoạn văn trong một văn bản hướng vào giải quyết làm rõ nội dung chủ đề cho văn bản.
- Nhiều đoạn văn có liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức thì mới cấu thành một văn bản.
- Một đoạn văn thông thường chỉ mạng một nội dung cụ thể, thường giải quyết một luận chứng trong một luận điểm của một văn bản.
- Các câu trong đoạn có sự liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
III. Các loại đoạn văn phân theo kết cấu.
- Có nhiều loại đoạn văn khác nhau: đoạn văn viết theo chủ đề nội dung, đoạn văn viết theo mô hình kết cấu.
- Theo kết cấu đoạn văn phân thành: Đoạn văn Diễn dịch, đoạn văn Quy Nạp, đoạn văn Móc sích, đoạn văn Song hành, đoạn văn Tổng phân hợp.
- Đối với học sinh THCS hiện nay, chúng ta đề cập đến ba loại đoạn văn cơ bản sau: đoạn văn Diễn dịch, đoạn văn Quy Nạp, đoạn văn Tổng phân hợp.
IV. Đặc điểm kết cấu cơ bản của các đoạn văn trên.
1. Đoạn văn diễn dịch:
- Là những đoạn văn được trình bày từ ý chung, ý khái quát đến cá ý chi tiết cụ thể nhằm làng sáng tỏ một nội dung ý nghĩa nào đó.
- Là những đoạn văn có câu chốt, câu chủ đề. Câu này được đặt ở đầu đoạn.
- Mô hình cấu trúc: (1) câu chốt – câu chủ đề
 (2) (3) (4) ()
2. Đoạn văn quy nạp.
- Là những đoạn văn được trình bày từ những câu mang nội dung, ý nghĩa chi tiết cụ thể ssau đó để đi đến câu chốt, câu mang ý nghĩa chung, khái quát cho cả đoạn đó sau ( là những đoạn có cấu trúc, cách viết ngược vớn đoạn văn diễn dịch).
- Là những đoạn văn có câu chốt, câu chủ đề. Câu này được đặt ở cuối đoạn.
- Mô hình cấu trúc: (1) (2) (3) ()
 (n) Câu chốt, câu chủ đề.
3. Đoạn văn tổng phân hợp.
- Là những đoạn văn có mô hình, cấu trúc bao hàm, hợp nhất cả hai loại đoạn văn diễn dịch và quy nạp.
- Là những đoạn văn được trình bày từ một câu khái quát mang nội dung ý nghĩa của đoạn sau đó là những câu triển khai làm rõ cho câu đầu đấy rồi lại được đánh giá tổng hợp lại bằng một câu mang ý nghĩa khái quát ở cuối đoạn.
- Là những đoạn văn có câu chủ đề, câu chốt ( có hai câu mang giá trị này). Một câu đứng đầu đoạn, một câu đứng cuối đoạn ( hai câu không giống nhau về câu chữ, có nội dung tương sứng).
- Mô hình cấu trúc: (1) câu chốt, chủ đề.
 (2) (3) (4) () 
 (n) câu chốt, chủ đề.
* Hiểu khái quát về câu chốt, câu chủ đề của đoạn văn:
- Là câu nêu ý chung nhất, khái quát nhất của cả đoạn văn, là câu thể hiện nội dung ý nghĩa bao trùm cho cả đoạn văn. Các câu còn lại trong đoạn nêu ý nghĩa cụ thể diễn giải làm rõ cho câu chủ đề đó và phụ thuộc vào câu chốt, câu chủ đề đó.
- Đoạn văn có thể có câu chốt, câu chủ đề hoặc không, tùy thuộc vào từng đoạn và cách tạo dựng của người viết và yêu cầu của đề bài.
- Vị trí: thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
** Ví dụ: Cho các câu sau hãy sắp xếp các câu văn đó thành đoạn văn theo lối diễn dịch (quy nạp).
- Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động (1).
- Nhà văn có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả gián tiếp cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,của nhân vật (2).
- Miêu tả nội tâm trong tác phẩm văn học là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật (3).
=> Nếu là đoạn văn Diễn dịch thi ta phải sắp xếp: (3), (1), (2).
=> Nếu là đoạn văn Quy nạp thi ta phải sắp xếp: (2), (1), (3).
V. Các bước để dựng đoạn văn.
1. Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài.
- Đọc nghiên cứu câu chữ trong đề bài để xác định yêu cầu của đề bài về nội dung, hình thức cần viết cho đoạn văn.
- Nội dung: Viết về cái gì, nội dung nào, nội dung đó liên quan đến kiến thức nào ( ở tác phẩm nào hay hiện tượng gì, việc gì trong cuộc sống xã hội)
- Hình thức: ngắn hay dài, số câu số dòng và các yêu cầu khác cho đoạn văn mà đề yêu cầu (thành phần biệt lập, hàm ý, dẫn trực tiếp-gián tiếp, câu ghép, câu đặc biệt)
2. Bước 2: Lập ý cho đoạn văn sẽ viết.
- Liệt kê những ý chính, kiến thức chính sẽ viết trong đoạn.
- Ý tưởng viết các yêu cầu vào vị trí nào trong đoạn.
- Sắp xếp các ý đó theo một trình tự hợp lí.
3. Bước 3: Xác định mô hình cấu trúc cho đoạn văn.
- Dựa vào yêu cầu của đề bài để xác định cấu trúc của đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp.
- Xây dựng nội dung của câu chủ đề, câu chốt cho hợp lí.
4. Bước 4: Viết đoạn văn.
- Dùng kiến thức của mình và cách hành văn để tạo ra các câu văn từ đó tạo ra đoạn văn theo yêu cầu.
- Các câu trong đoạn đảm bảo đầy đủ nội dung, hình thức theo yêu cầu của đề bài,
- Diễn đạt mạch lạc, rõ dàng, rành mạch, trong sáng.
- Các câu trong đoạn phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức (các phép liên kết câu).
5. Bước 5: Đọc, sửa chữa.
- Sau khi có đoạn văn hoàn chỉnh ta xem lại toàn thể đoạn văn theo yêu cầu của đề.
- Câu nào lạc nội dung thì chỉnh sửa cho đúng nội dung yêu cầu.
- Chỗ nào sai về hình thức thì sửa chữ cho hợp lí (chính tả, câu, dấu câu).
- Chú ý: nội dung, vị trí câu chốt, câu chủ đề; sự liên kết câu.
VI. Cách dựng đoạn văn theo kết cấu.
1. Đoạn văn diễn dịch.
- Dựa vào yêu cầu nội dung của đề để dựng, viết hoàn thiện câu chủ đề, câu chốt cho đoạn văn.
- Đặt câu chủ đề đó vào vị chí đầu đoạn văn.
- Viết tiếp các câu tiếp theo làm nhiệm vụ làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa cho câu đầu đoạn theo yêu cầu của đề bài đã cho.
- Chú ý: Câu cuối cùng của đoạn vẫn là câu góp phần làm sáng rõ cho câu đầu, không phải là câu mang ý nghĩa đáng giá, tổng quát.
2. Đoạn văn quy nạp.
- Cách dựng đoạn văn quy nạp có phần ngược lại với đoạn diễn dịch.
- Xây dựng và viết nháp khái quát câu chủ đề, câu chốt theo yêu cầu đề bài.
- Xây dựng và viết các câu làm rõ cho nội dung ý nghĩa của câu khái quát đã định đảm bào thao các yêu cầu về nội dung, hình thức của đề bài.
- Sau khi đã xây dựng và viết đủ các câu diễn giải và đảm bảo các yêu cầu của đề bài về hình thức, lúc đó đưa câu chủ đề đã xây dựng trước đó vào làm câu kết thúc đoạn.
3. Đoạn văn tổng phân hợp.
- Kết hợp cả hai lối viết của hai loại đoạn văn trên để viết.
- Từ yêu cầu của đề bài ta xác định nội dung chủ đề của đoạn văn cần viết.
- Xây dựng và viết nháp 2 câu mang ý nghĩa chủ đề, câu chốt (có nội dung khái quát tương tự nhau nhưng nên khác nhau về câu từ).
- Dùng một câu làm câu mở đoạn, còn câu kia làm câu chốt lại nội dung ý nghĩa của đoạn.
- Xây dựng và viết những câu giữa đoạn nhằm làm rõ nội dung, ý nghĩa cho chủ đề của đoạn và ý nghĩa chủ đề đã khái quát trong 2 câu mở đoạn và kết đoạn đã đưa ra và đảm bảo về sự liên kết câu trong đoạn (nội dung, hình thức).
VII. Ví dụ minh họa:
Dựa vào quy trình xây dựng đoạn văn theo cấu trúc đã trình bày ở trên giáo viên hướng dẫn HS tiến hành từng bước và viết hoàn chỉnh đoạn văn.
1. Ví dụ 1: Qua sự kiện tháng 5 năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển của nước ta. Em hãy viết đoạn văn theo lối quy nạp thể hiện hành động sai trái của Trung Quốc và quan điểm giải quyết tranh chấp đó của Việt Nam.
Đoạn văn ví dụ: 
Tháng 5 năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt trái phép dàn khoan HD981 ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam. Chúng có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thi hành pháp luật Việt Nam như dùng tầu quân sự đâm vào tàu kiểm ngư, cảnh sát biển, ngư dân Việt Nam chúng còn dùng máy bay, vòi rồng để uy hiếp quân dân ta. Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Chúng muốn biến Biển Đông của Việt Nam thành biển của nhà mình, chúng muốn thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Trước tình hình đó trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông hướng về Hoàng Sa, Trường Sa. Tất cả đều kịch liệt phản đối, lên án hành động ngỗ ngược ngang trái của Trung Quốc. Rõ ràng, Trung Quốc đã mù quáng gây hấn trên Biển Đông nhằm xâm chiếm vùng biển chủ quyền của Việt Nam nhưng chắc chắn nhân dân Việt Nam sẽ giữ toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc mình!
2. Ví dụ 2: Qua sự kiện tháng 5 năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển của nước ta. Em hãy viết đoạn văn theo lối tổng phân hợp thể hiện hành động sai trái của Trung Quốc và quan điểm giải quyết tranh chấp đó của Việt Nam (khoảng 1 trang giấy thi).
Đoạn văn ví dụ: 
Ngày 1-5-2014, trung Quốc ngang nhiên xâm nhập trái phép vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán ở vùng biển Việt Nam và hành động, cách cư sử của chúng ta nhằm giữ toàn vẹn lãnh thổ. Chúng ngang nhiên đặt trái phép giàn khoan HD981 ở vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta. Việt Nam phản đối kịch liệt hành động gây hấn xâm nhập trái phép này và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta. Nhưng Trung Quốc vẫn hung hăng, bạo ngược dùng nhiều chiêu bài, thủ đoạn, lực lượng để tấn công lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam. Chúng dùng vòi rồng công suất lớn, hàng trăn tàu trong đó có nhiều tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa, tầu tuần tiễu tấn công nhanh, máy bay chiến đấu và hàng trục tầu ngư dân khai thác trái phép nhằm tấn công chúng ta và bảo vệ dàn khoan HD981 của chúng. Việt Nam mong muốn giải quyết sự tranh chấp trái phép này của Trung Quốc bằng con đường ngoại giao hữu nghị hòa bình và tôn trọng luật pháp Quốc tế đặc biệt là Công Ước Luật biển năm 1982. Việt Nam có nhiều chứng cứ lịch sử và khoa học để khặng định Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tất cả cộng đồng thế giới và người dân yêu nước Việt Nam đều kịch liệt phản đối hành động xâm lấn trái phép chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Việt Nam. Thế nhưng, hình như Trung Quốc không nghe, không nhìn và cố tình xâm lấn lãnh thổ vùng biển của nước khác. Như vậy, Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công Ước Liên Hiệp Quốc và Luật Biển năm 1982 trước sự phản đối kịch liệt của đồng bào ta và cộng đồng thế giới.
3. Ví dụ 3: Viết đoạn văn về nói về tinh thần yêu nước, yêu lang của nhân vật Ông Hai trong đoạn trích Làng - Kim Lân.
Qua phần trích “Làng” nhà văn Kim Lân cho ta thấy, ông Hai là người có tình yêu làng sâu sắc, tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước yêu cách mạng yêu kháng chiến. Ông xác định đi tản cư chính là tham gia cách mạng. Ở mơi tản cư, ông Hai luôn khoe về làng của mình, khoe tinh thần cách mạng của làng. Ông rất vui mừng sung sướng khi được tin thắng lợi của cách mạng, kháng chiến ở mọi nơi. Nhưng ông rất đau buồn tủi nhục sấu hổ khi nghe tin làng Dầu theo Việt gian. Làng thì yêu thật nhưng làng Việt gian thì phải thù! Đến khi nhận được tin làng cải chính, ông Hai vui mừng sung sướng đến tột độ. Ông đi khoe tin giặc đốt làng, đốt nhà, đặc biệt là đốt nhẵn nhà ông! Có lẽ, chưa lúc nào ông Hai vui mừng phấn khởi như lúc này?
4. Ví dụ 4: Viết đoạn văn theo lối diễn dịch thể hiện đạo thày trò. 
Trên đời này, đạo thày trò thật thiêng liêng và cao quý! Tình thày trò không giống như tình phụ tử hay tình mẫu tử mà còn có cái gì đó rất đặc biệt mà chúng ta không lí giải được. Thày không cho ta sự hình thành cơ thể sống như cha mẹ mà thày cho ta một phần nhân cách để ta trở thành con người thực thụ. Thày không cho ta sự vỗ về yêu thương như mẹ hiền mà thày cho ta một tình cảm khoan dung bao la ôm trọn cả tình yêu thương trìu mến của mẹ hiền. Thày cho trí thức của nhân loại. Thày cho nhân cách để làm người. Thày còn cho ta chỗ tựa mỗi khi ta vấp ngã, chỗ sẻ chia những chuyện buồn vui khó nói! Có lẽ, trên đời này tình thày trò luôn ngang bằng hoặc cao hơn cả tình cha mẹ.
VIII. Kết quả thực hiện.
Trong thời gian vừa qua, bản thân tôi đã tích cực hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn trong quá trình học ngữ văn đặc biệt đối với học sinh lớp 9 trong qua trình ôn luyện cuối năm và ôn tập thi vào THPT mà bản thân tôi được phân công đảm nhiệm.
Qua quá trình thực hiện, bản thân tôi nhận thấy:
+ Nhiều học sinh đã có kỹ năng, thao tác tốt trong việc xây dựng và viết các đoạn văn theo nội dung chủ đề và theo yêu cầu kết cấu.
+ Đa số học sinh đã có hứng thú với môn học, không còn né tránh, học đối phó cho xong chuyện đối với môn học.
+ KÕt qu¶ häc tËp bé m«n cña c¸c em trong nh÷ng n¨m võa qua ®Òu ®¹t kÕt qu¶ cao, ®a sè c¸c em cã kÕt qu¶ cña m«n häc cuèi n¨m ®Òu ®¹t tõ lo¹i Trung b×nh trë lªn, trong ®ã cã nhiÒu em ®¹t lo¹i Kh¸, Giái. §Æc biÖt trong n¨m võa qua t«i ®· ¸p dông việc rèn kỹ năng dựng đoạn văn cho học sinh nêncác em đã có kết quả khả quan trong quá trình dự thi vào THPT! 
 kÕt luËn chung.
-----@?-----
ViÖc rÌn kü n¨ng xây dựng đoạn văn lµ mét néi dung cÇn thiÕt kh«ng thÓ thiÕu ®èi víi häc sinh trong tr­êng phæ th«ng ®Æc biÖt lµ häc sinh THCS. §©y lµ mét kü n¨ng cÇn thiÕt ®Ó gãp phÇn tÝch cùc vµo viÖc ®æi míi néi dung, ph­¬ng ph¸p d¹y häc trong giai ®o¹n ®æi míi hiÖn nay mµ x· héi ®ang cÊp thiÕt yªu cÇu.
Trªn ®©y lµ nh÷ng l­îm lÆt, ch¾p bót cña c¸ nh©n th«ng qua qu¸ tr×nh thùc tiÔn gi¶ng d¹y, h­íng dÉn häc sinh trong nh÷ng n¨m häc võa qua. T«i m¹nh r¹n ch¾p bót thµnh tiÓu luËn nhá nh»m gãp phÇn cïng c¸c thµy c«, b¹n bÌ ®ång nghiÖp cã c¸ch h­ìng dÉn cho häc sinh ngµy cµng tèt h¬n trong việc viết các đoạn văn trong môn ngữ văn; ®ång thêi gióp häc sinh cã kü n¨ng, høng thó häc m«n văn tèt h¬n, dÇn dÇn trë nªn gÇn gòi, th©n mËt, yªu thÝch víi m«n häc h¬n! Tuy nhiªn, néi dung, kiÕn thøc cña tiÓu luËn ch¾c ch¾n cßn nhiÒu chç s¬ sµi, ch­a râ, ch­a ®Çy ®ñ, cã khi cã chç cßn bÊt cËp, ch­a ®¸p øng hÕt yªu cÇu cÇn thiÕt cña ng­êi ®äc, cña häc sinh.
Do vËy, t«i rÊt mong ®­îc sù ®ãng gãp ch©n thµnh cña c¸c thµy c« gi¸o vµ b¹n bÌ ®ång nghiÖp ®Ó s¸ng kiÕn nhá cña t«i trªn ®©y trë thµnh mét phÇn cÈm nang trong gi¶ng d¹y ngữ văn trong tr­êng phæ th«ng ®Æc biÖt là trường THCS và là một tài liệu nhỏ để phục vụ cho học sinh THCS viết được những đoạn văn hay theo đúng cấu trúc trong khi học môn Ngữ văn!
Ngày 07 tháng 02 năm 2015.
Người viết
 TrÇn §øc Toµn
 Tr­êng THCS Ngäc Lò – B×nh Lôc – Hµ Nam.

File đính kèm:

  • docSKK_Nghiem_Viet_Doan_Van_20150725_032626.doc