Đề tài Phương pháp rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe - Viết)

Có câu: “Thầy bắt đầu kiểm t ra bài làm ở nhà của học sinh ”

Mời học sinh viết tiếng kiểm vào bảng con.

Giáo viên hỏi: Tiếng kiểm được viết bởi âm, vần và dấu gì?

Học sinh: k + iêm + hỏi .

Với cách này, giáo viên có thể sửa cả 3 lỗi sai trong tiếng kiểm: k/c; iêm/ im; dấu hỏi/ dấu ngã.

- Ví dụ: dạy chính tả (nghe-viết) bài Gọi bạn

(Tiếng Việt 2, tập 1 – trang 29)

 “Bê Vàng đi tìm cỏ

 Lang thang quên đường về .”

 

doc37 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe - Viết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thể hiện qua miệng, môi, lưỡi giáo viên phát âm để khẳng định rõ tiếng, từ cần nghe và viết đúng. Với cách tiến hành như thế, dần dần học sinh trở thành thói quen và hình thành kĩ năng nghe tốt, tốc độ viết cũng nhanh hơn.
1.4.2. Hướng dẫn rèn luyện kĩ năng viết: 
	Như đã nói trên, kĩ năng nghe và viết phải đi song song nhau trong chính tả (nghe - viết). Ngoài việc rèn kĩ năng nghe cho học sinh, tôi dành nhiều thời gian và công sức rèn luện kĩ năng viết cho các em. Để học sinh đạt được kĩ năng này, trước hết giáo viên phải:
	- Phát âm đúng, chuẩn mực, đọc mẫu bài chính tả một cách chính xác, giọng đọc thong thả, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi hợp lí.
	- Đọc mẫu toàn bài viết, giúp học sinh có cái nhìn bao quát, có ấn tượng chung về nội dung bài viết, làm cơ sở cho việc viết chính tả của học sinh.
	Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi chính tả. Ngoài việc mắc lỗi do người viết sử dụng cách viết tùy tiện, cẩu thả, chữ nọ xọ chữ kia .Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy lỗi các em thường gặp phải khi viết chính tả. Ở đây, tôi chỉ giới thiệu một số lỗi phổ biến mà các em thường mắc phải, cần chú trọng khắc phục ngay. Các lỗi cụ thể như sau:
1.4.2.1. Giúp học sinh khắc phục lỗi do phát âm theo tiếng địa phương:
Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương Mỹ An, thực tế mắc lỗi của học sinh từng địa bàn, từng lớp, xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh lớp mình. Khi phát âm sai thì việc viết lại sẽ sai (mặc dù người đọc phát âm đúng) Qua nhiều năm giảng dạy và quá trình chấm chữa bài tôi tìm hiểu, liệt kê ra một số lỗi của học sinh qua các cơ sở sau:
* Mắc lỗi do phát âm sai phụ âm đầu: x /s, qu / v, ch / tr...
 Ví dụ: + x /s: sạch sẽ viết thành xạch xẽ
	 	 xinh xắn viết thành sinh sắn ...
 	 + qu / v:	quá quắt viết thành vá vắt
	lẫn quẫn viết thành lẫn vẫn ... 
 + ch / tr: trăm đồng viết thành chăm đồng
con trâu viết thành con châu ....
*Mắc lỗi do phát âm sai phần vần: iu / iêu / ưu / ươu, ong /ông, oc / ôc,... 
Ví dụ: + iu / iêu / ưu / ươu:
 	dịu dàng viết thành diệu dàng
	 	chịu khó viết thành chiệu khó
	 	con hươu viết thành con hiêu (con hưu)
	 	bưu điện viết thành biêu điện (bươu điện)
	ốc bươu viết thành ốc biêu (ốc bưu) 
	rượu chè viết thành riệu chè (rựu chè)... 
	+ ong /ông:	trong veo viết thành trông veo
	trông thấy viết thành trong thấy 
	+ oc / ôc:	bóc lột viết thành bốc lột
	trí óc viết thành trí ốc  
*Mắc lỗi do phát âm sai về thanh điệu: hỏi / ngã
Ví dụ: 	sửa xe viết thành sữa xe
mĩ mãn viết thành mỉ mản
	vui vẻ viết thành vui vẽ
	nỗ lực viết thành nổ lực
	hỗ trợ viết thành hổ trợ 
	sẵn sàng viết thành sẳn sàng....
*Mắc lỗi do phát âm sai về chữ cái của phụ âm cuối hoặc lẫn lộn giữa chữ cái của nguyên âm giữa mà viết sai: t /c, n /ng, ui /uôi...
Ví dụ: 
+ t /c: 	đôi mắt viết thành đôi mắc
	thắc mắc viết thành thắt mắt... 
	+ n /ng:	tần ngần viết thành tầng ngầng
	vầng trán viết thành vần tráng... 
	+ ui /uôi:	quả chuối viết thành quả chúi
	vui vẻ viết thành vuôi vẻ 
	ngược xuôi viết thành ngược xui....
Giúp học sinh nhận biết được những lỗi trên và khắc phục, tôi thường xuyên nguyên cứu bài, chọn nội dung giảng dạy cho phù hợp với học sinh lớp mình và phù hợp với từng em mắc lỗi. Tự rèn luyện bản thân phát âm chuẩn, luyện phát âm cho học sinh thường xuyên chẳng những ở giờ chính tả mà tất cả các giờ học khác, kể cả khi trao đổi, giao tiếp với thầy cô, bạn bè.Vì vậy, khi dạy chính tả (nghe-viết), giáo viên đọc chuẩn xác bài viết, nhất là các tiếng, từ mà học sinh thường mắc phải. Đặc biệt, giáo viên không bao giờ sai lầm về lỗi phát âm này, nếu không việc sửa lỗi của giáo viên sẽ mất tác dụng. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại các tiếng, từ đó theo hướng dẫn (có thể đánh vần tiếng, đánh vần vần hoặc so sánh với các tiếng, từ khác ...) sau đó giáo viên đọc, học sinh lắng nghe - viết vào bảng con (1 hoặc 2 lượt), giáo viên nhận xét và cho học sinh phát âm lại lần nữa (nhất là những học sinh thường mắc lỗi). Dần dần học sinh khắc phục nhớ, khắc sâu để không mắc lỗi ở những lần sau. 
Ví dụ: Khi viết chính tả (nghe-viết) bài Cây xoài của ông em
	(Tiếng Việt 2, tập 1- trang 93)
Có câu “ Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ ông.”
Giúp học sinh viết đúng tiếng “trông” là nhìn, là ngắm (giáo viên thể hiện ánh mắt, điệu bộ minh họa rồi phát âm...) chứ không phải “trong” trong từ “trong sáng”, “trong ngoài”,Học sinh quan sát giáo viên thể hiện cách phát âm qua môi, lưỡi...và nghe giáo viên giải thích, các em sẽ hiểu trông trong câu vừa đọc và viết lại đúng chính tả. (Hoặc giáo viên so sánh thấy sự khác nhau: trong # trông:
tr + ong # tr + ông (vần ong âm o khác vần ông âm ô) giáo viên phát âm. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai nữa.
1.4.2.2. Giúp học sinh khắc phục lỗi về quy tắc chính tả (luật chính tả)
	Để viêt đúng chính tả , giáo viên cần trang bị cho học sinh thuộc một số quy tắc. Dưới đây là một số quy tắc học sinh cần nắm vững:
	* ngh và ng
	- Viết “ngh” khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê. 
Ví dụ: nghề nghiệp, nghe ngóng, nghiêng ngả, nghi hoặc, v.v
	- Viết “ng” khi đứng trước các nguyên âm còn lại như: a, ă, u, ư, o,
Ví dụ: ngỡ ngàng, ngơ ngẩn, ngủ ngon,
	* gh và g
- Viết gh khi đứng trước 3 nguyên âm i, e, ê để tạo thành tiếng mà thôi. 
Ví dụ: ghi nhớ, ghìm nén, bàn ghế, gói ghém, ghiền, .
- Viết g khi đứng trước các nguyên âm còn lại như: o, ô, ơ, u, a, 
Ví dụ: gà gô, gầm gừ, gờn gợn, .
* k, c và q	 
- Âm k khi viết chỉ đứng trước 3 âm i, e, ê để tạo tiếng.
Ví dụ: kể lể, e ke, kiên trì, kế hoạch, kim chỉ, 
	- Còn âm c thì viết đứng trước bất kì các âm còn lại như: u, ư, a, ă, â, o, 
Ví dụ: co giãn, cơ hội, cấy cày, cuốc xẻng, 
- Âm q thì chỉ được viết đứng trước âm đệm u thôi. 
Ví dụ: quân đội, quản lí, quanh co, quá quắt, .	
Những quy tắc chính tả ( ngh, gh, k chỉ được ghép trước với e, ê, i ; còn c, g, ng thì ghép trước các âm còn lại. Kể cả q cũng chỉ được ghép trước âm u mà thôi.) 
Giúp các em nhớ và khắc sâu kiến thức này để khắc phục các lỗi khi viết, tôi đưa ra các biện pháp sau:
Ví dụ: Dạy chính tả (nghe-viết) bài Trên chiếc bè
 (Tiếng Việt 2, tập 1- trang 37)
	“Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường.
Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè ”
	 Xem các em thuộc quy tắc chính tả không, tôi yêu cầu học sinh viết bảng con:
- Nhóm 1: viết tiếng ngao.
- Nhóm 2: viết tiếng nghỉ
- Nhóm 3: viết tiếng ngắm
- Nhóm 4: viết tiếng ngày
Gọi 1 học sinh lên bảng viết tiếng: ghép
Sau đó tôi yêu cầu lớp nhận xét bài bảng lớp (nếu học sinh đó viết sai (gép), tôi mời 1 học sinh khác sửa sai (ghép). 
Giáo viên: Vì sao em cho (ghép) là đúng, (gép) là sai? 
(Học sinh: Vì âm g không thể ghép trước âm e và ê, i ; mà chỉ có gh viết đứng trước e và ê, i). 
Tương tự, yêu cầu các nhóm giơ bảng con, tiếp tục nhận xét (nghỉ). 
Từ đó, khẳng định lại: 2 âm ngh và gh chỉ được viết trước với 3 âm e, ê, i, để tạo tiếng.Còn ng, g không bao giờ viết trước 3 âm đó được, mà chỉ đứng trước các âm còn lại. Lúc này học sinh nhớ lại quy tắc và khắc sâu trong trí vận dụng khi học, khi viết .
 * Như khi dạy chính tả (nghe-viết) bài Tìm ngọc 
 (Tiếng Việt 2, tập 1- trang 140)
Viết câu: “Chó và Mèo là những con vật rất tình nghĩa. Thấy chủ buồn vì mất viên ngọc được Long Vương tặng”
	Giúp các em viết đúng các tiếng: nghĩa, ngọc tôi sử dụng phương pháp trắc nghiệm.
	Đính bảng phụ (bảng nhóm) ghi sẵn:
a. ngĩa
b. nghĩa
 c. ngọc
d. nghọc
Yêu cầu học sinh quan sát, phát hiện, khoanh tròn vào chữ đứng trước từ em cho là đúng chính tả. Các em sẽ nêu được đáp án (b và c) là đúng. 
Giáo viên: Vì sao em cho b và c là đúng?
Học sinh: vì theo quy tắc chính tả ngh đứng trước e, ê, i còn ng ghép với các âm còn lại.
Với phương pháp này tạo hứng thú học tập, học sinh tập trung suy nghĩ, tìm tòi và khẳng định cái đúng nhất. Có nghĩa là loại bỏ cái sai và xây dựng cái đúng.
Ví dụ: dạy chính tả ( nghe-viết) bài Ngôi trường mới
	(Tiếng Việt 2, tập 1- trang 50)
“Dưới mái trường mới sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng.....Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!”
Yêu cầu học sinh tìm trong bài tiếng có âm k và viết vào bảng con. 
(Học sinh: viết kéo, kẻ).
Giáo viên: Âm k được viết trước các âm nào?
Học sinh: k viết đứng trước các âm e, ê , i.
Vậy tiếng kéo và kẻ các em viết âm k hay c?
Học sinh:. viết âm k .
Với cách hỏi - đáp như vậy giúp học sinh nhớ lại quy tắc chính tả và viết đúng chính tả .
* Đối với bài chính tả (nghe-viết) Bàn tay dịu dàng
	 (Tiếng Việt 2, tập 1- trang 69)
Có câu: “Thầy bắt đầu kiểm t ra bài làm ở nhà của học sinh”
Mời học sinh viết tiếng kiểm vào bảng con. 
Giáo viên hỏi: Tiếng kiểm được viết bởi âm, vần và dấu gì?
Học sinh: k + iêm + hỏi .
Với cách này, giáo viên có thể sửa cả 3 lỗi sai trong tiếng kiểm: k/c; iêm/ im; dấu hỏi/ dấu ngã.
- Ví dụ: dạy chính tả (nghe-viết) bài Gọi bạn
(Tiếng Việt 2, tập 1 – trang 29)
  “Bê Vàng đi tìm cỏ
 Lang thang quên đường về..”
Kiểm tra xem học sinh viết đúng tiếng quên, tôi mời một hoặc hai em nhắc lại quy tắc (q được ghép trước những âm nào?). (q chỉ được ghép với âm u.) (Vậy tiếng quên viết thế nào, lớp viết bảng con?)
*Với bài dạy Quà của bố chính tả (nghe-viết)
	(Tiếng Việt 2, tập 1- trang 106)
Có câu: “ Những con cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước, mắt thao láo.”
Phát hiện óc phân tích, xét đoán đồng thời kiểm tra, củng cố kiến thức tôi yêu cầu học sinh nhận xét tiếng quẫy (trong từ quẫy tóe nước) qua các đáp án sau:
a. vẫy
b. quẫy
c. qẫy	 
Học sinh nhận xét: Đáp án (b) là đúng, vì q ghép với u tạo qu + ây + ngã (theo quy tắc chính tả q chỉ đứng trước u).
Đáp án (a) sai, vì viết theo tiếng địa phương qu viết thành v (quẫy tóe nước chứ không phải (vẫy tóe nước) vẫy ở đây là vẫy tay chào.
Đáp án (c) sai hoàn toàn, vì không thuộc quy tắc chính tả, không thể có q ghép với các âm khác ngoài u.
Qua nhiều phương pháp tổ chức, cách hỏi - đáp khác nhau sẽ giúp học sinh khắc sâu luật chính tả, vận dụng để nhận biết lỗi sai, tự sửa sai và viết đúng chính tả ở mọi môn học.
1.4.2.3. Hướng dẫn học sinh khắc phục lỗi do hạn chế về vốn từ:
Trong thực tế, muốn viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở để người học viết đúng chính tả. Nếu giáo viên đọc một tiếng từ nào đó riêng lẻ thì học sinh sẽ lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của tiếng từ này.
 Ví dụ: (gia) trong gia đình hay (da) trong da thịt; (giản) trong giản dị hay (dãn) trong co dãn. Nhưng khi giáo viên đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với một nghĩa xác định thì học sinh dễ dàng viết đúng chính tả. Vì vậy, có thể hiểu rằng chính tả Tiếng Việt còn gọi là chính tả ngữ nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng mà khi dạy chính tả tôi luôn luôn chú ý. 
Đối với học sinh lớp 2, việc thông hiểu văn bản còn rất hạn chế. Vì thế khi 
hướng dẫn tôi luôn hướng dẫn rõ ràng, mạch lạc, xác thực (có thể minh họa trực quan, so sánh) và khi đọc cần đọc từng câu một, gặp câu dài tôi ngắt câu đọc theo cụm từ (cụm từ ấy phải diễn đạt một ý nhỏ). Việc đọc - viết của giáo viên và học sinh không theo từng từ riêng lẻ mà phải gắn cả câu hay cụm từ trọn nghĩa. 
Trước tiên giáo viên đọc mẫu thong thả, diễn cảm toàn bài chính tả, học sinh lắng nghe và có cái nhìn tổng thể, có ấn tượng chung về nội dung bài viết, làm cơ sở cho việc viết đúng chính tả của học sinh. Sau đó đọc cả câu (cụm từ) có tiếng khó học sinh thường mắc lỗi cho cả lớp nghe rồi mới rút ra tiếng khó để giải thích (có minh họa, so sánh) để học sinh hiểu từ và viết đúng, viết vào bảng con (1, 2 lượt). Giáo viên nhận xét- uốn nắn, yêu cầu học sinh đọc lại cả cụm từ lần nữa để khắc sâu.
	*Khi dạy chính tả (nghe-viết) bài Thư Trung thu
	 	(Tiếng Việt 2, tập 2- trang 11)
	 	 “ Để tham gia kháng chiến
 Để gìn giữ hòa bình”
	Với tiếng gia và giữ học sinh có thể viết thành da và dữ. Khi đọc tôi đọc nhấn mạnh ở từ tham gia và gìn giữ trong hai câu thơ trên, học sinh nghe sẽ lưu ý ở các từ nhấn mạnh, sau đó giáo viên đọc cả câu, yêu cầu học sinh viết lại tham gia và gìn giữ vào bảng con, bảng lớp. Có thể còn một vài học sinh viết sai, tôi nhận xét, sửa sai qua so sánh từ, phân tích từ (gìn giữ có nghĩa là giữ kĩ, giữ cẩn thận phải viết âm gi trong giữ, không thể viết dữ, vì dữ có nghĩa là hung dữ, thú dữ,)
Ví dụ: Dạy bài Sân chim (chính tả nghe- viết) 
	(Tiếng Việt 2, tập 2- trang 29)
“ Tiếng chim vang động bên tai, nói chuyện không nghe được nữa.”
Tương tự như trên, giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ “chuyện” trong “nói chuyện” khác với từ “truyện” trong “truyện ngắn, truyện cười”. Các em hiểu rõ nghĩa của từ chuyện trong câu nói chuyện không nghe được nữa và sẽ viết đúng chính tả.
* Trong bài Ôn tập tiết 3- Chính tả( nghe-viết) 
 (Trang 148, sách Tiếng Việt 2, tập 1)
Có câu: “Ở lớp điều gì chưa hiểu, em nhờ cô giảng lại cho.” 
	Giúp các em viết đúng tiếng “giảng” trong câu này, tôi sử dụng cách so sánh loại bỏ cái sai, xây dựng cái đúng như sau:
	Một bạn đã viết : “ Ở lớp điều gì chưa hiểu, em nhờ cô dảng lại cho.” Các em nhận xét bài bạn, phát hiện tiếng sai và khẳng định cách viết đúng của mình rồi ghi vào bảng con.
	Học sinh viết (giảng ).Yêu cầu lớp giơ bảng, gọi một vài em so sánh, nhận xét xem bài bạn đúng hay sai, sai ở điểm nào?...Giáo viên rút ra kết luận đúng và giải thích cặn kẽ; “ giảng” trong câu là giảng bài, giảng giải ta viết âm gi + ang + hỏi . Chứ không thể viết như bạn, viết thế là sai. 
	Với phương pháp tổ chức, hướng dẫn và giải thích trên kích thích óc phán đoán, mở rộng tầm hiểu biết về từ, về câu giúp các em hứng thú học tập.
	* Ngoài việc hướng dẫn cách nghe, cách viết đúng chính tả tôi luôn đề cập đến chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, khoa học. Bởi vậy, bài viết mẫu rất quan trọng. Giúp học sinh ghi nhớ mặt chữ của các từ, khoảng cách, cách đặt dấu thanh, dấu câu, các chữ hoa Mỗi bài chính tả tôi đều viết sẵn bài mẫu ở bảng phụ, giáo viên đọc mẫu, học sinh theo dõi cũng như học sinh đọc bài,sẽ dần dần định hình trong trí não non nớt nhưng rất nhạy bén của các em, sẽ đi vào tiềm thức của học sinh. Phần nào đó các em nhớ lại khi nghe - viết áp dụng vào bài. Ngoài ra bài viết mẫu còn giúp các em quan sát chấm chữa lỗi tại lớp đồng đều, không mất nhiều thời gian.
1.4.3. Giúp học sinh thực hành tốt bài tập củng cố
Sau đây là một vài dạng bài tập chính tả âm-vần, tiếng từ để giúp học sinh hoàn thành trong tiết chính tả, đồng thời giúp các em rèn luyện, củng cố kĩ năng 
chính tả của mình.
1.4.3.1. Luyện tập chữa lỗi viết sai do phát âm địa phương:
Như đã nói ở phần luyện viết, dạng bài tập điền âm, vần, tiếng từ hoặc dấu hỏi, dấu ngã vào chỗ chấm (hay chỗ trống), tôi cẩn thận để chọn lựa bài sao cho sát hợp với cách phát âm và việc mắc lỗi do phát âm của học sinh lớp mình. Qua bài tập thực hành học sinh được củng cố thêm kiến thức, phát âm chuẩn, hiểu nghĩa của từ, viết đúng chính tả.
Ví dụ: Bài tập (3) Điền vào chỗ trống: ch hay tr ?
	ăm sóc; một ăm ; va ạm; ạm y tế
	( Tiếng Việt 2, tập 1- trang 42)
Gợi ý: chọn ch hoặc tr điền vào chỗ chấm sao cho khi đọc từ đó chuẩn xác, có nghĩa. Tổ chức học sinh làm bài tiếp sức sau khi đã thảo luận nhóm; chia lớp thành 2 nhóm lên điền vào bảng ghi sẵn. Lớp nhận xét - giáo viên nhận xét và kết luận, giải thích không thể điền trăm sóc, vì từ không có nghĩa mà phải điền là chăm sóc (chăm sóc có nghĩa là chăm nom) không có từ một chăm mà là một trăm (số 100); còn va chạm (là đụng chạm nhau) chứ không phải là va trạm, vì từ này không có nghĩa; trạm y tế (nơi khám chữa bệnh), không thể có từ chạm y tế 
Sau đó mời học sinh phát âm theo giáo viên.
Ví dụ: Bài tập (3) Điền vào chỗ trống: 
(sa, xa) ?	xôi, xuống
(sá, xá) ? 	phố , đường. 
	(Tiếng Việt 2, tập 1- trang 50)
Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy thực hiện một phần bài tập, yêu cầu học sinh điền vào bảng con.
Kết quả có thể xảy ra: sa xôi, xa xuống; phố sá, đường xá.
Mời lớp nhận xét giải thích đúng, sai...... 
Giáo viên bổ sung: các bạn điền sai là do phát âm sai giữa s và x, kết hợp chưa thấu hiểu các từ, giúp học sinh hiểu rút kinh nghiệm, giáo viên giải thích: xa xôi (có nghĩa là xa xa...), sa xuống (rơi xuống, sà xuống...), tương tự giải thích phố xá, đường sá. 
Hướng dẫn luyện phát âm (nhất là số học sinh thường mắc lỗi này) yêu cầu học sinh quan sát, so sánh, nhận xét.
1.4.3.2. Luyện tập chữa lỗi khi chưa nắm chắc quy tắc chính tả:
(Thuộc dạng bài tập điền âm vào chỗ chấm)
Ví dụ: Bài tập 2. Điền vào chỗ chấm c hay k ?
	...im khâu, ...ậu bé, ...iên nhẫn, bà....ụ
	( Tiếng Việt 2, tập 1- trang 6)
Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập, gọi 2 học sinh lên điền bài bảng lớp.
Có thể xảy ra 2 trường hợp đúng và sai (cim khâu, kậu bé, ciên nhẫn, bà cụ), nếu sai, yêu cầu học sinh nêu lý do bạn điền sai. Chỉ có k mới ghép trước i, e, ê, còn c không thể ghép với 3 âm đó mà ghép với các âm còn lại. Giáo viên nhận xét, khen và gọi một vài em mắc lỗi đọc bài, nhắc lại quy tắc chính tả (k ghép với i, e, ê; c ghép với a, ă, â, u, o, ô,...) nhằm khắc sâu để vận dụng vào cách viết, cách điền bài tập tương tự.
Ví dụ: Bài tập 2. Điền vào chỗ trống gh hay g ? 
 	- Lên thác xuống .....ềnh
- Con .....à cục tác lá chanh 
	- ....ạo trắng nước trong
	- ....i lòng tạc dạ
	( Tiếng Việt 2, tập 1- trang 93)
Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm một bảng đã ghi sẵn bài tập cần điền. Các nhóm thảo luận, làm bài thi đua, khi học sinh hoàn thành bài tập, giáo viên đính bảng phụ ghi bài làm của một học sinh năm trước:
- Lên thác xuống gềnh 
- Con ghà cục tác lá chanh 
	- Ghạo trắng nước trong 
	- Gi lòng tạc dạ 
Lớp nhận xét, so sánh bài làm của từng nhóm rồi đối chiếu với bài của của bạn năm trước, đưa ra kết luận đúng hay sai, sai ở điểm nào, vì sao sai.... 
Học sinh: 
+ Bạn điền sai, sai ở ghềnh và ghi điền gh (gờ ghép) bạn điền g (gờ đơn); còn gà và gạo phải điền g (gờ đơn) bạn lại điền gh (gờ ghép).
 + Vì bạn không nhớ luật chính tả.
Mời một vài học sinh nhắc lại quy tắc chính tả: gh ghép với i, e, ê; g ghép với các âm còn lại.
1.4.3.3. Luyện tập chữa lỗi do chưa nắm chắc vốn từ:
Thường thường dạng bài tập này hơi khó với các em chậm tiến. Yêu cầu các em chọn âm, tiếng từ điền vào chỗ chấm tạo tiếng từ mới kết hợp với tiếng từ đã cho tạo từ có nghĩa hoặc câu trọn ý... Học sinh thực hiện tốt dạng bài tập này cần vận dụng vốn kiến thức hiểu biết về từ, câu qua thực tế đã học, đã nghe... 
Ví dụ: Bài tập (3). Điền vào chỗ trống gi, d hay r ? 
a/ - con .ao, tiếng ao hàng, ao bài tập về nhà
b/ - dè ...ặt, ...ặt giũ quần áo, chỉ có ...ặt một loài cá
 (Tiếng Việt 2, tập 1- Trang 65)
Giáo viên gợi ý chọn 1 trong 3 âm đã cho điền vào chỗ chấm sao cho tiếng đã điền phối hợp với tiếng từ đã cho tạo thành từ, cụm từ có nghĩa và đúng chính tả.
Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm 1và 3 thực hiện câu a; nhóm 2 và 4 thực hiện câu b. Hết thời gian qui định nhóm 1-3 nhận xét lẫn nhau, hai nhóm kia tương tự, sau đó lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét đưa ra kết luận đúng và giải thích: điền d vào ao tạo dao vì từ này là con dao (cái dao, cái kéo...) không thể điền gi (giao) hay r (rao) tuy có nghĩa song kết hợp với từ con thì không có nghĩa.... Tương tự giáo viên hướng dẫn, giải thích, so sánh... các từ còn lại.
Ví dụ: Bài tập (2) Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? 
a/ ( lịch, nịch): quyển ....., chắc. 
b/ (làng, nàng): ......tiên, ......xóm	
 (Tiếng Việt 2, tập 1- Trang 11)
Để học sinh làm nhanh, có hiệu quả, tôi đưa ra phương án cho học sinh chọn đúng, sai.
Quyển lịch chắc lịch 
làng tiên làng xóm 
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận điền Đ (đúng) - S ( sai) vào ô trống. Hết thời gian qui định, nhóm trưởng đính bảng, lớp nhận xét, giáo viên nhận xét- khen đội thắng và giải thích: nàng phối hợp với tiên tạo nàng tiên (nàng dâu...), không phải làng tiên; nịch phối hợp với chắc tạo chắc nịch (chắc chắn...) còn chắc lịch không có nghĩa....
Trong khi dạy, tôi luôn chuẩn bị kĩ bài, bảng nhóm, bảng phụ... kết hợp các phương pháp đối chiếu so sánh, gợi ý, giải thích ... kích thích hứng thú, tự giác học tậ

File đính kèm:

  • docSKKN.doc