Đề tài Nâng cao nhận thức của học sinh về bia chứng tích chiến tranh huyện Gio Linh

 Trong chiến lược xây dựng con người của Đảng ta, thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước là đối tượng vô cùng quan trọng. Trong “Di chúc Bác Hồ từng viết “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Hiện nay nhiều nhà trường, nhiều tổ chức rất quan tâm đến việc bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh bằng nhiều hình thức. Xem việc giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức là nhiệm vụ cốt lõi và có tính chiến lược để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Ngoài những bài học trên lớp, các nhà trường đã có chương trình,kế hoạch đưa học sinh đi thăm các khu nghĩa trang, các bia tưởng niệm Thực tế lịch sử đã khẳng định những chứng tích của chiến tranh là những bản thông điệp giàu nội dung chuyển tải của thế hệ đi trước gửi cho thế hệ đi sau thông qua con đường giáo dục.

doc19 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao nhận thức của học sinh về bia chứng tích chiến tranh huyện Gio Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tranh. Có nhiều bạn còn không thể trả lời câu hỏi “Chiến tranh là gì ?” Họ không để ý lắm đến những điều này trong cuộc sống ấm no, đầy đủ của mình và cũng có thể là họ không có điều kiện để tìm hiểu về lịch sử của dân tộc mình. Nhưng thế hệ trẻ thanh niên học sinh hôm nay là thế hệ trụ cột của tương lai. Trong lòng mỗi người phải lưu giữ, phải khắc ghi quá khứ hào hùng của dân tộc. Bởi vì sự hình thành và phát triển của mỗi quốc gia luôn gồm quá khứ, hiện tại và tương lai. Yếu tố lịch sử, con người không là ngoại lệ. Người đã chết, đang sống và thế hệ mai sau có mối liên hệ mật thiết với nhau. |Bởi vậy, giáo dục truyền thống cha ông cho thế hệ trẻ hôm nay là điều cần thiết. Dù vẫn biết những bài học về lịch sử là không thể thiếu đối với mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng một trong những sự tác động trực tiếp mang dấu ấn nhất là cho các em nhìn thấy một phần nào đó của lịch sử. |Bia chứng tích chiến tranh là một trong những dẫn chứng trực quan sinh động, có thể tác động sâu sắc đến nhận thức của nhiều người. Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống đạo đức và lối sống cho học sinh trong nhà trường không chỉ dừng lại ở các chương, điều trong sách vở mà quan trọng là phải giáo dục bằng chiều sâu lịch sử, những truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc, bằng những tấm gương yêu nước tiêu biểu, những anh hùng, liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta. Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, vấn đề hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định. Giải quyết vấn đề này trong lĩnh vực giáo dục đạo đức chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại. Thực tế có nhiều địa phương đã tạo nên được truyền thống cứ đến ngày 22 tháng 12 thì tổ chức cho thanh niên đến bia chứng tích dâng hương, làm vệ sinh khuôn viên. Cũng có nhiều địa phương người ta đến viếng ở bia chứng tích trong ngày kỉ niệm sự kiện lịch sử có liên quan, nhằm ý nghĩa thiết thực là báo ơn, báo công với những người nằm xuống nơi đó. 
 Bản thân tôi cũng từng có mặt trong những người đến viếng bia chứng tích Phú Ân, xã Hải Thái khi học cấp 2. Cảm xúc xót xa, tiếc nuối xen lẫn tự hào, kính phục cứ len lỏi trong tâm hồn tôi trong suốt quá trình nghe bác cựu chiến binh xã kể lại công lao và sự hi sinh to lớn của những người đã ngã xuống vì mảnh đất này. Đứng trước bia chứng tích chỉ cần một phút nghiêng mình kính cẩn trước vong linh những người đã khuất chúng ta sẻ cảm nhận được sự hi sinh, lòng quả cảm của những người đã nằm xuống trong chiến tranh.
 Chúng tôi chọn đề tài này bởi chúng tôi nhận ra rằng bia chứng tích chiến tranh có ý nghĩa khơi gợi, tác động mạnh mẽ nhất đến mỗi người khi đứng trước nó hơn hàng trăm bài diễn thuyết nào. Thế hệ trẻ cần những bằng chứng như thế để nhớ về lịch sử của dân tộc mình. Để bồi đắp lòng tự hào, niềm tin về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Và đó là động lực thúc đẩy mỗi cá nhân biết tự đánh giá bản thân mình, tự phán xét mình để hoàn thiện nhân cách đúng đắn.
II. Mục đích nghiên cứu.
 Giá trị cao quý nhất của xã hội, của con người không phải ở vật chất mà ở đời sống văn hóa tinh thần và tình cảm cao đẹp. Dân tộc Việt Nam có truyền thống coi trọng những phẩm chất, coi trọng những giá trị đạo đức , giá trị tinh thần của con người. Một trong những giá trị tinh thần cao đẹp là biết ơn quá khứ , biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày hôm nay. Biết ơn để rồi cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách mà cuộc sống đặt ra trong hiện tại. Dẫu biết rằng mỗi thời đại đặt ra cho dân tộc những nhiệm vụ khác nhau. Khi đất nước có chiến tranh tuổi trẻ đã khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với đất nước. Những vị anh hùng dân tộc đã làm cho giặc phương Bắc phải khiếp sợ. Rồi đến những năm của thế kỉ hai mươi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, tuổi trẻ Việt Nam đã lập rất nhiều chiến công. Họ là những lực lượng bộ đội, dân quân du kích, thanh niên xung phong “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đó chính là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Bế Văn Đàn, anh Nguyễn Viết Xuânvà còn rất nhiều những người trẻ tuổi khác. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành khi mới 21 tuổi đã bôn ba ra nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc. Ngày hôm nay , đất nước đang phát triển , hội nhập quốc tế , sứ mệnh của thanh niên, học sinh với dân tộc cũng không hề thay đổi. Đất nước cần hơn bao giờ hết một thế hệ vừa có tài vừa có đức.Như thế cần phải chú trọng bồi dưỡng trong lòng thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương, gia đình, lòng tự tôn dân tộc. Đa số thanh niên ngày nay có trình độ nhận thức , có hoài bão, có tinh thần trách nhiệm với chính cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên cũng còn một bộ phận thanh niên đang có biểu hiện suy thoái đạo đức, ăn chơi lêu lỏng , không có lí tưởng sống, đam mê những thị hiếu tầm thường.Vì thế những thanh niên , học sinh đó khi phải được đứng đối diện với những người hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh bản thân vì lí tưởng dân tộc họ chắc chắn sẽ phải chạnh lòng, phải tự đặt câu hỏi cho bản thân mình. Quá khứ chiến tranh đã chứng minh vị trí, vai trò của tuổi trẻ đối với sự tồn vong của dân tộc. Lớp lớp thanh niên là những tấm gương tiêu biểu thuộc nhiều lứa tuổi trong cả nước đã dựng thành tượng đài sừng sững về một thế hệ anh hùng. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng tâm sự:
“ Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước”
 Thiết nghĩ, mỗi tấm bia chứng tích là tấm gương trong suốt cho mỗi người đứng trước nó tự soi mình. Sự tác động của nó đến nhận thức, suy nghĩ của mỗi người là trực tiếp, sâu sắc. Vậy làm sao để những bia chứng tích được lập nên không đơn thuần chỉ là sự quan tâm của đoàn thể hay của một người nào đó đối với người đã khuất? Làm sao để sự tưởng nhớ, ghi ơn về một thời quá khứ là thành tâm trong mỗi con người. Trong các nhà trường hiện nay luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn diện việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng ta phải nỗ lực bồi dưỡng con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ với phương châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người. Lứa tuổi thanh niên, học sinh là lứa tuổi nhạy cảm, để giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh cần có giải pháp hợp lí và thiết thực.Chúng tôi khẳng định trở về với cội nguồn bằng cách cho học sinh, thanh niên hiểu và tự hào về lịch sử của địa phương mình đang sống qua các bia chứng tích ở địa phương là hành trình giáo dục gần nhất và khả quan.Hơn nữa, khi nghiên cứu đề tài này bản thân chúng tôi được trải nghiệm trong niềm cảm xúc tự hào, hãnh diện trước lịch sử quê hương mình.
III. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện tốt các nội dung nêu trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành các phương pháp chủ yếu sau đây:
1. Phương pháp thu thập, nghiên cứu, phân tích và xử lý thông tin.
 Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài. Phương pháp này giúp cho chúng tôi có cơ sở nghiên cứu, phân tích nắm bắt được nguồn gốc lý luận của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được tiến hành như sau:
- Định hướng nguồn tư liệu, tài liệu (thu thập, lưu trữ, phát hành v.v).
- Thu thập các tư liệu, tài liệu liên quan.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
- Phân tích, xử lý thông tin từ tài liệu và từ thực tế khảo sát theo định hướng của đề tài. 
2. Phương pháp chuyên gia
 Là phương pháp hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Sự góp ý của các nhà chuyên môn, các thầy cô giáo góp phần nâng cao kiến thức khoa học cho đề tài.
3. Khảo sát
- Khảo sát các bia chứng tích chiến tranh có trong địa bàn huyện Gio Linh
- Khảo sát học sinh THCS,THPT của một số trường trong huyện
IV. Phạm vi nghiên cứu
 Quảng Trị nằm giữa khúc ruột miền Trung gánh hai đầu tổ quốc. Từ thuở khai sinh lập địa đã hứng chịu hết những gì vốn có trên đời. Quảng Trị từng là chiến trường ác liệt nhất trong những năm chống thực dân, đế quốc. Nếu lịch sử dân tộc Việt Nam là những trang sử hào hùng thì lịch sử Quảng Trị sẽ là những điểm son chói lọi để tô đẹp thêm cho những trang sử đó. Và ở đây Gio Linh là địa bàn hứng chịu nhiều nhất sự tàn phá, chia cắt và những thử thách nghiệt ngã của chiến tranh. Đặc biệt trong kháng chiến chống Mĩ, mảnh đất này từng là vị trí tiền đồn, đầu cầu giới tuyến, nơi đối đầu quyết liệt nhất giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa cách mạng và phản cách mạng. Đây là nơi giặc Mĩ chọn để thí nghiệm mọi chiến lược chiến tranh và các loại vũ khí giết người hiện đạiCùng với sự tàn bạo của kẻ thù, lịch sử còn khắc ghi và mãi mãi vang vọng những chiến công oanh liệt gắn liền với các địa danh như đường 74, Nam Đông, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Quán Ngang, Cửa Việt, Gio An
 “ Tự hào thay mảnh đất này
 Gian truân vất vả đắng cay chất chồng 
 Đất nghèo sinh những anh hùng
 Thắm trang truyền thống, thơm lừng sử xanh
 Cồn Tiên, Dốc Miếu, Quán Ngang
 Gio Hải, Gio Lễ, Trung Giang, Gio Thành
 Ôi Tân Minh, nhớ Tân Minh
 Nỗi đau ngày ấy đâu lành lương tri”
 ( Tiến Hồng)
 Là một học sinh thuộc huyện Gio Linh, trong đề tài chúng tôi chỉ xin giới hạn nghiên cứu những bia chứng tích có trong địa bàn huyện . Với nội dung chính là tìm hiểu thực trạng tồn tại của bia chứng tích và sự tác động trực tiếp của bia chứng tích chiến tranh đối với nhận thức của thanh niên, học sinh. 
 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lí luận 
 Trong đời sống xã hội, mỗi con người phải ý thức được ý nghĩa, mục đích hành động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những hành động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng. Những mối quan hệ đó quy định giới hạn nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Nó cũng tạo thành động lực phát triển xã hội. Nói cách khác đó chính là đạo đức của con người. Vậy đạo đức là gì? Chúng ta biết rằng có nhiều cách định nghĩa về đạo đức. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân- cá nhân, cá nhân- xã hội. Đạo đức là toàn bộ những quy tắc , chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. Như vậy dù định nghĩa theo cách nào thì cốt lõi của đạo đức cũng chính là nghĩa vụ, lương tâm của mỗi người trong mối quan hệ với xã hội. Đạo đức là gốc rễ của nhân cách con người. Vì thế giáo dục đạo đức cho học sinh luôn là mục tiêu cơ bản của nền giáo dục nước ta. Bên cạnh nhiệm vụ trang bị cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản, hệ thống giáo dục luôn chú ý bồi dưỡng nhận thức và chuẩn mực đạo đức xã hội để nhằm định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết trong nhân cách con người. Đó là những hành vi cao đẹp đầy tính nhân văn cùng hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức: chuẩn mực tri thức và niềm tin; chuẩn mực về tình cảm, thái độ. Qua đó hình thành cho học sinh những kỹ năng, hành vi phù hợp và trên cơ sở đó rèn luyện thói quen đạo đức tích cực. Tất nhiên đó là một chiến lược đào tạo có quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, từ lí thuyết đến thực hành. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, Bác nói: 
 “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 (“Nửa đêm”)
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố: bẩm sinh, di truyền, hoàn cảnh sống, việc giáo dục và tự giáo dục. Yếu tố bẩm sinh, di truyền được coi là tiền đề vật chất có ảnh hưởng nhất định đến các yếu tố tâm lí như tính cách, năng lực,trí nhớ. ..Yếu tố môi trường và hoàn cảnh sống có ảnh hưởng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách con người. Vậy để giáo dục nhân cách cho học sinh, môi trường giáo dục cần chú ý các điều kiện như: chế độ chính sách ưu việt trong giáo dục, việc tích hợp, lồng ghép chương trình đào tạo phù hợp ,người thầy là tấm gương sáng về đạo đức và nhân cách, học sinh thân thiện, chủ động, tích cực, cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu học tập trong thời đại mới. Thực tế cũng khẳng định sự hình thành và phát triển nhân cách bị quy định bởi nhân tố văn hóa của xã hội. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành vi, đến sự đánh giá và những tình cảm đạo đức trong sáng của nhân cách. Ngược lại nhân cách của mỗi người góp phần tạo nên văn hóa xã hội. Văn hóa xã hội là tổng hòa của văn hóa cá nhân; tuy nhiên, đây không phải là phép cộng đơn giản của tất cả văn hóa cá nhân, mà nó là sự kết tinh những tinh hoa của nhiều thời đại, nhiều thế hệ đã qua. Mỗi cá nhân khi sinh ra đã được sống, được tiếp nhận một hệ các giá trị, hệ các chuẩn mực của văn hóa xã hội. Những giá trị, chuẩn mực này được phản ánh trong thế giới quan, hệ thống tri thức xã hội, trong những chuẩn mực về pháp lý, đạo đức, thẩm mỹ. Là một công dân Việt Nam thì phải giữ gìn những phẩm chất tiêu biểu: yêu nước, đoàn kết, cần cù, anh hùng, yêu gia đình, làng xóm, hiếu học Đó là các giá trị được đúc kết từ hàng nghìn năm, cần được tiếp tục phát huy. Đặc biệt, thế hệ trẻ phải có ý thức gìn giữ, đúc kết thành giá trị của bản thân. Với mỗi người, giá trị cao quý nhất ấy là nhân cách. Nhân cách được cấu thành từ ý chí, trí tuệ, đạo đức, lương tâm, đấy là hành trình của sự tự tu dưỡng, không phải tự nhiên mà có. Đối với thế hệ trẻ, một mặt phải tu dưỡng nhân cách, mặt khác phải hình thành sự tự chủ. Con người tự chủ là con người đánh giá đúng giá trị của bản thân, các vấn đề trong đời sống, từ đó ứng xử phù hợp: cái gì tiếp thu, cái gì loại trừ, bản thân sẽ phát triển theo khuynh hướng nào. Vậy giáo dục đạo đức, tư tưởng là nhiệm vụ cơ bản trong mỗi nhà trường. Phẩm chất của giới trẻ hôm nay chính là sự định hình xã hội trong tương lai. Truyền thống của dân tộc có được lưu giữ hay không phụ thuộc vào phẩm chất, lí tưởng sống của thế hệ trẻ hôm nay. 
II. Cơ sở thực tiễn 
 Trong chiến lược xây dựng con người của Đảng ta, thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước là đối tượng vô cùng quan trọng. Trong “Di chúc Bác Hồ từng viết “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Hiện nay nhiều nhà trường, nhiều tổ chức rất quan tâm đến việc bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh bằng nhiều hình thức. Xem việc giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức là nhiệm vụ cốt lõi và có tính chiến lược để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Ngoài những bài học trên lớp, các nhà trường đã có chương trình,kế hoạch đưa học sinh đi thăm các khu nghĩa trang, các bia tưởng niệm Thực tế lịch sử đã khẳng định những chứng tích của chiến tranh là những bản thông điệp giàu nội dung chuyển tải của thế hệ đi trước gửi cho thế hệ đi sau thông qua con đường giáo dục.
 Tuy nhiên cũng có nhiều nhà trường thường lãng quên hoặc ít quan tâm đến nhiệm vụ này nên các em học sinh có thái độ hờ hững khi nhắc đến lịch sử, tình cảm cách mạng mờ nhạt, hạn chế những hiểu biết về truyền thống của chính quê hương mình, có tư tưởng cực đoan khi nhìn nhận đời sống xã hội, thiếu ý thức tự tu dưỡng, dễ buông xuôi trước cám dỗ, thậm chí còn “đại ngôn” xét lại lịch sử một cách thiên kiến. Và cũng vì thế các em không thể hiểu hết trách nhiệm của bản thân trong hiện tại, thiếu trân trọng những gì mình đang có chứ đừng nói là quá khứ.
 Chúng tôi thấy giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên, học sinh là một việc làm vô cùng cần thiết và phải được duy trì thường xuyên. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức. Bên cạnh sự quan tâm của gia đình, xã hội, nhà trường phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.Như đã nói ở trên, chỉ có những bài học cung cấp kiến thức cho các em thôi thì chưa đủ mà phải có những bằng chứng thực tế, trực quan sinh động. Với đặc thù của địa phương, lịch sử chiến tranh hào hùng được lịch sử ghi nhận. Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn cũng nằm trên địa bàn huyện Gio Linh. Cho nên, thực tế chỉ đến những ngày lễ lớn một số đoàn thể , đặc biệt là tổ chức Đoàn trường trong các nhà trường cho học sinh, thanh niên tiêu biểu đến viếng nghĩa trang với ý nghĩa thiết thực nào đó. 
 Tuy nhiên, hoạt động diễn ra chưa thường xuyên và không thể tác động đến mọi đối tượng học sinh. Vì điều kiện không gian,thời gian, phương tiện giao thông, người quản lí học sinhnên các nhà trường hạn chế những hoạt động tập thể như thế. Một trong những cách mà chúng tôi nhận thấy gần gũi với tất cả học sinh, thanh niên là bia chứng tích ở mỗi địa phương. Ở trên địa bàn huyện Gio Linh nhiều nơi có bia chứng tích. Đó là bằng chứng lịch sử cần được phát huy tối đa hiệu quả, đặc biệt trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. 
III. Thực trạng về bia chứng tích chiến tranh
1. Bia chứng tích chiến tranh là gì?
 Di tích lịch sử văn hóa là tài sản quý báu của mỗi địa phương, mỗi khu vực và của cả nước. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, ghi dấu nơi diễn ra sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy lịch sử đất nước, lịch sử địa phương. Đó cũng là nơi kết dính bền chặt các thế hệ . Bia chứng tích cũng là một phần của di tích nhưng có quy mô nhỏ, nằm rải rác ở mỗi địa phương. Mục đích chủ yếu là để tưởng nhớ những người đã ngã xuống và mãi mãi nằm lại nơi đây. Nói cách khác đó là đền thờ chung cho những anh hùng vô danh. Nhưng cũng có nhiều nơi căm thù trước tội ác dã man của kẻ thù, người ta dựng lên tấm bia kể tội ác của kẻ thù đã gây ra cho nhân dân ta trong chiến tranh. 
2. Thực trạng về bia chứng tích chiến tranh trên địa bàn huyện Gio Linh
 Trong các cuộc kháng chiến trường kì chống giặc ngoại xâm của dân tộc, không có bia chứng tích nào đủ để ghi công những anh hùng đất Việt, cũng không có bia chứng tích nào đủ để kể hết tội ác của kẻ thù. Việc dựng lên bia chứng tích mới chỉ tái hiện một phần nào đó những mất mát, đau thương của cuộc chiến mà thôi. Và hơn nữa bia chứng tích cũng là một dạng tồn tại vật chất, một hình thức chứa đựng tạm thời của đời sống văn hóa tinh thần dân tộc. Vì thế nó cũng phải chịu sự tác động của quy luật khách quan của tự nhiên. Nó bị mòn dần theo năm tháng hoặc bị dở bỏ. Thực tế cho thấy nhiều bia chứng tích được dựng lên trong chiến tranh nay không còn nữa hoặc đã trở thành phế tích, nhiều bia được khôi phục, tôn tạo lại nên cũng đã thay đổi ít nhiều. Theo khảo sát, bia chứng tích còn lại chủ yếu được xây dựng sau chiến tranh (sau năm 1975 ) và phân thành hai nhóm chính.
b. Bia kể tội ác của kẻ thù 
3. Nhận thức của thanh niên, học sinh về bia chứng tích chiến tranh.
Dẫu biết rằng chiến tranh chỉ còn là quá khứ.
“Cây súng trường tạm để gác một bên
Người Việt Nam lại cần cù lao động
Và mơ ước về tương lai cuộc sống
Chặng mới này lịch sử bước sang trang.”
Thế nhưng thời bình hay thời chiến con người Việt Nam cũng cần được bồi đắp lòng yêu nước . Phẩm chất, đạo lí truyền thống tốt đẹp ấy cần được nuôi dưỡng, ươm mầm đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Bằng nhiều giải pháp khác nhau nhưng địa điểm bia chứng tích cũng chính là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.Khi tìm hiểu về sự hiểu biết của học sinh, thanh niên chúng tôi thu được kết quả như sau: Chúng tôi đặt câu hỏi: “Theo bạn bia chứng tích chiến tranh là gì?”, ‘Bạn đã đến những bia chứng tích nào?” “Ghi lại cảm xúc của bạn khi đến viếng bia chứng tích?” ,“ Đứng trước những hi sinh to lớn của thế hệ đi trước, bạn nghĩ gì về trách nhiệm bản thân trong hiện tại?Đa số học sinh có trả lời khái niệm đều trả lời chung là: “Bia chứng tích là đền thờ 

File đính kèm:

  • docBia_chung_tich_20150725_041110.doc