Đề tài Phát huy tính tích cực việc sử dụng bảng học sinh (bảng con)

Sử dụng bảng con để nhằm mục đích HS thực hiện khái quát hóa, hệ thống lại những kiến thức, kỹ năng vừa mới học.

Việc làm này thường được dùng lúc gần cuối tiết học sau khi học xong bài mới, hoặc có thể dùng sau khi học xong một phần nào đó của bài mà cần củng cố lại kiến thức của phần đó ngay

 

doc16 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực việc sử dụng bảng học sinh (bảng con), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cho học trò tiếp nhận mà còn là sự phản ảnh trở lại của trò. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi học sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn. Trên quan điểm như vậy, tôi đã khuyến khích mọi học sinh phải đọc trước sách giáo khoa, nghiên cứu bài mới và hướng dẫn học sinh học tập theo nội dung đã hướng dẫn trước khi đến lớp để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu. Tất cả học sinh phải có bảng con để sử dụng mỗi khi giáo viên yêu cầu. Điều này  góp phần giúp các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước tập thể, đồng thời cũng là cách để kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh , tạo  cơ hội để các em hoạt động độc lập, tự giác, chủ động tham gia cải tiến giờ dạy có chất lượng cao hơn.
 Thiết kế và hướng dẫn học sinh sử dụng bảng con là một hướng dạy học tạo môi trường học tập thân thiện, rèn luyện kĩ năng hoạt động độc lập, làm nổi bật  vai trò  trung tâm của học sinh trong một tiết học, phát huy tối đa  tính tích cực của học sinh trong việc tham gia xây dựng nội dung bài học theo từng hoạt động, bài học,  môn học . 
Từ thực tiễn giảng dạy các môn học ở Tiểu học; nhất là trong tình hình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học hiện nay, sử dụng bảng con là nhằm khắc phục những hạn chế trong giảng dạy. Lâu nay, việc giảng dạy của chúng ta chủ yếu nặng về giảng giải, học sinh lĩnh hội tri thức thông qua sự giảng giải của giáo viên, chưa thực sự gây hứng thú cho học sinh và chưa phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập của học sinh. 
Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, tuy nhiên những phương pháp, phương tiện dạy học mới ít nhiều chưa được áp dụng một cách hiệu quả. Trong các tài liệu tham khảo, các tác giả cũng rất ít đề cập các phương tiện dạy học, đặc biệt là sử dụng bảng con dành cho việc thực hiện đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa. 
 Thực tế, không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu cho tất cả mọi người vì dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Nhưng sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là sử dụng bảng con phù hợp trong quá trình giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.
 Bảng con là một phương tiện dạy học trực quan mà khi sử dụng sẽ rất có hiệu quả nếu biết tận dụng và khai thác triệt để. Minh chứng là sử dụng cho hầu hết các môn học và các khối lớp.
 Tóm lại, thông qua việc sử dụng bảng con  sẽ có được các ưu điểm sau :
 - Giúp giáo viên dễ dạy, tiết kiệm thời gian; học sinh dễ nhớ bài.
 - Cùng lúc, giáo viên kiểm tra được khả năng lĩnh hội kiến thức của tất cả các HS.
 - Sử dụng cho nhiều bài học, môn học, hoạt động trong từng tiết học, nhiều hoạt động giáo dục như hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục An toàn giao thông,...
 - Học sinh được hoạt động độc lập, tự giác, chủ động trong từng bài học, tiết học.
 - Giờ học sôi nổi, học sinh hứng thú. 
 - Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.
 - Bảng con là đồ dùng rẻ tiền, học sinh nào cũng có thể trang bị được. 
 Bên cạnh những ưu điểm trên việc sử dụng bảng con cũng có một số hạn chế nhất định, đó là:
- Không lưu lại kiến thức(như vở viết, vở bài tập của HS)
- Không thực hiện được các bài tập có lượng kiến thức rộng, nhiều câu chữ (câu hỏi phân môn Tập đọc, giải bài toán có lời văn,...)
III.   BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Sử dụng bảng con:
Khi sử dung bảng con cho việc dạy và học chúng ta sử dụng trong rất nhiều môn học, bài học, hoạt động giáo dục khác nhau như: 
- Sử dụng trong các hoạt động kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, ôn tập trong một tiết học.
- Sử dụng trong các môn học: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên- Xã hội (Khoa Học- Lịch Sử- Địa Lý), Đạo Đức, Tiếng Anh, Âm Nhạc,...
- Sử dụng trong các hoạt động giáo dục ngoại khoá như: Thi Rung chuông vàng, thi tìm hiểu các kiến thức tự nhiên- xã hội, thi An toàn Giao thông,...
- Sử dụng được cho tất cả các khối, lớp. 
Cụ thể:
1.1 Sử dụng bảng con trong các hoạt động của một tiết học:
kiểm tra bài cũ: 
 Sử dụng bảng con để kiểm tra bài cũ giúp GV có thể kiểm tra được cùng lúc nhiều HS, khắc phục được tình trạng GV chỉ gọi một hoặc một vài HS kiểm tra còn các HS khác chỉ ngồi nghe hoặc làm việc riêng. 
 Ví dụ: 
+ Môn Toán 4 - bài "PHÉP TRỪ"(trang 39)
I.MỤC TIÊU : 
 -Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. 
 -Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
 -HS khá, giỏi làm thêm bài tập 4
 -HS biết vận dụng kiến thức đã học để tính toán tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC : 
 GV: -Bài tập 3 vẽ sẵn trên bảng phụ, SGK
 HS: -SGK, vở, bút, ...
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV yêu cầu: 
Tính: a) 6094 + 8566.
 b) 514625 + 82398
 - GV gõ thước lần 1: 
 - GV gõ thước lần 2: 
 - GV gõ thước lần 1: 
GV nhận xét, sửa bài cho HS(nếu sai).
2.Bài mới : 
...
- HS cả lớp thực hiện vào bảng con.
a) 6094 + 8566 = 14600
b) 514625 + 82398 = 597023
- giơ bảng.
- quay bảng ra sau.
- để bảng xuống bàn.
 Như vậy, trong thời gian 3-4 phút, GV yêu cầu HS sử dụng bảng con đã có thể kiểm tra được kiến thức và kỉ năng của tất cả HS về phép cộng số có nhiều chữ số. Hơn hẳn việc chúng ta gọi 2 HS lên bảng thực hiện, hình thức này chúng ta chỉ kiểm tra được 2 HS, trong khi các HS khác chúng ta không kiểm tra được.
+ Môn Tiếng Việt 4- Phân môn: Luyện từ và câu
Luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng
I. Mục tiêu. 
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3. HS khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4); giải được câu đố ở BT5.
II. Đồ dùng dạy - học. 
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng cấu tạo của tiếng.
III. Các hoạt động dạy - học. 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (3 phút)
- Yêu cầu HS phân tích cấu tạo của tiếng :
nguồn.
- Yêu cầu HS viết 1 tiếng có đủ 3 bộ phận
- Yêu cầu HS viết 1 tiếng có 2 bộ phận
- Nhận xét, đánh giá HS.
Hoạt động 2: Bài mới. (34 phút)
- HS cả lớp làm vào bảng con.
Ng (âm đầu)
uôn (vần) 
huyền (thanh)
- HS viết: thành, nước, tiến, ...
- HS viết: áo, im, ước, ...
 Như vậy, trong thời gian 3-4 phút, GV yêu cầu HS sử dụng bảng con đã có thể kiểm tra được kiến thức và kỉ năng của tất cả HS về cấu tạo của tiếng. Hơn hẳn việc chúng ta gọi 3 HS lên bảng thực hiện, hình thức này chúng ta chỉ kiểm tra được 3 HS, trong khi các HS khác chúng ta không kiểm tra được.
 Tuy nhiên, khi sử dụng bảng con cũng có nhược điểm là không phát huy được năng lực trình bày và diễn đạt bằng lời nói trực tiếp của HS. Chẳng hạn, khi kiểm tra bài cũ phân môn tập đọc hoặc các kiến thức cần ghi nhớ mang tính rộng, dài. Vì vậy, tránh sử dụng bảng con một cách tràn lan mà nên vận dụng linh hoạt kết hợp với kiểm tra bài cũ truyền thống (còn gọi là kiểm tra miệng).
b. Sử dụng bảng con trong dạy bài mới
Sử dùng bảng con trong dạy bài mới để nhằm HS tự lực tìm ra kiến thức mới của bài học. Thông thường, khi sử dụng hình thức này phải có gợi ý, hướng dẫn để HS có thể tự lực tìm và phát hiện, lĩnh hội tri thức.
Việc sử dụng bảng con trong dạy bài mới có rất nhiều ưu điểm như phát huy tính tích cực học tập của HS, tự lực tìm ra kiến thức mới, GV có thể nhận biết được thái độ, năng lực học tập của từng học sinh, tất cả học sinh... Bên cạnh đó, việc sử dụng bảng con cũng có những hạn chế như việc giao tiếp bằng lời giữa GV và HS không nhiều, không phải bất cứ HS nào cũng hiểu được và làm được những yêu cầu mà GV đưa ra để có thể tiếp thu được. Đây chính là yếu tố giúp giáo viên nhận ra những học sinh chưa hiểu bài, chưa lĩnh hội được kiến thức mới, từ đó, cần có sự hướng dẫn riêng đối với những HS này.
Ví dụ: khi dạy bài: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Môn Toán lớp 4 trang 81)
Sau khi GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia: 672:21
672 21
63 32
 42
 42 
 0
Chia theo thứ tự từ trái sang phải:
67 chia 21 được 3, viết 3;
3 nhân 1 bằng 3, viết 3;
3 nhân 2 bằng 6, viết 6;
67 trừ 63 băng 4, viết 4.
Hạ 2, được 42; 42 chia 21 được 2; 2 nhân 1 bằng 2, viết 2; 2 nhan 2 bằng 4, viết 4; 42 trừ 2 bằng 0, viết 0.
GV cho HS làm tiếp phép chia: 779 : 18 vào bảng con, yêu cầu HS chỉ thực hiện phép tính, không cần nêu cách thực hiện
779 18
72 43
59
54
5
 Đa số HS làm đúng, tuy nhiên có thể có những HS làm chậm hoặc không làm được, từ đó, GV dễ phát hiện những em đó và có hướng khắc phục, bổ sung kiến thức cho các em. bên cạnh, GV dễ nhận ra bao nhiêu HS đã hiểu và làm được bài trong thời gian rất ngắn. So với việc chúng ta gọi một HS lên bảng thực hiện (có thể HS đó thực hiện được hay không) còn HS dưới lớp tự làm bài, sau đó, GV chữa bài. Chắc chắn sẽ có HS không tham gia thực hiện (chưa biết HS đó thực hiện được hay không)
c. Sử dụng bảng con trong củng cố bài học:
Sử dụng bảng con để nhằm mục đích HS thực hiện khái quát hóa, hệ thống lại những kiến thức, kỹ năng vừa mới học.
Việc làm này thường được dùng lúc gần cuối tiết học sau khi học xong bài mới, hoặc có thể dùng sau khi học xong một phần nào đó của bài mà cần củng cố lại kiến thức của phần đó ngay.
Ví dụ: sau khi kết thúc Mục 1: Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của một số dân tộc ít người (môn Địa lí 4; bài MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN(tr. 73)). GV nêu yêu cầu: Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Sau đó, yêu cầu HS viết những dân tộc ít người mà em đã biết vào bảng con. Hoặc: sau khi học xong bài DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH (Toán 4; tr: 103), GV củng cố bài học bằng cách cho HS viết vào bảng con 
 Công thức tính diện tích hình bình hành là: Shbh = a x h ( Shbh là diện tích hình bình hành; a là độ dài đáy; h là chiều cao của hình bình hành)
 A B
 h
 C D
 a
 HS chỉ viết vào bảng con: Shbh = a x h 
1.2     Sử dụng bảng con trong các môn học, các khối, lớp:
 Là GV đang trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4C trường TH Quỳnh Thanh B tất nhiên là tôi tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học chủ yếu vào lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên, để giảng dạy tốt không chỉ nghiên cứu bài dạy của khối lớp mình đang giảng dạymà tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu chương trình, SGK ở các khối lớp khác, qua đó tôi nhận thấy chúng ta cũng có thể sử dụng bảng con ở tất cả các môn học, các khối, lớp. Tôi xin nêu một số lĩnh vực kiến thức, môn học, khối, lớp có thể sử dụng bảng con:
MÔN TOÁN:
 - Viết các số từ 1-10 (lớp 1).
 - Bảng nhân, chia 2 - 9 (lớp 2-3). 
 - Viết các số tự nhiên có nhiều chữ số, viết phân số, tỉ số, hỗn số,...(lớp 2,3,4,5)
 - So sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên, phân số,...(lớp 4, 5).
 - Tìm thành phần chưa biết của các phép tính,...(lớp 2,3,4,5)
 - Nhân nhẩm với 9, 11 (lớp 4).
 - nhân với 10,100, 1000,... Chia cho 10, 100, 1000, ....(lớp4)
 - Tính nhẩm, tính nhanh, tính bằng cách thuận tiện nhất(lớp 1, 2, 3, 4, 5)
 - Dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9 (lớp 4)
 - Rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số (lớp 4)
 - Vẽ các hình hình học như: hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình lập phương, hình hộp chữ nhật,... (lớp 1, 2, 3, 4, 5)
 - Công thức tính chu vi, diện tích các hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình lập phương, hình hộp chữ nhật,... (lớp 3, 4, 5)
 - Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, số tự nhiên, phân số, hỗn số (lớp 1, 2, 3, 4, 5).
...
MÔN TIẾNG VIỆT:
Luyện viết chữ đúng, đẹp (lớp 1, 2, 3, 4, 5) 
Viết đúng các từ ngữ chính tả (phân môn Chính tả lớp 1, 2, 3, 4, 5).
Cấu tạo tiếng (Luyện Từ và Câu lớp 4).
Chọn các từ không thuộc nhóm từ cùng chủ điểm.
...
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Trình bày ý kiền (nên/không nên) về một hành vi đạo đức nào đó (lớp 1, 2, 3, 4, 5).
Nhận xét về một hành vi đạo đức, thái độ đạo đức (đúng/sai) (lớp 1, 2, 3, 4, 5).
...
MÔN: KHOA HỌC
 Vẽ nhanh sơ đồ trao đổi chất ở người.
Nêu ba thể của nước.
Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Động vật, thực vật cần gì để sống ?
Chuổi thức ăn trong tự nhiên.
...
 MÔN: LỊCH SỬ
 Trình bày ý kiến (đúng/sai) trước các sự kiện lịch sử, mốc thời gian, thời điểm, địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử đó.
...
MÔN: ÂM NHẠC
 GV có thể yêu cầu HS viết khuông nhạc, khoá, nốt nhạc vào bảng con nhằm mục đích cùng lúc và trong thời gian ngắn có thể kiểm tra, phát hiện được những HS có năng khiếu Âm nhạc hoặc những HS chưa lĩnh hội được kiến thức âm nhạc, cụ thể là khuông, khoá, hình nốt nhạc, ...
Ví dụ: 
GV yêu cầu HS viết khuông nhạc vào bảng con:
žŸžŸžžžŸžŸžŸŸŸžŸžŸžŸžŸžŸŸžŸžŸžŸžŸ´ 
Hoặc khoá nhạc (khoá Son)
=&=ŸžŸžŸŸŸžŸžŸžŸžŸžŸŸžŸžŸžŸžŸŸŸžŸž´ 
Hoặc hình nốt nhạc
R w d h j qe i s o t M N §
Hoặc hình nốt nhạc trong khuông nhạc
=&=2Ÿ=b=!'=c='d='e=!'=f=!=g=!=h=!'o=!'=R==S=!'=T==U=!'=V==W=!'=X==_=´ 
...
MÔN: TIẾNG ANH
 Khi kiểm tra những từ mới mà GV đã cung cấp trước đó, không có việc làm nào tối ưu bằng việc GV cho tất cả HS viết từ mới vào bảng con, vừa tiết kiệm thời gian, đồng thời GV có thể kiểm tra khả năng nhớ từ mới của tất cả các HS. 
 Ví dụ: GV có thể kiểm tra vốn từ mới về các môn học sau khi học xong 
Unit Five: My School Subjects.(tr.46) (tiếng Anh 4)
- GV yêu cầu HS viết vào bảng từ chỉ: 
+ môn học: Toán. 
+ môn học: Khoa Học
- HS viết: Maths
- HS viết: Science
 Hoặc khi GV yêu cầu HS điền chữ cái còn thiếu vào câu.
 Ví dụ: Complete the sentences.
wh ct sd sh th
_ _ ese are my notebooks. HS chọn t h
_ _ en does she have Vietnamese? HS chọn w h
We don't have Art on Wedne _ _ ay. HS chọn s d 
What subje_ _s does she like? HS chọn c t 
The books are on the _ _ elf. HS chọn s h
...
 Sử dụng bảng con trong các hoạt động giáo dục khác như: Thi Rung chuông vàng, thi tìm hiểu các kiến thức tự nhiên- xã hội, thi An toàn Giao thông,...
 Thông thường, những người thiết kế, tổ chức các hoạt động này đều hướng vào hình thức cho HS tìm hiểu kiến thức thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm. HS của chúng ta thuộc vùng nông thôn khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy- học thiếu thốn thì thử hỏi lấy đâu ra bảng điện tử cho HS dùng. Do đó, cho việc sử dụng bảng con để tham gia các hoạt động ngoại khoá này như một đồ dùng, phương tiện tối ưu.
 Hình thức:
 - Người tổ chức – dẫn chương trình nêu câu hỏi- nội dung kiến thức cần tìm hiểu cùng các đáp án lựa chọn: a, b, c, d
- HS nghe, nhìn kĩ câu hỏi, nội dung kiến thức cần tìm hiểu, lựa chọn đáp án rồi viết vào bảng con (a, b, c hoặc d).
 Ví dụ: 
Câu 4: Đi bộ trên đường phố như thế nào để an toàn?
Đi trên vỉa hè, không đùa nghịch chạy nhảy
Nơi không có vỉa hè hoặc vỉa hè có vật cản thì phải đi sát lề đường bên phải và chú ý tránh xe cộ trên đường
Tất cả các trường hợp trên
(đáp án: C)
 Đặc biệt, hiện nay hầu hết các bài thi kiểm tra định kỳ đều có câu hỏi, bài tập dưới dạng trắc nghiệm, chắc chắn GV chúng ta khi giảng dạy bài mới, cũng cố, ôn tập hay kiểm tra bài cũ có thể sẽ phải sử dụng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm. Vậy thì có phương tiện, đồ dùng nào hay hơn, hiệu quả hơn bằng việc cho HS sử dụng bảng con.
 Ví dụ: giúp HS ôn tập một số kiến thức chương Phân số - các phép tính với phân số, chúng ta có thể sử dụng câu hỏi, bài tập sau:
Bài 1. (2 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau: 
 a. Trong các phân số: , , , ; phân số nào rút gọn được ?
 A. B. C. D. 
 Đáp án: C
 b. Số thích hợp để viết vào ô trống của: = là:
 A. 6 B. 24 C. 8 D. 18
Đáp án: D
 c. Phân số chỉ phần tô đậm của hình bên dưới là: 
 A. B. 
 C. D. 
Đáp án: B
d. Kết quả của biểu thức + là:
 A. B. C. D. 
M
N
Đáp án: A
Bài 2. (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
 Trong hình bình hành MNPQ có:
a. Cạnh MQ song song với cạnh NP. 
b. MQ là chiều cao.
P
H
Q
c. MH là chiều cao.
d. Cạnh MN không bằng cạnh QP.
Bài 3: (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 3 km2 = ................ m2	b. 15 m2 45 dm2 = ............... dm2
c. 97300 cm2 = ................. dm2	d. 63 dm2 9 cm2 = ................ cm2
Bài 4. (1 điểm) Điền dấu: ( >, <, = ) vào chỗ chấm:
 a. .............. b. ..................
 c................. d. ...................
 HS chỉ việc chọn chữ cái A, B, C, D (bài 1), viết chữ Đ, S (bài 2), viết số (bài 3), viết dấu ,= (bài 4) vào bảng con và trình bày sau khi GV nêu lần lượt từng câu hỏi, bài tập.
 Việc làm này rất hiệu quả và thiết thực vì trong thời gian ngắn, chúng ta có thể kiểm tra, ôn tập cho HS được nhiều kiến thức, được tất cả các HS. So với việc không dùng bảng con, cả HS và GV mất rất nhiều thời gian.
 2. Khắc phục hạn chế: 
 Như đã nói trên, việc sử dụng bảng con cũng có một số hạn chế nhất định, đó là:
- Không lưu lại kiến thức(như vở viết, vở bài tập của HS)
- Không thực hiện được các bài tập có lượng kiến thức rộng, nhiều câu chữ (câu hỏi phân môn Tập đọc, giải bài toán có lời văn,...)
 Như chúng ta đã biết, không có phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học nào là vạn năng, là tuyệt đối để mang lại hiệu quả cao trong dạy học và các hoạt động giáo dục mà cần có sự ứng dụng linh hoạt, vận dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học vào trong một tiết học, bài học, môn học hay một hoạt động giáo dục nào đó. Do đó, việc sử dụng bảng con cũng chỉ nhằm phát huy, tăng cường khả năng vận dụng các phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học của chúng ta vào công tác dạy học, giáo dục để công tác dạy học, giáo dục của chúng ta đạt kết quả cao hơn nên chúng ta cũng phải sử dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học vào trong các tiết học, bài học, môn học hay một hoạt động giáo dục nào đó. Sử dụng bảng con phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học tích cực chứ không phải là phương pháp, phương tiện, đồ dùng, hình thức dạy học vạn năng. chúng ta vẫn phải cho HS sử dụng vở HS, vở bài tập, phiếu học tập,...
3. Hình thức sử dụng bảng con:
 Yêu cầu tất cả HS phải có bảng con, giẻ lau, phấn.
 3.1 Với các hoạt động của một tiết học (kiểm tra bài cũ, bài mới, cũng cố,..), bài học, môn học chính khoá. Để sử dụng bảng con chúng ta tiến hành như sau:
- Yêu cầu HS chuẩn bị sẵn sàng bảng con, giẻ lau, phấn (thường xuyên có tại lớp, trong ngăn bàn của mỗi em).
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ cần giải quyết.
- Yêu cầu HS thực hiện vào bảng con, giao thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ.
- GV dùng lệnh (đã quy ước từ trước) cho HS thực hiện. Tôi dùng lệnh là gõ thước vào bảng lớp: + gõ lần 1: Hs làm bài.
 + gõ lần 2: Hs giơ bảng đã trình bày bài làm.
 + gõ lần 3: Hs quay bảng ra sau.
GV cho HS quan sát và nhận xét. GV nhận xét, kết luận.
 + gõ lần 4: Hs quay bảng ra trước.
 + gõ lần 5: Hs đặt bảng xuống.
 3.2 Với các hoạt động ngoại khoá (Thi Rung chuông vàng, thi tìm hiểu các kiến thức tự nhiên- xã hội, thi An toàn Giao thông,...):
- Yêu cầu HS chuẩn bị sẵn sàng bảng con, giẻ lau, phấn.
- Người tổ chức (dẫn chương trình) nêu câu hỏi (nhiệm vụ), các đáp án, thời gian.
- HS lựa chọn đáp án, viết vào bảng con.
- Hêt thời gian, người tổ chức(dẫn chương trình) yêu cầu HS giơ bảng.
- Ban Giám khảo, Trọng tài quan sát kết quả của các em, nhận xét, kết luận đáp án đúng.
IV. . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
 Thực ra, kinh nghiệm của tôi không mới, nó chỉ mang tính kế thừa, chủ động phát huy hơn nữa tính tích cực của học sinh. Khi cho HS sử dung bảng con, Gv phải lựa chọn nội dung thích hợp và bài bản hơn, học sinh  phải chuẩn bị kĩ nội dung thông qua việc học bài, nghiên cứu sách giáo khoa, hệ thống câu hỏi định hướng của giáo viên . Khi vào lớp, kết hợp kiến thức chuẩn bị sẵn và câu hỏi gợi ý định hướng, HS dễ dàng xây dựng bài, độc lập tư duy, lĩnh hội kiến thức, HS nhớ bài lâu hơn. Từ đó, sự tương tác hoạt động của GV- HS, HS- HS sẽ nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
 Để có “học sinh tích cực” thì thầy, cô giáo phải có phương pháp giảng dạy tích cực. Cần phải thừa nhận một thực tế là trong một lớp học, số “học sinh tích cực” thường rơi vào những em có học lực và hạnh k

File đính kèm:

  • docskkn bang con.doc