Đề tài Nâng cao kết quả học tập môn công nghệ lớp 10C5 bằng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp sử dụng phiếu học tập

*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ

*Cách tiến hành:

1. Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp sử dụng phiếu học tập

Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Hãy nghiên cứu và xếp các ý kiến sau vào cột thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ:

- Chi phí trực tiếp cao: do lượng mua ít nên giá nguyên liệu thô, máy móc và các vật dụng khác thường cao hơn so với các công ty lớn. Tuy nhiên, tổng chi phí lại có thể thấp hơn.

- Dễ thay đổi mặt hàng kinh doanh: Do máy móc thiết bị ít và tính dây chuyền thấp nên dễ dàng thích ứng khi thay đổi mặt hàng kinh doanh.

 

doc35 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao kết quả học tập môn công nghệ lớp 10C5 bằng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp sử dụng phiếu học tập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Nhung
7
6.5
8.5
9.8
 Khổng Thị Trúc Phương
 Nguyễn Lâm Huỳnh Như
8.5
7
5
7
 Trần Đan Phương
 Vương Đức Nhựt
8.5
7
10
10
 Nguyễn Tấn Quí
 Phạm Hoàng Pha
3
4.8
8
9.3
 Nguyễn Thái Quốc
 Đào Hồng Phúc
5
6.5
5.5
7.5
 Nguyễn Thị Trúc Quyên
 Lê Thọ Lộc Phước
7.5
6
8
9.8
 Thi Khánh Tây
 Cao Thị Ngọc Sang
7
6
5
7.5
 Nguyễn Trung Thành
 Lê Hoàng Thanh
5
5.8
4.5
6.8
 Phan Công Thành
 Lê Thị Ngọc Thảo
3
5
8
9.3
 Huỳnh Thị Thanh Thảo
 Cao Hoàng Thắng
5.5
5.5
4
7
 Đinh Thị Ngọc Thi
 Nguyễn Minh Thư
8
6.8
9
10
 Nguyễn Hồng Thuy
 Nguyễn Thị Cẩm Tiên
9
10
7
8.3
 Nguyễn Thị Hồng Thuy
 Cao Nguyễn Thủy Tiên
9
8
9
10
 Dương Thị Thanh Thủy
 Nguyễn Minh Tiền
8.5
7.8
7.5
8.8
 Trần Thu Thủy
 Hà Minh Tiến
7.5
6
8.5
9.5
 Ngô Huỳnh Thụ
 Nguyễn Thanh Toàn
6
7.5
6
7.3
 Lê Anh Thư
 Trình Thị Thùy Trang
9
9.5
6
8.8
 Lê Mạnh Thường
 Phạm Hoàng Tú
8
7.8
7.5
9.3
 Huỳnh Ngọc Bảo Trâm
 Lê Thị Cẩm Vân
4.5
6
8
9.5
 Phạm Bá Trọng
 Nguyễn Thị Thùy Vân
6.5
7
4
6.8
 Hà Thanh Tuấn
 Trần Hoàng Vũ
4
5.3
8.5
9.5
 Nguyễn Thanh Vũ
3.5
6.8
 Huỳnh Đào Thúy Vy
Median (Trung vị)
7.25
7
7.5
8.8
Mean (Giá trị trung bình)
6.91250
7.19250
6.89024
8.52927
Độ lệch chuẩn (SD)
1.83236
1.46084
1.84564
1.16324
Giá trị p
0.95671
0.00001
Mức độ ảnh hưởng (SMD)
0.91507
PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài 50 – Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.Mục tiêu
1.1-Kiến thức:
-Biết được thế nào là tổ chức kinh doanh hộ gia đình.
- Biết được những thuận lợi và khó khăn đối với danh nghiệp nhỏ.
- Biết được các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
.2-Kỹ năng:
 Vận dụng kiến thức vào thực tế.
13-Thái độ:
 - Biết được các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, từ đó hứng thú kinh doanh
2. Nội dung
Nội dung bài 50 gồm 2 phần chính là kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Căn cứ theo mục tiêu của bài có thể thấy trọng tâm của bài 50 bao gồm các nội dung sau:
- Đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
- Những vấn đề cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình
- Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
- Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
- Những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
3.Chuẩn bị bài giảng
- Nghiên cứu SGK
- Giáo trình Pháp luật kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- Đọc phần “Thông tin bổ sung” có trong SGV và SGK.
- Chuẩn bị một số tranh, ảnh, ví dụ về hoạt động kinh doanh hiện có tại địa phương liên quan đến bài giảng.
- Quản trị doanh nghiệp thương mại, GS.TS. Phạm Vũ Luận, NXB Thống kê Hà Nội.
- Quản trị dự án, ThS. Vũ Thùy Dương (Chủ biên), NXB Thống kê Hà Nội.
4. Tiến trình dạy học
4.1. Tìm hiểu đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
*Cách tiến hành:
1.Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp sử dụng phiếu học tập (HS đã chuẩn bị trước ở nhà).
HS được chia thành các nhóm nhỏ (4-5 HS) và mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0. Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh “khăn trải bàn”. Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên “khăn trải bàn”. Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa mỗi nhóm. Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần xung quanh “khăn trải bàn”.
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Em hãy nghiên cứu các đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình nêu trong sách giáo khoa và hãy kể những hộ kinh doanh trong khu vực mà nhà em đang ở hiện nay. Hãy giải thích vì sao những hộ kinh doanh đó lại được gọi là kinh doanh hộ gia đình.
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
3.GV tổ chức thảo luận chung cả lớp và rút ra kết luận:
- Một số gợi ý hoặc đáp án của giáo viên: Giáo viên có thể nêu một số ví dụ như một bà đã nghỉ hưu muối dưa, cà bán tại nhà; một bà đã nghỉ hưu mở quán bán nước trà; một ông đã nghỉ hưu mở đại lý bán sim điện thoại; một thanh niên học hết trung học phổ thông mở quán cắt tóc tại nhà;...
- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.
*Kết luận:
Kinh doanh hộ gia đình có đặc điểm:
- Bao gồm đủ các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ
- Có quy mô nhỏ, công việc kinh doanh đơn giản, do một người trong gia đình làm chủ, tự bỏ vốn, kinh doanh, quản lí, điều hành và thực hiện
- Nếu có người tham gia kinh doanh thì thường số lượng không nhiều và chủ yếu cũng chỉ là người thân trong gia đình.
4. 2. Tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những vấn đề cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình
* Cách tiến hành:
1. Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp sử dụng phiếu học tập số.
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Giả sử gia đình em ở gần trường học, định mở một cửa hiệu để kinh doanh, em hãy xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cửa hiệu của gia đình mình.
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: Đại diện của nhóm trình bày kết quả. 
3.Tổ chức thảo luận và rút ra kết luận
- Một số gợi ý hoặc đáp án của giáo viên: Giáo viên giúp học sinh xác định mấy điểm sau:
+ Cơ hội kinh doanh: Chủ yếu là nhu cầu thị trường sẽ chi phối dự kiến lĩnh vực kinh doanh.
+ Mặt bằng kinh doanh tại nhà, ngoài hè phố, trên đường.
+ Nguồn vốn: Vốn của gia đình, vốn vay bạn bè, họ hàng, vay ngân hàng.
+ Đầu vào: Nguyên vật liệu (sản xuất), hàng hóa (thương mại), công cụ (dịch vụ).
+ Đầu ra: Khách hàng, giá cả.
+ Nhân lực: Gia đình, họ hàng, người làm thuê,...
+ Điều hành, quản lí, hạch toán.
- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.
*Kết luận:
- Kinh doanh hộ gia đình là một công việc kinh doanh có quy mô nhỏ nhất, mọi yếu tố như địa điểm, công cụ, nguồn lực, nguồn vốn,...do gia đình chịu trách nhiệm.
- Kế hoạch kinh doanh hộ gia đình cũng cần lập trước khi tổ chức kinh doanh.
4. 3. Tìm hiểu đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
*Mục tiêu: Biết được đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
* Cách tiến hành:
1. Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp sử dụng phiếu học tập
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Hãy đọc nội dung dưới đây và rút ra đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:
- Quản lí độc lập, vốn hoàn toàn do chủ doanh nghiệp cung cấp, hoạt động chủ yếu tại chỗ và quy mô tương đối nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với người quản lí của mình và giao lưu với phần lớn người lao động trực tiếp, nhân viên.
- Là doanh nghiệp được điều hành và quản lí bởi một cá nhân
- Là một doanh nghiệp không có quá 50 nhân công.
2. Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: Đại diện của nhóm trình bày kết quả.
3. Tổ chức thảo luận và rút ra kết luận
- Một số gợi ý hoặc đáp án của giáo viên: Hiện nay nước ta chưa có định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ. Theo quy định của nước ta hiện nay thì doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh dưới 10 tỷ đồng và có số nhân công dưới 300 người.
- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.
*Kết luận
Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ, vốn ít, số nhân công ít, do một người chủ đứng ra quản lí, điều hành.
4. 4. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ
*Cách tiến hành:
1. Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp sử dụng phiếu học tập 
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Hãy nghiên cứu và xếp các ý kiến sau vào cột thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ:
- Chi phí trực tiếp cao: do lượng mua ít nên giá nguyên liệu thô, máy móc và các vật dụng khác thường cao hơn so với các công ty lớn. Tuy nhiên, tổng chi phí lại có thể thấp hơn.
- Dễ thay đổi mặt hàng kinh doanh: Do máy móc thiết bị ít và tính dây chuyền thấp nên dễ dàng thích ứng khi thay đổi mặt hàng kinh doanh.
- Dễ đổi mới công nghệ: Do số mặt hàng ít, lượng sản xuất ít nên dễ dàng hơn trong đổi mới công nghệ.
- Đậm nét cá nhân: Khách hàng thường trả thêm tiền nếu được chú ý riêng. Trên thực tế, trong nhiều lĩnh vực, khi sự chênh lệch về giá không lớn thì nhân tố con người có lợi thế cạnh tranh cao.
- Động cơ tốt: Người lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ làm việc nhiều hơn, vất vả hơn; lợi nhuận và sự sống còn của doanh nghiệp có tác động lớn hơn và trực tiếp hơn so với những người làm công trong các công ty lớn.
- Hạn chế tài chính: Khó vay vốn, khó duy trì hoạt động nếu chậm bán được sản phẩm.
- Hạn chế về chất lượng: Do máy móc thiết bị khó trang bị hiện đại, đồng bộ; trình độ nhân công thấp nên chất lượng thường thua kém các công ty lớn.
- Hướng tới thị trường địa phương: Doanh nghiệp nhỏ thường phục vụ cho thị trường địa phương nên nắm bắt thị trường tốt và chi phí vận chuyển thấp.
- Ít tham nhũng, quan liêu: Chủ doanh nghiệp là người có vốn, sự quản lí sâu sát và trực tiếp nên hầu như không có tham nhũng trong doanh nghiệp. Trong một quy mô nhỏ, mặt hàng ít nên người chủ doanh nghiệp luôn sâu sát với các mặt hoạt động của doanh nghiệp.
- Khả năng rủi ro cao: Do chỉ có số ít mặt hàng nên khi thị trường bị suy thoái hoặc sản phẩm bị lạc hậu thì doanh nghiệp nhỏ khó đứng vững.
- Không phô trương: Do phạm vi hoạt động nhỏ hẹp nên các doanh nghiệp nhỏ có thể đưa ra các chiến thuật bán hàng mới hay giới thiệu sản phẩm mới mà không phải đương đầu với những hành động độc quyền và quy chế của chính phủ.
- Năng động: Doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng đóng cửa hoặc tăng giảm giá; nhanh chóng nhận ra và có cách xử lí phù hợp, kịp thời.
- Nhân sự: Doanh nghiệp nhỏ khó trả lương cao và tạo ra các cơ hội và cấp bậc như công ty lớn. Lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ phải lo giải quyết nhiều công việc thường ngày nên ít có điều kiện để tham quan, học tập và suy nghĩ về mục đích hoạt động.
- Thiếu niềm tin: Công ty lớn thường có các sản phẩm đã có tiếng tăm, thương hiệu. Sự nổi tiếng và thành công vốn có trên thị trường đóng vai trò quan trọng.
- Trình độ lao động nói chung thấp và lạc hậu: Do phạm vi hoạt động hẹp, chất lượng sản phẩm không đòi hỏi gắt gao, lượng nhân công nhỏ nên thường doanh nghiệp nhỏ có thể tuyển dụng lao động chưa được đào tạo nghề. Yêu cầu về lao động kĩ thuật không cao nên trình độ người thợ khó nắm bắt được các kĩ thuật hiện đại.
- Trình độ quản lí thấp: Chủ doanh nghiệp nhỏ có thể chưa được đào tạo bài bản, quá trình làm việc không phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nên thường trình độ quản lí của chủ doanh nghiệp nhỏ không cao.
Lưu ý: Giáo viên chuẩn bị các thông tin trên có thể photo để phát cho học sinh.
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu
3.Tổ chức thảo luận và rút ra kết luận
- Một số gợi ý hoặc đáp án của giáo viên: Cho ví dụ gắn với doanh nghiệp ở địa phương.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.
*Kết luận: 
Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ có những điểm mạnh và điểm yếu sau đây:
Điểm mạnh của Doanh nghiệp nhỏ
Điểm yếu của Doanh nghiệp nhỏ
- Dễ thay đổi mặt hàng kinh doanh
- Dễ đổi mới công nghệ
- Đậm nét cá nhân
- Động cơ tốt
- Hướng tới thị trường địa phương
- Ít tham nhũng, quan liêu
- Không phô trương
- Năng động
- Chi phí trực tiếp cao
- Hạn chế tài chính
- Hạn chế về chất lượng
- Khả năng rủi ro cao
- Nhân sự
- Thiếu niềm tin
- Trình độ lao động thấp và lạc hậu
- Trình độ quản lí thấp
 4. 5. Tìm hiểu những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ
*Mục tiêu: Biết được những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ 
*Cách tiến hành:
1. Tổ chức học sinh tìm hiểu nghiên cứu theo nhóm với kĩ thuật “khăn trải bàn” kết hợp sử dụng phiếu học tập
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau đây: Hãy nêu ví dụ các lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng ở khu vực địa phương em thích hợp với doanh nghiệp nhỏ. Chia chúng ra thành 3 loại: sản xuất, thương mại và dịch vụ.
2.Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: Đại diện nhóm trình bày kết quả
3.Tổ chức thảo luận và rút ra kết luận
Giáo viên gợi ý:
- Lĩnh vực sản xuất các mặt hàng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng mang tính thủ công, đồ chơi,...
- Lĩnh vực thương mại: cửa hàng, đại lí bán buôn, bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, tư liệu sản xuất nhỏ,...
- Lĩnh vực dịch vụ: nhà trọ, khách sạn, sữa chữa nhỏ, khám chữa bệnh, kinh doanh ăn uống, dịch vụ công nghệ thông tin, vui chơi giải trí, dịch vụ pháp lí,...
- Giáo viên tổ chức học sinh so sánh, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.
*Kết luận:
Có 3 lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ là:
- Lĩnh vực sản xuất các mặt hàng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng 
- Lĩnh vực thương mại: đại lí bán buôn, bán lẻ 
- Lĩnh vực dịch vụ
4. 6. Củng cố 
Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi
Câu 1.Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm:
A. Có thể thuộc cả ba loại hình: sản xuất, thương mại và dịch vụ
B. Thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân
C. Vốn ít, tính chất đơn giản, quy mô nhỏ
D. Cả ba loại trên
Câu 2. Những hoạt động kinh doanh sau đây không thuộc loại kinh doanh hộ gia đình:
A. Thu mua giấy vụn
B. Thu mua phế liệu
C. Vệ sinh môi trường
D. Sản xuất và bán hàng nông sản
Câu 3. Những điều cơ bản trong kinh doanh hộ gia đình:
A. Kinh doanh nhỏ, công nghệ kinh doanh đơn giản, cá nhân làm chủ, thuộc sở hữu tư nhân
B. Nhà nước làm chủ, lao động là thân nhân trong gia đình
C. Thuộc sở hữu tư nhân, có nhiều chủ doanh nghiệp
D. Công nghệ kinh doanh đơn giản, có nhiều chủ doanh nghiệp
Câu 4. Những đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:
A. Doanh thu lớn, nhiều vốn, số lượng lao động nhiều
B. Doanh thu lớn, vốn ít, số lượng lao động ít
C. Doanh thu không lớn, số lượng lao động không nhiều, vốn kinh doanh ít
D. Doanh thu không lớn, vốn kinh doanh lớn, lao động không nhiều
Câu 5. Thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ:
A. Hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổi, dễ quản lí, dễ đổi mới công nghệ
B. Hoạt động kinh doanh phức tạp, khó thay đổi, khó đổi mới công nghệ
C. Hoạt động kinh doanh linh hoạt, khó thay đổi, dễ đầu tư đồng bộ
D. Trình độ lao động thấp, dễ thay đổi, khó đổi mới công nghệ
Câu 6. Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ:
A. Hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổi, dễ quản lí, dễ đổi mới công nghệ
B. Hoạt động kinh doanh phức tạp, khó thay đổi, khó đổi mới công nghệ
C. Trình độ lao động thấp, dễ thay đổi, khó đổi mới công nghệ 
D. Vốn ít, thiếu thông tin về thị trường, trình độ lao động thấp, trình độ quản lí thiếu chuyên nghiệp
5. Phụ lục:
- Giáo trình Pháp luật kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- Tranh, ảnh, ví dụ về hoạt động kinh doanh hiện có tại địa phương liên quan đến bài giảng.
- Quản trị doanh nghiệp thương mại, GS.TS. Phạm Vũ Luận, NXB Thống kê Hà Nội.
- Quản trị dự án, ThS. Vũ Thùy Dương (Chủ biên), NXB Thống kê Hà Nội.
PHIẾU HỌC TẬP
(HS hoàn thành trước ở nhà)
Câu 1: Em hãy nghiên cứu các đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình nêu trong sách giáo khoa và hãy kể những hộ kinh doanh trong khu vực mà nhà em đang ở hiện nay. Hãy giải thích vì sao những hộ kinh doanh đó lại được gọi là kinh doanh hộ gia đình.
Trả lời: 
- Những hộ kinh doanh trong khu vực mà nhà em đang ở hiện nay:
+ Sản xuất:	
+ Thương mại:	
+ Dịch vụ:	
- Đặc điểm của những hộ kinh doanh gia đình:
+ Quy mô:	
+ Công nghệ kinh doanh:	
+ Chủ sở hữu:	
+ Sử dụng lao động:	
Câu 2: Giả sử gia đình em ở gần trường học, định mở một cửa hiệu để kinh doanh, em hãy xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cửa hiệu của gia đình mình.
Trả lời: 
- Lĩnh vực kinh doanh:	
- Mặt bằng:	
- Nguồn vốn:	
- Đầu vào:	
- Đầu ra:	
- Nhân lực:	
- Điều hành, quản lí, hạch toán:	
Câu 3: Hãy đọc nội dung dưới đây và rút ra đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ:
- Quản lí độc lập, vốn hoàn toàn do chủ doanh nghiệp cung cấp, hoạt động chủ yếu tại chỗ và quy mô tương đối nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với người quản lí của mình và giao lưu với phần lớn người lao động trực tiếp, nhân viên.
- Là doanh nghiệp được điều hành và quản lí bởi một cá nhân
- Là một doanh nghiệp không có quá 50 nhân công.
Trả lời: 
Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ là:
- Chủ sở hữu:	
- Quy mô:	
- Số lượng lao động:	
Câu 4: Hãy nghiên cứu và xếp các ý kiến sau vào cột thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ:
1- Chi phí trực tiếp cao: do lượng mua ít nên giá nguyên liệu thô, máy móc và các vật dụng khác thường cao hơn so với các công ty lớn. Tuy nhiên, tổng chi phí lại có thể thấp hơn.
2- Dễ thay đổi mặt hàng kinh doanh: Do máy móc thiết bị ít và tính dây chuyền thấp nên dễ dàng thích ứng khi thay đổi mặt hàng kinh doanh.
3- Dễ đổi mới công nghệ: Do số mặt hàng ít, lượng sản xuất ít nên dễ dàng hơn trong đổi mới công nghệ.
4- Đậm nét cá nhân: Khách hàng thường trả thêm tiền nếu được chú ý riêng. Trên thực tế, trong nhiều lĩnh vực, khi sự chênh lệch về giá không lớn thì nhân tố con người có lợi thế cạnh tranh cao.
5- Động cơ tốt: Người lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ làm việc nhiều hơn, vất vả hơn; lợi nhuận và sự sống còn của doanh nghiệp có tác động lớn hơn và trực tiếp hơn so với những người làm công trong các công ty lớn.
6- Hạn chế tài chính: Khó vay vốn, khó duy trì hoạt động nếu chậm bán được sản phẩm.
7- Hạn chế về chất lượng: Do máy móc thiết bị khó trang bị hiện đại, đồng bộ; trình độ nhân công thấp nên chất lượng thường thua kém các công ty lớn.
8- Hướng tới thị trường địa phương: Doanh nghiệp nhỏ thường phục vụ cho thị trường địa phương nên nắm bắt thị trường tốt và chi phí vận chuyển thấp.
9- Ít tham nhũng, quan liêu: Chủ doanh nghiệp là người có vốn, sự quản lí sâu sát và trực tiếp nên hầu như không có tham nhũng trong doanh nghiệp. Trong một quy mô nhỏ, mặt hàng ít nên người chủ doanh nghiệp luôn sâu sát với các mặt hoạt động của doanh nghiệp.
10- Khả năng rủi ro cao: Do chỉ có số ít mặt hàng nên khi thị trường bị suy thoái hoặc sản phẩm bị lạc hậu thì doanh nghiệp nhỏ khó đứng vững.
11- Không phô trương: Do phạm vi hoạt động nhỏ hẹp nên các doanh nghiệp nhỏ có thể đưa ra các chiến thuật bán hàng mới hay giới thiệu sản phẩm mới mà không phải đương đầu với những hành động độc quyền và quy chế của chính phủ.
12- Năng động: Doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng đóng cửa hoặc tăng giảm giá; nhanh chóng nhận ra và có cách xử lí phù hợp, kịp thời.
13- Nhân sự: Doanh nghiệp nhỏ khó trả lương cao và tạo ra các cơ hội và cấp bậc như công ty lớn. Lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ phải lo giải quyết nhiều công việc thường ngày nên ít có điều kiện để tham quan, học tập và suy nghĩ về mục đích hoạt động.
14- Thiếu niềm tin: Công ty lớn thường có các sản phẩm đã có tiếng tăm, thương hiệu. Sự nổi tiếng và thành công vốn có trên thị trường đóng vai trò quan trọng.
15- Trình độ lao động nói chung thấp và lạc hậu: Do phạm vi hoạt động hẹp, chất lượng sản phẩm không đòi hỏi gắt gao, lượng nhân công nhỏ nên thường doanh nghiệp nhỏ có thể tuyển dụng lao động chưa được đào tạo nghề. Yêu cầu về lao động kĩ thuật không cao nên trình độ người thợ khó nắm bắt được các kĩ thuật hiện đại.
16- Trình độ quản lí thấp: Chủ doanh nghiệp nhỏ có thể chưa được đào tạo bài bản, quá trình làm việc không phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nên thường trình độ quản lí của chủ doanh nghiệp nhỏ không cao.
Trả lời: HS chỉ ghi phần in đậm
Thuận lợi của DNN
Khó khăn của DNN
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Câu 5: Hãy nêu ví dụ các lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng ở khu vực địa phương em thích hợp với doanh nghiệp nhỏ. Chia chúng ra thành 3 loại: sản xuất, thương mại và dịch vụ.
Trả lời: 
Các lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng ở khu vực địa phương em thích hợp với doanh nghiệp nhỏ:
- Sản xuất:	
- Thương mại:	
- Dịch vụ:	
Bài 51- Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
1.Mục tiêu
1.1.Kiến thức:
 -Biết được căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh
 - Biết được các bước lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
1.2.Kỹ năng: Vận dụng

File đính kèm:

  • docTRANNGOCDE_THPTNGUYENTRUNGTRUC_CONGNGHE.doc
  • docBia.doc
  • xlsCong cu ho tro tinh toan.xls
  • docPhieu danh gia.doc