Đề tài Một số phương pháp áp dụng trong đợt bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho giáo viên ở trường THCS Bình An

Giáo viên có thể thu thập nguồn tư liệu được sưu tầm từ học sinh để phục vụ cho bài giảng, với hình thức cho từng nhóm học sinh sưu tầm tư liệu theo từng chủ đề của môn học. Với trình độ CNTT của các em được học từ lớp 6, cộng thêm sự tiếp cận rất nhạy bén về kiến thức mạng Internet của em học sinh, tôi tin rằng kho tư liệu của mỗi giáo viên ngày càng phong phú hơn giúp giáo viên soạn các bài giảng chất lượng hơn, nhanh chóng hơn.

doc17 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp áp dụng trong đợt bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho giáo viên ở trường THCS Bình An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A / ĐẶT VẤN ĐỀ :
	Lý do chọn đề tài :
Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin bước đầu đã được ứng dụng vào giảng dạy, học tập. Thực tế qua các tiết thao giảng có ứng dụng công nghệ thông tin cho thấy trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, thay đổi phương pháp dạy học, đó là phương pháp dạy học một cách trực quan, sinh động bằng những hình ảnh, âm thanh, video .v.v... làm cho học sinh thích thú chú ý, tập trung vào bài giảng của giáo viên, sự tiếp thu nội dung bài học được tốt hơn, khắc sâu kiến thức nội dung bài giảng hơn. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực công nghệ thông tin, phải biết vận dụng nó, biến nó thành công cụ phục vụ hiệu quả trong sự nghiệp giáo dục. 
Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn rất hạn chế. Do một số nguyên nhân về cơ sở vật chất chưa đầy đủ, trình độ về công nghệ thông tin của giáo viên còn thấp, chưa đồng đều, một số giáo viên còn giữ phương pháp truyền thống chưa muốn áp dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng, một số giáo viên có nhiệt huyết nhưng trong quá trình soạn bài giảng đôi khi cần những kỹ thuật, kỹ năng mà kiến thức về công nghệ thông tin của giáo viên chưa được cập nhật, bồi dưỡng nên gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian để đầu tư cho một bài giảng điện tử. 
Nhằm khắc phục những hạn chế trên và tạo cho giáo viên sự tự tin trong việc soạn các bài giảng điện tử. Tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp áp dụng trong đợt bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho giáo viên ở trường tôi bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan.
B / NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 
 I / ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
1/ Những thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục từ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo đến Phòng Giáo Dục thông qua các Chỉ thị “Về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012”, các chủ đề năm học như: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” , “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
- Trường THCS Bình An được xây mới lại hoàn toàn với đầy đủ cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn của một trường chuẩn Quốc gia với đầy đủ các phòng chức năng như: phòng vi tính, phòng LAB, phòng nghe nhìn .v.v đầu năm học 2009 – 2010 được sự quan tâm của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Bình Dương, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Dĩ An cung cấp cho nhà trường một số máy vi tính Laptop, máy chiếu (projector) nhằm phục vụ tốt cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.
- Trường THCS Bình An có bề dày thành tích về công nghệ thông tin, giáo viên được bồi dưỡng về tin học thường xuyên, đến nay 100% giáo viên đều có kiến thức căn bản về tin học văn phòng, 95% giáo viên có chứng chỉ A về tin học, các máy tính của khối văn phòng được kết nối mạng Internet tạo điều kiện cho giáo viên khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy.
- Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường hàng năm đều có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức công nghệ thông tin.
- Bản thân nắm vững các kiến thức về tin học văn phòng, sử dụng thành thạo phần mềm Power Point, về các kỹ năng soạn thảo, liên kết phần mềm ViOLET.
2/ Những khó khăn:
- Có thể nói khó khăn lớn nhất khi thực hiện một bài giảng điện tử đó là trang thiết bị, phương tiện. Mặc dù trong xu thế công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay nhưng việc trang bị những phương tiện giảng dạy như máy tính xách tay, máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) vẫn còn là một yêu cầu rất khó khăn với các nhà trường.
- Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng các bài giảng điện tử vì cho rằng mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi số tiết của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn. 
 - Ngoài kiến thức chuyên môn, để thực hiện được một bài giảng điện tử, giáo viên cần phải trang bị được cho mình những kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power Point, biết khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ nhiều nguồn khác nhau như sưu tầm trên Internet, từ các đĩa phim tài liệu  Công việc này đòi hỏi giáo viên phải có niềm đam mê thật sự với công việc, sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn. Trong khi trình độ sử dụng máy vi tính, sử dụng các phần mềm tiện ích và khai thác thông tin từ mạng Internet của đa số giáo viên còn hạn chế thì đây cũng là một trở ngại không nhỏ đến việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
	II / BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Qua các số liệu kết quả của hai năm vừa qua tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp áp dụng cho đợt bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho giáo viên trong đầu năm học 2009 – 2010 như sau:
- Bồi dưỡng củng cố lại kiến thức về sử dụng phần mềm trình chiếu Power Point, kết hợp với phần mềm ViOLET.
- Sưu tầm trên mạng Internet các mẫu hình nền, ảnh động .v.v tạo thành một thư viện nhỏ để giáo viên trang trí cho các slide trong Power Point.
- Cung cấp và hướng dẫn cho giáo viên một số phần mềm tiện ích như: Phần mềm chuyển đổi các File Video (Magic Video Converter), phần mềm cắt âm thanh (GoldWave 5.20), phần mềm cắt – nối Video (Windows Movie Maker). Tất cả những phần mềm trên giúp cho giáo viên khai thác, sử lý tài liệu phục vụ giảng dạy.
- Hướng dẫn giáo viên biết khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ trên mạng Internet và thu thập nguồn tư liệu sưu tầm từ học sinh.
- Đặc biệt tôi đã tham khảo tài liệu rồi viết lại một giáo trình hướng dẫn học Power Point, kết hợp với phần mền ViOLET tạm gọi là (Giáo trình mở), giúp cho giáo viên có thể tự ôn lại kiến thức tại nhà.
Tất cả những phần mềm tiện ích, thư viện hình ảnh, Giáo trình mở, tôi chép vào một đĩa CDROM phát cho giáo viên trong đợt bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện cho giáo viên có thể thực hiện soạn thảo các bài giảng điện tử và ôn lại kiến thức cho mình tại nhà hay những lúc rảnh rỗi.
1/ Bồi dưỡng, củng cố lại kiến thức cho giáo viên về sử dụng phần mềm trình chiếu Power Point, kết hợp với phần mền ViOLET:
Được sự quan tâm của Sở Giáo Dục và Đào Tạo đã cung cấp cho trường chúng tôi phần mềm ViOLET. Được sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường về kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin học cho giáo viên, tôi đã tổ chức lớp bồi dưỡng, củng cố lại kiến thức cho giáo viên về sử dụng phần mềm trình chiếu Power Point, kết hợp với phần mềm ViOLET, kế hoạch bồi dưỡng gồm các phần:
Phần I: Ôn lại một số kiến thức cơ bản của chương trình PowerPoint.
Phần II: Hướng dẫn một số dạng hiệu ứng nâng cao.
Phần III: Giới thiệu sơ lược về phần mềm ViOLET, hướng dẫn cài đặt phần mềm ViOLET và ứng dụng trò chơi trắc nghiệm, ô chữ.
Phần IV: Tạo liên kết từ ứng dụng ViOLET vào PowerPoint.
Phần V: Giới thiệu một số chương trình tiện ích (âm thanh, phim ảnh)
Phầm VI: Hướng dẫn giáo viên tự lắp ráp thiết bị nghe, nhìn
Kết quả qua 6 buổi học tất cả giáo viên đều tiếp thu tốt và thực hiện được các bài tập theo yêu cầu của chương trình.
2/ Sưu tầm trên mạng Internet các mẫu hình nền, ảnh động tạo thành một thư viện nhỏ để giáo viên trang trí cho các slide trong Power Point:
Nhằm để giúp cho giáo viên tạo được các slide Power Point sinh động, tôi đã sưu tầm rất nhiều hình nền, ảnh động từ các nguồn trên Internet, từ các đĩa CD bán ngoài thị trường rồi sắp xếp lại theo từng nhóm, thư mục (Folder) giúp cho giáo viên dễ dàng tìm kiếm.
Thư viện hình ảnh sưu tầm
3/ Cung cấp và hướng dẫn cho giáo viên một số phần mềm tiện ích:
 Khi sưu tầm các đoạn phim video hay các đoạn âm thanh từ trên mạng Internet hoặc từ đĩa CDROM thường có những trở ngại gây khó khăn trong việc sử lý những nguồn tài liệu trên để đưa vào Phần mềm trình chiếu Power Point như:
- Phần mềm Power Point chỉ liên kết được một số tập tin Video có phần đuôi như: *.MPEG; *.DAT; *.AVI; *.WMV. Nhưng đa số các tập tin Video được tải từ mạng đều ở các dạng nén như MP4 hoặc dạng Flash.
- Đa số các đoạn phim, âm thanh với thời lượng quá dài nếu không biết cắt xén, chọn lọc thì sẽ gây mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến bài giảng (cháy giáo án).
Hiểu được khó khăn trên tôi đã cung cấp và hướng dẫn cho giáo viên một số phần mềm tiện ích để giáo viên xử lý được các tài liệu sưu tầm.
Phần mềm chuyển đổi các File Video (Magic Video Converter)
Đây là phần mềm có thể chuyển đổi tất cả các loại Video giúp cho giáo viên sử lý những đoạn phim minh họa khi tải từ mạng Internet hoặc sưu tầm từ đĩa về máy.
Phần mềm cắt âm thanh (GoldWave 5.20)
Phần mềm (GoldWave 5.20) là phần mềm cắt âm thanh rất chuẩn vì được cắt theo dạng sóng âm nên giáo viên có thể cắt chính xác một đoạn âm thanh theo yêu cầu rất phù hợp cho giáo viên bộ môn ngoại ngữ.
Phần mềm cắt – nối Video (Windows Movie Maker)
Phần mềm (Windows Movie Maker) là phần mềm tiện ích có trong 
hệ điều hành Windows XP nên không cần cài đặt. Phần mềm sử dụng 
dễ dàng, tập tin Video sau khi sử lý dược xuất ra dạng *.WMV. Đây là dạng tập tin video liên kết được với phần mềm Power Point mà không cần phải có bất kỳ phần mềm nào hỗ trợ chuyển đổi.
4/ Hướng dẫn giáo viên biết khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ trên Internet và thu thập nguồn tư liệu sưu tầm từ học sinh:
Trên mạng Internet có rất nhiều nguồn tài liệu rất cần thiết mà các giáo viên cần tham khảo, sưu tầm để cho bài giảng của mình được phong phú sinh động hơn. Nhưng đa số các giáo viên chưa được tiếp cận với nguồn tài nguyên dữ liệu này vì một số lý do như: Gia đình chưa đủ điều kiện kết nối mạng Internet hoặc nhà có mạng Internet nhưng không biết làm sao để tìm và tải dữ liệu từ mạng về máy. Vì vậy việc hướng dẫn giáo viên biết sử dụng, khai thác tài liệu phục vụ giảng dạy từ trên Internet cũng là một việc làm cần thiết. Để giải quyết vần đề trên tôi đã hướng dẫn giáo viên cách vào mạng Internet, cách đăng ký là thành viên trong thư viện điện tử  
(Hướng dẫn giáo viên đăng ký thành viên trang WEB BACHKIM)
Hướng dẫn giáo viên cách đăng nhập vào trang WEB  hoặc  để tìm và tải các tư liệu có liên quan đến bài giảng của mình.
(Hướng dẫn giáo viên tìm và tải bài giảng nghiên cứu)
Giáo viên có thể thu thập nguồn tư liệu được sưu tầm từ học sinh để phục vụ cho bài giảng, với hình thức cho từng nhóm học sinh sưu tầm tư liệu theo từng chủ đề của môn học. Với trình độ CNTT của các em được học từ lớp 6, cộng thêm sự tiếp cận rất nhạy bén về kiến thức mạng Internet của em học sinh, tôi tin rằng kho tư liệu của mỗi giáo viên ngày càng phong phú hơn giúp giáo viên soạn các bài giảng chất lượng hơn, nhanh chóng hơn.
(Học sinh sưu tầm tư liệu theo chủ đề môn học)
5/ Tham khảo tài liệu rồi viết lại giáo trình hướng dẫn học Power Point, kết hợp với phần mền ViOLET tạm gọi là (Giáo trình mở):
Đây là một trong những biện pháp mà tôi tâm đắc và dành rất nhiều thời gian nghiên cứu mới thực hiện được. Giáo trình giúp cho giáo viên ôn lại kiến thức Power Point và ViOLET trong những lúc rảnh rỗi hay ở nhà mà không cần có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên chuyên trách.
Giáo trình được viết trên nền Word 2003 được trình bày bằng những hình ảnh minh họa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. 
(Một trang của giáo trình mở)
Gọi là giáo trình mở là vì nó được liên kết với các đoạn phim hướng dẫn minh họa bằng các đoạn phim Media Flash Player chỉ cần ấn giữ phím Ctrl và Click chuột vào những phần mình quan tâm (các phần chữ màu xanh có gạch dưới) thì một đoạn phim hướng dẫn xuất hiện giải đáp cho giáo viên.
(Phim hướng dẫn tạo chữ nghệ thuật trong slide Power Point)
Phim hướng dẫn Flash Player được tạo ra bởi phần mềm Wondershare DemoCreator đây là phần mềm chụp và ghi lại các thao tác đang thực hiện trên màn hình rồi xuất nội dung thành một tập tin dạng Media Flash Player.
(Phim hướng dẫn cài đặt ViOLET)
(Phim hướng dẫn liên kết File đóng gói ViOLET vào Power Point)
Các đoạn phim hướng dẫn Flash Player được lưu vào chung một thư mục và được liên kết với giáo trình mở bằng chức năng Insert Hyperlink có trong Word.
(Hình chụp cách tạo liên kết cho giáo trình mở)
C / KẾT LUẬN : 
I/ Kết quả đạt được:
Sau khi lớp bồi dưỡng Power Point kết thúc, kiến thức giáo viên được nâng cao hơn, các kỹ thuật, kỹ năng sử lý các slide, hình ảnh, âm thanh, phim minh họa đưa vào trong Power Point được nhuần nhuyễn, thời gian soạn thảo một bài giảng điện tử ngắn hơn, nhiều bài giảng có kết hợp các phần trắc nghiệm ViOLET. Giáo viên tự tin hơn trong việc soạn – giảng các bài giảng điện tử với số tiết dạy bằng bài giảng điện tử tăng lên và nội dung của mỗi bài giảng càng ngày càng chất lượng hơn, học sinh thích thú và tiếp thu nội dung bài học được tốt hơn.
Theo số liệu thống kê chuyên môn về số lượng và chất lượng các tiết có áp dụng công nghệ thông tin như sau:
Về số lượng: 
Năm Học
Tổng số tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin
Năm học 2007 – 2008
20 tiết
Năm học 2008 – 2009
53 tiết
HKI năm học 2009 – 2010
353 tiết
Vệ chất lương:
Tất cả các tiết thao giảng vòng trường, vòng Huyện có ứng dụng công nghệ thông tin đều đạt yêu cầu, các tiết dự thi giáo viên giỏi Huyện, Tỉnh có ứng dụng công nghệ thông tin được công nhân loại giỏi như sau:
Năm Học
Số tiết
thao giảng
Số tiết thi GV giỏi Huyện đạt loại giỏi
Số tiết thi GV giỏi Tỉnh đạt loại giỏi
2007 – 2008:
10 đạt
10
2008 – 2009:
33 đạt
18
2
HKI 2009 - 2010
230 đạt
Đang thi
Đang thi
* Trong đợt thao giảng huyện lần 2 năm học 2009 – 2010 tổ chức tại trường có 24/24 tiết thao giảng đều sử dụng bài giảng điện tử thì đều được đánh giá đạt yêu cầu về chất lượng.
* Trong các đợt thi giáo viên giỏi vòng Tỉnh (giải thưởng Võ Minh Đức). 
Năm học 2008 – 2009: một giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh (Cô Nguyễn Thị Ngọc).
Năm học 2009 – 2010: một giáo viên được Phòng Giáo Dục Huyện chọn thi vòng Tỉnh (cô Lê Thị Hồng Đào).
II/ Bài học kinh nghiệm:
- Để soạn được một bài giảng điện tử có chất lượng ngoài việc có kiến thức về CNTT còn phải đòi hỏi giáo viên phải có niềm đam mê thật sự với công việc, sự sáng tạo, sự nhạy bén và tính thẩm mỹ. 
- Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong phạm vi nhà trường. Vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự động viên cùng những lời góp ý chân thành từ các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn.
	Bình An, ngày 19 tháng 02 năm 2010
	Người Viết
	Lê Minh Hiếu
NHAÄN XEÙT CUÛA TOÅ
NHAÄN XEÙT CUÛA HOÄI ÑOÀNG XEÙT DUYEÄT
HOÄI ÑOÀNG TRƯỜNG THCS BÌNH AN
š{›
NHAÄN XEÙT CUÛA HOÄI ÑOÀNG XEÙT DUYEÄT
PHOØNG GIAÙO DUÏC & ÑAØO TAÏO HUYEÄN DÓ AN
š{›
NHAÄN XEÙT CUÛA HOÄI ÑOÀNG XEÙT DUYEÄT
SÔÛ GIAÙO DUÏC & ÑAØO TAÏO TÆNH BÌNH DÖÔNG
š{›

File đính kèm:

  • docMot_so_phuong_phap_ap_dung_trong_dot_boi_duong_kien_thuc_cong_nghe_thong_tin_cho_giao_vien_o_truong_20150727_040318.doc