Đề tài Nâng cao kết quả học tập môn lịch sử 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực bằng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn

Bài 15: “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)”

Mục 1. Chế độ cai trị

GV sử dụng đoạn thơ trong “Việt Nam sử ca” để HS hiểu được chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta:

“Tượng Quận gọi bởi nhà Tần

Hán diệt Triệu, xẻ ba phần nước Nam:

Cửu Chân, Giao Chỉ, Nhật Nam

Giao Chỉ, Đông Hán đổi làm Giao Châu.

Nhà Đường nước chiếm, nhà thâu:

“An Nam đô hộ phủ”, sầu quốc vong!”

Khi dạy đến chính sách đồng hóa về văn hóa, với nội dung mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo vào Việt Nam, GV có thể kể chuyện về Khổng Tử, trích dẫn một số câu nói của Khổng Tử trên quan điểm Nho học.

 

doc27 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao kết quả học tập môn lịch sử 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực bằng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp 10c5 và 10c6 có kết quả học tập là tương đương nhau. 
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả P = 0.0001<0.05, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.81.
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn đến kết quả học tập của lớp thực nghiệm là lớn.
Giả thiết của đề tài việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập của hs lớp 10 Trường THPT Nguyễn Trung Trực đã được kiểm chứng.
Lớp thực nghiệm (10C5)
Lớp đối chứng (10C6)
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động
của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
4.3. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là điểm trung bình = 7.40, kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng là điểm trung bình = 5.86. Độ chênh lệch điểm số giữa hai lớp là 1.54. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.81. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T- test điểm trung bình sau tác động của 2 lớp là P = 0.0001< 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của 2 lớp không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động.
* Hạn chế: 
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong dạy học lịch sử ở bậc THPT là một giải pháp rất tốt để nâng cao kết quả học tập của HS, nhưng để sử dụng phương pháp này có hiệu quả người GV cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức; biết khai thác các nguồn thông tin, tài liệu; biết chọn lọc tư liệu để đưa vào tiết dạy sao cho có hiệu quả nhất. Một vấn đề cần lưu ý khác là khi sử dụng phương pháp này yêu cầu GV phải có giọng nói diễn cảm nếu không kiến thức đưa vào nhiều khi sẽ phản tác dụng vì giọng của GV khiến HS mất hứng thú. 
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong giảng dạy lịch sử 10 Trường THPT Nguyễn Trung Trực đã góp phần nâng cao kết quả học tập của HS. 
Qua giảng dạy, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý. Đó là: khi sử dụng các câu chuyện, kiến thức thơ văn vào việc giảng dạy lịch sử sẽ gây hứng thú cho HS trong việc tiếp thu bài. Những tiết học như vậy trở nên sinh động hẳn. Khi GV kể chuyện hay đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng sâu sắc và lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Tuy nhiên, trong chương trình lịch sử 10 không phải trong bài giảng nào GV cũng sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn, nó chỉ được sử dụng khi đảm bảo tính cần thiết và hiệu quả cần đạt.
5.2. Khuyến nghị
* Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm xây dựng và tiến tới sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học, cần chỉ đạo cho thư viện nhà trường tăng cường sưu tầm, tập hợp các loại sách, tài liệu tham khảo phục vụ nhu cầu dạy và học Lịch sử của GV và HS. 
Cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho GV lịch sử tổ chức các cuộc thi, các trò chơi lịch sử, các chuyến tham quan di tích lịch sử, bảo tàng
	* Đối với GV: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, chịu khó đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm tài liệu, sắp xếp thành hệ thống theo từng tiết học, từng chương, từng phần phù hợp với nội dung và kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
GV cần đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với HS trong quá trình dạy học như sưu tầm tại liệu trước ở nhà theo định hướng của GV.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là GV giảng dạy bộ môn Lịch sử có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học để tạo hứng thú cho HS nhằm nâng cao kết quả bộ môn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Nxb Đại học Sư phạm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch sử cấp trung học phổ thông, Hà Nội.
Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (2003), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục.
Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Ngọc Cơ (Chủ biên), Nguyễn Anh Dũng, Trịnh Đình Tùng, Trần Thị Vinh (2006), Lịch sử 10, sách giáo viên, Nxb Giáo dục.
Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên), Lương Ninh, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Cảnh Minh, Nghiêm Đình Vỳ (2013), Lịch sử 10, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Thành (Chủ biên), Phùng Đức Thắng, Đặng Văn Thái (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Khắc Thuần (2003), Việt sử giai thoại, tập 1, Nxb Giáo dục.
Trịnh Tùng (1999), Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Giáo dục.
Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục.
Việt Nam sử ca – sách điện tử.
Mạng internet: vi.wikipedia.org, www.sugia.vn, baigiang.violet.vn, hotrodayhoc.com, vinhphuc.edu.vn 
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN KẾT HỢP THƠ VĂN TRONG DẠY HỌC BÀI 14, BÀI 15 VÀ BÀI 16 LỊCH SỬ 10
      	Sau đây là việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong dạy học lịch sử ở bài 14, bài 15 và bài 16 trong chương trình Lịch sử lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Trung Trực mà bản thân tôi đã thực hiện:
     	Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam 
Mục 1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc
GV liên hệ những câu chuyện truyền thuyết như: Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Bánh chưng bánh dày, ... những câu chuyện này đã cơ bản phản ánh được “cái thần” của sự kiện, của mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. 
Ví dụ, khi cung cấp cho HS nội dung: công cụ sản xuất bằng đồng thau đã trở nên phổ biến và bước đầu sử dụng công cụ bằng sắt, GV tóm tắt ngắn gọn nội dung truyền thuyết Thánh Gióng và sử dụng chi tiết Thánh Gióng yêu cầu: “Sứ giả hãy mau về tâu với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt. Ta sẽ đánh tan quân giặc”. 
GV đặt câu hỏi: Tại sao Thánh Gióng không yêu cầu sứ giả đúc cho các loại vũ khí bằng công cụ khác mà phải bằng sắt? 
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung: thời Hùng Vương tương ứng với giai đoạn văn hóa Đông Sơn nhân dân ta đã sử dụng công cụ bằng sắt tuy mới ở “bước đầu”. Từ đó, giúp HS nhận thức được rằng nhờ sử dụng công cụ mới nên người Việt cổ có được một nền kinh tế phát triển mạnh để từ đây tạo nên những chuyển biến to lớn về mặt xã hội. Bên cạnh đó, qua câu chuyện ta xác định được những yếu tố thời gian là thời Hùng Vương thứ 6 (tương ứng với thời nhà Ân ở Trung Quốc), đồng thời nêu cao truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ của nhân dân ta (cả làng góp gạo thổi cơm cho Gióng ăn). 
Khi giảng về nguồn gốc và quốc hiệu nước ta, GV có thể đọc câu thơ sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài “Lịch sử nước ta”:
  “Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang”
 Tiếp đó, GV có thể trích dẫn câu ca dao sau để HS khắc sâu kiến thức về cội nguồn dân tộc:
                   “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”
Hoặc:
“Ai về Phú Thọ cùng ta
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười.
Ai về đến ngả ba Chanh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc lạ thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây”
Từ đó HS thêm tự hào về truyền thống dân tộc và có ý thức giữ gìn và xây dựng đất nước. 
   	Về sự thất bại của nước Văn Lang – Âu Lạc trước sự tấn công của phương Bắc, từ đó nước ta bước vào thời kì Bắc thuộc, chúng ta có thể kể câu chuyện “Mị Châu, Trọng Thủy” để HS dễ học dễ nhớ hơn. Hoặc cũng có thể trích dẫn đoạn thơ sau trong tác phẩm “Việt Nam sử ca”:
“Loa thành nhà Thục thật, hư:
“Nỏ thần trăm phát”? Gian mưu Triệu Đà:
Se duyên, Thục - Triệu thông gia
Đà mang giảo kế lừa nhà Thục Vương.
Xót nàng duyên gãy mà thương
Tội nàng tình thiệt vạ vương rụng rời.
Triệu Đà được nỏ, nuốt lời
An Dương Vương phải bỏ đời giữa khơi!”
Để tổng kết mục 1, GV có thể trích dẫn đoạn thơ sau trong “Việt Nam sử ca”:
“"Giấy rách còn giữ lấy lề"
Người Việt đâu cũng nhớ về chốn quê.
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ
Mười lăm bộ họp dưới cờ Văn Lang.
Họ Hồng Bàng, giữ giang san
Mười tám đời rạng ngai vàng Hùng Vương!”
Qua đoạn trích trên sẽ khắc sâu cho HS kiến thức khái quát về giai đoạn lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc. Từ đó, bồi dưỡng cho HS ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và tình đoàn kết gắn bó dân tộc.	
Mục 2. Quốc gia cổ Chăm pa
GV có thể kể chuyện về quá trình mở rộng lãnh thổ của nước ta xuống phía Nam. 
Ví dụ: Năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chế Củ và 5 vạn dân. Năm sau (1070), vua Chế Củ xin đem ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (Quảng Bình và Bắc Quảng Trị) để chuộc.
 Tiếp đó, GV có thể kể cho HS câu chuyện về Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần Nhân Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)... 
Sau đó GV kết luận: Cuối thế kỉ XV, Chăm pa suy thoái và trở thành một bộ phận của lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam.
Bài 15: “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)”
Mục 1. Chế độ cai trị
GV sử dụng đoạn thơ trong “Việt Nam sử ca” để HS hiểu được chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta:
“Tượng Quận gọi bởi nhà Tần
Hán diệt Triệu, xẻ ba phần nước Nam:
Cửu Chân, Giao Chỉ, Nhật Nam
Giao Chỉ, Đông Hán đổi làm Giao Châu.
Nhà Đường nước chiếm, nhà thâu:
“An Nam đô hộ phủ”, sầu quốc vong!”
Khi dạy đến chính sách đồng hóa về văn hóa, với nội dung mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo vào Việt Nam, GV có thể kể chuyện về Khổng Tử, trích dẫn một số câu nói của Khổng Tử trên quan điểm Nho học.
Mục 2. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội
GV có thể kể tóm tắt nội dung câu chuyện “Sự tích bánh chưng bánh dày” để khẳng định các phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc vẫn được bảo tồn, nhân dân ta không bị đồng hóa về văn hóa. 
  Bài 16: “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)”- Tiếp theo
Mục 1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X
GV có thể trích đọc một số câu ca dao sau để HS tạo biểu tượng lịch sử, hình dung rõ hơn được bối cảnh lịch sử lúc đó như:
     	Về khởi nghĩa của Bà Triệu:
“Có bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ta
Trị voi một ngà
Dựng cờ mở nước”
            Và tương truyền, quân Ngô khiếp uy dũng của Bà Triệu nên có câu:
“Cầm ngang ngọn giáo chống hổ dễ
Giáp mặt vua bà thực khó ghê”
      	Với khởi nghĩa Mai Thúc Loan, GV có thể đọc bài thơ sau (được ghi trong “Tiên chân báo huấn tân kinh” ở đền thờ Ông), để HS nhớ và hiểu hơn nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa, ca tụng công đức của Mai Thúc Loan:
“Hùng cứ châu Hoan đất một vùng,
Vạn An thành lũy khói hương xông,
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức,
Đường đi cống vải từ đây dứt,
Dân nước đời đời hưởng phúc chung”
    	 Mục 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Về khởi nghĩa Hai Bà Trưng, GV sử dụng đoạn thơ trong “Đại Nam quốc sử diễn ca” để giúp HS nắm được nguyên nhân bùng nổ, kẻ thù, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa. Từ đó, thấy được khí phách anh hùng của phụ nữ Việt Nam trong buổi đầu đấu tranh giành độc lập:
“Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống dần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kì đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”
Hoặc có thể sử dụng đoạn thơ sau trong “Việt Nam sử ca”:
“Tô Định bạo ngược khôn lường
Giết người Giao Chỉ không tường thị phi.
Bắt Thi Sách đem giết đi
Hai Trưng Trắc, Nhị tức thì khởi binh.
Con dòng Lạc tướng Mê Linh
Đuổi quân Tô Định mà bình đất Nam.
Cửu Chân, Hợp Phố, Nhật Nam”
Chẳng bao lâu hạ sáu lăm thành trì.
Xưng vua, lừng lẫy ai bì
Mê Linh đóng phủ, uy nghi một miền.
Hay có thể sử dụng đoạn thơ trong “Thiên Nam ngữ lục” để nói về nguyên nhân cuộc khởi nghĩa:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
Khi giảng về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân, GV có thể trích đoạn thơ trong “Lịch sử nước ta” để đánh giá sự kiện lịch sử:
“Anh hùng thay ông Lý Bôn
Tài kiêm văn võ, sức hơn muôn người
Đánh tàu đuổi sạch ra ngoài
Lập nên triều Lý sáu mười năm liền”
Hay có thể sử dụng đoạn thơ trong “Việt Nam sử ca” để nói về nét chính cuộc khởi nghĩa:
“Tham tàn thái thú, người ghê
Hùng tâm, Lý Bí giương cờ diệt gian.
Vạn Xuân thoát cảnh lầm than
"Thái bình thiên đức", xua tan bóng tà.
Bình minh chiếu sáng sơn hà
Thanh bình tự chủ như là đến phiên!
Nghe qua, Lương Đế đảo điên
Xua quân lấn chiếm, Bá Tiên phụng quyền.
Thua đi, thắng lại truân chuyên
Lý Bôn quyết định trao quyền Triệu Vương.”
Khi giảng về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938, GV kể về tài năng của Ngô Quyền trong việc lợi dụng thủy triều lên xuống, ông đã tính toán và cho đóng cọc xuống cửa sông Bạch Đằng, lên kế hoạch cho quân mai phục và nhử địch vào trận địa, đúng như kế hoạch đánh thắng giặc sau một ngày. HS sẽ thấy được tài trí của người Việt từ đó bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc, phát huy được tính sáng tạo trong cuộc sống: 
“Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bên bờ sông nhất là phía tả ngạn toàn là rừng rậm. Hạ lưu sông thấp, độ dốc không cao nên ảnh hưởng của thuỷ triều lên xuống rất mạnh, chênh nhau đến 3m. Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu tới chục mét. Biết rõ quân địch sẽ kéo vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã huy động cho quân, dân lên rừng chặt gỗ, đẽo nhọn đầu và bịt sắt, đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu. Lúc nước triều lên bãi cọc chìm trong một biển nước mênh mông. Phía trên bãi cọc ngầm, Ngô Quyền còn bố trí một lực lượng thuỷ binh ẩn nấp hai bên bờ sông. Nhiều thuyền được giấu kín trong các bụi lau sậy. Hàng ngàn quân bộ, cung nỏ sẵn sàng mai phục bên cạnh các vách núi.
Ngô Quyền đích thân cầm quân ra trận.
Năm 938, Lưu Hoằng Tháo cầm đầu thuỷ quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng đánh chiếm nước ta. Đợi cho nước triều lên ngập hết trận địa bãi cọc, Ngô Quyền cho một số thuyền n hỏ đánh nhử địch. Quân ta vờ thua rút chạy, Hoằng Tháo hăm hở thúc quân đuổi theo, vượt qua trận địa bãi cọc ngầm của ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta cầm cự với giặc. Khi nước thuỷ triều bắt đầu rút, ông mới ra lệnh phản kích. Những mũi tên từ các vách đá vun vút lao ra như mưa, hàng trăm thuyền bất ngờ xuất hiện. Quân giặc hoảng hốt quay đầu tháo chạy. Ra đến gần cửa sông, đúng lúc nước triều rút mạnh. Bãi cọc ngầm nhô lên. Quân ta dồn sức tấn công. Quân từ phía thượng lưu đánh xuống, quân mai phục từ hai bên bờ sông và quân thuỷ từ các sông nhánh xông ra đánh tạt ngang. Đội hình thuyền của địch rối loạn, xô vào nhau, va phải bãi cọc ngầm bị thủng vỡ, đắm rất nhiều. Quân địch bỏ cả chèo lái, nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại quá nửa. Hoằng Tháo bỏ mạng nơi đây.
Thất bại nặng nề của đạo thuỷ quân Hoằng Tháo đã làm cho vua Nam Hán kinh hoàng, chỉ biết thương khóc con trai và hạ lệnh rút quân tiếp ứng, hoàn toàn bỏ mộng xâm lược nước ta.
Cuối cùng, GV chốt lại: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 thể hiện nghệ thuật độc đáo, sáng tạo của Ngô Quyền - đã biết lợi dụng thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã chấm dứt hơn 1000 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương bắc thống trị, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
Trên đây là một số ví dụ cụ thể về sử dụng các câu chuyện và tài liệu văn thơ trong giờ dạy lịch sử ở một số bài học mà bản thân tôi đã tổng kết và thực hiện khi dạy lịch sử khối lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Trung Trực nhằm tạo hứng thú cho HS, nâng cao hiệu quả bài học. Từ những câu chuyện, đoạn thơ, bài ca nội dung kiến thức, hình ảnh nhân vật sẽ được toát lên một cách sinh động, sẽ đi theo năm tháng cùng với các em về các sự kiện, các cuộc khởi nghĩa, mà HS không cần phải học thuộc lòng cứng nhắc ở trong sách giáo khoa.Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng đòi hỏi GV phải có sự sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở khoa học và điều kiện cụ thể của từng lớp học, tiết học...
PHỤ LỤC 2: BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG (10C6)
STT
Họ và Tên
Điểm KT Trước TĐ
Điểm KT Sau TĐ
1
Lê Mỹ Anh
7.5
8
2
Huỳnh Thị Cẩm
8
9
3
Huỳnh Khánh Duy
7
6
4
Mai Quốc Duy
6.5
6.5
5
Phạm Thị Trúc Đào
3
5
6
Đỗ Phước Đạt
7.8
8
7
Trần Lý Đức
6.5
8
8
Nguyễn Anh Hào
4
6
9
Nguyễn Thị Cẩm Hằng
3.5
5
10
Trương Gia Huy
6
7.5
11
Nguyễn Duy Minh Kha
7.5
8
12
Lê Trọng Khiêm
1
2
13
Nguyễn Duy Khương
2.5
5
14
Phan Hồng Linh
8
6
15
Ngô Thị Phương Linh
7.5
8
16
Nguyễn Thị Thùy Linh
5
1
17
Nguyễn Gia Lộc
2.5
4
18
Trương Ngọc Mi
6
6.5
19
Phạm Thị Kim Ngân
5
3
20
Trương Ngọc Tuyết Ngân
5
5
21
Lý Thị Kiều Nhi
6
6
22
Thái Trần Tú Nhi
7.5
4
23
Võ Thị Kim Oanh
6
7
24
Huỳnh Hiểu Phương
5
2.5
25
Hồ Phương Phương
3.5
6.5
26
Liêu Thanh Tân
6.5
8
27
Phùng Phúc Thái
7
6
28
Nguyễn Đức Thuận
6
6
29
Nguyễn Phước Thuận
7
5
30
Thái Thanh Thuận
5
5
31
Trần Thị Diễm Trang
5
3
32
Trần Thị Ngọc Trăm
4
6
33
Võ Thị Mỹ Trâm
4
5
34
Nguyễn Bảo Trinh
7.3
7
35
Nguyễn Quốc Tuấn
4
5
36
Trần Minh Tường
9
9.3
37
Trần Thị Thanh Vi
6.5
7
38
Nguyễn Anh Vũ
5.8
7
39
Nguyễn Tuấn Vũ
6
7
40
Tô Hồng Yến
4
4.5
P trước tác động
0.799
P sau tác động
0.0001
Giá trị trung bình
5.62
5.86
Độ lệch chuẩn
1.80
1.90
Mức độ ảnh hưởng (SMD)
0.81
PHỤ LỤC 3: BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM (10C5)
STT
Họ và Tên
Điểm KT Trước TĐ
Điểm KT Sau TĐ
1
Trần Thị Diễm Châu
7
8
2
Phạm Ngọc Duyên
6
6.5
3
Nguyễn Ngọc Thùy Dương
6
8
4
Trần Khoa Đăng
5
7
5
Võ Đức Huy
8
8.5
6
Nguyễn Huỳnh Khoa
4.5
6
7
Đoàn Hiếu Kỳ
6
6.5
8
Phạm Tú Linh
8
10
9
Trần Thị Thùy Linh
7.5
8
10
Huỳnh Thanh Long
7
9
11
Nguyễn Nhật Long
6.5
7
12
Phạm Văn Ngà
3
3.5
13
Huỳnh Kim Ngọc
4
9.5
14
Phạm Hồng Thái Ngọc
8.5
9
15
Lăng Thị Cẩm Nhung
7
7
16
Nguyễn Thị Hồng Nhung
6
7
17
Lục Tấn Phát
3
5
18
Tiêu Tuấn Phát
7.5
8.5
19
Khổng Thị Trúc Phương
4
6
20
Trần Đan Phương
5
7.5
21
Nguyễn Tấn Quí
9
9.3
22
Nguyễn Thái Quốc
4
7
23
Nguyễn Thị Trúc Quyên
1
5
24
Thi Khánh Tây
3.5
5
25
Nguyễn Trung Thành
4
6
26
Phan Công Thành
4
6.5
27
Huỳnh Thị Thanh Thảo
4.5
6
28
Đinh Thị Ngọc Thi
5
9.5
29
Nguyễn Hồng Thuy
5.5
7
30
Nguyễn Thị Hồng Thuy
8
8.5
31
Dương Thị Thanh Thủy
8.5
9
32
Trần Thu Thủy
5.5
7
33
Ngô Huỳnh Thụ
8
9
34
Lê Anh Thư
6.5
9
35
Lê Mạnh Thường
6
7
36
Huỳnh Ngọc Bảo Trâm
7.5
8.5
37
Phạm Bá Trọng
7
9
38
Hà Thanh Tuấn
4
7
39
Nguyễn Thanh Vũ
5
7
40
Huỳnh Đào Thúy Vy
3.5
6
P trước tác động
0.799
P sau tác động
0.0001
Giá trị trung bình
5.74
7.40
Độ lệch chuẩn
1.86
1.49
Mức độ ảnh hưởng (SMD)
0.81
PHỤ LỤC 4: ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN TRƯỚC TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
Môn: Lịch Sử 10
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ 1
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Campuchia và Lào thời phong kiến. Điều gì thể hiện tính sáng tạo trong văn hoá của hai quốc gia này? (4đ)
Câu 2: Sự hình thành chế độ phong kiến Tây Âu diễn ra như thế nào? (4đ)
Câu 3: Thế nào là lãnh địa phong kiến? (2đ)
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
Môn: Lịch Sử 10
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ 2
Câu 1: Trình bày những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê li.(4đ)
Câu 2: Vì sao ở thời

File đính kèm:

  • docNOI DUNG.doc
  • docTRANG BIA VA MUC LUC.doc
Giáo án liên quan