Đề tài Phương pháp dạy học biện pháp so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Dạng 1 : Giúp học sinh nhận biết các từ chỉ sự vật so sánh . Dạng bài tập này rất đơn giản. Chủ yếu là nhận biết các sự vật so sánh thông các bài tập . Dạng này chiếm đa số trong chương trình . Nó được xây dựng dựa trên 4 mô hình sau:.

a) Mô hình 1: So sánh: Sự vật - Sự vật.

b) Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người.

c) Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động.

d) Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh.

 Muốn học sinh của mình có một kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh vững vàng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới . Dựa vào các mô hình như ta vừa phân tích .

 

doc21 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6031 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học biện pháp so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương pháp rèn luyện học sinh về kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Đó chính là mục đích của đề tài này.
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Tìm hiểu nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để giúp học sinh lớp 3 học tốt biện pháp nghệ thuật so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Bước đầu giúp học sinh biết cảm thụ những cái hay trong thơ ca và qua đó bồi đắp tình yêu tiếng Việt cho các em.
	Tìm hiẻu những thuận lợi khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy và học biện pháp so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu môn Tiếng Việt lớp 3 tại trường Tiểu học Xuân Lãnh 1.
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
	- Tất cả học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Xuân Lãnh 1.
	- Các phương pháp chỉ đạo của hội đồng khoa học trường Tiểu học Xuân Lãnh 1	
	- Tập thể giáo viên trường Tiểu học Xuân Lãnh 1
4.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THU HOẠCH
	- Tầm quan trọng của biện pháp so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
	- Tìm hiểu các phương pháp dạy học biện pháp so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
	- Nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học cụ thể là học sinh khối lớp 3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
	1.1CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh tiểu học.Nếu học tốt bộ môn này các am sẽ viết văn, đặt câu chau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàn lọc để dưa hình ảnh hay vào trong bài viết, lời nói. Nhưng tình hình thưc tế của trường tiểu học Xuân Lãnh 1 nói chung và học sinh khối lớp 3 nói riêng: vốn tiếng Việt dùng trong giao tiếp của các em còn hạn chế, khả năng cảm nhận các biện pháp nghệ thuật trong thơ văn chưa cao. Vì vậy khi đặt câu, viết văn hay khi diễn đạt bằng ngôn ngữ chưa hay lắm, lời nói chưa hấp dẫn được người nghe. Nên việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để giúp các em học tôt môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Cụ thể hơn là giúp các em cảm nhận và sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 là hết sức cần thiết.
	1.2 CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3:
	Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 có các dạng bài tập về biện pháp tu từ sau:
	1.2.1 Nhận biết biện pháp tu từ:
	1.2.2 Bước đầu sử dụng biện pháp tu từ vào việc dùng từ đặt câu
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Để hướng dẫn học sinh lớp 3 làm các bài tập về biện pháp tu từ so sánh, giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy học sau:
	1.3.1 Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập
	1.3.2 Giáo viên giúp học sinh chữa một phần bài tập để làm mẫu
1.3.3 Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài.
1.3.4 Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét , trao đổi về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ.
Tóm lại để bồi dưỡng học sinh lớp 3 thói quen dùng từ, đặt câu thành thạo, có ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hoá trong giao tiếp, lựa chọn hình ảnh hay vào trong bài viết, lời nói để lôi cuốn người đọc, người nghe. Và sự ham thích học tiếng Việt của em. Thì đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp để giúp các em học tốt hơn biện pháp so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3. Đó là cơ sở để tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
CHƯƠNG II
2.1 TTHỰC TRẠNG:
2.1.1. VỀ SÁCH GIÁO KHOA:
 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý: Mặc dù SGK đã chú trọng phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo vẫn còn ít, đơn điệu, kiến thức dạy học sinh còn mang tính trừu tượng, thiếu hình ảnh minh hoạ nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới.
2.1.2. VỀ GIÁO VIÊN:
 Người giáo viên còn gặp khó khăn như cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo còn ít. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Đặc biệt với điểm trường Tiểu học Xuân Lãnh1 là một điểm trường miền núi nên những khó khăn nêu trên của giáo viên càng khó khăn hơn.
2.1.3. VỀ PHÍA HỌC SINH:
 Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học của học sinh còn nghèo .Một số em chưa có khả năng nhận biết về nghệ thuật, học sinh chỉ mới biết các sự vật một cách cụ thể. Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn. Nhất là học sinh trường Tiểu học Xuân Lãnh 1 ít có điều kiện giao lưu học hỏi , tiếp cận với những tác phẩm văn hoc như: truyện, thơ  và những cái hay trong giao tiếp của cộng đồng. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỉ mỉ, cụ thể, rõ ràng, gần gũi với tư duy thực tế của học sinh.
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm về kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh của học sinh lớp 3A trường Tiểu học Xuân Lãnh 1 năm học 2010 - 2011 tôi đã thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh lớp 3A là 30 em:
Số học sinh đạt yêu cầu về nhận biết tu từ so sánh : 10/30 học sinh chiếm tỉ lệ 33,3%
Số học sinh chưa có kỹ năng nhận biết tu từ so sánh : 15/30 học sinh chiếm tỉ lệ 50%
Số học sinh không nhận biết tu từ so sánh: 5/30 học sinh chiếm tỉ lệ 16,7%
Đây là một thực trạng mà đòi hỏi người giáo viên phải hết sức nổ lực trong việc lựa chọn phương pháp dạy học để thoát khỏi thực trạng này.
CHƯƠNG III
3.1 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
 Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, tôi thống kê phân tích các hướng nghiên cứu biện pháp so sánh trong phân môn: "Luyện từ và câu" của chương trình SGK lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy.
Kiến thức về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân môn: "Luyện từ và câu". Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I đã dạy về so sánh gồm 8 bài ở các tuần: Tuần 1,3,5,7, 10,12,15 và tuần ôn tâp 18. 
3.2 NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
3.2.1 Dạy đúng quy trình : 
 Để học sinh học tốt dạng bài tu từ so sánh . Bất cứ một bài tập nào, GV cần làm theo các yêu cầu sau:
- Đọc kỹ đề bài
- Xác định đúng yêu cầu của bài 
- Phân tích yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài 
- So sánh đối chiếu kết quả của học sinh với đáp án ( HS phải lí giải được đáp án của mình )
- GV phải giải thích cho học sinh rõ vì sao có đáp án đó .
* Ví dụ :
 Bài tập 2 (Trang 8): Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ sau:
 Ơ cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ nghê
 Như vành tai nhỏ 
 Hỏi rồi lắng nghe
- Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề
- Giải thích cho học sinh hiểu từ ngữ chỉ sự vật.
- HS gạch chân bằng bút chì từ chỉ sự vật vào SGK
- Học sinh trình bày ( Giáo viên có thể hỏi vì sao để học sinh giải thích lí do lại sao em chọn từ đó )
- Giáo viên đưa ra đáp án 
Sự vật so sánh
Từ so sánh
Sự vật so sánh
Cái dấu hỏi
như
vành tai nhỏ
+ Giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc giải thích cho học sinh hiểu Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai. (Giáo viên có thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn).
* Chú ý : Phương pháp này có hiệu quả nhất là sử dụng khi tìm hiểu bài . 
3.2.2 Dạy biện pháp so sánh tích hợp vào các môn học:
3.2.2.1 Tích hợp trong môn Tiếng Việt : 
 Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt , giáo viên cần lồng ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với nhau. 
Ví dụ 1: Khi dạy bài Tập đọc: "Hai bàn tay em" SGK Tiếng Việt 3 tập I (Trang 7). Trong bài này có rất nhiều hình ảnh tu từ so sánh giáo viên cần nhấn mạnh để gây hứng thú cho tiết tiếp theo của môn: "Luyện từ và câu". Giáo viên có thể cho học sinh tìm các câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh . 
Ví dụ 2 : Khi dạy bài Tập đọc “ Cửa Tùng ”, để giải thích từ ngữ (chiếc thau đồng ,bờ biển Cửa Tùng) GV có thể cho học sinh tìm câu văn có sử dụng biện pháp so sánh . Học sinh sẽ rất dễ dàng tìm ra câu :
 - Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển .
 - Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. 
 Với những câu văn hay như thế, học sinh đã tìm được thì sẽ nhớ rất lâu và sẽ áp dụng tốt trong việc viết văn của nình .
3.2.2.2 Tích hợp Biện pháp tu từ so sánh qua các môn học khác : 
 3.2.2.2.1 Dạy Tự nhiên xã hội : 
 Khi dạy bài “ Các thế hệ trong gia đình’’ Giáo viên có thể cho học sinh tìm những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về tình cảm của những ngưòi thân trong gia đình . Học sinh đại trà tìm tự do . Học sinh giỏi , giáo viên có thể yêu cầu cao hơn( có sử dụng biện pháp so sánh )
 - Anh em như thể tay chân 
 - Con hơn cha là nhà có phúc
 - Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 3.2.2.2.2 Dạy Toán : Tích hợp biện pháp so sánh khi dạy Toán qua các dạng về nhiều hơn , ít hơn , Điền dấu , =., So sánh số lớn gấp mấy lần số bé ,Số bé bằng một phần mấy số lớn 
3.2.3 Dạy theo mô hình : 
Bài tập về so sánh lớp 3 được chia làm 2 dạng:
Dạng 1: Bài tập theo mẫu(Bài tập nhận biết ). Trọng tâm 
Dạng 2: Bài tập sáng tạo ( Bài tập vận dụng )
3.2.3.1 Dạng 1 : Giúp học sinh nhận biết các từ chỉ sự vật so sánh . Dạng bài tập này rất đơn giản. Chủ yếu là nhận biết các sự vật so sánh thông các bài tập . Dạng này chiếm đa số trong chương trình . Nó được xây dựng dựa trên 4 mô hình sau:. 
a) Mô hình 1: So sánh: Sự vật - Sự vật.
b) Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người.
c) Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
d) Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh.
 Muốn học sinh của mình có một kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh vững vàng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới . Dựa vào các mô hình như ta vừa phân tích .
3.2.3 .1.1 Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật: 
 Mô hình này cách nhận dạng rất dễ vì trong câu thường xuất hiện các từ so sánh (như, là , giống , tựa, chẳng bằng ...)
Mô hình này có các dạng sau:
	A như B.
	A là B.
 A chẳng bằng B
+ Tìm hiểu dạng A như B
 Dạng này đã xuất hiện ở các bài tập đầu tiên của chương trình và xuyên suốt đến cuối chương.
* Ví dụ: Bài 2( SGK trang 8): Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
	"Hai bàn tay em
	Như hoa đầu cành"
	(Huy Cận)
"Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch"
	(Vũ Tú Nam)
	"Cánh diều như dấu á
	Ai vừa tung lên trời"
	 (Phạm Như Hà)
 Để làm tốt bài tập này, học sinh phải phát hiện các từ chỉ sự vật được so sánh từ đó học sinh sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên .
+ Có 2 phương án 
Phương án 1: Gạch chân các từ chỉ sự vật so sánh trong các câu trên bằng bút chì vào SGK
Phương án 2: Giáo viên phát phiếu học tập nhóm đôi. Các nhóm điền vào phiếu 
Câu Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
a) Hai bàn tay
như 
hoa đầu cành 
b) Mặt biển 
như
tấm thảm khổng lồ
c) Cánh diều 
như
dấu “ á” 
 Học sinh trình bày : 
 + "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành"
 + "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ".
 + "Cánh diều" so sánh với "dấu á"
 + "Dấu hỏi" so sánh với "vành tai nhỏ".
 Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với "Hoa đầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ"? Lúc đó giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào giống nhau, chẳng hạn:
+ Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa.
+ Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.
+ Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á.
(Giáo viên có thể vẽ lên bảng "Cánh diều" và "Dấu á")
+ Tìm hiểu dạng A là B: Dạng này học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa câu so sánh với câu giới thiệu . Bởi lẽ, cả 2 kiểu câu này đều có từ “ là ” 
* Ví dụ :(Bài 1c, d trang 24,25): Tìm các hình ảnh so sánh trong câu :	 
 c/ Mùa đông 
 Trời là cái tủ ướp lạnh
 Mùa hè 
 Trời là cái bếp lò nung
d) Những đêm trăng sáng , dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng . 
 Trong trường hợp này, cần phải cho học sinh xác định từ chỉ sự vật trong câu thơ : ( trời mùa đông – tủ ướp lạnh ), ( trời mùa hè – bếp lò nung)
Giáo viên giải thích cho học sinh điểm tương đồng giữa các từ chỉ sự vật được so sánh . 
Trời mùa đông lạnh như cái tủ ướp lạnh 
Trời mùa hè nóng như bếp lửa lò nung
 Trong câu : Mẹ tôi là giáo viên ( từ là có tác dụng giới thiệu. Trong trường hợp này , học sinh phải hiểu nghĩa của từ và của câu )
3.2.3 .1.2 Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người. 
Dạng cuả mô hình so sánh này là:
+ Dạng A như B: 	+ A có thể là con người.
	+ B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh.
* Ví dụ: Bài tập 1/trang58: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây:
	"Trẻ em như búp trên cành
	Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
	(Hồ Chí Minh)
	"Bà như quả ngọt chín rồi
	Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng".
	(Võ Thanh An)
 Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người nhưng các em chưa giải thích được"Vì sao?". Chính vì thế điều đó giáo viên giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn:
"Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng.
"Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đều phát triển đến độ già giặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng.
+ Dạng A là B: 
Ví dụ : Bài tập 1/ trang 42,43( phương pháp dạy như mô hình 1) 
Svật 1 (người)
Svật 2(Svật )
 "Ông là buổi trời chiều
 Cháu là ngày rạng sáng"
Svật 2( Svật )
Svật 2( người )
+ Dạng A chẳng bằng B: 
* Ví dụ: Bài tập 1c/trang 43 : Tìm các hình ảnh so sánh trong câu :
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đem nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
 Trần Quốc Minh 
Dạng bài tập này chỉ cần học thực hiện được hai yêu cầu :
 - Xác định sự vật so sánh ( ngôi sao - mẹ ) , ( mẹ - ngọn gió ) 
 - Xác định từ so sánh ( Chẳng bằng , là )
 Xác định được hai yêu cầu trên là học sinh đã xác định được hình ảnh so sánh .
3.2.3 .1.3 Mô hình 3:So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
Mô hình này có dạng như sau:
	+ A x B.
	+ A như B.
* Ví dụbài tập 2 /trang 98: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau:
+ 	 "Con trâu đen lông mượt
	Cái sừng nó vênh vênh
	Nó cao lớn lênh khênh
	Chân đi như đạp đất"
	(Trần Đăng Khoa)
+ 	 "Cau cao, cao mãi
	Tàu vươn giữa trời
	Như tay ai vẫy
	Hứng làn mưa rơi"
	(Ngô Viết Dinh)
 Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn:
+ Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như".
+ Hoạt động “ Vươn” của tàu lá dừa giống hoạt động “ vẫy” tay của con người 
3.2.3 .1.4 Mô hình 4:So sánh: Âm thanh - Âm thanh:
Mô hình này có dạng sau:
	A như B:	+ A là âm thanh thứ 1.
	+ B là âm thanh thứ 2.
* Ví dụ: (Bài tập 2 trang117): Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ văn dưới đây:
 Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn:
+ 	"Côn Sơn suối chảy rì rầm
	Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
	(Nguyễn Trãi)
 Âm thanh của "Tiếng suối" được so sánh với âm thanh của "Tiếng đàn cầm" qua từ "như".
3.2.3.2 Dạng 2 : Bài tập sáng tạo
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh .
 Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn.tuy nhiên , dạng bài tập này trong SGK rất ít . Nó tập trung ở cuối chương trình HKI gồm 2 bài tập .
3.2.3.2 1: Nhìn tranh đặt câu 
Tương tự Bài tập 3/SGKtrang126: Ta có thể đưa ra bài tập sau : 
Ví dụ : Quan sát từng cặp tranh rồi viết các câu có hình ảnh so sánh 
Xe ô tô lao nhanh như tên bắn .
Bóng đèn điện toả sáng như mặt trăng.
Cây thông cao như ngọn tháp .
Nụ cười của cô ấy xinh như hoa hồng .
Thỏ thì hiền hơn báo.
3.2.3.2 2: Dạng bài tập điền khuyết : 
Ví dụ : Bài tập 4 / SGKtrang 126: Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống : 
Công cha nghĩa mẹ được so sánh như..., như...
Trời mưa, đường đất sét trơn như...
Ơ thành phố có nhiều toà nhà cao như ....
 Ở mỗi câu , giáo viên nên để học sinh xác định sự vật đã cho để cho học sinh có thể tìm nhiều từ cần điền . 
Ví dụ : a) như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy, như sông như biển 
 b) như bôi mỡ, xà phòng, đổ dầu ...
núi ,những ngọn tháp ...
 Các bài tập mang tính sáng tạo này rất ít nên trong quá trình dạy , nhất là các tiết Tiếng Việt (Tăng cường) Giáo viên nên đưa thêm những bài tập tương tự hai dạng trên để học sinh khắc sâu kiến thức . 
 Ngoài các mô hình so sánh trên học sinh còn được làm quen với kiểu so sánh: Ngang bằng và hơn kém. Kiểu so sánh này thường gặp các từ sơ sánh như : Tựa, giống , giống như , không thua, không khác. ( So sánh bằng ) và các từ hơn ,kém, thua , chẳng bằng ( so sánh hơn kém ).
3.2.4 Trò chơi học tập : Đây là hình thức hấp dẫn nhất trong đó chơi là phương tiện , học là mục đích . Thông qua hình thức chơi mà học ,học sinh sẽ được hoạt động , tự củng cố kiến thức .Tuy nhiên, muốn tổ chức trò chơi có hiệu quả , cần xác định mục đích của trò chơi, hình thức chơi cũng phải đa dạng, cách chơi cần phải đơn giản, dễ hiểu. 
Ví dụ : Trò chơi “ Thử tài so sánh”
Mục đích: 
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cum từ có hình ảnh so sánh đúng .
Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng , liên tưởng về hoạt động hay đặc điểm, tính chất ...của sự vật.
Chuẩn bị :
 - Làm các bộ phiếu bằng giấy ( Kích thước : 3 x 4 cm) 
 - Mỗi bộ phiếu gồm 3-5 từ chỉ hoạt động, trạng thái , đặc điểm, màu sắc ... của sự vật ( Tuỳ thời gian chơi, nội dung bài học ) . Lớp 3 chủ yếu là từ chỉ hoạt động, trạng thái , đặc điểm , tính chất 
Ví dụ : 
+ Bộ phiếu A( 5 từ chỉ hoạt động,trạng thái) : Đọc , viết cười ,nói , khóc
( Dành cho Tiết 7: ôn tập từ chỉ trạng thái , tính chất ) 
+ Bộ phiếu B ( 5 từ chỉ màu sắc )Trắng , xanh, đỏ, vàng , đen
( Dành cho tiết 15: Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh )
+ Bộ phiếu C ( 5 từ chỉ đặc điểm , tính chất ): đẹp, cao, khoẻ, nhanh, chậm( Dành cho tiết 14 , 17: ôn tập từ chỉ đặc điểm )
- Phiếu được gấp tư để “bốc thăm”
- Cử trọng tài, thư kí theo dõi cuộc thi .
Tiến hành : 
Trọng tài để một bộ phiếu lên bàn cho học sinh xụng phong lên thử tài so sánh ( 1 bộ phiếu 5 từ thì dành cho 5 người “thử tài”).
Học sinh 1 (HS1) lên “bốc thăm”, mở phiếu đọc từ cho các bạn nghe rồi nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó.
Ví dụ: HS1: “bốc thăm” được từ trắng – Có thể nêu cum từ so sánh: trắng như tuyết, trắng như vôi, ( hoặc : trắng như trứng gà bóc ).
Trọng tài cùng cả lớp chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng- Sai
+ Đúng được bao nhiêu kết quả được bấy nhiêu điểm .
+ Trọng tài đếm từ 1-5 vẫn không nêu được kết quả thì không có điểm .
Lần lượt 5 học sinh lên bốc thăm thử tài .Hết 5 phiếu thì về chỗ , thư kí công bố kết quả .
Mỗi bộ phiếu sẽ chọn ra 1 người có tài so sánh cao nhất là người thắng cuộc. 
Cách tiến hành này có thể thay đổi tùy sự linh động của giáo viên . Cũng có thể mỗi học sinh lần lược bốc cả 5 phiếu . Mỗi phiếu chỉ cần nêu 1 cụm từ . Người thứ không được nêu lặp cụm từ của người trước . Hoặc cũng có thể bốc cả 5 phiếu và tiến hành theo nhóm . Nhóm nào tìm được nhiều cụm từ nhất thì nhóm đó thắng .
Tham khảo: 
1/ Gợi ý các cụm từ có hình ảnh so sánh nêu ở mục chuẩn bị 
Bộ phiếu A: ( 5 từ chỉ hoạt động, trạng thái)
Đọc : Đọc như đọc kinh, đọc như rên rỉ, đọc như cuốc kêu, đọc như nói thầm ...
Viết : viết như gà bới , viết như giun bò , viết như rồng bay phượng múa, viết như in,...
Cười : cười như nắc nẻ, cười như pháo nổ , cười như mếu, ...
Nói : nói như khướu, nới như vẹt, nói như Trạng Quỳnh, nói như thánh tướng ,...
Khóc : khóc như mưa, hkhóc như ri, hkhóc như cha chết , ...
Bộ phiếu B ( 5 phiếu từ chỉ màu sắc ):
Trắng : trắng như trứng gà bóc , trắng như tuyết , trắng như vôi, trắng như bột lọc , trắng như ngà voi ,...
Xanh: xanh như tàu lá, xanh như pha mực, xanh như nước biển ...
Đỏ : Đỏ như máu , đỏ như son, đỏ như gấc , đỏ như mận chín , đỏ như ớt , đỏ như quả cà chua,...
Đen : đen như than, đen như gỗ mun, đèn như cột nhà cháy , đen như bồ hóng , đen như quạ , đen như cuốc ,...
Vàng

File đính kèm:

  • docBAN_THU_HOACH_1_20150726_060139.doc