Đề tài Phân loại và giải đề thi học sinh giỏi huyện Nam Sách

Câu 2 ( 2 điểm):

1. Có 4 chất rắn sau: Al2O3, MgO, CaO, Na2O đựng trong 4 lọ khác nhau mất nhãn, Chỉ dùng thêm nước và các dụng cụ cần thiết, trình bày cách nhận biết các chất trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có).

2. Trình bày phương pháp hóa học để thu được Ag nguyên chất từ hỗn hợp bột Cu, Al, Mg, Ag. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có).

Câu 3 ( 2 điểm)

1. Từ dung dịch CuSO4 20%, H2O và các dụng cụ cần thiết ( có đủ). Hãy trình bày cách pha chế 50 gam dung dịch CuSO4 10%.

2. Từ đồng, muối ăn, nước và các dụng cụ cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học điều chế: đồng (II) hidroxit, nước gia-ven.

 

docx148 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân loại và giải đề thi học sinh giỏi huyện Nam Sách, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p X?
Nếu dùng khí sản phẩm ở các phản ứng khử X, cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. Biết hiệu suất phản ứng này chỉ đạt 80%.
BÀI LÀM:
Câu 1 ( 2 điểm):
2KMNO4 t° K2MnO4 + MnO2 + O2
Phản ứng phân hủy
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Phản ứng thế
SO3 + H2O → H2SO4
Phản ứng hóa hợp
2K + H2O → 2KOH + H2
Phản ứng thế
 Câu 2 ( 2 điểm):
Cho mẩu than hồng lần lượt vào miệng lọ:
+ chất khí làm than hồng bùng cháy là oxi
+ chất khí làm than hồng tắt là nito và khí cacbonic
+ chất khí làm than hồng cháy nhưng không bùng cháy mạnh như khi cho vào oxi là không khí
Lần lượt dẫn 2 khí làm than hồng tắt vào dung dịch nước vôi trong dư
+ khí làm vẩn đục nước vôi trong là CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
+ khí không làm vẩn đục nước vôi trong là Nito
Câu 3 ( 2 điểm):
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (1)
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
Sau khi phản ứng kết thúc, cân vẫn ở vị trí cân bằng chứng tỏ mCO2 = mH2
Theo bài ta có: nCaCO3 = 0,25 mol
Theo (1): nCO2 = nCaCO3 = 0,25 mol → mCO2 = 0,25 . 44 = 11 g
Vì mCO2 =mH2 = 11 g → nH2= 5,5 mol
Theo (2): nAl = 23 nH2 = 23. 5,5 = 3,67 mol
a = mAl = 3,67 .27 = 99 g
vậy phải dùng 99 g Al vào dung dịch H2SO4 thì cân sẽ giữ ở vị trí cân bằng.
Câu 4 ( 2 điểm):
nguyên tố hóa học bắt buộc phải có trong chất A là C và H. Nguyên tố hóa học có thể có hoặc không có trong chất A là O.
chất A phải có C và H vì khi cháy tạo ra CO2 và H2O
chất A có thể không có oxi, khi đó oxi của không khí sẽ kết hợp với C và H tạo ra CO2 và H2O
a. PTHH:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
CO + CuO t° Cu + CO2 (2)
 b. nCaCO3 = 0,01 mol
nCu= 0,6464 = 0,01 mol
Theo (1): nCO2 phản ứng = nCaCO3 sinh ra = 0,01 mol
VCO2 = 0,01 .22,4 = 0,224 lít
Theo (2): nCO phản ứng = nCu sinh ra= 0,01 mol
VCO = 0,01 .22,4 = 0,224 lit
Vhh= 0,224 + 0,224 = 0,448 lit
Câu 5 ( 2 điểm):
PTHH:
CO + CuO t° Cu + CO2 (1)
Fe2O3 +3 CO t° 2Fe + 3CO2 (2)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (3)
Chất rắn màu đỏ không tan là Cu, khối lượng Cu là 3,2 g
nCu= 3,264= 0,05 mol
theo (1): nCuO = nCu = 0,05 mol
mCuO= 0,05 . 80 = 4 g
khối lượng Fe là mFe = 20 – 4 = 16 g
phần trăm khối lượng các kim loại là: %mCu = 420 . 100% = 20%
%mFe= 100 – 20 = 80%.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (4)
NFe2O3= 16160 = 0,1 mol 
Theo Pt (1),(2) => số mol CO2 là 0,05 + 3.0,1 = 0,35 mol
Theo Pt (4) => số mol caCO3 là 0,35 mol
Mà hiệu suất đạt 80% => khối lượng CaCO3 tạo thành là;
mCaCO3 = 35.80100= 28 g.
ĐỀTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NAM SÁCH NĂM HỌC 2009- 2010
MÔN: HÓA HỌC
Câu 1( 2 điểm):
Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:
MgCO3 1 CO2 2 Na2CO3 3 NaHCO3 4 NaCl
Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi:
Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong.
Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch NaOH dư.
Câu 2 ( 2 điểm):
Có 4 chất rắn sau: Al2O3, MgO, CaO, Na2O đựng trong 4 lọ khác nhau mất nhãn, Chỉ dùng thêm nước và các dụng cụ cần thiết, trình bày cách nhận biết các chất trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có).
Trình bày phương pháp hóa học để thu được Ag nguyên chất từ hỗn hợp bột Cu, Al, Mg, Ag. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có).
Câu 3 ( 2 điểm)
Từ dung dịch CuSO4 20%, H2O và các dụng cụ cần thiết ( có đủ). Hãy trình bày cách pha chế 50 gam dung dịch CuSO4 10%.
Từ đồng, muối ăn, nước và các dụng cụ cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học điều chế: đồng (II) hidroxit, nước gia-ven.
Câu 4 ( 2 điểm):
Hỗn hợp Mg, Fe có khối lượng 8 gam được hòa tan hoàn toàn bởi dung dịch HCl vừa đủ. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư. Kết tủa thu sinh ra sau phản ứng đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi giảm đi 2,8 gam so với trước khi nung. Xác định % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Sục V lít khí CO2 ( đktc) vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 aM sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 23,3 gam kết tủa. Tính V, a?
Câu 5 ( 2 điểm):
A là hỗn hợp M2CO3, MHCO3, MCl ( M là kim loại kiềm). Cho 43,71 gam hỗn hợp A tác dụng hết với V ml dung dịch HCl 10,52% ( D = 1,05 g/ml) lấy dư thu được dung dich B và 17,6 gam khí C. Nếu cho dung dịch B tác dụng với dung dịch KOH 0,8M thì cần 250 ml tạo ra dung dịch E. Cô cạn E được 59,36 gam muối khan. Nếu cho dung dịch B tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 137,76 gam kết tủa.
Xác định tên kim loại M và phần trăm khối lượng mỗi chất trong A.
BÀI LÀM
 Câu 1 ( 2 điểm): 
(1) MgCO3 t° MgO + CO2
(2) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
(3) Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3
(4) NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
 2. a) Có kết tủa xuất hiện sau đó kết tủa trắng tan tạo thành dung dịch không màu
 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
 CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
b)Hỗn hợp tan 1 phần, có khí thoát ra.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 
 Câu 2 ( 2 điểm):
– Lấy mẫu thử đánh stt
Hòa tan các mẫu thử với nước
+ Nhóm 1: 2 mẫu không tan trong nước
+ Nhóm 2: 2 mẫu tan trong nước: CaO và Na2O
Lấy 1 trong 2 dung dịch thu được ở nhóm 2 cho vào phần không tan đến dư
+ 1 mẫu tan là Al2O3
+ 1 mẫu không tan là MgO
Nhiệt phân 2 mẫu dung dịch nhóm 2
+ 1 mẫu bị nhiệt phân là mẫu của CaO
+ mẫu còn lại không bị nhiệt phân là mẫu của Na2O
Các PTHH:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + Al2O3 →2 NaAlO2 + H2O
Hoặc: Ca(OH)2 + Al2O3 → Ca(AlO2)2 + H2O
Ca(OH)2 t° CaO + H2O
– Hòa tan hỗn hợp bằng axit HCl, chỉ có Al và Mg phản ứng
2Al +6 HCl → 2AlCl3 + 2H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Lọc lấy phần chất rắn không tan, cho vào HNO3 đặc, dư
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 +2 NO2 + 2H2O
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
Cho thêm kim loại Cu vào dung dịch thu được, lọc lấy phần chất rắn tách ra khỏi dung dịch:
2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 +2Ag.
Câu 3 ( 2 điểm):
Khối lượng CuSO4 có trong 50 gam dung dịch CuSO4 10% là:
mCuSO4=10 .50100% = 5 gam
Khối lượng dung dịch CuSO4 20% là:
mdd = m .100%C% = 5.100%20%= 25 gam
vậy lượng nước cần dùng là : mH2O = 50 – 25 = 25 gam
Cách pha chế: đong lấy 25 ml nước, đổ vào cốc có dung tích 100ml. Sau đó cân lấy 25 gam dung dịch CuSO4 20%, hòa vào nước ta được 50gam dung dịch CuSO4 10%.
– Điều chế nước gia- ven
Hòa tan NaCl vào nước, sau đó đem điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp.
NaCl + H2O đp m.n.x H2 + Cl2 + NaOH
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2 
Điều chế Cu(OH)2
NaCl + H2O đp m.n.x H2 + Cl2 + NaOH
Cu + Cl2 → CuCl2
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ +2 NaCl
Câu 4 ( 2 điểm):
Các PTHH
Mg + 2 HCl → MgCl2 + H2 (1)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
Dung dịch thu được gồm FeCl2 và MgCl2
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl (3)
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl (4)
Kết tủa sinh ra gồm Mg(OH)2 và Fe(OH)2
Mg(OH)2 t° MgO + H2O (5)
Fe(OH)2 t° FeO + H2O (6)
Gọi số mol của Mg và Fe trong hỗn hợp lần lượt là x và y ( mol)
24x + 56y = 8 (*)
Khi nung kết tủa, khối lượng giảm đi 2,8 gam so với trước khi nung => mgiảm = mH2O = 2,8 gam
nH2O = 2,818 = 745 mol
Theo các phương trình
 nH2O(5) = nMgO = nMg(OH)2 = nMgCl2 = nMg = x (mol)
nH2O(6)= nFeO = nFe(OH)2 = nFeCl2 = nFe = y (mol)
x + y = 745 (**)
từ (*) và (**) ta có hệ phương trình: 24x+56y=8x+y= 745
x= 145y= 215
Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:
mMg= 145 × 24 = 815 gam => %mMg= 8/158× 100% = 6,67%
%mFe= 100% - 6,67% = 93,33%.
PTHH:
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O (1)
 Vì dung dịch thu được cho tác dụng với H2SO4 thu được kết tủa nên trong dung dịch A có Ba(HCO3)2
CO2 dư, Ba(OH)2
PTHH: 
BaCO3 + CO2+ H2O → Ba(HCO3)2 (2)
Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CO2 + 2H2O (3)
Theo bài: nBaCO3 dư= 0,1 mol; nBaSO4 = 0,1 mol
Theo PT (3): nBa(HCO3)2 = nBaSO4 = 0,1 mol
Số mol BaCO3 bị hòa tan là: nBaCO3.p.ứng= nBa(HCO3)2= 0,1 mol
Tổng số mol BaCO3 là 0,2 mol
Theo 2 PT (1) và (2), số mol CO2 là 0,3 mol
VCO2 = 0,3 . 22,4 = 6,72 lít
Số mol Ba(OH)2 là: nBa(OH)2 = nCO2(1)= 0,2 mol
CM.Ba(OH)2 = 0,20,5 = 0,4 M
Câu 5 ( 2 điểm):
Gọi số mol của M2CO3, MHCO3, MCl lần lượt là x, y, z mol
Theo bài: mhh = 43,71 = x(2M + 60)+ y(M + 61) + z( M + 35,5) (*)
Các PTHH
M2CO3 + HCl → 2MCl + CO2 + H2O (1)
MHCO3 + HCl → MCl + CO2 + H2O (2)
Theo bài: nCO2 = 17,644 = 0,4 mol
Theo 2 PT (1) và (2) : x + y = 0,4 mol (**)
Dung dịch B thu được gồm ( 2x + y + z) mol MCl và HCl dư
Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch KOH, chỉ có HCl phản ứng
KOH + HCl → KCl + H2O (3)
Có nKOH = 0,2 mol
Theo phương trình (3): nKCl= nHCl= nKOH = 0,2 mol
mmuối= mKCl + mMCl = 59,36
 = 0,2 . 74,5 + (2x + y + z).( M + 35,5)= 59,36 
 =(M + 35,5).( 2x + y + y) = 44,46 (***)
Cho B tác dụng với dung dịch AgNO3:
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 (4)
0,2 0,2
MCl + AgNO3 → AgCl + MNO3 (5)
2x+y+z 2x + y+ z
Theo bài: mAgCl = 137,76 gam => nAgCl = 0,96 mol
Theo 2 pt (4) và (5): nAgCl=0,96 = 0,2 + 2x + y + z
2x + y + z = 0,76 (****)
Từ (*), (**),(***)và (****) ta có hệ x2M + 60+ yM + 61+ z M + 35,5=43,71 x + y = 0,4(M + 35,5).( 2x + y + y) = 44,46 2x + y + z = 0,76
M=23x=0,3y=0,1z=0,06
Vậy kim loại M là Natri
Phần trăm khối lượng mỗi chất trong A là:
mM2CO3 = 0,3 . 106 = 31,8 gam 
%mM2CO3= 31,843,71 × 100% = 72,8%
mMHCO3 = 0,1 .84 = 8,4 gam
%mMHCO3 = 8,443,71 × 100% = 19,2 %
%mMCl= 100% - 72,8% - 19,2% = 8%.
PHẦN III. NỘI DUNG
BÀI TẬP LÝ THUYẾT
Dạng 1: Bài tập nhận biết
Hướng dẫn cách giải:
+ Trích các chất cần nhận biết thành các mẫu thử riêng biệt.
+ Cho mẫu thử đặc trưng các mẫu vào thử để quan sát hiện tượng, nhận ra dấu hiệu → kết luận chất.
+ Viết phương trình hóa học để minh họa.
Nhận biết không giới hạn thuốc thử
Đây là loại bài tập nhận biết mà thuốc thử sử dụng không bị gò ép mà được lựa chọn tự do. Tuy nhiên thuốc thử lựa chọn phải nhận biết được rõ từng chất và phải phù hợp.
Ví dụ:
Bài 1( đề thi HSG năm 2007 – 2008): Có bốn bình khí mất nhãn lần lượt đựng các khí: CO2, CH4, C2H2, C2H4.Hãy nhận biết các chất khí trên bằng phương pháp hóa học.
Bài làm
 – dẫn lần lượt các khí vào bình đựng dung dịch nước vôi trong
+ 1 khí làm vẩn đục nước vôi trong là CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
+ 3 khí còn lại không hiện tượng
Dẫn 3 khí còn lại qua dung dịch Brom với lượng khí là như nhau
+ có 2 khí làm mất màu dung dịch Br2, khí nào làm mất màu dung dịch Br2 nhiều hơn thì đó là khí C2H2, khí làm mất màu dung dịch Br2 là C2H4
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
+ khí không làm mất màu dung dịch Br2 là CH4
Bài 2: ( đề giới thiệu thi Olympic HSG năm 2013 – 2014) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ hóa chất bị mất nhãn gồm: CaO, P2O5, MgO và Na2O đều là chất bột màu trắng?
Bài làm
– lấy mẫu thử đánh số thứ tự:
Cho các mẫu thử lần lượt tác dụng với nước:
+ Mẫu thử không tan trong nước là MgO
+ Các mẫu thử còn lại tan trong nước thành các dung dịch
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Nhúng 1 mẩu quỳ tím vào các dung dịch thu được:
+ Dung dịch làm quỳ tím chuyển màu đỏ thì đó là mẫu của P2O5
+ Có 2 dung dịch làm quỳ tím chuyển xanh
Sục khí CO2 lần lượt vào 2 dung dịch còn lại:
+ Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng thì đó là mẫu của CaO
 Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
+ Dung dịch còn lại không hiện tượng đó là mẫu của Na2O
2 NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Bài 3: ( đề thi HSG hóa 8): Có 4 lọ mất nhãn đựng các khí sau: oxi, nito, không khí, khí cacbonic. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các khí trong mỗi lọ.
Bài làm
Cho mẩu than hồng lần lượt vào miệng lọ:
+ chất khí làm than hồng bùng cháy là oxi
+ chất khí làm than hồng tắt là nito và khí cacbonic
+ chất khí làm than hồng cháy nhưng không bùng cháy mạnh như khi cho vào oxi là không khí
Lần lượt dẫn 2 khí làm than hồng tắt vào dung dịch nước vôi trong dư
+ khí làm vẩn đục nước vôi trong là CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
+ khí không làm vẩn đục nước vôi trong là Nito
Bài 4: ( đề thi HSG năm 2009 – 2010): Có 4 lọ hóa chất, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch muối( không trùng lặp gốc axit và kim loại). Những muối đó là clorua; sunfat; nitrat; cacbonat của các kim loại Na, Ba, Mg và Ag.
Hỏi đó là các lọ đựng những dung dịch của muối nào? 
Hãy phân biệt các lọ đựng hóa chất trên bằng phương pháp hóa học?
Bài làm
a. Vì đều là dung dịch muối ( không trùng lặp gốc axit và kim loại) nên 4 đó là: AgNO3, BaCl2, Na2CO3 và MgSO4
b). - Lấy mẫu thử đánh số thứ tự
- Nhỏ dung dịch HCl vào các mẫu
+ 1 mẫu xuất hiện kết tủa là mẫu của AgNO3
HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3
+ 1 mẫu xuất hiện bọt khí là mẫu của Na2CO3
2HCl + Na2CO3 →2NaCl + CO2 + H2O
+ 2 mẫu còn lại không hiện tượng
Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào 2 mẫu còn lại:
+ 1 mẫu xuất hiện kết tủa trắng là mẫu của MgSO4
MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2
+ 1 mẫu không hiện tượng là BaCl2
Bài tập không có lời giải:
Bài 1: Nhận biết các hóa chất sau trong các lọ mất nhãn bằng phương pháp hóa học: Na2SO4, HCl, NaNO3
Bài 2: Nhận biết bốn chất rắn màu trắng sau bằng phương pháp hóa học: CaCl2, CaCO3, CaO, NaCl.
Bài 3: Nhận biết 6 dung dịch sau: HCl, H2SO4, HNO3, NaOH, Ca(OH)2.
Bài 4: Nhận biết 4 dung dịch sau: Na2CO3; CuSO4; MgCl2; K2S.
Nhận biết bằng thuốc thử hạn chế.
Dùng thuốc thử nhận ra 1 hoặc vài chất trong hỗn hợp → dùng chất vừa nhận ra để làm thuốc thử, nhận biết các chất còn lại.
Ví dụ: 
Bài 1( đề khảo sát chất lượng HSG năm 2011 – 2012)
 Chỉ dùng thêm một hóa chất tự chọn đơn giản, trình bày cách nhận biết 5 gói bột riêng biệt màu trắng chứa : CaO, MgO, Na2O, Al2O3, Al. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có).
Bài làm
Lấy mẫu thử đánh số thứ tự
Lần lượt hòa các mẫu thử vào nước:
+ có 1 mẫu tan trong nước đó là Na2O: Na2O + H2O → 2NaOH
+ có 1 mẫu sinh ra chất rắn màu trắng, ít tan trong nước: CaO
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
 + 3 mẫu còn lại không tan trong nước: MgO, Al và Al2O3.
Dùng NaOH vừa được hòa tan ở trên, cho vào 3 mẫu thử không tan trong nước:
 + Một mẫu tan trong NaOH, có khí không màu thoát ra: Al
 PTHH: 2Al +2 NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑
+ Một mẫu tan trong NaOH, nhưng không có khí thoát ra: Al2O3
 PTHH: Al2O3 +2 NaOH → 2NaAlO2 + H2O
+ Mẫu còn lại không hiện tượng là MgO.
Bài 2 ( đề thi HSG năm 2014 – 2015): Chỉ dùng một thuốc thử, trình bày cách nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn (riêng biệt) sau: H2SO4 loãng; Na2SO4; BaCl2; NaCl. Viết phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có)
Bài làm
– lấy mẫu thử đánh số thứ tự
Cho mẩu quỳ tím vào các dung dịch
+ Mẫu làm quỳ tím chuyển đỏ là H2SO4
+ 3 mẫu còn lại không hiện tượng.
Lấy H2SO4 vừa nhận biết được ở trên nhỏ vào 3 mẫu thử còn lại
+ 1 mẫu xuất hiện kết tủa trắng, đó là mẫu của BaCl2
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
+ 2 mẫu còn lại không hiện tượng
Dùng BaCl2 cho vào 2 mẫu còn lại:
+ 1 mẫu xuất hiện kết tủa trắng là mẫu của Na2SO4
BaCl2 + Na2SO4 → NaCl + BaSO4 ↓
+ Mẫu còn lại là NaCl.
Bài 3 ( đề thi chọn HSG năm 2010 – 2011): Chỉ dùng thêm nước có thể phân biệt được 4 gói bột riêng biệt màu trắng chứa: BaO, MgO, Al2O3, Al được không? Nếu được em hãy trình bày cách nhận biết các chất trên và viết phương trình phản ứng xảy ra( nếu có).
Bài làm
Chỉ dùng thêm nước có thể phân biệt được 4 gói bột riêng biệt màu trắng chứa BaO, MgO, Al2O3, Al
Lấy mẫu thử đánh số thứ tự
Hòa tan các mẫu thử vào nước
+ 1 mẫu tan trong nước là BaO
BaO + H2O → Ba(OH)2 
+ 3 mẫu còn lại không tan trong nước: MgO, Al và Al2O3
 Lấy dung dịch Ba(OH)2 vừa thu được ở trên cho vào các mẫu thử còn lại
+ 1 mẫu tan trong Ba(OH)2 , có khí thoát ra là mẫu của Al
Ba(OH)2 +2 Al +2 H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2 ↑
+ 1 mẫu tan trong Ba(OH)2 , nhưng không có khí thoát ra là mẫu của Al2O3
Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O
+ mẫu còn lại không hiện tượng là MgO
Bài 4 ( đề KSCL HS ôn thi vào lớp 10): 
Chỉ dùng thêm quỳ tím,hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch riêng biệt, mất nhãn sau: CH3COOH, K2SO4, NaCl, H2SO4, Ba(OH)2. Viết các PTHH xảy ra (nếu có).
Bài làm
– Lấy mẫu thứ đánh số thứ tự
Cho các mẩu quỳ tím vào các dung dịch
+ Quỳ tím hóa đỏ là : H2SO4, CH3COOH
+ Quỳ tím hóa xanh là: Ba(OH)2
+ Các chất còn lại không làm quỳ tím đổi màu
Cho Ba(OH)2 tác dụng với 2 dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ
+ Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là mẫu của H2SO4
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O
+ Mẫu không có kết tủa là CH3COOH
2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + H2O
Cho Ba(OH)2 tác dụng với các chất còn lại không làm quỳ tím đổi màu
+ Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là K2SO4
Ba(OH)2 + K2SO4 → BaSO4 ↓ + KOH
+ Chất còn lại là NaOH.
Bài 5( đề thi HSG huyện Ninh Giang năm 2010 – 2011): Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu, đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: K2CO3, K2SO4, H3PO4, HCl, Ba(OH)2.
Viết các phương trình hóa học xảy ra. ( các dụng cụ cần thiết coi như có đủ)
Bài làm
Lấy mẫu thử đánh số thứ tự
Thử các mẫu thử với quỳ tím:
+ 1 mẫu làm quỳ tím chuyển xanh là mẫu của Ba(OH)2
+ 2 mẫu làm quỳ tím chuyển đỏ.
+ 2 mẫu không làm quỳ tím chuyển màu.
Cho Ba(OH)2 vào 2 dung dịch làm quỳ tím chuyển đỏ:
+ 1 mẫu xuất hiện kết tủa vàng => đó là mẫu của H3PO4
3Ba(OH)2 + 2H3PO4 → Ba3(PO4)2 + 6H2O
+ 1 mẫu không hiện tượng là mẫu của HCl:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 +2 H2O
Dùng HCl vừa nhận biết ở trên cho vào 2 dung dịch không làm quỳ tím chuyển màu:
+ 1 mẫu xuất hiện khí không màu thoát ra là mẫu của K2CO3
2HCl + K2CO3 → 2KCl + CO2 + H2O
+ 1 mẫu không hiện tượng là K2SO4.
Bài tập không có lời giải
Bài 1: Có 4 chất rắn sau: Al2O3, MgO, CaO, Na2O đựng trong 4 lọ khác nhau mất nhãn, Chỉ dùng thêm nước và các dụng cụ cần thiết, trình bày cách nhận biết các chất trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có).
Bài 2: Nhận biết các dung dịch sau trong các lọ mất nhãn bằng phương pháp hóa học: FeCl2; FeCl3; HCl; NaOH mà chỉ dùng quỳ tím.
Bài 3: Chỉ dùng thêm 1 kim loại, hãy nhận biết 4 dung dịch chứa trong 4 lọ mất nhãn sau: Na2SO4, Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2.
Bài 4: Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, Na2SO4,BaCl2 đựng trong 4 lọ mất nhãn. Chỉ dùng dung dịch HCl, hãy nhận biết các lọ hóa chất trên?
Bài 5: Cho các chất: Na, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3. Chỉ dùng thêm nước, hãy nhận biết các chất trên.
Dạng 2: Hoàn thành sơ đồ biến hóa
Hướng dẫn cách giải
Viết sơ đồ phản ứng.
Cân bằng phương trình. 
Hoàn thiện phản ứng hóa học đầy đủ.
Sơ đồ biến hóa là chất cụ thể.
Ví dụ: 
Bài 1: ( đề thi HSG năm 2007 – 2008): Hoàn thành chuỗi biến hóa hóa học sau
Fe à FeCl3 à Fe2(SO4)3 à FeSO4 à Fe(OH)2 à Fe(OH)3
Bài làm
Fe (1) FeCl3 (2) Fe2(SO4)3 (3) FeSO4 (4) Fe(OH)2 (5) Fe(OH)3
 2Fe + 3Cl2 t° 2FeCl3
 2FeCl3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6HCl
Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
 2 Fe(OH)2 + 12 O2 + H2O t° 2Fe(OH)3
Bài 2: ( đề KSCL HSG năm 2011 – 2012): Viết phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ sau: ( ghi rõ điều kiện nếu có).
Cu à CuSO4 à Cu(OH)2 à CuO à Cu
Bài làm
Cu (1) CuSO4 (2) Cu(OH)2 (3) CuO (4) Cu
 Cu + 2 H2SO4, đặc t° CuSO4 + SO2 +2 H2O
 CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
 Cu(OH)2 t° CuO + H2O
 CuO + CO t° Cu + CO2
Bài 3: ( đề thi HSG huyện Ninh Giang): 
Viết phương trình hóa học cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:
CuCl2 - - - > Cu - - - > CuSO4 - - - >CuCl2 - - - > Cu(NO3)2
Bài làm
CuCl2 (1) Cu (2) CuSO4 (3) CuCl2 (4) Cu(NO3)2
CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu
Cu + 2H2SO4, đặc t° CuSO4 + SO2 + 2H2O
CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2CuCl2
CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Cu(NO3)2
Bài 4( đề thi HSG năm 2009 – 2010): 
Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:
MgCO3 1 CO2 2 Na2CO3 3 NaHCO3 4 NaCl
Bài làm
(1) MgCO3 t° MgO + CO2
(2) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
(3) Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3
(4) NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
* Bài tập không có lời giải:
Bài 1: Viết phương trình hóa học theo sơ đồ sau:
a,CaCO3 → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → BaCO3
 b, Cu CuO
 Cu(NO3)2 
 CuO Cu(OH)2
Bài 2: Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau:
A, Cu à CuO à CuCl2 à Cu(OH)2 à CuO à CuSO4 à Cu.
B, MgSO4 à Mg(OH)2 à MgO à MgCl2 à Mg(NO3)2 à MgCO3 à MgO.
C, P à P2O5à H3PO4 à NaH2PO4 à Na2HPO4 à Na3PO4 à NaCl à NaOH.
Bài 3: Viết các phương trình hóa học cho dãy chuyển hóa sau:
 Na2SO3 → NaCl
S → SO2 → H2SO3 → CaSO3 → SO2 
 SO3 → H2SO4 → Fe2(SO4)3
Bài 4: Có những chất : AlCl3, Al, Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3. Hãy chọn những chất có quan hệ với nhau để lập thành 2 dãy biến hóa và viết phương trình phản ứng

File đính kèm:

  • docxHo_20150726_101923.docx
Giáo án liên quan