Đề tài Phương pháp giảng dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS

Bài 18. Vẽ trang trí. TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu được thế nào là trang trí hình vuông cơ bản và ứng dụng

 - HS biết được các bước trang trí hình vuông cơ bản

 2. Kĩ năng:

 - HS biết sử dụng các hoạ tiết dân tộc vào trang trí hình vuông

 - Biết đơn giản,cách điệu hình hoa, lá thật thành hoạ tiết trang trí

 - HS trang trí được một hình vuông cơ bản

 3. Thái độ:

 HS yêu thích vẽ trang trí, luôn có ý thức bảo vệ cái đẹp và làm việc có khoa học, có sự kiên trì, tìm tòi, học hỏi.

 

doc31 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp giảng dạy cách vẽ trong phân môn vẽ trang trí của Mỹ thuật THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìm tòi và có sáng kiến mới trong cách sử dụng và khai thác ĐDDH của mình để nâng cao hơn chất lượng học.
	- Một số bài vẽ của học sinh năm học 2011 – 2012, trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Phân tích hình ảnh:
	Vì không nắm rõ được các bước vẽ nên bài vẽ của học sinh không chuẩn về hình dáng, sai lệch về bố cục, màu sắc chưa đẹp, chưa có chiều sâu... Mặt khác, vì không nắm kỹ được bài học, lúng túng trong thực hành nên dẫn đến việc các em không muốn vẽ bài, thấy chán nản và vẽ bài sơ sài, chỉ mang tính đối phó với giáo viên.
IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CỦA PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT THCS:
	Chương trình Mỹ thuật THCS nói chung, phân môn vẽ trang trí nói riêng là một cấu tạo đồng tâm. Các đơn vị kiến thức được bổ sung, nâng cao dần ở từng lớp, ở mỗi cấp học, khối lớp học.
	 1. Lý thuyết:
	 Tìm hiểu về:
	- Cách sắp xếp trong trang trí.
	- Màu sắc và phương pháp sử dụng.
	- Phương pháp vẽ trang trí, như kẻ trục đối xứng, phác thảo mảng, vẽ đậm nhạt, vẽ hoạ tiết, vẽ màu
	- Hoạ tiết, hoạ tiết dân tộc
	- Đơn giản và cách điệu.
	- Chữ và kẻ chữ
	2. Thực hành:
	- Trang trí cơ bản, chẳng hạn như trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm
	- Trang trí ứng dụng: Như các bài trang trí thảm, trang trí khăn trải bàn, trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa, trang trí lọ cắm hoa, trang trí lều trại, trang trí bìa sách, trang trí bìa lịch treo tường, trang trí đầu báo tường, trang trí khẩu hiệu, vẽ biểu đồ, tập phóng tranh ảnh, trang trí hội trường... 	
	V. PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KIẾN THỨC TRÊN PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN:
	1. Các loại đồ dùng trực quan:
	Mỹ thuật là môn học rất đa dạng, phong phú về ĐDDH nói chung và đồ dùng trực quan nói riêng. Đồ dùng trực quan được chia làm:
	- Vật thật: Chủ yếu dành cho trang trí ứng dụng.
	Mỗi bài trang trí ứng dụng đều có thể dễ dàng sưu tầm mẫu vật thật sẵn có, như khăn trải bàn, hoạ tiết dân tộc, lọ hoa, bìa sách..., là loại đồ dùng rất gần gũi với đời sống hàng ngày của học sinh. Bởi vậy giáo viên nên cố gắng cho học sinh tự sưu tầm và quan sát mẫu thật để các em khắc sâu kiến thức và hứng thú với tiết học, làm tiết dạy sinh động, đem lại hiệu quả cao.
	- Vật tượng hình: Là các bức vẽ, hình minh hoạ, tranh ảnh, phim, video. nhằm làm các em khắc sâu thêm kiến thức, nắm rõ quy trình thực hiện, tạo sự sinh động cho tiết học. Ngoài ra lời nói diễn cảm có hình ảnh cũng có tính trực quan, bởi nó dựng lên một hình ảnh, một khung cảnh sinh động trước người nghe.
	2. Lựa chọn và sử sụng ĐDDH:
	ĐDDH là phương tiện hết sức quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn. Bởi vậy mà người dạy, người học cần có sự chuẩn bị, sưu tầm trước cho tiết học phù hợp với nội dung của bài, tránh trùng lặp. Cần phân loại ĐDDH: Hình để cung cấp khái niệm, hình ảnh để phát huy khả năng suy nghĩ, phát huy năng lực sáng tạo, khích lệ tinh thần học tập. Hình minh họa để hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài tập. Biết kết hợp ĐDDH như mẫu thật, hình ảnh, tranh vẽ đúng lúc, phù hợp thì chất lượng bài học càng được phát huy. Biết kết hợp nhịp nhàng giữa lời giảng và động tác chỉ đồ dùng dạy học, cùng với nét vẽ nhanh minh họa trên bảng để cho sự lĩnh hội của học sinh được “đồng thời” bằng cả thị giác và thính giác. Tránh trường hợp sử dụng ĐDDH chưa có trọng tâm, chưa thực sự chú ý về tính thẩm mỹ của nó, như: chưa chọn lọc được hình mẫu đẹp về hình, về cấu trúc, màu sắc, trình bày đồ dùng chưa khoa học, ít sử dụng kết quả học tập của học sinh làm ĐDDH.
@ Ví dụ:
* Mỹ Thuật 8 
Bài 4. Vẽ trang trí. TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH
Trước tiên ta nên cho học sinh quan sát, nhận xét một số chậu cảnh thật, sau đó cho các em tham khảo các tranh ảnh về các loại chậu cảnh cũng như chức năng của chúng. Sau cùng, cho các em tham khảo một số bài vẽ của học sinh năm trước để các em khắc sâu hơn kiến thức: “thế nào là chậu cảnh” và “cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh như thế nào” cũng như HS thấy được sự thú vị khi ta cũng có thể tự tạo ra những bài vẽ đẹp như thế. Từ đó các em có thể nhận ra cái được và cái chưa được trên từng bài vẽ, trên cơ sở đó, học sinh sáng tạo ra bài vẽ về tạo dáng và trang trí chậu cảnh của riêng mình.
 Tùy bài mà ta có thể đưa ra một lúc nhiều đồ dùng dạy học để học sinh quan sát, nhận xét, đối chiếu, so sánh các hình ảnh với nhau, có cách nhìn bao quát về nội dung bài học. Có lúc, ta nên trình bày theo trình tự bài giảng dể học sinh theo dõi từng vấn đề của nội dung, tránh sự phân tán tư tưởng của học sinh.
Nhưng đối với hình minh họa các bước vẽ, sau khi giới thiệu với học sinh, cho học sinh ghi xong các bước vẽ, giáo viên nên cất ngay các loại tranh ảnh, đồ dùng dạy học để tránh sự “lai căng” trong bài vẽ của học sinh, mà phải lưu ý, bắt buộc học sinh biết tự suy nghĩ, sáng tạo, tạo ra một sản phẩm mới rất riêng của mình.
Khi sử dụng đồ dùng dạy học tránh dùng những vật, tranh ảnh quá nhỏ, quá mờ làm học sinh khó quan sát, nhận xét, đối chiếu
Khi phân tích đồ dùng dạy học nên có phong cách truyền đạt dễ hiểu, đủ thời gian để học sinh kịp quan sát, ghi nhận, tiếp thu kiến thức.
Để khai thác triệt để chức năng của đồ dụng dạy học, giáo viên nên chuẩn bị những câu hỏi sát với nội dung bài, phù hợp với đồ dùng dạy học, với từng đối tượng học sinh. Hướng dẫn học sinh rút ra các nhận xét, kết luận từ đồ dùng dạy học, chỉ ra được đâu là cái “được”, đâu là cái “chưa được” và cần phải khắc phục như thế nào
Ở phần quan sát và nhận xét, giáo viên nên cho học sinh tự quan sát, nhận xét theo ý kiến riêng của mình nhằm phát huy tính tự tìm tòi, học hỏi của các em, khắc sâu kiến thức cho các em, sau đó giáo viên mới gợi mở thêm bằng các câu hỏi. Cuối cùng, giáo viên rút ra kết luận bằng những kinh nghiệm sư phạm của mình, từ đó học sinh có thể nhận ra cái sai, cái đúng trong kiến thức của bản thân.
Hiện nay, giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chủ yếu dựa vào hai nguồn cung cấp:
+ Đồ dùng do nhà nước sản xuất và cung cấp: Chủ yếu là tranh ảnh.
Nhưng nguồn cung cấp này chưa đầy đủ. Với thực trạng hiện nay ở trường THCS Lương Thế Vinh không có đồ dùng dạy học cho bộ môn, chưa nói đến mẫu vật cho phân môn vẽ theo mẫu. Đó là điều rất hạn chế cho việc dạy và học ở bộ môn Mỹ thuật. 
+ Đồ dùng do giáo viên và học sinh tự sưu tầm, sáng tạo. 
Đây là loại đồ dùng có vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề dạy và học. Bởi trong quá trình sưu tầm, sáng tạo đồ dùng học sinh đã phần nào nắm bắt kiến thức, phát hiện những cái đẹp, cái hay, cái mới lạ trong cuộc sống và có những hiểu biết đúng đắn về sự phong phú của thế giới cũng như biết trân trọng những giái trị của cái đẹp trong cuộc sống.
Ở đồ dùng tự làm, giáo viên phải biết tìm tòi, sáng tạo những đồ dùng mỹ thuật, mang tính khác biệt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và đảm bảo sự thẩm mỹ, như làm đồ dùng dạy học đa năng, khai thác kiến thức cho nhiều bài sẽ gây hứng thú cho học sinh trong tiết học.
3. Phương pháp xây dựng, truyền đạt các quy trình tiến hành bài thực hành đối với phân môn vẽ trang trí:
Ngoài những phương pháp dạy học mới theo yêu cầu của Bộ Giáo duc và Đào tạo, việc giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh là một phương pháp hết sức quan trọng để các em rèn luyện kỹ năng thực hành của mình. Nếu giáo viên hướng dẫn trình tự các bước vẽ sơ sài, thiếu hoặc sai kiến thức thì bài vẽ của học sinh sẽ thiếu sự cân đối về bố cục, sai lệch về hình mảng, đường nét Do đó, giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài, xây dựng các bước vẽ theo một hệ thống nhất định, cô đọng, súc tích, có liên quan, thống nhất chung từ kiến thức của chương trình lớp 6 đến lớp 9. Ở phần này, giáo viên có thể dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn cụ thể, kỹ bài, không bắt buộc cứ phải phần lý thuyết từ 15 đến 20 phút, phần thực hành từ 25 đến 30 phút. Phần thực hành giáo viên có thể cho học sinh về nhà tự làm, bởi học sinh đã nắm vững kiến thức thì việc thể hiện bài rất dễ dàng và gây hứng thú làm bài cho học sinh.
Để ví dụ cho ý kiến trên, tôi xin giới thiệu một số cách xây dựng hệ thống theo quy trình các bước vẽ cho phân môn vẽ trang trí như sau:
Mỹ thuật lớp 6:
	Bài 14: Vẽ trang trí. TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
Ở bài này SGK cung cấp kiến thức còn chung chung, chưa phù hợp với đối tượng nhận thức của học sinh, giáo viên không nên máy móc đi các bước vẽ giống SGK, mà từ những kiến thức trong SGK giáo viên xây dựng lại trình tự các bước vẽ phù hợp hơn, cô đọng, súc tích hơn giúp học sinh dễ nắm bắt và nhớ kiến thức được lâu hơn và dễ dàng hơn.
Trước khi hướng dẫn học sinh cách trang trí một đường diềm đơn giản, ta nên chú ý học sinh hai từ "đơn giản", bởi ta chỉ vẽ một bài đơn giản, mang tính tượng trưng, chứ không phải một bài đi sâu, phức tạp, do các em mới tập làm quen với bài vẽ trang trí của đầu cấp.
Ở bước 1: Ta không nên cho học sinh ghi "kẻ 2 đường thẳng song song" mà xây dựng kiến thức là "kẻ 2 đường song song", bởi 2 đường song song này có thể là đường cong hay đường tròn chứ không bó buộc trong 2 đường thẳng, không khéo học sinh lại nhận thức là đường diềm chỉ có giới hạn trong 2 đường thẳng song song.
Ở bước 2, sách giáo khoa ghi: "Chia khoảng để vẽ họa tiết nhắc lại hoặc xen kẽ". Thực ra phần họa tiết ta đã cho học sinh quan sát ở mục I của bước vẽ, ta chỉ nên cho học sinh ghi "Chia đều các khoảng cách để vẽ họa tiết" rồi lưu ý thêm cho học sinh dùng họa tiết nhắc lại, họa tiết xen kẽ thì ta nên chia khoảng cách thế nào.
Ở bước 3, sách giáo khoa ghi: "Vẽ họa tiết cho đều vào các mảng hình", ta nên ghi: "Vẽ họa tiết". Câu từ trở nên vừa cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ mà vẫn đảm bảo nội dung để học sinh có thể vận dụng quá trình thực hành bài, vừa thống nhất chung đặc điểm của phân môn vẽ trang trí từ lớp 6 đến lớp 9.
Ở bước 4, sách giáo khoa ghi: "Lựa chọn màu sắc", ta xây dựng lại: "Vẽ màu", còn "lựa chọn" thì ta lưu ý cách lựa chọn màu cho học sinh dựa trên những bài mẫu tham khảo.
Như vậy xây dựng các bước vẽ cô đọng, súc tích giúp học sinh nhớ lâu kiến thức, nó liên quan đến tất cả các kiến thức chung kéo dài từ lớp 6 đến lớp 9, học sinh dễ dàng ứng dụng các bài học tiếp theo.
Mỹ thuật 8:
	Bài 4. Vẽ trang trí. TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH.
Hầu hết các tiết dạy của một số đồng nghiệp, tôi bắt gặp cách xây dựng quá trình vẽ dựa hoàn toàn vào sách giáo khoa, như vậy nó chưa phát huy hết tính sáng tạo của giáo viên và tính khoa học của từng bước vẽ.
Mục II: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh:
Phần 1 ta ghi là "Tạo dáng" thì bắt buộc phần 2 ta ghi là "Trang trí", như vậy nó mới logic và khoa học hơn.
Ở phần 1: Tạo dáng 
Bước 1 ta ghi: "Phác khung hình và kẻ trục", bước 2: Tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu (thật ra chỉ cần ghi ngắn gọn "Tìm tỉ lệ các bộ phận" là đủ), thì không thể thiếu bước 3 là: "Vẽ phác nét chính" và bước 4 là: "Vẽ chi tiết". Đó là kiến thức chung chạy suốt trong chương trình của phân môn vẽ trang trí từ lớp 6 đến lớp 9, nó giúp bài vẽ chuẩn xác về nét, hình, dễ chỉnh sữa cho bài được cân xứng, đây là bước hết sức quan trọng cho phân môn vẽ trang trí. Sau khi hoàn thiện 4 bước trên ta mới qua được phần 2: "Trang trí".
Phần 2: Trang trí
Ở bước 1: Ta chỉ nên ghi ngắn gọn: “Phác mảng họa tiết”, bước 2: “Vẽ họa tiết”, bước 3: “Vẽ màu”. Như thế đã đầy đủ nội dung, mà súc tích ngắn gọn, tránh ghi tràn lan, phân tán, thiếu trọng tâm mà không ứng dụng chung cho đặc thù của phân môn vẽ trang trí. 
Mỹ thuật 8
	Bài 15. Vẽ trang trí. TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ.
Theo như sách giáo khoa, mục II là: "Tạo dáng và trang trí mặt nạ", thì đáng lẽ ra phần 1 phải là "Tạo dáng", phần 2 là "Trang trí", bước 3: “Vẽ màu”, nhưng sách giáo khoa lại không đi các bước trình tự như trên, làm cho các bước vẽ không dễ khắc sâu vào trí nhớ của học sinh. Bởi vậy, sự sáng tạo, xây dựng các bước vẽ là hết sức quan trọng đối với người dạy.
Theo ý kiến của riêng tôi: ta nên xây dựng quy trình các bước vẽ như sau:
II. Tạo dáng và trang trí mặt nạ:
 1. Tạo dáng:
	+ Bước 1: Vẽ hình dáng chung.
	+ Bước 2: Kẻ trục, vẽ phác hình.
	+ Bước 3: Vẽ chi tiết.
 2. Trang trí:ingphu strinh
	+ Bước 1: Phác mảng hình trang trí.
	+ Bước 2: Vẽ hình.
	+ Bước 3: Vẽ màu.
Từ những kiến thức cho học sinh ghi trên kết hợp với lời giảng, giáo viên minh hoạ nhanh lên bảng qua từng bước sẽ tạo sự hứng thú và dễ dàng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Tuy các bước vẽ ngắn gọn nhưng đảm bảo được đầy đủ nội dung, trọng tâm của bài vẽ.
VI. THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY TRANG TRÍ CỦA MỸ THUẬT THCS:
Tuần: Ngày soạn:
Tiết ppct: Ngày dạy:
Bài 29. Vẽ trang trí. TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức: 
 - HS hiểu được ý nghĩa của các ngày lễ lớn trong năm.
 - HS hiểu ý nghĩa và các hình thức trang trí đầu báo tường.
 - HS nắm được các bước để trang trí đầu báo tường.
 2. Kỹ năng: 
 HS trang trí được một đầu báo tường của lớp, của trường hoặc tự làm một đầu báo tường theo ý thích.
 3. Thái độ: 
 - HS thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của mình thông qua trang trí các đầu báo tường
 - HS biết trân trọng các ngày lễ trong năm và biết yêu quý cái đẹp.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 - Một số tờ báo thanh niên, nhi đồng
 - Hình minh hoạ các bước trang trí đầu báo tường.
 - Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 - Một mẫu báo tường được trang trí.
 2. Học sinh:
 - Giấy vẽ, vở vẽ, bút chì màu, màu nước, bút dạ...
 - Sưu tầm một số mẫu báo 
III. Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp trực quan, quan sát
 - Phương pháp vấn đáp
 - Phương pháp luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số, kiểm tra ĐDHT của HS (2 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra bài cũ)
 3. Bài mới: (1 phút)
Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều loại báo thông tin phản ánh thực tế, những tản văn, câu chuyện hay... như báo Thế giới mới, hoa học trò... Nhưng có một loại báo rất gần gũi với chúng ta, nó được thực hiện bằng những tâm tư, tình cảm của những người làm ra nó với những nội dung, hình ảnh xoay quanh ý nghĩa một đề tài nhất định nào đó, đó là báo tường. Báo tường là loại báo phổ biến trong các cơ quan, trường học, nhà máy,để thông tin kịp thời những hoạt động của đơn vị nhân dịp chào mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Vậy để hiểu được thế nào là báo tường và cách trang trí một đầu báo tường ra sao, hôm nay cô trò ta sẽ qua bài học mới, 
Bài 29 – Vẽ trang trí. TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 ( 10 phút)
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
- GV Chiếu slide: Giới thiệu một số mẫu tờ báo
?. Mỗi loại báo có hình thức trang trí như thế nào?
- HSTL – GV nhận xét:
 + Báo nhân dân, báo quân đội...: trình bày trang nghiêm
 + Báo hoa học trò, nhi đồng: trình bày và trang trí vui, phù hợp với lứa tuổi.
- GV chiếu slide: Chiếu một số đầu báo hướng dẫn HS quan sát về cấu tạo tờ báo tường và hình thức trang trí
?. Báo tường là gì?
- HSTL: 
- GV nhận xét và kết luận
- GV chiếu slide 3: Hình ảnh của một số đầu báo tường có cách trình bày và nội dung khác nhau cho học sinh quan sát.
- GV phân tích về đầu báo tường :
+ Cấu tạo, kích thước
+ Cách trình bày
+ Màu sắc
+ Hình ảnh minh họa
+ Nội dung của báo tường thường chỉ tập trung vào một chủ đề cụ thể.
- GV nêu yêu cầu của bài học: chỉ tìm hiểu về đầu báo
- GV chiếu slide: Hường dẫn học sinh quan sát đầu báo tường được thiết kế trên phần mềm Photoshop.
- GV đặt câu hỏi tìm hiểu: 
?. Đầu báo gồm có mấy phần?
( Phần chữ và phần hình)
?. Phần chữ gồm có phần nào?
?. Chữ đầu báo được trình bày như thế nào? (Chữ nào nhỏ, chữ nào to?).
?. Sử dụng kiểu chữ như thế nào?
?. Phần hình có những hình ảnh nào?
? Vị trí của hình minh họa đặt ở đâu?
?. Màu sắc của đầu báo tường được thể hiện như thế nào? 
- GV nhận xét, bổ sung và phân tích trên hình ảnh:
 Hình ảnh minh hoạ thường đi đôi với nội dung của báo vì chúng bổ chợ cho nhau, hình ảnh tôn lên ý nghĩa của ngày kỉ niệm, dòng chữ khẳng định nội dung của hình ảnh.
- GV chiếu slide một số hình ảnh về đầu báo tường 
- GV kết luận nội dung phần I.
Họat động 2: ( 7 phút)
 Hướng dẫn học sinh cách trang trí:
?. Có những ngày lễ lớn nào trong năm để có thể làm chủ đề cho trang trí báo tường? Nêu ý nghĩa của những ngày đó?
- HSTL: ngày 20 tháng 11, ngày 15 tháng 5, ngày 19 tháng 5, ngày 30 tháng 4
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ trong phân môn trang trí.
- GV hướng dẫn minh họa bảng kết hợp phân tích các bước vẽ. 
- GV hướng dẫn minh họa đầu báo có nội dung ngày Nhà giáo Việt Nam: “Hoa điểm 10”
- Trước khi phác các mảng cần chọn cho mình một nội dung của tên báo sau đó lần lượt phác các mảng hình, mảng chữ: Tên báo, tên đơn vị, ngày kỉ niệm hoặc số báo...
- GV đặt câu hỏi:
?. Trên đầu báo tường kiểu chữ được thể hiện như thế nào?
* GV lưu ý cho HS:
- Dựa vào các mảng hình và mảng chữ vừa phác để xác định kiểu chữ, kiểu hình sao cho phù hợp.
- Hình minh hoạ và chữ viết phải hài hoà bổ sung cho nhau bởi hình ảnh nói lên nội dung của báo còn ngược lại chữ khẳng định nội dung đầu báo.
 - Phác các mảng hình và chữ sao cho cân đối, tên tiêu đề đầu báo thường to, rõ.
- Màu sắc: 
+ Đầu của tờ báo cần phải nổi bật, đẹp, hài hòa, lôi cuốn người xem.
+ Màu sắc của chữ cần phải rõ.
+ Màu của hình minh họa cần nổi rõ phần chữ (tránh lòe loẹt, nhiều màu vụn vặt, thiếu trang nhã)
+ Chú ý màu của chữ và màu của hình ảnh không nên dùng tông màu giống nhau, cũng không nên sử dụng những tông màu quá cách biệt nhau.
- GV giới thiệu thêm cũng cùng một tên đầu báo đó có thể sắp xếp bố cục khác và tô màu khác nhau.
- GV cho HS quan sát một số tờ báo tường của học sinh năm trước để củng cố nội dung bài:
Hoạt động 3. (20 phút)
Hướng dẫn HS làm bài:
- GV nêu yêu cầu bài tập: Hoàn thành vẽ màu.
- GV gợi ý thêm một số ngày lễ lớn trong năm: 8/3, 26/3, 27/7, 22/12
- Trong khi HS làm bài GV theo dõi, hướng dẫn học sinh cách sắp xếp bố cục, vị trí của mảng chữ, hình minh họa, cách thề hiện màu...
I. Quan sát, nhận xét:
 1. Khái niệm:
 Báo tường là báo dùng để treo tường hoặc dán trên tường của một đơn vị, cơ quan, nhà máy, trường học... của đơn vị hay cơ sở đó.
2. Nội dung của đầu báo:
- Đầu báo thường có: Phần chữ và phần hình
- Phần chữ: Tên tờ báo, tên đơn vị, số báo,ngày, tháng, năm...
- Phần hình: Biểu trưng, huy hiệu đoàn, huy hiệu đội, hoa , lá...
- Màu sắc thường thể hiện tươi sáng, vui vẻ... hoặc trang nghiêm, tự hào....
II. Cách trang trí:
Bước 1: Vẽ phác bố cục (mảng chữ, mảng hình)
Bước 2: Vẽ phác chữ và hình.
Bước 3: Vẽ chi tiết.
 Bước 4: Vẽ màu.
 III. Luyện tập:
 Em hãy trang trí một đầu báo tường của lớp, của trường em.
(Nội dung, màu sắc, kích thước tự chọn)
 4. Đánh giá kết quả học tập: (4 phút)
 - GV chọn một số bài tốt, chưa tốt hướng dẫn cả lớp nhận xét, sau đó GV rút ra kết luận:
 + Thể hiện chủ đề.
 + Nội dung của đầu báo
 + Cách sắp xếp bố cục, mảng hình, mảng chữ...
 + Đường nét và màu sắc...
 - GV đánh giá về tinh thần làm việc của học sinh.
 - GV liên hệ giáo dục: Qua bài học này các em biết được các ngày lễ lớn của nước ta, biết cách thể hiện suy nghĩ tình cảm của bản thân cùng hòa nhập vào tinh thần tập thể. Từ đó biết yêu quê hương đất nước mình hơn.
 5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
 - Tiếp tục hoàn thành bài vẽ (nếu như ở lớp vẽ chưa xong)
 - Vẽ đầu báo tường khác có nội dung khác nhau.
 - Chuẩn bị cho bài học sau: Sưu tầm một số bảng hiệu về giao thông, tìm hiểu một số luật giao thông đường bộ.
Lớp 6 
Tuần: Ngày soạn:
Tiết ppct: Ngày dạy:
Bài 18. Vẽ trang trí. TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức:
 - HS hiểu được thế nào là trang trí hình vuông cơ bản và ứng dụng
 - HS biết được các bước trang trí hình vuông cơ bản
 2. Kĩ năng:
 - HS biết sử dụng các hoạ tiết dân tộc vào trang trí hình vuông
 - Biết đơn giản,cách điệu hình hoa, lá thật thành hoạ tiết trang trí
 - HS trang trí được một hình vuông cơ bản
 3. Thái độ:
 HS yêu thích vẽ trang trí, luôn có ý thức bảo vệ cái đẹp và làm việc có khoa học, có sự kiên trì, tìm tòi, học hỏi.
II. Chuẩn bị:
 1. Giá

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM_CUA_MINH_BI_LAY_CAP_20150726_090411.doc