Đề tài Phương pháp dạy kỹ năng viết Tiếng Anh cho học sinh lớp 9

Tiết WRITE của UNIT 3 (Trang 26-27)

- GV treo tranh và đặt câu hỏi:

Picture 1: What did the students do in a beautiful day?

How did they go to the countryside?

Picture 2: What did they do in picture 2?

Giới thiệu từ: blanket, lay out

Picture 3: What did they do after meal in picture 3?

Picture 4: Look at the picture 4. What time did they go to the bus stop?

 

doc16 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy kỹ năng viết Tiếng Anh cho học sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nằm trong địa bàn xã có nhiều khó khăn về kinh tế, hơn 90% học sinh là con em nông dân nên việc học tập của các em không được quan tâm nhiều và trường học hai ca do đó giáo viên gặp khó khăn trong việc bồi dường cũng như phụ đạo học sinh, tôi luôn trăn trở suy nghĩ và tìm tòi, học tập các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Một trong các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mà tôi quan tâm và thực hiện là : "Phương pháp dạy kỹ năng viết Tiếng Anh cho học sinh lớp 9".
2. MỤC ĐÍCH NGHIấN CỨU.
Để góp phần đổi mới phương pháp, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh lớp 9.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về qui mô: Tìm hiểu vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học.
- Về không gian: Với môn Tiếng Anh lớp 9- THCS
- Về thời gian: Khảo sát từ tháng 10 năm 2007 đến nay.
4. nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số phương pháp dạy kỹ năng viết Tiếng Anh cho học sinh lớp 9.
5- Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra, phân tích các kết quả đã đạt được và chưa đạt trong các năm học từ 2006-2007.
- Tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong huyện.
- Nghiên cứu các tài liệu..
6- kế hoạch nghiên cứu.
- Khảo sát nghiên cứu thường xuyên.
- Các tiết dạy kĩ năng viết trong chương trình Tiếng Anh 9.
Phần thứ hai 
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
 A- Cơ sở lý luận.
Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên định trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hoá nhân loại, phát huy các tiềm năng của dân tộc và con người Việt nam. Có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật cao, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu này trước hết mỗi nhà trường phải nâng cao chất lượng dạy và học. Để nâng cao chất lượng dạy và học mỗi giáo viên phải ra sức học tập, nghiên cứu, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng học sinh giỏi để làm động lực thúc đẩy, kích thích tạo đà say mê học tập cho học sinh yếu kém, trung bình vươn lên.
B. Cơ sở thực tiễn.
Viết là một trong kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh. Trong các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết, kỹ năng viết là khó nhất bởi lẽ nó là phần hội tụ và hoàn thiện từ vựng, cấu trúc ngữ pháp của Tiếng Anh. Kỹ năng viết cũng là một trong những mục đích chính của việc học ngoại ngữ. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là hành động của một người dùng chữ viết để truyền đạt cho người nghe hiểu biết tư tưởng, thái độ của mình về một điều gì đó nhằm làm cho con người nghe có được hiểu biết giống mình. Bên cạnh đó, kỹ năng viết là một bước tiến cao của các kỹ năng nghe-nói-đọc mà người học đạt được. Văn phong trong các kỹ năng có sự khác nhau. Khi nói ta có thể nói tắt, nói ngắn gọn, có thể nói sai nhưng lại dùng hành động, cử chỉ để biểu đạt ý kiến, ý định mà người nghe vẫn có thể hiểu được nhưng khi viết người học cần tôn trọng các nguyên tắc sử dụng các quy luật ngữ pháp để có thể giao tiếp một cách thông suốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà ngôn ngữ đòi hỏi phải chính xác để tránh những sự hiểu lầm. Chẳng hạn ta không thể viết một câu như:
Mr. Jones told Mr. Smith that he must leave. 
vì câu này có hai nghĩa khác nhau. Thay vào đó, phải viết là:
Mr. Jones told Mr. Smith, "I must leave". 
hoặc:
Mr. Jones told Mr. Smith, "You must leave".
hoặc người ta phải dùng một cách viết khác chỉ bao hàm một nghĩa duy nhất-ý nghĩa mà người ta định nói.
Qua hai năm dạy kỹ năng viết cho học sinh khối 8 (năm học 2004-2005) và khối 9 (năm học 2005-2006) trường THCS Hoàng Nông, tôi nhận thấy những phương pháp mình sử dụng trong giờ dạy kỹ năng viết phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh khối lớp 9 nên các em đã chủ động tích cực hơn trong các giờ viết bài và đã đạt được những kết quả nhất định.
II- Nội dung đề tài
A- Điều tra khả năng viết của học sinh:
Trong những năm dạy Tiếng Anh ở trường THCS Hoàng Nông, tôi đã điều tra cụ thể khả năng viết tiếng Anh của các em học sinh khối 8 thông qua việc viết tại lớp cũng như ở nhà thì thấy rằng khâu hướng dẫn, gợi ý viết là khâu quan trọng nhất. Nếu các em được hướng dẫn một cách rõ ràng cụ thể thì hoạt động viết của học sinh sẽ diễn ra khá suôn sẻ. Trong quá trình viết của học sinh, các em cũng mắc phải những lỗi về từ loại, cấu trúc, thì, trong việc so sánh, chấm câu, sự dư thừa, văn phong...Trong phần nội dung này tôi sẽ trình bày cụ thể những kinh nghiệm giảng dạy của mình ở ba phần Pre-writing, While-writing và Post-writing. 
B- Những kinh nghiệm cụ thể.
1- Dạy phần Pre-writing:
Nhìn chung các bài viết thường bắt đầu bằng một outline (dàn ý), một bài viết mẫu, hoặc những từ, cụm từ gợi ý. GV giới thiệu từ vựng hoặc tình huống thông qua tranh ảnh hoặc qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm bắt cách trình bày một bài viết theo mục đích hay yêu cầu nhất định. Sau đó học sinh sẽ thực hiện bài viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, gợi ý cụ thể đối với học sinh yếu, trung bình hoặc viết mở rộng mang tính tự do sáng tạo đối với học sinh khá giỏi.
a) Hướng dẫn thông qua outline:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài viết.
- Đưa tình huống của bài viết.
- Thiết lập một hệ thống câu hỏi hợp lý theo outline để học sinh trả lời miệng hoặc viết câu trả lời lên bảng.
- Cùng học sinh viết bài mẫu lên bảng, sử dụng các câu trả lời và từ nối làm nội dung bài viết.
- Gạch chân từ, cụm từ hoặc câu có thể thay thế đối với học sinh yếu, trung bình.
- Viết một bài tương tự, có thể thêm hoặc thay đổi một chút thông tin đối với học sinh khá giỏi.
Ví dụ:
Tiết WRITE của UNIT 1 (Trang 11)
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- GV giải thích yêu cầu của bài tập: Imagine (tưởng tượng) you are visiting your relatives or friends in another part of Viet Nam, for example: in Ha Long or in Ho Chi Minh City or in a different country, for example: in England or in Malaysia. Write a letter to your family.
T(points at her/his head):What are you doing?
S: I'm visiting my relatives (or friends).
T: Where?
S: In Ha Long.
T: What are you going to do?
S: Write a letter to my family.
- Thiết lập một hệ thống câu hỏi hợp lý theo outline:
T: When did you arrive at the bus station?
S: I arrived at the bus stop at 10 am.
T: Who did you meet there?
S: I met my aunt, Mrs. Lien.
T: What have you visited?
S: I've visited magnificent caves, limestones and beautiful beaches.
etc.
- Viết bài mẫu với hệ thống câu trả lời trên, sử dụng mẫu viết thư đã học ở lớp 8 và các từ nối cần thiết (GV có thể gợi ý).
- Yêu cầu với từng đối tượng HS (Chia nhóm):
+ Với HS yếu, trung bình: Use other words instead of the underlined ones to write your letter.
+ Với HS khá giỏi: Write a similar letter to your family. Add more information in yours.
b) Hướng dẫn thông qua bài viết mẫu:
- HS đọc yêu cầu của bài viết.
- GV giải thích yêu cầu của bài.
- HS đọc bài viết mẫu a).
- GV đặt câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu bài của HS.
- Yêu cầu HS tìm những từ, câu có thể thay thế.
- Giải thích yêu cầu của bài viết b).
- Phân đối tượng HS và yêu cầu viết bài.
Ví dụ:
Tiết WRITE của UNIT 6 (Trang 53)
- Giới thiệu tình huống: Have you ever been unpleased/unhappy about something?
(S's answers)
T: Have you ever written a letter to tell somebody that you're unpleased with him/her?
(S's answers)
T: Today you're going to learn how to write a complaint letter to tell that you're unpleased with somebody.
- GV giới thiệu các phần của một lá thư than phiền: There are 5 sections in a complaint letter: 
+ Situation: states / tells why you write the letter.
+ Complication: mentions / tells the problem
+ Resolution: makes a suggestion to solve the problem
+ Action: talks about future action
+ Politeness: ends / finishes the letter politely
(GV có thể kiểm tra lại HS bằng câu hỏi: How many parts are there in a complaint letter? - There are 5; What are they? - They are S - C - R - A - P)
- GV đưa tình huống, và giải thích yêu cầu của bài:
This is Mr. Nhat's complaint letter to the director of L&P Company in Ho Chi Minh City. But the 5 sections are not in the right order. Label each section with the appropriate letter: S - C - R - A - P, like this:
R: I would suggest that your company should tell your drivers to clear up all the trashs on the ground before leaving.
- HS sắp xếp lại bài viết theo vị trí đúng và đọc bài mẫu.
- GV đặt câu hỏi kiểm tra việc hiểu nội dung bài mẫu:
What does Mr. Nhat write the letter for / about? (About the short stop of...the north)
What is the complication/ the problem? (When the trucks...is smell and flies.)
etc.
- Yêu cầu HS tìm những từ, câu có thể thay thế:
T: In part S, what can the words or sentences be exchanged? (S: the short stop of...the north)
etc.
- GV đưa ra tình huống và giải thích yêu cầu của bài tập b) thông qua tranh:
+ Giới thiệu từ vựng và tình huống:
	to float 	toads (n) 	local authorities
	frog (n) 	to prohibit 	to fine
+ Kiểm tra việc hiểu tình huống bằng các câu hỏi:
What do many people do the days? hoặc Why do you write a complaint letter?
What is the problem? What would you suggest? What do you look forward to? etc.
- Phân đối tượng HS viết bài.
c) Viết bài với những từ, cụm từ gợi ý:
- Giới thiệu tình huống và từ vựng thông qua tranh.
- Thông qua hoạt động nói để kiểm tra kiến thức của HS và qua đó đưa ra lý do và nền tảng nội dung của bài viết.
- Hướng dẫn viết một hoặc hai câu mẫu.
- Yêu cầu HS viết bài.
Ví dụ:
Tiết WRITE của UNIT 3 (Trang 26-27)
- GV treo tranh và đặt câu hỏi:
Picture 1: What did the students do in a beautiful day?
How did they go to the countryside?
Picture 2: What did they do in picture 2? 
Giới thiệu từ: blanket, lay out
Picture 3: What did they do after meal in picture 3? 
Picture 4: Look at the picture 4. What time did they go to the bus stop? 
Giới thiệu từ: to gather
Picture 5: When did they arrive home?
- Hướng dẫn HS viết câu:
beatiful day / my friends and I / go / picnic.
T: Do you use the simple past or present simple in the passage?
S: The simple past.
T writes: 
It was a beautiful day, my friends and I went to a picnic.
hoặc: It was a beautiful day, my friends and I decided to go on a picnic.
- Yêu cầu HS viết các câu còn lại.
2- Dạy phần While-writing:
- Trong khi HS viết bài, GV cần quan sát và trợ giúp các em làm việc. HS có thể thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng nhóm. GV cũng có thể giải đáp về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp nếu cần thiết. Nếu là viết cá nhân, yêu cầu mỗi em phải có một handout nhỏ; nếu là viết theo nhóm, yêu cầu các em cử nhóm trưởng viết vào handout. GV đến từng nhóm để chắc chắn rằng ai cũng được làm việc.
- Khi viết xong, các em trao đổi bài viết cho nhau để cùng nhận xét.
3- Dạy phần Post-writing:
- Sau khi các em đã viết xong bài hoặc hết thời gian được ấn định cho bài viết, GV kiểm tra bài của các em bằng các hình thức như: HS đọc to bài của chính mình viết, HS đọc to bài của bạn mình viết (bài viết được viết vào handout khổ nhỏ để cầm đọc hoặc khổ to để dán lên bảng hoặc viết vào giấy trong để chiếu lên màn chiếu).
- HS nhận xét, phát hiện và chữa lỗi bài viết.
- Những lỗi mà HS có thể mắc phải:
a) Nhầm lẫn từ, ví dụ: between - among, can - may, each other - one another, should - would,...
b) Dùng từ sai, ví dụ: essensial 
Sai: It's essensial to have a day to celebrate for our mom and another for dad.
Đúng: It's necessary / important to have a day to celebrate for our mom and another for dad.
c) Sai về từ loại, cách chia danh từ số nhiều, động từ hiện tại thường với ngôi thứ 3 số ít (she, he, it), động từ thêm -ing hoặc -ed,...Ví dụ:
Everybody love their parent and they want their parents to happy.
After meal, they plaied the games...
She kept runing around in circles.
d) Thiếu mạo từ (the, a/an), tính từ sở hữu, dấu câu (dấu chấm, dấu phảy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm than, dấu hỏi...)...
e) Sự dư thừa, ví dụ:
Sai: We should give our the parents flowers...
Đúng: We should give our parents flowers...
Không nên: The internet is important for people to use.
Nên: The internet is important to use.
f) Lỗi về văn phong: Khi yêu cầu HS khá giỏi viết bài mở rộng, các em thường mắc một số lỗi về văn phong. Đó là sự song song, thứ tự lô-gic, sự phụ thuộc đảo ngược, những ý không liên quan với nhau, cấu trúc lỏng lẻo, lộn xộn hoặc không đầy đủ, câu chắp vá, tối nghĩa...Ví dụ:
Sai: They planned on fishing, swimming, and boat. (sự song song) 
Đúng: They planned on fishing, swimming, and boating.
Sai: We ran to the bus stop and stopped playing the games. (thứ tự lô-gic)
Đúng: We stopped playing the games and ran to the bus stop.
Không nên: My teacher told Lan that she should use the internet. (tối nghĩa, từ she ở đây không rõ ám chỉ ai nên sử dụng Internet)
etc.
Tuy nhiên trong cùng một bài viết HS không mắc tất cả những lỗi trên. Khi chữa bài cho HS trước lớp, nên chữa tối thiểu một bài viết của nhóm HS yếu-trung bình và 1 bài của nhóm HS khá-giỏi. Ngay từ đầu GV nên hướng dẫn các em nhận biết lỗi mà GV gạch chân, chẳng hạn: 
boat (parallel-lỗi song song), 
P
We ran to the bus stop and stopped playing the games. (logic-lỗi về lô gic),...
L
để trong trường hợp không đủ thời gian chữa hết bài, các em về nhà vẫn có thể tự chữa được.
Để kích thích hoạt động nghe - nói của HS, sau khi chữa bài, GV có thể yêu cầu các em nhìn tranh để miêu tả hoặc kể lại sự kiện, các em khác nghe và nhận xét đúng sai.
Muốn viết được một bài hoàn chỉnh, HS nhất thiết phải nhớ được từ vựng, cấu trúc, thì trong Tiếng Anh và dạng bài mình sẽ viết. Để giúp HS nhớ được, GV cần thường xuyên kiểm tra việc học bài của HS ở trên lớp cũng như ở nhà. Sau mỗi giờ viết, GV giao bài tập về nhà (đưa từ vựng, cấu trúc) và hướng dẫn các em viết bài tương tự để giờ sau tiếp tục kiểm tra. Nếu GV thường xuyên kiểm tra bài cũ sẽ tạo được thói quen học bài cho HS. 
Bài giảng minh họa
Preparing day: 24/2/2006 	Period: 47
Teaching days: 9A (27/2/2006) 9B (27/2/2006) 9C (27/2/2006)
	Unit 7: Saving enegy
	Lesson 5: Write (Pages 61 - 62)
I- Objectives: Students practice writng a speech. They can usse suggestions to make their own speeches.
-Skill: writing Sub-skill: reading, (speaking)
- Lexical items: easy-to-understand (adj), attention, ladies and gentlemen
- Assumtion: Ss remember how to save the envirornmet in Unit 6 - Lesson 2: speak
- Anticipated proplems: Ss may forget some words, or be wrong in pronouncing words..
- Solution: T suggests them through the pictures on pages 47, 59...,lets Ss repeat the words.
- Teaching aids needed: pictures about saving energy, 2 handouts with a modal speesh (in book) and the table on page 61, projector, handouts
II- Procedure
Time
Intere-ction
Procedure
aims
2 min 
5 mins
3 min
7 mins
5 mins
10 mins
10 mins
2mins
1 min 
T - S
S - S
(PW)
T - S
T - C
S - S
(PW)
T - S
S - S
T - S
S - S
(PW or WG)
S - S
T - S
S - S
T - S
T - C
1- Organization: 9A (41/41), 9B (41/41), 9C (37/38)
2- Warm-up: (Teacher hang the pictures on the board)
T: How can we reduce garbage?
S: We reuse and recycle bottles and cans.
Ss work in pairs to do the same with different problems.
T calls some pairs to ask and answer questions about saving energy.
T: Have you ever talk something before a great number of people?
Ss' answers
T: Today you are going to learn how to make a speech on saving energy in Lesson 5: WRITE.
T shows the handout with the table on the projector and introduces parts of a speech: There are three parts in a speech: Introduction, Body, and Conclusion with different funtions. Look at the three parts and their funtions. Match each part in column A to a suitable funtion in column B.
Ss discuss with their partners in 1 min.
T gets the answer: What's the funtion of the introduction?
S: getting people's attention and telling them what you're going to talk about.
etc.
Answer key: 1 - B; 2 - C; 3 - A (New word: easy-to-understand)
T asks a student to talk about the parts and the funtions in Vieetnamese.
T (shows the modal speech): This is a speech but the parts are not in order. Put the sections/parts in the correct order of a speech.
T: Is the speech in the right order?
S: No
T: What are you going to do?
S: Put the part in the correct/right order of a speech.
Ss discuss with their partners in 2 mins.
T gets the feedback by calling 2 Ss to read out the completed speech. Others listen and comment.
Answer key: 3 - 2 - 1 (T reads the speech orally)
3- While-writing:
T (shows 3 topics): "I have 3 topics: reducing garbage, reusing paper, and saving energy in the kitchen. Choose one topic and the callouts to make a speech in 10 mins".
T: What are you going to do?
S: Choose a topic and make a speech.
T: In how many minutes?
S: 10 mins
Then T chooses 1 topic to guide Ss, especially weak Ss how to make a speech.
Modal:
Good evening, ladies and gentlemen. I'm Nguyen Hoang and tonight I'm going to tell you how to reduce garbage.
Most of us produce too much garbage. You can reduce this amout by:
colleting plastic bags.
not keeping solid waste with food waste.
putting different kinds of waste in different places.
If you follow these simple rules, not only will you reduce garbage but also the environment will be clearner.
Ss choose the topic and write a speech on the hand out given by the teacher individually (or in groups of 5 people).
Teacher observes Ss working, helps them with vocabulary if necessary.
Ss exchange their results with one another.
4- Post-writing:
T shows some handoutsand asks Ss to read them aloud.
Ss comment and correct the speeches.
(T can give points to good/right ones)
T gives out a topic and asks Ss to make aspeech orally in 5 mins:
saving natural resources
5- Consolidation: (T sums up the lesson)
How many parts are there in a speech? What's the funtion of each part?
6- Homework: - Write the same speech with different topics for saving energy.
- Do exercises in workbook.
- Be ready for the next.
* Evaluation: - Time is enough.
- Weak Ss can exchange the underlined words, phrases, and sentences.
- Strong Ss can give more information in their speeches, especially some of them can make their speeches without looking at their notebooks/handouts.
 To check up and get Ss' knowledge as the background of a speech.
Ss practice speaking.
To introduce the lesson.
 To introduce the parts of a speech.
To introduce the vocabulary.
To make sure that everyone understand the pars of a speech.
 To check Ss' understanding the task.
Let Ss know the intonation/voi-ce used when making a speech.
T gives Ss the task.
To check Ss' understanding te task.
To make a modal.
Ss practice 
writing.
To perfect their work.
To get the feedback
Correct the mistakes.
Further practice writing for weak Ss and speaking for strong Ss
To repeat how to make a speech.
To give the tasks at home 
PHầN THứ BA: Kết luận Và KHUYếN NGHị
1- Kết luận:
Có nhiều phương pháp khác nhau để dạy kỹ năng viết. Tôi bắt đầu việc dạy các kỹ năng Tiếng Anh cho HS lớp 8 từ năm học 2004-2005 và năm học này tôi vẫn tiếp tục dạy những em HS đó trong chương trình Tiếng Anh 9. Bởi lẽ những ngày đầu dạy viết tôi gặp không ít khó khăn trong việc hướng dẫn các em vì các em rất nghèo vốn từ và cấu trúc ngữ pháp lại không nắm chắc, do đó tôi đã nghiên cứu sâu hơn về việc dạy kỹ năng viết. Qua gần hai năm tôi thấy những phương pháp mình đặt ra phù hợp với đối tượng HS trường THCS Hoàng Nông và cũ đã thu được những kết quả nhất định. Giờ học viết đối với các em không còn căng thẳng như trước nữa mà nó chính là thời gian để các em được tự do thảo luận

File đính kèm:

  • docRen_luyen_cho_hoc_sinh_ki_nang_viet_20150726_060808.doc
Giáo án liên quan