Đề tài Nâng cao kết quả học tập môn Lịch sử lớp 10 qua thiết kế vở bài học dạng điền khuyết

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: LỊCH SỬ 10

(Thời gian làm bài: 45 phút)

ĐỀ 1

Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Campuchia và Lào thời phong kiến. Điều gì thể hiện tính sáng tạo trong văn hoá của hai quốc gia này? (4đ)

Câu 2: Sự hình thành chế độ phong kiến Tây Âu diễn ra như thế nào? (4đ)

Câu 3: Thế nào là lãnh địa phong kiến? (2đ)

 

doc34 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao kết quả học tập môn Lịch sử lớp 10 qua thiết kế vở bài học dạng điền khuyết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ở phần phụ lục)
Xuất phát từ thực tế trên, việc sử dụng vở bài học theo thiết kế dạng điền khuyết ở một số bài học lớp 10 đã tạo điều kiện cho các em chủ động tìm ra kiến thức mới làm tăng khả năng tiếp thu bài học. 
Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng vở bài học theo thiết kế dạng điền khuyết trong dạy – học có làm tăng kết quả học tập môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Trung Trực hay không?
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng vở bài học theo thiết kế dạng điền khuyết trong dạy – học có làm tăng kết quả học tập môn Lịch sử lớp 10C1 trường THPT Nguyễn Trung Trực.
3.Phương pháp:
3.1.Khách thể nghiên cứu:
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu là học sinh lớp 10C1, 10C2 và giáo viên dạy môn Lịch sử của trường THPT Nguyễn Trung Trực vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
Thực hiện thử nghiệm ở 2 lớp giảng dạy 10C1, 10C2 trường THPT Nguyễn Trung Trực năm học 2014-2015.
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về trình độ học sinh, số lượng, giới tính, độ tuổi.
Lớp
Số học sinh
Nam
Nữ
10C1
38
17
21
10C2
38
18
20
Về ý thức học tập: đa số các em hai lớp đều ngoan, tích cực, chủ động tham gia học tập. Bên cạnh đó cả 2 lớp vẫn còn nhiều học sinh năng lực tư duy hạn chế, chưa tích cực trong học tập.
3.2.Thiết kế nghiên cứu:
* Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 10C2 nhóm đối chứng và lớp 10C1 là nhóm thực nghiệm. Lấy kết quả kiểm tra học kì I làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. 
Bảng thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Lớp 10C1
(Thực nghiệm)
O1
Sử dụng vở bài học theo thiết kế dạng điền kkhuyết trong dạy – học. 
O3
Lớp 10C2
(Đối chứng)
O2
Không sử dụng vở bài học theo thiết kế dạng điền khuyết trong dạy – học. 
O4
	Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3.3.Quy trình nghiên cứu:
* Cách thức tiến hành:
Lớp thực nghiệm: thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng vở bài học theo thiết kế dạng điền khuyết và tham khảo các bài giảng đồng nghiệp.
Mục đích của phương pháp này là nâng cao chất lượng giờ học bằng cách tăng cường sự tập trung của các em vào bài giảng, hạn chế sự ghi chép trên lớp. Các tiến trình lên lớp khác vẫn hoạt động bình thường, chú trọng nội dung bài soạn điền khuyết của học sinh ở nhà và các câu hỏi thắc mắc, chưa hiểu mà học sinh đã chuẩn bị. Giáo viên sưu tầm các tài liệu, hình ảnh ở các website thuvienlichsu.com, giaovien.net, baigiangbachkim.com,
Lớp đối chứng: thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng vở bài học theo thiết kế dạng điền khuyết trong dạy – học, qui trình chuẩn bị bài bình thường.
* Thời gian thực hiện:
Thời gian tiến hành thực nghiệm (dạy lớp 10C1) vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
3.4.Đo lường và thu thập dữ liệu:
Bài kiểm tra trước tác động là kết quả bài khảo sát tập trung học kì I môn Lịch sử do các giáo viên trong tổ ra đề chung cho toàn trường.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi đã học xong Chương II“Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV” (Thuộc lớp 10 chương trình chuẩn), có sử dụng phương pháp điền khuyết. Bài kiểm tra tự luận.
Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra:
Ra đề kiểm tra và đáp án có sự thống nhất giữa các giáo viên dạy bộ môn Lịch sử. 
Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tổ chức chấm điểm theo đáp án đã xây dựng.
4.Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả:
* Phân tích dữ liệu
Tổng hợp kết quả chấm bài:
Lớp thực nghiệm 10C1
Lớp đối chứng 10C4
P sau tác động
0.0002
Giá trị trung bình
7.39
6.39
Độ lệch chuẩn
1.22
1.07
Mức độ ảnh hưởng (SMD)
0,92
Biểu đồ so sánh kết quả trung bình giữa hai lớp trước và sau tác động
Trước khi thực hiện giải pháp những lớp 10C1 và 10C2 có kết quả học tập tương đương nhau.
 Sau khi tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test độc lập điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cho kết quả p=0,0002<0,05 có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD): SMD = 0,92 nên mức độ ảnh hưởng của tác động khi sử dụng phương pháp điền khuyết trong dạy học Chương II“Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV” là trung bình. Giả thuyết được kiểm chứng: “Nâng cao kết quả học tập môn Lịch sử 10 qua thiết kế vở bài học dạng điền khuyết”.
Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: kém, yếu, trung bình, khá, giỏi kết quả của lớp thực nghiệm 10C1:
Dưới TB
Trên TB
Kém
Yếu
Cộng
TB
Khá
Giỏi
Cộng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trước
TĐ
0
0
09
23.6
09
23.6
18
43.4
07
18.5
04
10.5
29
76.4
Sau
TĐ
0
0
0
0
0
0
08
21.1
11
28.9
19
50.0
38
100
Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động của lớp thực nghiệm 10C1
* Bàn luận:
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm điểm trung bình là 7.39, kết quả kiểm tra của nhóm đối chứng điểm trung bình là 6.39.
Độ chênh lệch trung bình tính được SMD = 0.92 chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là trung bình. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng p = 0.0002 < 0.05
Tác động đã có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh. Số học sinh yếu giảm nhiều, số học sinh khá tăng đáng kể. 
* Hạn chế:
Việc thiết kế vở bài học dạng điền khuyết cho học sinh phải mất nhiều thời gian, tốn nhiều công sức, do giáo viên vừa phải soạn giáo án (kế hoạch bài học), vừa phải soạn vở bài học cho học sinh.
Để thiết kế được vở bài học theo dạng điền khuyết yêu cầu giáo viên phải có trình độ nhất định về công nghệ thông tin, xác định được trọng tâm của mỗi bài học, của chương. Nếu không thì hiệu quả sẽ không đạt được như kết quả thực nghiệm chỉ ra.
5.Kết luận và khuyến nghị:
5.1.Kết luận:
Trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, muốn đạt được mục tiêu đề ra, bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều “thầy đọc, trò chép” thì việc giáo viên thiết kế một tài liệu tự học có định hướng để học sinh tự tìm tòi khám phá và chiếm lĩnh kiến thức mới là hết sức cần thiết. Vì vậy, việc sử dụng vở bài học theo thiết kế dạng điền khuyết trong dạy học Chương II “Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV” (CT chuẩn) đã làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực.
5.2.Khuyến nghị:
*Đối với các cấp quản lý: 
Tổ chức nhiều chuyên đề có chất lượng, có giờ dạy minh hoạ hoặc bằng băng đĩa hình.
Tổ chức các buổi ngoại khóa để các em học sinh trao đổi về cách học tập của mình, phổ biến cách học của mình cho các bạn khác tham khảo.
Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh. Yêu cầu đồ dùng, thiết bị, có chất lượng. 
* Đối với giáo viên:
Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, biết cách khai thác tài nguyên dạy học trên mạng Internet và tìm ra các biện pháp khả thi nâng cao chất lượng bộ môn.
Có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại.
Với mức độ ảnh hưởng của đề tài này nhỏ hơn 1, mong các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẽ và có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy - học cho hầu hết các môn văn hóa trong nhà trường hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ GDĐT dự án Việt - Bỉ: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm)
Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Vụ Giáo viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tạp chí của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam: Dạy và học ngày nay.
Thái Duy Tuyên (GS.TSKH): Giáo dục hiện đại (Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội) 
Thái Duy Tuyên: Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới (Nhà xuất bản Giáo dục)
Đổi mới việc việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm. Hội giáo dục lịch sử Đại Học Quốc Gia Hà Nội (Trường Đại học Sư phạm)
Phan Ngọc Liên: Sách giáo khoa Lịch sử 10 cơ bản, nâng cao (Nhà xuất bản Giáo dục)
Phan Ngọc Liên: Sách giáo viên Lịch sử 10 cơ bản, nâng cao (Nhà xuất bản Giáo dục.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thiết kế vở bài học dạng điền khuyết 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
TỔ SỬ- ĐỊA 
------— –------
Vôû baøi hoïc
CHÖÔNG II : “VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV” 
( Chương trình Chuaån )
Hoï vaø teân: 	
Lôùp: 	
Lưu hành nội bộ
Chương II:
Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV 
Bài 17:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
(Từ TK X đến TK XV)
I.Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X
Thế kỉ X mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhà nước quân chủ được thành lập và phát triển đến đỉnh cao ở thế kỉ XV trên một lãnh thổ thống nhất. 
Vậy bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X. 
Năm 939 Ngô Quyền	
Năm 944 Ngô quyền mất, ..® “loạn 12 sứ quân”	
Ai là người đã thống nhất lại đất nước?	 
Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh đem quân dẹp loạn và thống nhất đất nước, lên ngôi (Đinh Tiên Hoàng) ® 
Đặt quốc hiệu là gì	
Nhà nước quân chủ sơ khai xây dựng như thế nào?
Tiếp nối nhà Đinh, nhà Tiền Lê	
II.Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước PK:
1.Tổ chức bộ máy nhà nước: 
Sự hoàn thiện nhà nước PK thời Lê?
Thay đổi cái cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì?	
2.Luật pháp và quân đội:
a.Luật pháp: 
Thời Lý	
Thời Lê	
b.Quân đội: 
Gồm hai bộ phận:	
Cấm quân? ................ Ngoại quân? 
Tuyển theo chế độ nào? 	
3.Hoạt động đối nội và đối ngoại:
a.Đối nội: 
b. Đối ngoại: 
Nêu tác dụng của chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước phong kiến.	
Câu hỏi chuẩn bị của học sinh:
Bài 18: 
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRONG CÁC THẾ KỶ X-XV
1.Mở rộng, phát triển nông nghiệp:
Tại sao bấy giờ giai cấp thống trị lại quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp?
Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp? (đắp đê, xây đê)
hàng năm các vua đều làm lễ gì?	
Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa đối với XH ? 
	làng xóm bảo vệ, mùa màng ổn định, bảo vệ sức kéo nông nghiệp
2.Phát triển thủ công nghiệp:
Thủ công nghiệp nhân dân: 
Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành
Thủ công nghiệp nhà nước: đúc vũ khí, tiền, đóng thuyền chiến, may quần áo còn chế tạo súng thần cơ (đại bác) và thuyền chiến có lầu
Sự ra đời làng nghề thủ công có ý nghĩa gì đối với sự phát triển thủ công nghiệp? .làng nghề ổn định nghề nghiệp, nâng cao trình độ kỹ thuật
3.Mở rộng thương nghiệp:
Thế kỷ X đến thế kỷ XV, thương nghiệp trong nước ..
Thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường..
Nguyên nhân hạn chế ngoại thương của nhà Lê Sơ? Do tác động tính chất tự túc, tự cấp của nền kinh tế PK khi nó giữ vai trò thống trị
4.Tình hình phân hóa XH và cuộc đấu tranh của nông dân:(giảm tải)
Câu hỏi chuẩn bị của học sinh:
Bài 19: 
NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X-XV
I.Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống:
1.Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê năm 981
Nguyên nhân:
Triều đình tổ chức cuộc kháng chiến ntn?
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc chống Tống thời Tiền Lê.
2.Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý: (1075-1077)
Âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống.
Diễn biến:	
Năm 1075	
Năm1077	
Cách giảng hòa của Lí Thường Kiệt, Ý nghĩa bài thơ Nam Quốc Sơn Hà	
Điểm độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Lí Thương Kiệt?
II.Cuôc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở TK XIII:
Nguyên nhân	
Lần nhất: năm 1258 Trận đánh tiêu biểu..
Lần hai: năm 1285 Trận đánh tiêu biểu..
Lần ba: năm 1287-1288 Trận đánh tiêu biểu..	
Hiệu lệnh của triều đình: Giặc đến ..
	Giặc đóng ..
	Giặc chạy..
Kế sách của ta	
Ý nghĩa trận Bạch Đằng năm1288	
III.Phong trào đấu tranh chống xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 
1.Phong trào đấu tranh chống xâm lược Minh
Sự khác biệt khởi nghĩa Lam Sơn và các cuộc khởi nghĩa trưóc đó	
2.Khởi nghĩa Lam Sơn
Năm 1418	
Năm 1427	
Nhận xét: Cách giảng hòa Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Nguyên nhân thắng lợi các cuộc kháng chiến chống xâm lược (thế Kỉ X-XV)	
Ý nghĩa lịch sử các cuộc kháng chiến chống xâm lược (thế Kỉ X-XV)	
Nội dung
Thời Tiền Lê
Thời Lý
Thời Trần
Thời Lê Sơ
Thời gian
Chống kẻ thù
Hoàn cảnh
Lãnh đạo
Trận đánh tiêu biểu
Kết quả
Câu hỏi chuẩn bị của học sinh:
Phụ lục 2: 
* Đề kiểm tra, đáp án trước tác động:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ 10
(Thời gian làm bài: 45 phút)
ĐỀ 1
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Campuchia và Lào thời phong kiến. Điều gì thể hiện tính sáng tạo trong văn hoá của hai quốc gia này? (4đ)
Câu 2: Sự hình thành chế độ phong kiến Tây Âu diễn ra như thế nào? (4đ)
Câu 3: Thế nào là lãnh địa phong kiến? (2đ)
TT
Hướng dẫn chấm
Biểu điểm
Câu 1
Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Campuchia và Lào thời phong kiến? Điều gì thể hiện tính sáng tạo trong nền văn hoá của hai quốc gia này?
4 đ
*Văn Hoá Campuchia:
+ Chữ viết: sáng tạo chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn (chữ Khơme cổ - thế kỉ VII)
+ Văn học: văn học dân gian và văn học viết 
+ Kiến trúc và điêu khắc: đặc sắc và độc đáo, gắn chặt với tôn giáo: Ăng-co Vát (Hin đu giáo) và Ăng-co Thom (Phật giáo).
*Văn hóa Lào:	
+ Chữ viết: sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ viết người Campuchia và Mianma.
+ Đời sống văn hóa: phong phú, hồn nhiên.
+ Kiến trúc: độc đáo (Tháp Thạt Luổng).
*Giải thích:
- Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Song tiếp thu mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1đ
Câu 2
Sự hình thành chế độ phong kiến Tây Âu diễn ra như thế nào?
4 đ
- Thế kỉ III, đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng suy thoái.
- Cuối thế kỉ V, Đế quốc Rôma bị người Giéc-man xâm chiếm. Năm 476, đế quốc Rô-ma diệt vong, chế độ chiếm nô kết thúc.
- Những việc làm của người Giéc-man: 
 + Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới: vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt...
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
 + Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu Ki-tô giáo.
- Kết quả:
+ Hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ, tăng lữ, quan lại có đặc quyền, giàu có + đất đai => lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ, nông dân => nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa.
=> Quan hệ phong kiến được hình thành ở châu Âu, điển hình là ở Vương quốc Phơ-răng.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 3
Thế nào là lãnh địa phong kiến?
2 đ
* Khái niệm lãnh địa phong kiến:
- Giữa thế kỷ IX các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời, đây là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền.
- Lãnh Địa phong kiến là khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần..
1đ
1đ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ 10
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Đề 2:
Câu 1: Trình bày những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê li.(4đ)
Câu 2: Vì sao ở thời Hậu kỳ Trung đại diễn ra các cuộc phát kiến địa lí? Hãy trình bày các cuộc phát kiến địa lí và hệ quả của nó.(4đ)
Câu 3: Thế nào là Phường hội, Thương hội, Phường quy? (2đ)
TT
Hướng dẫn chấm 
Biểu điểm
Câu 1
Trình bày những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê li
4 điểm
* Hoàn cảnh ra đời: 
- Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
*Quá trình hình thành: 
1206 người Hồi giáo chiếm đất Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo Ấn Độ gọi là Đê-li (1206-1526).
*Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
- Tôn giáo: thi hành chính sách mềm mỏng, song xuất hiện sự phân biệt tôn giáo.
- Văn hóa: văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
- Kiến trúc: kiến trúc Hồi giáo - Kinh đô Đê-li - thành phố lớn nhất tg
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
1đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
 0.5đ
1đ
Câu 2
Vì sao ở thời Hậu kỳ Trung đại diễn ra các cuộc phát kiến địa lí? Hãy trình bày các cuộc phát kiến địa lí và hệ quả của nó?
4
Nguyên nhân 
- Nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao.
- Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A Rập độc chiếm.
- Khoa học – kĩ thuật có nhiều tiến bộ:
 + Ngành hàng hải đã có những hiểu biết về địa lí, đại dương, sử dụng la bàn.
 + Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới.
Các cuộc phát kiến địa lí lớn:
- 1487, B.Đi-a-xơ tìm đến cực nam của châu Phi.
-1492, C.Colombo đã phát hiện ra châu Mĩ.
-1497, V.Gama đã đến Calicut, Ấn Độ.
-1519-1522, Magienlan là người đã thực hiên chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Hệ quả:
- Đem lại hiểu biết mới về trái đất, những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau.
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho CNTB ra đời.
- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ 
 1đ
 2đ
 1đ
Câu 3
Thế nào là Phường hội, Thương hội, Phường quy?
2
+ Phường hội, thương hội : là một tổ chức của những người lao động thủ công cùng làm một nghề, nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa; phát triển sản xuất và bảo vệ quyền lợi của thợ thủ công. Người ta đặt ra quy chế riêng gọi là Phường quy.
* Đề kiểm tra, đáp án sau tác động:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Lịch Sử 10
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ 1
Câu 1: Trình bày diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lí. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến thời Tiền Lê? (5đ) 
Câu 2. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X diễn ra như thế nào? (3đ)
Câu 3: Thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì? (2đ)
ĐÁP ÁN
Câu 1: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê: (2đ)
Năm 981, nhà Tống nhân cơ hội Đinh Tiên Hoàng mất, Đinh Toàn còn nhỏ tuổi ® Tống xâm lược nước ta.
Thái hậu Dương Vân Nga tôn Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Cuộc kháng chiến thắng lợi to lớn, quân Tống phải rút quân. Đất nước được độc lập. 
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý: (2đ)
*Nguyên nhân: 
Sự khủng hoảng nhà Tống, đối mặt nước Liêu, nước Hạ. 
* Diễn biến:
+ Giai đoạn 1: Năm 1075 Thái úy Lý Thường Kiệt thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân” kết hợp quân triều đình với quý tộc miền núi đánh lên đất Tống.
+ Giai đoạn 2: Năm 1077 quân Tống đánh sang Đại Việt đã bị đánh bại bên bờ Bắc cửa sông Như Nguyệt (Bắc Ninh). Nền độc lập của nước ta được giữ vững.
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến thời Tiền Lê: 1đ
Sự lãnh đạo tài tình của Lê Hoàn
Đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên
Đoàn kết, ý chí quyết chiến bảo vệ nền độc lập quốc gia
Câu 2: Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập: (3đ)
Năm 939 Ngô Quyền xưng vương mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ, đóng đô Cổ Loa. Năm 944 Ngô quyền mất® “loạn 12 sứ quân”
Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi (Đinh Tiên Hoàng) ® Đại Cồ Việt, kinh đô dời về Hoa Lư.
® Nhà nước quân chủ chuyên chế thành lập còn sơ khai.
Câu 3: Thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì? (2đ)
Ở TW bỏ chức Tể tướng và chức Đại hành khiển, lập ra 6 bộ (lại, lễ, hộ, binh, hình, công). Chia nước thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo có 3 ty. Dưới đạo là phủ, huyện, châu..
Giáo dục phát triển tổ chức thi cử tuyển chọn người đỗ đạt làm quan.
® Đây là thời kì xác lập chế độ phong kiến VN.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Lịch Sử 10
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ 2
Câu 1. Trình bày diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống xâm lược mông Nguyên ở thế kỉ XIII. (5đ)
Câu 2: Vì sao nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình trước những âm mưu và thủ đoạn đồng hóa v

File đính kèm:

  • docNGUYENTHILUONGYEN_THPTNGUYENTRUNGTRUC_LICHSU.doc
  • docBia.doc
  • docMuc luc.doc
Giáo án liên quan