Đề tài Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong phân môn vẽ trang trí ở môn Mĩ thuật lớp 4

Giáo viên hướng dẫn học sinh không được sử dụng quá nhiều màu trong một bài trang trí, cần chú ý đến độ đậm nhạt của màu sắc.

 + Giáo viên cần theo dõi góp ý cho học sinh tô màu hài hòa với nhau.

3.5. Hướng dẫn học sinh thực hành

 Trước khi làm bài thực hành giáo viên nên cho học sinh xem một số bài làm của học sinh các lớp trước, giúp các em tự tin hơn trong vẽ bài của mình, nên cất các bài vẽ mẫu và các bài hướng dẫn để học sinh không vẽ theo.

 

doc29 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong phân môn vẽ trang trí ở môn Mĩ thuật lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc dạy và học phân môn“Vẽ trang trí ” đạt kết quả cao, đó là mục đích để tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này.
 3. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh khối lớp 4 của trường Tiểu học La Văn Cầu, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
 	4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
	Nghiên cứu qua các văn bản, chương trình, giáo trình, tài liệu sách báo về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật.
 	4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
	- Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh.
	- Dự chuyên đề trao đổi, dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật.
	- Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới.
	- Phương pháp quan sát, gợi mở, luyện tập, trực quan, nghiên cứu tâm lý học sinh.
	- Phương pháp thực nghiệm dạy thí điểm ở một số lớp bằng phương pháp mà mình đề ra.
5. Phạm vi nghiên cứu 
 	Với đề tài này tôi không tham vọng mở rộng phạm vi nghiên cứu mà chỉ nghiên cứu xung quanh những giờ dạy vẽ trang trí ở khối lớp 4 trong trường Tiểu học La Văn Cầu.
 	Tham khảo với các trường tiểu học trong huyện.
6. Dự kiến đóng góp của đề tài 
	 Đề tài này áp dụng vào việc giảng dạy phân môn “Vẽ trang trí” ở môn Mĩ thuật khối lớp 4 trong trường Tiểu học La Văn Cầu. Đóng góp một số kinh nghiệm cho bản thân và cho các đồng nghiệp khác trong huyện.
	Với đề tài tôi chọn nghiên cứu hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới phương pháp dạy và học phân môn dạy “Vẽ trang trí” trong môn Mĩ thuật ở trường tôi đạt kết quả cao. Mặt khác sẽ là cơ sở cho các đồng nghiệp của tôi ở trong huyện, tỉnh vận dụng vào bài giảng của mình để nâng cao chất lượng bộ môn Mĩ thuật.
II. NỘI DUNG
Cơ sở lý luận của đề tài
 	Trong những năm học qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường. Tôi thấy hầu hết các em đều yêu thích học vẽ và nhất là ở phân môn “Vẽ trang trí”. Ở các khối 1, 2, 3 các em mới bước đầu làm quen với màu vẽ, vẽ tiếp họa tiết và tô màu vào hình có sẵn, còn ở học sinh khối lớp 4 các em được tiếp xúc với màu vẽ và cách pha màu, đơn giản hoa lá thành những họa tiết để đưa vào trang trí, các em được trang trí các đồ vật gần gũi trong cuộc sống hằng ngày như, lọ hoa, đĩa tròn nhưng qua khảo sát một số học sinh ở khối lớp 4 tôi thấy hầu hết các em đều chưa tích cực, chủ động, sáng tạo được những họa tiết cũng như những hình mảng đẹp để đưa vào bài trang trí, mà đa phần là bài vẽ thô sơ, họa tiết rời rạc, bài vẽ kém hiệu quả.
 	Thực tế trang trí là nghệ thuật sắp xếp các hình mảng, đường nét, màu sắc trên một mặt phẳng (Giấy vải) hay một hình thể nhất định nào đó (phòng học, hội trường) Ở học sinh tiểu nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng học trang trí là sự khéo léo sắp xếp các họa tiết, các đường nét, màu sắc và độ đậm nhạt hợp lý tạo nên những bài vẽ đẹp, hiệu quả. Ngoài ra học trang trí các em còn tự do sáng tạo, vận dụng những gì mình đã học vào bài vẽ theo sở thích của mình.
2. Thực trạng
2.1. Thực trạng học tập của học sinh
 Qua việc dạy học phân môn “Vẽ trang trí ” ở trường tôi thấy đa số học sinh lớp 4 đều ưa thích phân môn này, nhưng các em chưa vận dụng được các kiến thức đã học vào bài vẽ, ít sáng tạo về họa tiết, hình mảng, vẽ màu theo một cách rập khuôn, các em chưa tích cực, chủ động, sáng tạo riêng cho mình những họa tiết mới lạ. Đa số chép lại ở sách giáo khoa, hình ảnh sơ sài, kém hiệu quả. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh xem đó là môn phụ không ảnh hưởng đến kết quả xếp loại cuối năm nên ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu bài của các em.
 Qua thăm dò học sinh bằng cách trò chuyện gợi mở. Hầu hết các em đều cho rằng học phân môn“Vẽ trang trí” rất thích nhưng các em còn rất thụ động, ít sáng tạo, vì không biết phải bắt đầu từ đâu? Phải chọn họa tiết như thế nào cho phù hợp với bài vẽ của mình, cách vẽ màu cũng đòi hỏi theo một cơ cấu nhất định nên rất khó hình dung.
 Khảo sát một số bài vẽ của học sinh tôi thấy các em còn chưa nắm bắt được cách trang trí, trong quá trình vẽ các em không theo trình tự tiến hành các bước mà trang trí theo kiểu ngẫu nhiên. Khi vẽ bài còn chưa chú ý đến bố cục lớn nhỏ, vẽ bình thường tự do, dẫn đến các mảng đều nhỏ bằng nhau và để khoảng trống rộng, họa tiết sơ sài. Các mảng giống nhau chưa đều và chưa chú ý đến các trục đối xứng, bố cục thường chung chung chỉ theo hướng dẫn của giáo viên.
 Màu sắc ở bài trang trí phân bố chưa hợp lý giữa đậm nhạt, nóng lạnh, chưa biết cách pha màu để tạo thêm màu mới, dùng màu thường thiếu độ đậm nhạt do nhẹ tay.
 Bài trang trí đơn giản Màu sắc phân bố không hợp lý
 Học sinh không có thói quen sưu tầm các họa tiết đẹp phục vụ cho tiết học của mình mà đa số sử dụng họa tiết ở sách giáo khoa. Nhìn chung học sinh chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phải chăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em chưa được đánh thức.
2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên 
 Do đặc điểm của nhà trường, là một trường trung tâm nhưng do huyện mới tách nên cơ sở vật chất còn khó khăn, chưa có phòng riêng cho môn Mĩ thuật. Đồ dùng dạy học như tranh, ảnh, tài liệu tham khảo dành cho học Mĩ thuật còn quá ít. 
 Qua khảo sát, thăm dò một số trường tiểu học trên địa bàn huyện, tôi thấy môn Mĩ thuật cũng chưa thực sự được coi trọng, hầu hết các giáo viên đều xem đó là môn phụ, không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra đánh giá, xếp loại cuối năm. Do đó giáo viên đến lớp thường chuẩn bị sơ sài, khi dạy giáo viên dạy kiến thức một cách chung chung, chưa chú ý đến trọng tâm, yếu tố thẩm mỹ của bài học, chưa mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh. Do vậy bài vẽ của học sinh còn thiếu tính sáng tạo cả về bố cục lẫn hình vẽ và màu sắc. 
Giáo viên còn dạy theo kiểu truyền thống, chưa áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Mĩ thuật, đồ dùng dạy học chưa hợp lý, các thao tác vẽ trên bảng còn chậm, không có thời gian để áp dụng trò chơi, vì vậy không phát huy được tính sáng tạo của học sinh trong việc tìm họa tiết. 
2.3. Điều tra thực trạng
 	Qua khảo sát học sinh khối lớp 4 năm học 2012-2013 tôi thấy kết quả học trang trí của các em đạt kết quả không cao. Cụ thể là
Bảng1: Kết quả học tập ở phân môn vẽ trang trí ở khối lớp 4 năm học 2012-2013
Lớp
TS HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
4A
27
5
18,5%
16
59,2 %
6
22,3 %
4B
23
3
13 %
15
65,3%
5
21,7%
 Qua kết quả khảo sát khối lớp 4, tôi thấy tỉ lệ học sinh hoàn thành ở mức khá cao so với học sinh hoàn thành tốt, một số học sinh thì chưa hoàn thành. Cho thấy chất lượng dạy phân môn“Vẽ trang trí” ở khối lớp 4 đạt hiệu quả chưa cao.
 	Tất cả các thực trạng trên đều đáng lo ngại, là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề. Tôi luôn trăn trở và muốn tìm ra một giải pháp hợp lý để học phân môn“Vẽ trang trí”cũng như bộ môn Mĩ thuật thế nào cho thật sự hiệu quả.
Biện pháp
 Khác với các phân môn khác “Vẽ trang trí” là tổng hợp các kiến thức chung người vẽ có thể suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo thường xuyên, liên tục để luôn luôn có cái mới, cái đẹp, không lặp lại chính mình, không giống với người khác. Vì thế học trang trí đòi hỏi học sinh phải tích cực, chủ động, sáng tạo để tạo ra sản phẩm của bản thân mình. Chính những sản phẩm này là thành quả lao động có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục thị hiếu thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩ của học sinh khi đứng trước cái đẹp.
 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong phân môn “Vẽ trang trí” ở học sinh lớp 4 là học sinh phải làm việc tích cực để tạo ra những sản phẩm mới, tạo ra những họa tiết mới của riêng mình. Vì ở chương trình trang trí lớp 4 các em được học màu sắc, được làm quen với màu vẽ, vẽ họa tiết bằng những đường nét đơn giản, vẽ đơn giản hoa lá, chép họa tiết trang trí dân tộc, chính tất cả các bài học này sẽ giúp các em tìm được những họa tiết mới và dùng những họa tiết này để đưa vào trang trí các hình cơ bản như hình vuông, hình tròn, đường diềm, trang trí lọ hoa, và để học sinh làm được điều đó thì người giáo viên phải có một phương pháp dạy học tích cực, người dạy phải làm cho học sinh có cảm hứng để sáng tạo ra những họa tiết đẹp để áp dụng vào bài vẽ của mình. Bản thân tôi việc đầu tiên đến lớp tôi luôn chuẩn bị nghiên cứu kĩ giáo án, thiết kế giáo án điện tử với nhiều nội dung phong phú phục vụ cho tiết dạy, thiết kế một số trò chơi tạo không khí vui tươi cho tiết học.
 	Ví dụ: Những bài vẽ đơn giản hoa lá, vẽ họa tiết trang trí dân tộc, giáo viên cần thiết kế giáo án điện tử để học sinh thấy được sự phong phú của hoa lá, các họa tiết dân tộc đa dạng, dùng để trang trí ở đâu?... Từ đó các em hình dung và đưa những họa tiết này vào trang trí các bài học như hình tròn, hình vuông, 
 	Liên hệ bài học với thực tế cuộc sống, đưa các em vào thực tế gần gũi với cuộc sống hằng ngày nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em.
 	Ví dụ: Trang trí lọ hoa thì trong thực tế lọ hoa có rất nhiều cách trang trí khác nhau, mà lọ hoa thì lại rất gần gũi với học sinh, các em có thể thấy và cảm nhận được. Vì vậy giáo viên nên sưu tầm nhiều hình ảnh về lọ hoa để học sinh tham khảo. Từ những thực tế này các em hình dung được học trang trí là để làm đẹp cho cuộc sống, và chính bản thân các em là người tích cực sáng tạo ra sản phẩm đẹp cho mình. 
 	Phát huy tính tích cực chủ động trong phân môn “Vẽ trang trí” ở khối lớp 4 là đòi hỏi người giáo viên phải có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự sáng tạo, ham tìm tòa hiểu biết cho học sinh, tạo ra một khí thế trong tiết học và có được một tiết học đạt hiệu quả nhất.
3.1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
+ Giáo viên cần chuẩn bị những mẫu vật thật như lọ hoa, đĩa tròn, gạch men, để học sinh thấy được vẻ đẹp của các đồ vật khi được trang trí và khích thích khả năng sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên cần vẽ và sưu tầm các dạng bài trang trí khác nhau để phục vụ cho việc trang trí của từng bài như bảng màu sắc, cách đơn giản hoa lá, các họa tiết trang trí dân tộc, các mẫu hình vuông, hình tròn,vì các bài trang trí này là một thực tế sinh động giúp học sinh rất nhiều trong việc tư duy các hình tượng liên quan đến bài học.
+ Giáo viên sưu tầm các bài vẽ do học sinh vẽ, các bài vẽ này được chọn lọc và mỗi bài có những nét riêng, điển hình có thể giúp giáo viên khai thác, phục vụ tốt cho tiết dạy.
+ Giáo viên chuẩn bị các băng đĩa, hình liên quan đến bài học
3.2. Hướng dẫn học sinh tìm họa tiết để trang trí
 	Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều hoa, lá, quả và các hình con vật hoặc những hình học có thể dùng làm họa tiết để trang trí. Trong chương trình phân môn “Vẽ trang trí” khối lớp 4, ngay ở những bài đầu tiên học sinh đã được học vẽ hoa lá, đơn giản hoa lá, chép họa tiết dân tộc. Nên ở những bài này giáo viên nên chọn phương pháp dạy trực quan, gợi mở, để học sinh tích cực trong việc đơn giản các họa tiết từ hoa lá thật, chép được những họa tiết dân tộc đơn giản để từ đó học sinh hình dung đưa các họa tiết này vào các bài trang trí cơ bản như hình vuông, hình tròn....
 	+ Khi sử dụng các họa tiết này để đưa vào trang trí, giáo viên cần lưu ý học sinh phải lựa chọn những họa tiết đơn giản, đẹp và phù hợp để đưa vào bài vẽ, tránh đưa vào bài những họa tiết quá phướt tạp, rườm rà hoặc quá sơ lược, thô thiển.
 Họa tiết hoa lá đẹp đơn giản
 + Giáo viên lựa chọn cung cấp cho học sinh thêm những họa tiết mới để bổ sung kiến thức phù hợp với nội dung của từng bài.
 Một số họa tiết mới lạ
 	+ Ở mỗi bài trang trí giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm họa tiết mới lạ qua các bài học. Yêu cầu học sinh không sao chép ở sách giáo khoa mà có thể tự vẽ, tự sáng tạo ra các họa tiết mà mình thích để đưa vào bài trang trí cho phù hợp.
3.3. Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp họa tiết, hình mảng
 Giáo viên nên chọn một số bài đẹp có bố cục mảng, hình vẽ, màu sắc khác nhau để lôi cuốn học sinh và gợi ý để các em suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Tùy theo từng bài trang trí mà giáo viên hướng dẫn cách sắp xếp họa tiết cho phù hợp. có thể gợi ý cho học sinh sắp xếp họa tiết theo cách đối xứng, xen kẻ hoặc nhắc lại tùy theo yêu cầu của từng bài.
 	 Ví dụ: Bài trang đường diềm học sinh có thể sử dụng cách trang trí xen kẻ hoặc nhắc lại.
 Bài mẫu trang trí đường diềm
 Ở bài trang trí hình tròn, trang trí lọ hoa học sinh có thể sử dụng sắp xếp họa tiết theo cách đối xứng (các họa tiết bằng nhau và giống nhau qua các trục đối xứng) trang trí phá cách theo lối ứng dụng.
Trang trí sử dụng họa tiết ứng dụng Trang trí sử dụng họa tiết đối xứng
 + Giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp bài trang trí làm rõ trọng tâm, có chính phụ rõ ràng, các mảng chính luôn to và nổi bật, làm rõ đặc trưng của từng bài trang trí cụ thể. Tránh sắp xếp họa tiết một cách tùy tiện không đúng theo yêu cầu của bài. 
 Bài vẽ trang trí sắp xếp có mảng chính, mảng phụ
 + Giáo viên vẽ trực tiếp lên bảng cách sắp xếp các họa tiết, vẽ các trục đối xứng, các mảng chính, phụ từng bước của một bài vẽ trang trí để học sinh quan sát.
 3.4. Hướng dẫn học sinh cách tô màu vào bài trang trí 
 Trong phân môn vẽ trang trí màu sắc là yếu tố tạo hình rất quan trọng. Một bài trang trí đẹp học sinh phải biết cách chọn màu, tô màu cho phù hợp. Với học sinh lớp 4 các em đã học về màu sắc, các em đã biết thế nào là màu nóng, màu lạnh, nên khi học sinh vẽ màu giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách phối màu một cách hợp lý theo yêu cầu của từng bài.
 Tô màu theo gam màu nóng Tô màu theo gam màu lạnh
 Trong quá trình tô màu giáo viên có thể gợi ý để học sinh tô màu theo ý thích và cảm xúc riêng, không tô màu một cách tùy tiện. Giáo viên hướng dẫn học sinh tô đều từ đậm đến nhạt, tô gọn trong hình và làm rõ nội dung chính của bài.
 Tô màu làm rõ nội dung
 + Giáo viên hướng dẫn học sinh không được sử dụng quá nhiều màu trong một bài trang trí, cần chú ý đến độ đậm nhạt của màu sắc.
 + Giáo viên cần theo dõi góp ý cho học sinh tô màu hài hòa với nhau.
3.5. Hướng dẫn học sinh thực hành
 	Trước khi làm bài thực hành giáo viên nên cho học sinh xem một số bài làm của học sinh các lớp trước, giúp các em tự tin hơn trong vẽ bài của mình, nên cất các bài vẽ mẫu và các bài hướng dẫn để học sinh không vẽ theo.
 	Giáo viên gợi ý động viên khích lệ học sinh vẽ, không can thiệp trực tiếp vào bài vẽ của học sinh, có thể sử dụng các bài tập đang vẽ của học sinh để làm mẫu hướng dẫn bổ sung.
 	Khi học sinh thực hành, giáo viên đến từng bàn quan sát, góp ý, giúp đỡ các học sinh còn lúng túng chưa nắm được cách vẽ, động viên các học sinh vẽ bài tốt.
 	Ở phần thực hành, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh vẽ theo tổ, theo nhóm để các thành viên trong nhóm có dịp thể hiện năng lực cá nhân trước bạn bè, thầy cô giáo.
3.6. Nhận xét đánh giá
 	Cuối tiết học giáo viên cần dành thời gian để nhận xét đánh giá bài vẽ của học sinh. 
 	Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá, chọn một số bài đẹp khác nhau cho học sinh nhận xét, phân tích từ cách vẽ mảng, họa tiết, màu sắc để học sinh thấy được sự phong phú của trang trí. Cho học sinh đánh giá theo tiêu chí đã đưa ra.
 	Giáo viên nhận xét chung, xếp loại. Tránh đánh giá chung chung hoặc không đúng với khả năng của học sinh sẽ làm cho học sinh mất hứng thú.
 	Khi nhận xét chung giáo viên nên khen ngợi học sinh để động viên khích lệ, không nên chê nhiều đối với học sinh chưa hoàn thành. Cuối tiết học giáo viên nên liên hệ bài học với thực tế cuộc sống.
 	Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy giúp học sinh học tốt phân môn “Vẽ trang trí” trong môn Mĩ thuật khối lớp 4 ở bậc tiểu học.
3.7. Cách thực hiện
 Tôi áp dụng biện pháp này vào dạy học phân môn “Vẽ trang trí” ở khối lớp 4 trong trường Tiểu học La Văn Cầu. Dưới đây là ví dụ cụ thể tiết dạy vẽ trang trí của khối lớp 4.
Bài giảng điện tử lớp 4: Bài 9: Vẽ đơn giản hoa lá
I/ Mục tiêu
- HS hiểu được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa lá đơn giản. 
- Biết cách vẽ đơn giản một hoặc hai bông hoa, chiếc lá
- HS tập vẽ đơn giản một bông hoa hoặc một chiếc lá.
II/ Đồ dùng dạy- học
1/ Giáo viên: Máy chiếu, bài giảng điện tử, bảng phụ, tranh dùng làm trò chơi
2/ Học sinh: Mang SGK, vở tập vẽ, bút màu các loại,
III/ Các hoạt động dạy- học:
Ổn định: (2’) 
HS giới thiệu bắt bài hát “ Hoa lá mùa xuân ”
 Slide 1
1/ Kiểm tra bài cũ, đồ dùng. 
 Slide 2
2/ Bài mới: GV cho chơi trò chơi ghép tranh hoa lá để giới thiệu bài (HS chia thành hai đội chơi thực hiện)
 - Học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét giới thiệu bài. (HS nhắc lại tên đề bài)
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (8’) 
Slide 3
- GV: Cho HS quan sát hình hoa lá yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: 
+ Em hãy gọi tên các loại hoa lá trên? (Hoa đồng tiền, hoa sen, hồng)
+ Hình dáng và màu sắc của chúng có gì khác nhau? (mỗi loại hoa có một đặt điểm riêng và màu sắc khác nhau)
+ Hãy kể tên thêm một số loại hoa lá mà em biết?
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm bạn nhận xét.
 - GV nhận xét đặt câu hỏi yêu cầu các nhóm thảo luận
+ Hoa lá thường dùng trang trí ở đâu ? 
+ Học sinh trả lời (Hoa lá dùng trang trí trong cuộc sống hàng ngày)
+ Vậy để đưa hoa lá vào trong các bài trang trí thì chúng ta phải làm gì?
+ Đại diện nhóm trả lời, các nhóm bạn nhận xét.
GV nhận xét giới thiệu họa tiết hoa lá áp dụng trong trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
 Slide 4
Giáo viên giới thiệu về hoa lá thật và hoa lá đơn giản.
 Slide 5
Giáo viên kết luận, cho học sinh nhắc lại kết luận
Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
GV yêu cầu các nhóm xem SGK nêu các bước vẽ hoa lá.
+ Vẽ hình dáng chung của hoa lá.
+ Vẽ trục và các nét chính của hoa lá.
+ Vẽ chi tiết và sửa chữa hoàn chỉnh hình.
+ Vẽ màu.
GV chiếu từng bước vẽ lên bảng cho học sinh quan sát 
Slide 6
GV cho học sinh nhắc lại các bước vẽ. 
 Slide 7
Giáo viên kết luận
Hoạt động 3: Thực hành (18’)
 - Giáo viên cho học sinh vẽ một bông hoa hay chiếc lá mà em thích.
 - Giáo viên cho học sinh tham khảo bài vẽ của học sinh năm trước.
 Slide 8
 - Giáo viên cho học sinh xem một số hoa lá mẫu. 
 Slide 9
 - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành.
 - Giáo viên xuống từng bàn hướng dẫn học sinh còn lúng túng.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bài.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(2’)
- GV: Cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí: 
 Slide 10
+ Hình hoa lá.
+ Cách vẽ màu.
- GV nhận xét chung.
+ Khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp, động viên học sinh chưa hoàn thành .
Củng cố, dặn dò.(1’) 
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước đơn giản hoa lá. 
+ Giờ sau mang đầy đủ đồ dùng học tập
 Slide 11
Bài làm của học sinh sau tiết học:
 Bài vẽ của bạn Doãn Đình Hảo học sinh lớp 4A
 Bài vẽ của bạn Bùi Thị Duyên học sinh lớp 4B
Một số bài vẽ hoàn thành tốt sau khi áp dụng phương pháp mới
Bài vẽ trang trí đường diềm của bạn Lê Thế Đăng học sinh lớp 4A
 Bài vẽ trang trí hình tròn của bạn Tôn Thị Nhi học sinh lớp 4B
 Bài vẽ trang trí lọ hoa của bạn Vũ Đức Hưng học sinh lớp 4A
4. Kết quả đạt được
 	Qua thời gian thực hành thử nghiệm các biện pháp trên ở khối lớp 4 ở trường. Tôi nhận thấy hầu hết các em đều yêu thích khi học phân môn này. Từ đó, tôi thu được kết quả dạy học phân môn “Vẽ trang trí” ở môn Mĩ thuật khối lớp 4 năm học 2013-2014 rất khả quan. Cụ thể như sau:
Bảng 2: Kết quả học tập phân môn vẽ trang trí bằng phương pháp mới năm học2013-201
Lớp
TS HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
4A
27
 12
44,4%
15
55,6%
0
0 %
4B
23
 10
37 %
13
 63%
0
0 %
 Có được kết quả như vậy là nhờ áp dụng phương pháp mới, và tôi thấy đây là phương pháp đạt hiệu quả cao. Chứng minh một số giải pháp tôi đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Kết quả thu được thật đáng khích lệ, không còn học sinh xếp loại chưa hoàn thành nữa mà tỷ lệ ở mức hoàn thành tốt rất cao so với khi chưa áp dụng phương pháp mới. Vì vậy tôi sẽ áp dụng những giải pháp này vào trong việc giảng dạy của mình sau này để giúp cho chất lượng dạy và học phân môn “ Vẽ trang trí ” để đạt kết quả cao. Tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp này ở các khối khác trong trường Tiểu học La Văn Cầu và cho các bạn đồng nghiệp trong huyện tham khảo, góp ý để cùng nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật trong huyện nhà.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
 	Phương pháp dạy học là phạm trù rộng trong việc nghiên cứu giáo dục. dạy học trang trí cũ

File đính kèm:

  • docskknthuyr.doc