Đề tài Phát triển kiến thức sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học
- Cấu trúc dân số của một quốc gia đươc thể hiện bằng hình tháp dân số. Có các
dạng hình tháp dân số như:
+ Hình tháp dân số phát triển: Đáy rộng thể hiện số trẻ em sinh ra hằng năm cao,
cạnh hình tháp xiên và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình
thấp. Đây là hình tháp phổ biến của nhiều nước đang phát triển. Ví dụ: tháp dân số Ấn
Độ năm 1970 (hình a).
+ Hình tháp dân số ổn định: Hình tháp có đáy rộng vừa phải, cạnh hình tháp xiên
vừa phải biểu hiện mức sinh sản và tử vong thấp hơn ở hình tháp dân số phát triển,
tuổi thọ trung bình không cao. Ví dụ: tháp dân số Việt Nam năm 1989 (hình b)
, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể trong 24 quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Ví dụ: Quần thể những cây thông sống trên cùng một cánh rừng. Quần thể những con cá chép sống trong cùng một cái ao. 2. Đặc trưng về cấu trúc của quần thể. a. Tỉ lệ giới tính. - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. - Ở đa số các loài động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hay con non mới nở thường là 1/1. Một số loài động vật có xương sống có số lượng cá thể đực cao hơn cái, như gà gô Mĩ, ngỗng, vịt tỉ lệ thường là 60/40. Ngược lại một số loài tỉ lệ đực thấp hơn cái, như cá diếc bạc tỉ lệ là 93/202, hươu, nai, sóc và nhiều loài chim đa thê như gà lôi, gà tây - Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: + Sự tử vong không đều giữa cá thể đực và cái. Ví dụ: Ở nhiều loài thằn lằn và rắn, sau khi giao phối số cá thể đực giảm xuống do trong thời giam đi tìm con cái nhiều con đực tử vong do thiếu thưc ăn. Tuy nhiên, sau mùa sinh sản số cá thể cái giảm nhiều do kiệt sức sau khi đẻ. + Điều kiện môi trường sống. Ví dụ: Kiến nâu (Formica rufa) nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC trứng nở ra toàn con cái, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ cao hơn 20oC trứng nở ra hầu hết là con đực. + Đặc điểm sinh thái của loài. Ví dụ: Trùng bánh xe vào mùa hè điều kiện thuận lợi số lượng con đực rất ít, sinh sản vô tính. Khi điều kiện môi trường xấu đi số lượng con đực tăng lên, làm tăng sức chống chịu của con non bằng sinh sản hữu tính. + Đặc điểm sinh lí và tập tính của loài. Ví dụ: Loài tôm Pandalus borealis tham gia vào đàn đẻ trứng ở tuổi 2,5 năm, sau đó chuyển giới ở mùa sinh sản tiếp theo. + Do điều kiện dinh dưỡng của cá thể. Ví dụ: Hợp tử ong mật có 2 NST giới tính, nếu được nuôi trong sữa chúa sẽ phát triển thành ong cái (ong chúa), nếu không được nuôi bằng sữa chúa sẽ phát triển thành ong thợ, ong lính b. Thành phần nhóm tuổi. Quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau. Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái 25 Nhóm tuổi trước sinh sản Các cá thể lớn nhanh, nhóm này có vai trò chủ yếu trong việc tăng sinh khối cho quần thể. Nhóm tuổi sinh sản Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể. Nhóm tuổi sau sinh sản Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên hầu như không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể Người ta dùng các biểu đồ tháp tuổi để biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể. Có 3 dạng tháp tuổi Hình. Các tháp tuổi của quần thể sinh vật c. Mật độ quần thể. - Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Ví dụ: + Mật độ cây cam : 500 cây/ha đồi. + Mật độ cá trắm : 3 con/m3 nước ao nuôi - Mật độ quần thể thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Mật độ quần thể tăng khi nguồn sống trong quần thể dồi dào; mật độ quần thể giảm mạnh do các biến động bất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh - Mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể. + Khi mật độ cá thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ởdẫn tới tỉ lệ tử vong cao. + Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì ngược lại, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ nhau, dẫn tới khả năng sinh sản trong quần thể tăng. 26 3. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật. - Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể. - Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi.Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Mật độ quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng. - Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. - Cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể là cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp quá thấp hoặc quá cao. Được thực hiện theo hai phương thức: + Điều hòa khắc nghiệt: là điều hòa gây ảnh hưởng rõ rệt lên mức tử vong của quần thể, thông qua các hình thức như tỉa thưa hoặc ăn thịt lẫn nhau + Điều hòa mềm dẻo: là điều hòa ảnh hưởng tới mức sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư thông qua các hình thức như một loài có khả năng tiết chất hóa học để ức chế sinh trưởng các cá thể khác xung quanh, một số loài giảm sức sinh sản do bị ức chế vì mật độ quần thể quá cao, một số loài tăng mức xuất cư khi nguồn sống giảm II. Quần thể người. 1. Sự khác nhau giữa quần thể ngưới với các quần thể sinh vật khác. - Con người cũng là một loài sinh vật nên quần thể người có những đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác. - Do con người có lao động và tư duy nên quần thể người có một số đặc trưng về kinh tế - xã hội mà các quần thể sinh vật khác không có như pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóanên con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. 2. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người (còn gọi là cấu trúc dân số của quần thể người). - Người ta chia cấu trúc dân số của quần thể người thành 3 nhóm tuổi khác nhau: + Nhóm tuổi trước sinh sản: từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi + Nhóm tuổi sinh sản và lao động: từ 15 tuổi đến dưới 65 tuổi. + Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên. 27 - Cấu trúc dân số của một quốc gia đươc thể hiện bằng hình tháp dân số. Có các dạng hình tháp dân số như: + Hình tháp dân số phát triển: Đáy rộng thể hiện số trẻ em sinh ra hằng năm cao, cạnh hình tháp xiên và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp. Đây là hình tháp phổ biến của nhiều nước đang phát triển. Ví dụ: tháp dân số Ấn Độ năm 1970 (hình a). + Hình tháp dân số ổn định: Hình tháp có đáy rộng vừa phải, cạnh hình tháp xiên vừa phải biểu hiện mức sinh sản và tử vong thấp hơn ở hình tháp dân số phát triển, tuổi thọ trung bình không cao. Ví dụ: tháp dân số Việt Nam năm 1989 (hình b) + Hình tháp dân số suy giảm: Hình tháp có đáy hẹp, cạnh hình tháp thẳng, đỉnh tháp không nhọn biểu hiện mức sinh sản và tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. Hình tháp này có ở nhiều nước phát triển. Ví dụ: tháp dân số Thụy Điển năm 1955 (hình c) Hình. Hình tháp dân số của các nước 3. Tăng dân số và phát triển xã hội. - Tăng dân số tự nhiên của một quốc gia hay vùng lãnh thổ là kết quả của số người sinh ra và nhập cư nhiều hơn số người tử vong và xuất cư. - Dân số thế giới tăng rất nhanh trong khoảng 200 năm lại đây. Năm 1987 đạt 5 tỉ, năm 2000 đạt 6 tỉ, hiện nay đạt khoảng 7,1 tỉ người. Sự tăng nhanh dân số thể giới đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của con người và các chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. - Để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng sân số quá nhanh, mỗi quốc gia cần phải điều chỉnh phát triển dân số một cách hợp lí để đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi con người hài hòa với sự phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tài nguyên, môi trường của đất nước. 28 III. Quần xã sinh vật. 1. Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. 2. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã. - Quần xã có các đặc điểm về số lượng và thành phần các loài sinh vật. - Số lượng các loài được đánh giá qua những chỉ số về độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặpcủa các loài đó trong quần xã. - Thành phần các loài sinh vật được thể hiện qua việc xác định loài ưu thế, loài đặc trưng Bảng tóm tắt các đặc điểm của quần xã. Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã Số lượng các loài trong quần xã Độ thường gặp Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số điểm khảo sát Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Thành phần loài trong quần xã Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác 3. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã - Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi. - Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh như sự thay đổi theo chu kì ngày đêm, ví dụ trong rừng mưa nhiệt đới: ếch nhái, chim cú, muỗi ít hoạt động ban ngày, hoạt động nhiều và ban đêm. Chu kì mùa, ví dụ như ở quần xã vùng lạnh: chim và nhiều loài động vật di cư để tránh mùa đông giá lạnh, và quay lại vào mùa xuân ấm áp 29 - Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh như sự tăng lượng thức ăn thực vật dẫn đến tăng động vật ăn thực vật, tăng động vật ăn thịt. Ngược lại khi động vật ăn thịt tăng quá đông thì số lượng động vật là con mồi sẽ giảm xuống - Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Tuy nhiên, số lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng đáp ứng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. IV. Hệ sinh thái 1. Thế nào là một hệ sinh thái? - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ: Hệ sinh thái một khu rừng nhiệt đới. - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: + Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục + Sinh vật sản xuất là thực vật. + Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt. + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm 2. Chuổi thưc ăn và lưới thức ăn. Chuổi tức ăn và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã của hệ sinh thái. a. Thế nào là một chuổi thức ăn? Một chuổi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuổi, một mắt xích sẽ sử dụng mắt xích kề phía trước làm thức ăn đồng thời nó là thức ăn của mắt xích kề phía sau. Ví dụ: Cây cải → Sâu rau → Chim sâu → Diều hâu. b. Thế nào là lưới thức ăn? - Lưới thức ăn là tập hợp các chuổi thức ăn, trong đó một loài tham gia đồng thời vào nhiều chuổi thức ăn khác nhau. Ví dụ: 30 Hình. Một lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng. - Một lưới thức ăn càng có nhiều loài tham gia, nhất là loài rộng thực thì càng phức tạp. Trong thực tế lưới thức ăn có thể có từ 2 đến 138 loài, trung bình khoảng 20-30 loài. - Trong tự nhiên, cấu trúc lưới thức ăn phức tạp dần từ vùng cực đến xích đạo, từ vùng khơi vào gần bờ. B. CÂU HỎI - BÀI TẬP ÔN LUYỆN VÀ NÂNG CAO Câu 1. a) Quần thể là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật? b) Sự tác động của các nhân tố sinh thái lên quần thể khác với tác động lên cá thể sinh vật riêng lẽ như thế nào? Hướng dẫn trả lời. a) - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật gồm: + Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. 31 + Thành phần nhóm tuổi: các cá thể trong quần thể được chia thành nhiều nhóm tuổi, gồm nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. + Mật độ cá thể trong quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. b) Sự tác động của các nhân tố sinh thái lên quần thể khác với tác động lên từng cá thể riêng lẽ: + Đối với từng cá thể riêng lẽ: tác động khác nhau tùy từng cá thể và phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, trạng thái sinh lí, trạng thái sức khỏe, loài và tùy nơi tùy lúc. + Đối với quần thể: Các nhân tố vô sinh, hữu sinh tác động lên quần thể làm ảnh hưởng tới sự phân bố của quần thể, sự biến động của quần thể, cấu trúc quần thể. Tác động làm thay đổi những đặc điểm cơ bản của quần thể, có khi hủy diệt quần thể. Câu 2. a) Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là đặc trưng cơ bản nhất? Vì sao? b) Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Mối quan hệ giữa độ đa dạng và độ nhiều của quần thể? Hướng dẫn trả lời. a) Các đặc trưng của quần thể gồm: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể. Trong đó mật độ quần thể được được xem là đặc trưng cơ bản nhất, vì mật độ quần thể ảnh hưởng đến + Mức sử dụng nguồn sống. + Tần số gặp nhau giữa cá thể đực và cá thể cái. + Sức sinh sản và sự tử vong. + Trạng thái cân bằng của quần thể. b) - Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã khác nhau ở những điểm cơ bản sau: + Độ đa dạng thể hiện ở độ giàu loài (số lượng loài) và mức độ phong phú (tỉ lệ tương đối giữa các loài) trong quần xã. + Độ nhiều thể hiện mật độ cá thể của mỗi loài trong quần xã. - Mối quan hệ: độ đa dạng và độ nhiều quan hệ thuận nghịch với nhau, thường số lượng loài càng đa dạng thì số lượng cá thể mỗi loài càng giảm đi và ngược lại. Câu 3. 32 Người ta đã tiến hành thả một số cá thể chuột đồng vào một cánh đồng cỏ, lúc đầu số lượng chuột đồng tăng lên nhanh chóng, nhưng sau đó tăng chậm lại và càng về sau số lượng chuột đồng càng ít thay đổi. a) Nêu các nguyên nhân dẫn tới số lượng chuột đồng tăng nhanh ở giai đoạn đầu. b) Nguyên nhân nào làm giảm dần mức độ tăng số lượng cá thể chuột đồng. Hướng dẫn trả lời: a) Nguyên nhân dẫn tới số lượng chuột đồng tăng nhanh ở giai đoạn đầu là do nguồn sống dồi dào, nơi ở rộng rãi, môi trường chưa bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho sức sinh sản của quần thể tăng cao. Số cá thể mới sinh ra cao hơn số cá thể tử vong. b) Nguyên nhân làm giảm dần mức độ tăng cá thể chuột đồng là do khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh sẽ khai thác ngày càng nhiều nguồn sống từ môi trường, dẫn tới sự thiếu hụt nguồn sống. Quần thể trở nên thiếu thức ăn, nơi ở ngày càng chật chội, chất thải ngày một nhiều dẫn tới dịch bệnh, cạnh tranh giữa các cá thể về thức ăn, nơi ở ngày một gay gắt. Trong điều kiện sống khó khăn, sức sinh sản của quần thể giảm dần và mức độ tử vong tăng lên. Câu 4. Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Hướng dẫn trả lời: Dấu hiệu phân biệt Quần thể Quần xã Định nghĩa - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường 33 sống của chúng. Đơn vị cấu trúc - Cá thể - Quần thể Số lượng loài. - Chỉ một loài. - Gồm nhiều loài. Chức năng dinh dưỡng. - Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn - Tạo lưới thức ăn với nhiều chuỗi thức ăn, nhiều mắt xích thức ăn, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Cơ chế đảm bảo sự cân bằng sinh học. - Cơ chế điều hoà mật độ quần thể - Khống chế sinh học Câu 5. Cho các quần thể các loài sinh vật: đại bàng, châu chấu, lúa, ếch, rắn. a) Xây dựng một chuỗi thức ăn có đầy đủ các loài trên. b) Loại bỏ mắt xích nào trong chuổi thức ăn trên sẽ gây hậu quả lớn nhất? Vì sao? Hướng dẫn trả lời: a) Chuổi thưc ăn: Lúa → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng. b) Loại bỏ mắt xích lúa sẽ gây hậu quả lớn nhất. Vì: Lúa là sinh vật sản xuất là mắt xích đầu cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho toàn bộ chuổi thức ăn. Câu 6. Tại sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái ở cạn thường ngắn hơn so với các chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước? Hướng dẫn trả lời. - Hiệu suất sinh thái của chuỗi thức ăn trên cạn thường thấp do nhiều nguyên nhân chẳng hạn như: + Môi trường trên cạn thường không ổn định, do vậy sinh vật thường tiêu tốn nhiều năng lượng hơn trong quá trình trao đổi chất. + Thực vật trên cạn thường chứa nhiều chất khó tiêu hóa như xelulozo,... do vậy hiệu suất sử dụng thức ăn ở sinh vật tiêu thụ thực vật thấp. + Động vật ăn thịt thường tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động săn mồi. - Hiệu suất sinh thái của chuỗi thức ăn dưới nước thường cao hơn do nhiều nguyên nhân chẳng hạn như: 34 + Môi trường dưới nước thường ổn định, do vậy mà sinh vật thường tiêu tốn ít năng lượng trong quá trình trao đổi chất. + Thực vật phù du dễ tiêu hóa, do vậy hiệu suất sử dụng thức ăn ở sinh vật tiêu thụ thực vật cao. + Động vật ăn thịt thường tiêu tốn ít năng lượng cho việc di chuyển săn mồi. Câu 7. Trình bày nguyên nhân, ý nghĩa của sự phân tầng của các quần xã sinh vật? Cho một số ví dụ về sự phân tầng trong quần xã sinh vật. Hướng dẫn trả lời. a) Nguyên nhân có sự phân tầng: là do sự phân bố không đồng đều của các nhân tố ngoại cảnh. b) Ý nghĩa của sự phân tầng: tăng khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã, làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. c) Ví dụ: + Rừng nhiệt đới thường có 5 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái rừng (tầng tán rừng), tầng dưới tán, tầng cây bụi thấp và tầng cỏ, dương xỉ + Ở thủy vực có tầng trên mặt có ánh sáng gọi là tầng tạo sinh, lớp nước sâu thiếu ánh sáng, ở đó thực vật không phát triển gọi là tầng phân hủy. Câu 8. Một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao năng suất là tăng lượng chất dinh dưỡng chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Người ta cần phải làm gì để thực hiện biện pháp đó? Hướng dẫn trả lời. Để thực hiện biện pháp đó cần: - Tăng cường việc sử dụng các chất hữu cơ. Việc tận dụng các chất hữu cơ (phân chuồng, rác, rơm rạ...) làm tăng lượng chất hữu cơ chu chuyển trong hệ sinh thái. - Tăng cường việc sử dụng đạm sinh học. Có nhiều nguồn đạm sinh học khác nhau: do vi sinh vật cố định trong đất, rong lục cố định, cây họ đậu cố định, bèo hoa dâu cố định... - Sử dụng hợp lí phân hóa học. - Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng khỏi các hệ sinh thái. Câu 9. 35 Từ lâu ông cha ta đã có câu: “Nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền”. Tổng kết đó giống với một kiểu hệ sinh thái nông nghiệp mà hiện nay chúng ta đang phát triển ở nông thôn. Kiểu hệ sinh thái đó là gì? Hãy giải thích những ưu điểm của nó. Hướng dẫn trả lời. a) Hệ sinh thái VAC. - VAC – vườn, ao, chuồng. - Vườn chỉ các hoạt động trồng trọt, ao chỉ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, chuồng chỉ các hoạt động chăn nuôi trên cạn. - Đây là các hoạt động kết hợp với nhau trong một hệ sinh thái khép kín, trong đó có cả con người. b) VAC là một mô hình hiệu quả thể hiện chiến lược tái sinh. - Tái sinh nguồn năng lượng mặt trờ qua quang hợp cây xanh. - Tái sinh các chất thải (chất thải của hệ phụ này được sử dụng như nguồn dinh dưỡng của hệ phụ kia). - Chiến lược tái sinh này còn làm thanh sạch môi trường. c) Thực chất của mối quan hệ tương tác giữa các thành phần, các yếu tố trong hệ sinh thái VAC. Là sự luân chuyển, quay vòng của các dòng vật chất và năng lượng giữa vườn – ao – chuồng thông qua hành vi có ý thức của con người. Nhằm: - Tận dụng không gian sinh thái 3 chiều của vùng nhiệt đới giàu ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. - Khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và tái
File đính kèm:
- CHUYÊN- TƯỞNG HÙNG QUANG - SINH.pdf