Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - Đồ dùng dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh khối lớp 3

Qua thực tế giảng dạy của giáo viên tôi thấy:

Việc sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, hiệu quả sẽ mang lại chất lượng cao trong mỗi tiết dạy nên khi sử dụng cần chú ý:

+ Trình bày khoa học theo trình tự nội dung ( ví dụ: tranh 1, tranh 2, tranh 3, tranh.) đặt, treo, để nơi học sinh cả lớp dễ quan sát.

+ Từ khâu giới thiệu bài đến phát hiện kiến thức hay cất đồ dùng dạy học phải hợp lí. Lời giới thiệu nội dung hoặc câu hỏi gợi ý học sinh suy nghĩ về nội dung của giáo viên cần ăn khớp cùng thời điểm xuất hiện đồ dùng dạy học để nhận thức của học sinh thành mạch kiến thức liên tục, không bị gián đoạn.

+ Giáo viên cần chỉ vào những nội dung cần thiết ở đồ dùng dạy học, để nhấn mạnh trọng tâm của bài, không chỉ giới thiệu chung chung bằng lời, để học sinh có cái nhìn bao quát, từ đó học sinh hiểu sâu, nhớ lâu được kiến thức mà giáo viên cần truyền đạt.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - Đồ dùng dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh khối lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ngành Giáo dục nói chung, các trường Tiểu học nói riêng đã được nhà nước đầu tư trang thiết bị dạy học rất nhiều như: “ mô hình, vật mẫu, vật thực, ấn phẩm, tài liệu nghe nhìn, dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh,....” Nhưng việc sử dụng thiết bị dạy học đó như thế nào? Vào lúc nào? Đối tượng sử dụng?.... Để giờ dạy đạt hiệu quả, nhằm góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay “ Lấy học sinh làm nhân vật trung tâm”, “ Học đi đôi với hành”, “ Lí luận đi đôi với thực tiễn” là đòi hỏi cấp thiết của ngành Giáo dục, của các nhà trường, của giáo viên.
Mặc dù hằng năm nhà trường luôn tổ chức hội thảo về việc sử dụng thiết bị dạy học cho tất cả giáo viên trực tiếp đứng dạy các khối lớp. Nhưng việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học đang còn nhiều hạn chế, chưa quen với cách nghĩ, cách dạy của giáo viên nên chất lượng sử dụng chưa cao, chưa khai thác triệt để các tính năng sử dụng của nó, vì vậy hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học còn là vấn đề nan giải hiện nay trong nhà trường.
 Để khắc phục tình trạng trên năm học 2011 – 2012 tôi tập trung nghiên 
cứu, tìm ra biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học của giáo viên. Sử dụng như thế nào cho thật hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, góp phần xây dựng nguồn lực con người trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước.
II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HIỆN NAY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH SƠN TĨNH GIA.
Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia luôn tăng cường công tác thanh kiểm tra đơn vị trường học cùng với các nhà trường đã đặc biệt coi trọng việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học, đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, nhưng qua thực tế:
Việc sử dụng đồ dùng dạy học của một số giáo viên hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao với những lí do:
* Về phía nhà trường: 
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời kì đổi mới, đặc biệt là những trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy chiếu, các thiết bị trợ giảng
- Cán bộ quản lí đôi lúc còn lỏng lẻo trong việc kiểm tra, đánh giá cách sử dụng TB-ĐDDH của giáo viên.
* Về phía giáo viên:
- Nhận thức của một số giáo viên đang còn chưa xác định đúng tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học theo đúng nghĩa của nó nên có những đồng chí có tâm lí ngại sử dụng hoặc lúng túng khi sử dụng.
- Đội ngũ giáo viên, trình độ không đồng đều, thường dạy chay theo phương pháp dạy học cũ, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng thiết bị dạy học.
- Giáo viên hầu hết dạy 8-9 buổi/tuần và công việc gia đình bận rộn, thời gian nghiên cứu tài liệu, thời gian chuẩn bị đồ dùng ít, vì vậy đã hạn chế đến chất lượng sử dụng đồ dùng dạy học.
- Việc sử dụng TB - ĐDDH ở một số tiết chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng.
* Về phía học sinh:
- Khi sử dụng đồ dùng dạy học các em rất lúng túng trong thao tác kĩ thuật, hầu hết các em mới quan tâm đến hình thức bên ngoài chưa nhìn thấy cái giá trị bên trong của bộ đồ dùng.
- Còn có học sinh chưa mang đầy đủ các bộ đồ dùng học tập cá nhân.
* Về phía Ban giám hiệu nhà trường:
Qua các đợt tập huấn Ban giám hiệu đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học của giáo viên trong các tiết dạy. Luôn quan tâm đến các tiết dạy của giáo viên sử dụng giáo án điện tử với việc ứng dụng CNTT và việc sử dụng trang thiết bị hiện đại, để góp ý về thiết kế cũng như những cách sử dụng thiết bị nhằm khơi dạy trong giáo viên tinh thần học hỏi, khám phá, tìm tòi cách sử dụng đồ dùng hiệu quả nhất, đồng thời luôn giúp giáo viên sáng tạo cải tiến thiết bị được cấp sao cho sử dụng thật hiệu quả. Ngoài ra, nhà trường còn hướng dẫn giáo viên hưởng ứng tích cực trong phong trào “Tự làm đồ dùng dạy học” và các khối lớp đã thiết kế được một số bộ đồ dùng dạy học tự làm có hiệu quả cao trong dạy học. Qua các cuộc thi đồ dùng dạy học hằng năm, nhà trường đã nâng cao được nhận thức giáo viên về tầm quan trọng của đồ dùng trong dạy học, bổ sung thêm những bộ đồ dùng có giá trị sử dụng cao. Điều đó đã góp phần không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với giai đoạn hiện nay. Qua thực tế chỉ đạo ở nhà trường, tôi đã tìm ra được một số giải pháp để khắc phục thực trạng trên.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TB-ĐD DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHỐI LỚP 3
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng TB-ĐDDH trong quá trình dạy học nên ngay từ đầu năm học tôi đã dành nhiều thời gian bắt tay vào nghiên cứu và tìm tòi những giải pháp để sử dụng thiết bị dạy học được cấp và tự làm sao cho có hiệu quả trong các tiết dạy của giáo viên. Sau đây là một số giải pháp mà tôi đã vận dụng vào thực tế trong quá trình chỉ đạo nhà trường:
1. Thống kê, phân loại, lập danh mục thiết bị được cấp ở khối 3, xây dựng kế hoạch sử dụng.
Thiết bị - đồ dùng được cấp ít khi được giáo viên xem xét trước và tìm hiểu cách sử dụng của nó như thế nào để xây dựng kế hoạch thực hiện nên thiếu sự chủ động trong quá trình diễn giải hay hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến 
thức.
Xuất phát từ những định hướng đổi mới hiện nay là coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc lập của học sinh. Việc sử dụng thiết bị dạy học sẽ là cầu nối thiết thực nhất giữa người dạy và người học, giúp cho người học phát triển tư duy, nhận thức theo hướng lôgic, đó là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Vì vậy, để sử dụng đồ dùng có hiệu quả tôi đã tiến hành thực hiện qua 2 nội dung sau:
1. 1.Thống kê, phân loại, lập danh mục thiết bị được cấp ở khối 3:
Tiến hành:
* Bước 1: Thống kê, phân loại, lập danh mục các thiết bị dạy học được cấp ở khối 3 có những loại thiết bị nào.
* Bước 2: Xác định mức độ sử dụng theo 3 mức độ “ Sử dụng dễ, sử dụng được, khó sử dụng”.
* Bước 3: Xác định tần số sử dụng theo hai mức độ “cao, thấp”.
Ví dụ: Đối với môn Toán tôi thống kê, phân loại như sau:
Bảng 1A
TT
Tên thiết bị
Tính năng sử dụng
Tần số sử dụng
Sử dụng dễ
Sử dụng được
Khó sử dụng
Cao
Thấp
1
Bộ số
x
x
2
Bộ tấm đỏ
x
x
3
Bộ chấm tròn
x
x
4
Êke
x
x
5
Lưới ô vuông hình chữ nhật – hình vuông
x
x
6
Bộ số từ 0 đến 9 các phép tính, dấu các phép tính
x
x
7
Mô hình đồng hồ 
X
x
8
Com pa
x
x
9
Thước
x
x
10
Lắp ghép hình
x
x
11
Bảng nỉ
x
x
Đối với môn Tự nhiên và xã hội tôi thống kê, phân loại như sau:
 Bảng 1B
TT
Tên thiết bị
Tính năng sử dụng
Tần số sử dụng
Sử dụng dễ
Sử dụng được
Khó sử dụng
Cao
Thấp
1
Tranh về cơ quan hô hấp
x
x
2
Tranh về cơ quan tuần hoàn
x
x
3
Tranh về cơ quan bài tiết nước tiểu
x
x
4
Tranh về cơ quan thần kinh
x
x
5
Các tấm thẻ tên các cơ quan
x
x
6
Lược đồ các châu lục và các đại dương
x
x
7
Quả địa cầu
x
x
8
Mô hình Trái đất quay quanh Mặt trời
x
x
Đối với các môn học khác tôi cũng tiến hành phân loại như thế, sau khi phân loại xong, tôi đầu tư thời gian tìm hiểu cách sử dụng các thiết bị khó sử dụng hoặc sử dụng với tần số thấp để xây dựng kế hoạch thực hành luyện tập khắc phục cách sử dụng đồ dùng dạy học khó sử dụng như đã thống kê ở trên cho giáo viên nắm vững.
1.2. Xây dựng kế hoạch thực hành luyện tập cách sử dụng đối với những thiết bị khó sử dụng hoặc sử dụng có tần số thấp:
Để chủ động sử dụng các thiết bị khó sử dụng, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch thực hành cho các tổ khối chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường đưa nội dung này vào nội dung sinh hoạt chuyên môn. Kế hoạch được xây dựng như sau:
Bảng 1C
TT
Tên TB khó sử dụng hoặc sử dụng có tần số thấp
Môn
Thời gian thực hành tập sử dụng
Thời gian sử dụng trong bài dạy
1
Mô hình đồng hồ
Toán
Tuần 23/ tháng 02
Tuần 24/ tháng 02
2
Mô hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời
TN&XH
Tuần 29/ tháng 3
Tuần 30/ tháng 4
3
.............................
.........
......................
........................
Qua việc tìm hiểu, phân loại, xác định mức độ sử dụng, xây dựng kế hoạch thực hành luyện tập cách sử dụng cho giáo viên và tổ. Ban giám hiệu nhà trường cùng các thành viên trong tổ đã có cơ hội tiếp cận tìm ra cách sử dụng hiệu quả nhất và chủ động trong quá trình sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy, để giờ 
dạy đạt hiệu quả.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học nâng cao hiệu quả giờ lên lớp:
Chuẩn bị đồ dùng dạy học là bước không thể thiếu đối với người giáo viên. 
Xác định được tầm quan trọng của nó trong dạy học, Ban giám hiệu đã yêu cầu giáo viên thực hiện qua các bước sau:
+ Đọc tài liệu, nghiên cứu bài dạy, sưu tầm tư liệu.
+ Chọn loại đồ dùng cho phù hợp với nội dung bài học.
+ Linh hoạt lựa chọn những bài học phù hợp để ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế giáo án điện tử với những hình ảnh minh họa sinh động thay thế cho việc chuẩn bị loại nhiều tranh ảnh...
+ Chuẩn bị trước bài dạy 2 ngày để sửa sang, vận hành đồ dùng sao cho khoa học, thẩm mĩ và thành thạo.
+ Dự tính không gian, vị trí (đặt, treo, bày) đồ dùng dạy học cho phù hợp, học sinh quan sát dễ.
+ Phân loại đồ dùng theo trọng tâm bài dạy.
Bằng giải pháp này, giáo viên đã hoàn toàn chủ động, tự tin khi dạy học ở bất kì giờ học nào, đem lại hiệu quả cao trong giờ học, học sinh lĩnh hội được kiến thức và kĩ năng cơ bản của tiết học.
3. Cách khắc phục, cải tiến những thiết bị - đồ dùng khó sử dụng hoặc sử dụng có tần số thấp:
Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, khoa học đem lại hiệu quả cao trong dạy học bởi vì kiến thức, kĩ năng ở Tiểu học dù ở mức độ nào cũng là trừu tượng đối với lứa tuổi các em. Để có thể giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng ở mỗi bài học trước hết giáo viên phải tường minh được kiến thức, kĩ năng ấy ở trên các mô hình, mẫu vật. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm việc với các mô hình, mẫu vật cụ thể để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng cho chính mình. Một trong những phương tiện để tường minh kiến thức, kĩ năng cho HS họat động, lĩnh hội kiến thức là thiết bị - đồ dùng dạy học. Vì vậy để xây dựng được cách sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học có hiệu quả Ban giám hiệu đã yêu cầu giáo viên thực hiện theo các trình tự sau:
* Bước 1: Quan sát kĩ đồ dùng đó có cấu tạo như thế nào? Tên gì? dạy môn nào? Bài gì?
* Bước 2: Nêu lí do vì sao thiết bị này khó sử dụng hoặc sử dụng với tần số thấp; khó sử dụng ở khâu nào? Cách tháo gỡ ra sao?
* Bước 3: Chọn những đồ dùng khó sử dụng hoặc sử dụng với tần số thấp để xây dựng cách khắc phục ( trong bảng 1C).
Ví dụ 1: Mô hình đồng hồ: Sử dụng mô hình đồng hồ, mới nhìn thì thấy dễ nhưng để học sinh “ thao tác đúng và thành thạo trên mô hình”, học sinh bước đầu hiểu được “ thời điểm, khoảng thời gian” thì cả một vấn đề cần được khắc phục. Để sử dụng mô hình này có hiệu quả, qua thực tế giảng dạy của giáo viên, tôi nhận thấy cần phải khắc phục một số nhược điểm sau:
Khi dạy bài “Thực hành xem đồng hồ” Tiết 120&121 trang 123-125 ( SGK lớp 3).
* Đối với giáo viên cần:
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, đầy đủ ( từ 6 đến 8 mô hình đồng hồ).
- Cần thao tác trên mô hình đồng hồ thành thạo, chính xác.
- Hướng dẫn học sinh cách quay kim đồng hồ, theo đúng chiều quay của kim đồng hồ.
- Hiểu sâu về biểu tượng về “ Thời điểm, khoảng thời gian”.
( Ví dụ: Chương trình phim hoạt hình bắt đầu lúc 8 giờ và kết thúc lúc 8 giờ 30 
phút; vậy chương trình này kéo dài bao lâu? Giáo viên quay kim đồng hồ thời điểm bắt đầu từ lúc 8 giờ và dừng lại đúng 8 giờ 30 phút; học sinh trả lời, GV chốt ý: Khoảng thời gian là từ khi bắt đầu một công việc đến khi kết thúc công việc đó).
* Đối với học sinh:
- Học sinh còn lúng túng khi thao tác trên mô hình, đồng hồ.
- Vì vậy GV cần hướng dẫn cho HS thực hành nhiều trên mô hình đồng hồ, nhận xét cách quay kim đồng hồ, cách đọc giờ trên đồng hồ.
- Cần tổ chức cho HS tự nói về các khoảng thời gian thực hiện một công việc hằng ngày của mình, vừa nói vừa kết hợp quay kim đồng hồ.
( Ví dụ: Em tập thể dục lúc 6 giờ 5 phút, đến trường lúc 7 giờ kém 10 phút; 7 giờ em vào học và tan học lúc 11 giờ kém 20 phút...)
Tóm lại: Qua các bước làm như vậy học sinh đã:
+ Đọc thời điểm trên đồng hồ chính xác.
+ Bước đầu hiểu được biểu tượng thời điểm, khoảng thời gian và thao tác thành thạo trên đồng hồ.
+ Học sinh nêu được các hoạt động hằng ngày của bản thân, từ đó biết cách lập 
thời gian biểu một cách cụ thể trong học tập và sinh hoạt hàng ngày.
** Kết quả đạt được sau khi vận dụng giải pháp này như sau:
Lớp
Tổng số HS
Kết quả thao tác
Kết quả kiến thức
Sử dụng tốt
Sử dụng được
Sử dụng kém
Giỏi
Khá
TB
yếu
3A/33 HS
22em=
66.7%
11 em =
33,3 
0%
20 em = 
60,6 %
11 em = 
33,3 %
2 em = 6,1 %
0%
3B/28 HS
18 em = 64,3%
10 em = 35,7%
0%
17 em = 60,7%
9 em = 32,2%
2 em = 7,1%
0%
Bằng cách làm như vậy, giáo viên trong khối 3 đã tự tin khi sử dụng thiết bị này, đồng thời gây được hứng thú, hầu hết tất cả các đối tượng học sinh đều được tham gia một cách tích cực và chủ động, từ đó nâng cao được tần số sử 
dụng và đạt hiệu quả cao trong giờ dạy.
Ví dụ 2: Mô hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời: Mô hình này dùng để dạy các bài từ “ Bài 60 đến bài 64 SGK TN&XH 3”. Đây là một mô hình rất cần thiết, nó giúp các em dễ tưởng tượng hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, kích thích được trí tò mò khám phá của HS. Học sinh tự tìm tòi và phát hiện kiến thức thông qua mô hình.
Để đảm bảo được tần số sử dụng cao hơn ( sử dụng liên tục ) thì mô hình này cần khắc phục một số hạn chế sau đây:
+ Do sử dụng bằng pin nên dễ hư hỏng hệ thống điện ( pin chảy nước).
+ Tốn tiền và không chủ động trong quá trình sử dụng (đang sử dụng hết pin).
+ Tốc độ quay nhanh (học sinh khó quan sát và khó hình dung, khó phát hiện 
kiến thức mới).
Từ những hạn chế nêu trên dẫn đến mô hình này có tần số sử dụng thấp vì giáo viên có tâm lí ngại sử dụng. Để khắc phục hạn chế này tôi đã tìm ra hướng cải tiến thiết bị này như sau:
+ Thay nguồn điện sử dụng pin bằng nguồn điện 220V; “ Bằng cách lắp một biến thế để dùng điện lưới sẵn có”.
+ Giảm tốc độ quay bằng cách thay bánh răng lớn hơn.
Từ việc cải tiến rất nhỏ này mà “ Mô hình Trái Đất quay quay Mặt Trời” đã được giáo viên sử dụng với tần số cao, mang lại hiệu quả cao trong giờ học. Trên đây là một số ví dụ cụ thể, mang tính đặc trưng, còn đối với tất cả các môn học khác tôi cũng thực hiện như vậy và đã giúp giáo viên nhà trường thành công 
trong mỗi giờ lên lớp.
 Bằng giải pháp này, giáo viên đã hoàn toàn chủ động trong việc chuẩn bị và sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học trong quá trình dạy và học một cách khoa học, chất lượng, mang lại hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy.
4. Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy đảm bảo tính khoa học và hợp lý:
Qua thực tế giảng dạy của giáo viên tôi thấy:
Việc sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, hiệu quả sẽ mang lại chất lượng cao trong mỗi tiết dạy nên khi sử dụng cần chú ý:
+ Trình bày khoa học theo trình tự nội dung ( ví dụ: tranh 1, tranh 2, tranh 3, tranh...) đặt, treo, để nơi học sinh cả lớp dễ quan sát.
+ Từ khâu giới thiệu bài đến phát hiện kiến thức hay cất đồ dùng dạy học phải hợp lí. Lời giới thiệu nội dung hoặc câu hỏi gợi ý học sinh suy nghĩ về nội dung của giáo viên cần ăn khớp cùng thời điểm xuất hiện đồ dùng dạy học để nhận thức của học sinh thành mạch kiến thức liên tục, không bị gián đoạn.
+ Giáo viên cần chỉ vào những nội dung cần thiết ở đồ dùng dạy học, để nhấn mạnh trọng tâm của bài, không chỉ giới thiệu chung chung bằng lời, để học sinh có cái nhìn bao quát, từ đó học sinh hiểu sâu, nhớ lâu được kiến thức mà giáo viên cần truyền đạt.
+ Sử dụng theo đúng quy trình bài học ( treo, bày, đặt theo từng hoạt động của 
bài).
+ Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu, khai thác đồ dùng dạy học thông qua 
hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh nắm bắt kiến thức mới.
+ Không đưa cùng một lúc nhiều đồ dùng ra giới thiệu, phân tích làm phân tán sự chú ý của học sinh.
Tóm lại: Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy đảm bảo tính khoa học hợp lý, đem lại hiệu quả cao trong giờ học mà trong thực tế giảng dạy của giáo viên đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. (Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học thuần thục, gợi mở được kiến thức của bài dạy. Học sinh nắm bắt được kiến thức, hiểu và vận dụng tốt trong khâu thực hành).
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả làm đồ dùng và cách sử dụng đồ dùng tự làm:
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học, giáo viên nhà trường ngay từ đầu năm học đã dành nhiều thời gian bắt tay ngay vào tìm hiểu, thiết kế và làm được một số đồ dùng khác phù hợp với từng tiết học, bài học cụ thể. Nhiều giờ dạy được soạn giảng bằng giáo án điện tử với những hình ảnh rất sinh động. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, tôi xây dựng cho giáo viên một kế hoạch “ Làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm” qua các quy trình sau:
5.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả làm đồ dùng:
* Bước 1: Nghiên cứu bài dạy, xác định ý tưởng.
* Bước 2: Xác định yêu cầu của đồ dùng.
Đồ dùng dạy học phải đạt một số yêu cầu cơ bản sau:
+ Đồ dùng dạy học phải là một thành tố hữu cơ của bài dạy.
+ Đồ dùng dạy học phải thiết thực cho nội dung bài dạy ( Giới thiêu bài, hình thành kiến thức mới, củng cố bài).
+ Đồ dùng dạy học phải đa dạng, phong phú ( nhưng màu không lòe loẹt, làm ảnh hưởng đến sự chú ý của học sinh về hình thức bên ngoài mà quên đi nhiệm vụ chính là từ đồ dùng trực quan rút ra nội dung, kiến thức từng tiết học, bài học).
+ Chất liệu làm đồ dùng phải dễ tìm, tốn ít kinh phí.
+ Phát huy triệt để tác dụng của đồ dùng dạy học, dạy được nhiều bài, nhiều khối lớp.
* Bước 3: Thực hiện làm đồ dùng:
 Đây là khâu rất quan trọng để có một sản phẩm mang tính khoa học, thẩm mĩ cần phải thực hiện theo các yêu cầu sau:
+ Tham khảo bạn bè, đồng nghiệp, chuyên môn nhà trường.
+ Tìm kiếm chất liệu, chuẩn bị dụng cụ làm đồ dùng.
+ Lên kế hoạch, thời gian thực hiện.
+ Trình diễn mẫu trước tổ khối để chỉnh sửa những vướng mắc trong khi thực 
hiện.
Bằng những bước này, Ban giám hiệu đã nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình làm đồ dùng của giáo viên.
5.2.Cách sử dụng đồ dùng dạy học tự làm:
Trong quá trình giảng dạy, ngoài những đồ dùng thường xuyên trong tiết dạy đã được hội đồng nhà trường công nhận đạt hiệu quả cao khi sử dụng, trong đó bộ đồ dùng “ Phong cảnh vùng cao” là bộ đồ dùng có tính chất xuyên suốt chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất. Hiệu quả sử dụng của bộ đồ dùng này đem lại kết quả cao trong tiết học. Vì Mô hình “ Phong cảnh vùng cao” có thể dạy được nhiều môn, nhiều khối lớp, bởi mô hình này có cấu tạo gồm nhiều mô hình nhỏ:
- Nhà sàn, bản làng, cây cối, một số vật nuôi, thú.
- Đồi núi, suối, nương rẫy, ruộng bậc thang. Các đồ vật của người dân tộc ít 
người sống ở miền núi phía Bắc ( chày, ống đựng nước,...)
** Phạm vi sử dụng: Chủ yếu dạy môn TN&XH, môn Tiếng Việt.
** Cách sử dụng: 
Khối lớp 3: Môn Tự nhiên& xã hội
Dạy bài 49: - Động vật
Dạy bài 54: - Thú
Học sinh quan sát mô hình và nêu được một số động vật sống quanh ta, một số loài thú sống trong rừng.
 Phân môn Tập làm văn
Dạy bài 17: - Viết về thành thị và nông thôn.
Học sinh quan sát mô hình, viết được một đoạn văn về phong cảnh vùng cao.
 Phân môn Luyện từ và câu
Dạy bài 34: - Mở rộng vốn từ về thiên nhiên.
Học sinh quan sát mô hình, nêu được các từ ngữ về thiên nhiên.
Ngoài ra còn có thế sử dụng mô hình này để dạy các bài ở khối lớp như:
6. Kết hợp với phụ huynh học sinh chuẩn bị chu đáo đồ dùng học tập cho học sinh:
Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên vô cùng quan trọng nhưng về phía học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu đã:
* Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh biết được vai trò quan trọng của đồ dùng dạy học trong việc thực hiện chương trình sách giáo khoa.
* Động viên phụ huynh học sinh mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
* Thành lập ban nề nếp để kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở học sinh chưa đầy đủ đồ 
dùng học tập.
* Thường xuyên hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị - đồ dùng học tập để các 
em có thói

File đính kèm:

  • docQUANLI.LUONG_MINH_KINH-THTHANHSON.doc