Đề tài Phân tích các bộ phận hợp thành của vùng biển nước ta
Tương đối chính xác về hình dạng.
- Tài nguyên khoáng sản: giàu than, sắt, thiếc.Vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí, có sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.
- Khó khăn: sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, các dòng chảy sông ngòi, tính bất ổn định cao của thời tiết.
#Phân tích các bộ phận hợp thành của vùng biển nước ta. TL: - Nội thuỷ: là vùng tiếp giáp với đất liền phía trong đường cơ sở, vùng nội thuỷ được xem như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền. - Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải nước ta có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí, ở đây nhà nước ta có quyển thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ thuế quan, quy định về y tế, môi trường... - Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp với lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. Ở đây ta có hoàn toàn chủ quyền về kinh tế. Nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay được tự do hoạt động. - Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài có độ sâu khoảng 200 m hoặc sâu hơn nữa. #Đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta. TL: - Giới hạn: phía tây - tây nam của miền nằm dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phái tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ. - Có hai đặc điểm cơ bản: quan hệ mật thiết với Hoa Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất - kiến tạo và chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. - Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung..., địa hình catxtơ khá phổ biến. - Địa hình bờ biển khá đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu. #Giải thích vì sao công nghiệp khai thác dầu khí tuy mới hình thành nhưng lại nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. TL: - Xét về thế mạnh lâu dài: + Có nhiều bể trầm tích lớn như: Cửu Long, Nam Côn Sơn...Lực lượng lao động tay nghề ngày được nâng cao. + Thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều chương trình liên doanh liên kết với nước ngoài. Luôn được nhà nước ưu tiên phát triển. - Xét về hiệu quả kinh tế - xã hội: tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Góp phần giải quyết vấn đề việc làm nâng cao đời sống cho người dân. - Tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác: hầu như tác động đến toàn bộ các ngành kinh tế về quy mô, kĩ thuật - công nghệ và chất lượng sản phẩm. #Vẽ lược đồ Việt Nam TL: Yêu cầu: - Chiều dài lược đồ bằng tờ giấy thi. - Đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ (các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), có hai hệ thống sông lớn (Hệ thống sông Hồng, Cửu Long), ba trung tâm hành chính đại diên 3 ba miền (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).Có tên lược đồ. - Tương đối chính xác về hình dạng. - Tài nguyên khoáng sản: giàu than, sắt, thiếc...Vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí, có sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa. - Khó khăn: sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, các dòng chảy sông ngòi, tính bất ổn định cao của thời tiết. Điền thông tin: Yêu cầu: - Định hướng tương đối chính xác các đối tượng đã cho. - Có chú giải, vẽ đúng các kí hiệu. #Phân tích những định hướng chính về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng Sông Hồng nước ta trong thời gian tới. TL: - Xu hướng chung tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vưc II và khu vực III. Đến nănm 2010 tỉ trọng các khu vực tương ứng là 20%, 34% và 46%. - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là hiện đại hoá và phát triển công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá. - Đối với khu vực I: + Giảm tỉ trọng các ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng các ngành chăn nuôi và thuỷ sản. + Riêng trong ngành trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng dần tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả. - Đối với khu vực II: + Quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm. + Đó là các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. Da - giày, vật liệu xây dựng, cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử. - Đối với khu vực III: + Du lịch là ngành tiềm năng, nhất là ở Hà Nội, Hải Phòng. + Các dịch vụ khác như: tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo cũng phát triển mạnh nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế. #Nêu các giải pháp để ổn định và phát triển hơn nữa cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. TL: - Mở rộng diện tích, xây dựng các công trình thuỷ lợi để giải quyết các vấn đề nước tưới về mùa đông. - Tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật nhất là hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, nhà máy xí nghiệp chế biến. - Mở rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. - Phân bố lại dân cư lao động, đặc biệt lao động có tay nghề. - Kêu gọi các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, các chương trình liên doanh liên kết. - Đa dạng hoá các cây trồng công nghiệp để hạn chế rủi ro trong tiêu thụ vừa sử dụng hợp lí tài nguyên, đi đôi với việc bảo vệ rừng.
File đính kèm:
- TuLuanCauDon_DiaLy.docx