Đề tài Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động, hiệu quả

- Chào cờ: Để đảm bảo tính trang nghiêm, nghi lễ chào cờ có đầy đủ đội cờ, trống, và âm thanh.

- Sơ kết thi đua tuần: Lớp trực lên sơ kết, nhận xét những ưu điểm hạn chế của tuần trước, thông qua kết quả thi đua, trao cờ luân lưu và khen thưởng lớp hạng nhất.

 

doc34 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động, hiệu quả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạch trong tuần, trong tháng. Nhận thấy tính cấp thiết ấy, tôi quyết định thực hiện đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TIẾT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỘT CÁCH SINH ĐỘNG, HIỆU QUẢ” nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại trường THCS Bình An của chúng tôi nói riêng, đồng thời góp thêm một chút kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Đội ngày một phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
Việc thực hiện đề tài giúp tạo ra những hình thức tổ chức tiết chào cờ đầu tuần sinh động với những nội dung phong phú, đa dạng phù hợp với chủ đề năm học, chủ điểm tháng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS và hơn hết là đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh các vấn đề về về kinh tế xã hội, đạo đức lối sống, cách đối nhân xử thế hàng ngày góp phần tạo một môi trường học tập, sinh hoạt thân thiện, tích cực.
NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: 
Đề tài tập trung nghiêm cứu, tìm tòi những hình thức, phương pháp sắp xếp, tổ chức tiết chào cờ đầu tuần sao cho phù hợp với tình hình nhà trường và nhu cầu giáo dục học sinh.
Sáng tạo những hình thức mới, những nội dung phong phú có tính chất giáo dục cao, phù hợp với chủ điểm năm học, chủ điểm tháng, chủ điểm tuần và đội tường học sinh.
Vận dụng lý luận và thực tiễn, tổ chức tiết chào cờ đầu tuần sinh động, hiệu quả rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách sống cho học sinh từ đó tạo niềm tin nơi phụ huynh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
IV.1 Phương pháp quan sát:
	Là phương pháp theo dõi, quan sát sự chú ý, tinh thần tham gia tiết chào cờ đầu tuần của các em học để từ đó hiểu được mức độ hứng thú của các em.
IV.2 Phương pháp điều tra:
Là phương pháp tiến hành khảo sát, điều tra học sinh về hứng thú của các em đối với tiết chào cờ đầu tuần trước và sau khi thực hiện một số hình thức tổ chức mới.
IV.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Là phương pháp tìm hiểu, phân tích những tiết chào cờ đã được thực hiện hay cách thức giải quyết vấn để của những người đi trước rồi tổng hợp rút ra những nhận định chính xác về kết quả đã đạt được và đề ra cách thức thực hiện mới.
IV.3 Phương pháp so sánh:
Là phương pháp đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài để có thể đành giá được mức độ thành công trong quá trình thực hiện.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài tập trung nghiên cứu những hình thức tổ chức, những nội dung đã được thực hiện trong tiết chào cờ đầu tuần ở trường THCS.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đây là đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức tiết chào cờ đầu tuần tại trường trung học cơ sở một cách sinh động, hiệu quả” nên sau khi đã tìm hiểu được những hình thức tổ chức và các nội dung thực hiện ở tiết chào cờ đầu tuần trong cấp THCS, tôi thực hiện nghiên cứu cụ thể trên đối tượng là học sinh trường THCS Bình An – Thị xã Dĩ An từ đó khái quát hóa tính ứng dụng của đề tài cho toàn cấp THCS.
KHẲNG ĐỊNH TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài có nhiều cái mới trong cách thức tổ chức các nội dung của tiết chào cờ đầu tuần, biến nó thành nơi để các em được học tập, được tham gia các hoạt động, được thể hiện bản thân nhưng vẫn giữ được vẻ nghiêm trang của nghi lễ chào cờ. Bên cạnh đó, đề tài còn đưa ra nhiều phương pháp hiệu quả giúp chúng ta có thể tổ chức một tiết chào cơ sinh động, phù hợp với thời lượng, đối tượng cũng như nhu cầu giáo dục toàn diện đối với học sinh cấp THCS.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chào cờ là nghi thức quan trọng có ý nghĩa mở đầu cho các buổi lễ, các đại hội hay một tuần làm việc mới. Lễ chào cờ được tiến hành trong không khí nghiêm trang, tất cả mọi người đều hướng mắt về cờ Tổ quốc như thể hiện tình yêu, niềm tự hào về đất nước mình.
Toàn thể học sinh trường THCS Bình An
đang nghiêm trang thực hiện nghi lễ chào cờ đầu tuần.
Trong trường THCS, tiết chào cờ được thực hiện vào sáng thứ hai hàng tuần, trong thời gian một tiết học (45 phút) theo quy định của ngành gáo dục. Đây là tiết học dưới hình thức tập hợp, sinh hoạt học sinh trên quy mô toàn trường. Chính vì thế, tính giáo dục của tiết học phải cao và mang tính toàn diện. 
Có thể nói, tiết chào cờ đầu tuần là nơi để các tập thể hiểu biết về thành tích phấn đấu cũng như những tồn tại của nhau để từ đó tìm những điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
Mặt khác, tiết chào cờ đầu tuần sẽ như một cuốn sách mới giúp học sinh cập nhật thông tin về tình hình kinh tế xã hội của đất nước, địa phương mình. Các em hiểu hơn về những ngày kỉ niệm lớn của địa phương mình, đất nước mình để rồi hiểu được những truyền thống quý báu của dân tộc. Và có lẽ, chào cờ đầu tuần như là điểm xuất phát mà tại đó học sinh xác định được phương hướng phấn đấu cho bản thân, cho tập thể. Điểm ban đầu ấy có ý nghĩa tích cực đối với việc định hướng nhận thức, thái độ hành vi của mỗi cá nhân.
Chào cờ đầu tuần còn là cơ hội để học sinh tập dượt điều khiển hoạt động trên quy mô toàn trường. Vì thế, nó có tác dụng góp phần rèn luyện ý thức và năng lực tự quản cho học sinh. Hơn thế nữa, nó còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói trước tập thể, trước công chúng, hình thành trong bản thân những kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống giúp các em có thể tự tin hơn khi bước ra ngoài xã hội.
Như vậy, chào cờ đầu tuần có ý nghĩa thực sự quan trọng không chỉ với tập thể mà còn cho từng cá nhân giáo viên và học sinh. Chính vì thế, nó đã và đang được đưa vào một trong những tiết chính khóa của chương trình học và đòi hỏi người tổ chức phải không ngừng sáng tạo, tìm ra những phương pháp mới giúp hiệu quả của tiết học được nâng cao hơn, thu hút được hứng thú từ phía người tham dự.
THỰC TRẠNG
II.1 Thuận lợi.
Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời từ phía lãnh đạo ngành, địa phương và Ban giám hiệu nhà trường về khâu tổ chức cũng như các mặt nội dung.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác tổ chức cũng như tham mưu nội dung giáo dục.
Đa số các em học sinh ngoan, có ý thức tham gia tích cực.
Ban chỉ huy liên đội nhiệt tình, sáng tạo trong công tác đề xuất các hoạt động.
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội khá đầy đủ.
II.2 Khó khăn.
Chào cờ đầu tuần là tiết sinh hoạt tập thể với lượng nội dung tương đối lớn nhưng thời lượng chỉ bằng một tiết học tại lớp nên đòi hỏi khâu thiết kế, tổ chức cần sắp xếp khéo léo.
Sau một tuần học tập, có thể nói những điều cần nhắc nhở các em khắc phục tương đối nhiều nên tiết chào cờ dễ sa vào tiết khiển trách học sinh khiến các em có tâm lý không thoải mái, không muốn nghe.
Mặt khác, tiết sinh hoạt được tổ chức theo tập thể, ngoài trời, có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động dễ làm phân tán sự chú ý của các em học sinh. Lại thêm, một số học sinh chưa ý thức hết được sự trang nghiêm và ý nghĩa của tiết học nên còn chưa thực sự có hứng thú.
Bên cạnh đó, số lượng học sinh toàn trường tương đối đông hơn nữa là tiết học đầu tiên của một tuần học mới nên công tác tập hợp học sinh cũng đòi hỏi người tổ chức phải linh động, khéo léo.
BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
III.1 Quan tâm đến các nhân tố quyết định đến hiệu quả của tiết chào cờ đầu tuần.
a. Nội dung:
Bất kỳ một tiết học nào cũng vậy, nội dung tiết học luôn là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công. Bởi lẽ, nội dung đơn điệu, sơ sài, cứng nhắc dễ làm cho học sinh nhàm chán; nội dung dài dòng dễ làm cho học sinh mệt mỏi. Nên khi xây dựng nội dung, người tổ chức cần chú ý các yếu tố sau:
- Thời gian thực hiện.
- Đối tượng giáo dục.
- Chủ điểm tuần, chủ điểm tháng.
	+ Tháng 8: Truyền thống nhà trường
	+ Tháng 9: An toàn giao thông
	+ Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
	+ Tháng 11: Tôn sư trọng đạo
	+ Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
	+ Tháng 1, 2: Mừng Đảng – Mừng xuân
	+ Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn
	+ Tháng 4: Hòa bình - hữu nghị
	+ Tháng 5: Mừng sinh nhật Bác
	+ Tháng 6,7: Chúng em vui hè.
- Nội dung ngắn gọn, đi vào trọng tâm.
b. Con người.
Nếu như nội dung là nhân tố quan trọng, thì con người là nhân tố then chốt quyết định sự thành công của tiết sinh hoạt. Nội dung có hay, có phong phú nhưng con người không thực hiện thì tiết sinh hoạt cũng không thành công. Nhắc tới nhân tố con người, chúng ta phải nhắc tới thành phần Ban tổ chức (Ban giám hiệu, tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm...), người điều khiển tiết chào cờ (Tổng phụ trách Đội hoặc giáo viên, học sinh trong nhà trường có năng lực điều khiển....) và những người tham gia tiết chào cờ (giáo viên và học sinh trong toàn trường). Trong những con người ấy, có lẽ, quan trọng nhất là người điều khiển tiết chào cờ. Có thể nói, đây chính là linh hồn của sự thành công. Bởi lẽ, tiết chào cờ là tiết học trang nghiêm, nội dung giáo dục mang tính toàn diện nhưng lại đòi hỏi phải sinh động, vui tươi, tạo cho học sinh một ấn tượng sâu sắc về những bài học mà các em nhận được. Từ đó, khi tổ chức một tiết sinh hoạt dưới cờ nhân tố con người cần được quan tâm chú ý ở những khía cạnh sau:
- Phải thật sự có trách nhiệm, phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để thống nhất nội dung và chương trình tiết chào cờ.
- Người điều khiển cần có giọng nói rõ ràng, lưu loát, truyền cảm và đặc biệt là phải chủ động, linh hoạt trong quá trình diễn ra tiết chào cờ.
- Tất cả mọi người đều phải nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của tiết chào cờ.
c. Về cơ sở vật chất.
Giờ chào có trang nghiêm, có thu hút được sự chú ý của học sinh vào các hoạt động hay không là do sự bố trí hình thức và các phương tiện sử dụng. Cờ tổ quốc phải được treo trang nghiêm trên cột cờ nơi trung tâm của sân lễ để tất cả mọi người đều có thể hướng mắt về tổ quốc khi chào cờ.
Trong trường THCS, lực lượng lớn nhất là Đội viên. Như vậy nghi lễ chào cờ còn thể hiện được vị thế, tác phong của đội đặc biệt thể hiện qua kiểu chào đội và bài hát đội ca hùng tráng. Vì thế nên, bên cạnh cờ tổ quốc trong nghi lễ chào cờ tại trường THCS còn có cờ Đội được đưa vào bởi đội nghi lễ, và theo nguyên tác cờ đội sẽ đứng sau cờ tổ quốc.	 
Đội nghi đang chuẩn bị đưa cờ đội vào vị trí
Góp phần tăng thêm tính trang nghiêng của lễ chào cờ là trống đội, và nhạc đệm cho hai bài “Quốc ca” và “Đội ca”. 
Đội Trống sau nghi lễ chào cờ
Sân trường là trung tâm nơi học sinh tập hợp phải sạch sẽ và đủ rộng. 
III.2 Lập kế hoạch thực hiện tiết chào cờ đầu tuần.
	Khác với tiết sinh hoạt tại lớp, tiết chào cờ đầu tuần mang tính quy mô rộng với nhiều đối tượng tham gia, nội dung cũng được tập hợp từ nhiều tổ chức trong nhà trường: Ban giám hiệu Đội, giám thị, chữ thập đỏ,.... Chính vì thế, để đảm bảo được thời gian và nội dung sinh hoạt, việc xây dựng kế hoạch là việc hết sức cần thiết.
	Ban giám hiệu sẽ lên kế hoạch chung cho cả tháng căn cứ vào sự chỉ đạo của ngành và chủ điểm của tháng.
	Tổng phụ trách Đội sẽ dựa vào kế hoạch chung của Ban giám hiệu kết hợp với các bộ phận khác trong nhà trường, căn cứ vào sự chỉ đạo của Hội Đồng Đội để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tiết chào cờ sao cho nội dung không bị trùng lặp, chồng chéo. Phân công cụ thể từng người thực hiện từng nội dung và báo cho hội đồng sư phạm biết để họ nắm được và thực hiện cho hiệu quả.
	Để đảm bảo sự thành công của tiết chào cờ đầu tuần, bản kế hoạch cần có những yếu tố sau:
	- Nội dung: Tổng phụ trách đội xây dựng nội dung cụ thể cho từng tiết chào cờ sao cho thực hiện đúng chủ điểm tháng, giáo dục được những kiến thức cơ bản nhưng lại tạo được những giờ chào cờ đa dạng, thu hút được sự chú ý của học sinh.
	- Biện pháp thực hiện: Tổng phụ trách sắp xếp các nội dung theo trình tự nhất định, đảm bảo tính khoa học của một tiết chào cờ. Thông thường một tiết chào cờ đầu tuần sẽ có tiến trình như sau: nghi thức chào cờ, sơ kết thi đua tuần, nội dung chủ điểm, kết thúc tiết sinh hoạt.
	- Người thực hiện: Căn cứ vào nội dung, Ban giám hiệu và tổng phụ trách Đội sẽ phân công từng người phụ trách từng việc cụ thể. Khi phân công cần chú ý đến sự phù hợp giữa người thực hiện và nội dung công việc được thực hiện. Việc lựa chọn đúng người, đúng việc sẽ làm cho tiết chào cờ không đơn điệu, đem lại kết quả cao.
	- Cơ sở vật chất: Cờ, trống, âm thanh, ghế ngồi cho giáo viên và học sinh, đảm bảo vệ sinh sân bãi.
Trống Đội
Cờ Tổ quốc	Cờ Đội TNTP Hồ Chí Minh
Ghế ngồi của giáo viên	 Ghế ngồi của học sinh
III.3 Tiến hành thực hiện.
Tổng phụ trách Đội tập hợp học sinh, ổn định, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục tất cả trong tư thế nghiêm trang chuẩn bị chào cờ.
Liên đội trưởng lên cho toàn trường thực hiện nghi lễ chào cờ: chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu Đội. Việc hát quốc ca yêu cầu tất cả học sinh đều phải hát theo nhạc đệm không lời để thể hiện hết sự hùng tráng, trang nghiêm và giúp các em ý thức được tinh thần công dân nước Việt của mình
Tiến hành nội dung cơ bản của tiết chào cờ: Từng nội dung người được phân công tiến hành và đảm bảo sát với thời gian dự kiến, việc trình bày phải mạch lạc, cụ thể đủ nghe. 
Giáo viên chủ nhiệm bám sát lớp trong suốt thời gian diễn ra chào cờ. 
Đội ngũ trực tuần, sao đỏ trực việc giữ trật tự.
III.4 Một số mô hình tiết chào cờ đầu tuần đã được thực hiện tại trường THCS Bình An – Dĩ An.
Có lẽ tiết chào cờ đầu tuần đã quá quen thuộc với tất cả mọi người vì thế có thể nói mô hình chung của một tiết chào cờ không ai có thể không biết: chào cờ - sơ kết thi đua tuần – sinh hoạt kế hoạch tuần tới, chủ điểm tháng. Tuy vậy, với từng kế hoạch, từng người thực hiện với những sáng tạo mang tính tâm huyết chúng ta sẽ có những giờ chào cờ khác nhau, mang lại tác động khác nhau. Sau đây, tôi xin giới thiệu một số mô hình cụ thể mà tôi đã thực hiện tại trường THCS Bình An – Dĩ An.
* Mô hình chào cờ - sơ kết thi đua tuần – sinh hoạt chủ điểm An toàn giao thông (thi tiểu phẩm an toàn giao thông – Học sinh khối 8).
@ Chuẩn bị: Lên kế hoạch cụ thể, gửi giáo viên chủ nhiệm đưa về phổ biến tại các lớp. Căn cứ kế hoạch các lớp tập luyện và tham gia hội thi.
@ Thực hiện:
- Chào cờ: Để đảm bảo tính trang nghiêm, nghi lễ chào cờ có đầy đủ đội cờ, trống, và âm thanh. 
- Sơ kết thi đua tuần: Lớp trực lên sơ kết, nhận xét những ưu điểm hạn chế của tuần trước, thông qua kết quả thi đua, trao cờ luân lưu và khen thưởng lớp hạng nhất.
 Cô Hoàng Thị Phương Thy – Hiệu trưởng nhà trường
 	Trao cờ luân lưu cho lớp hạng nhất
- Thi tiểu phẩm: lần lượt các lớp lên thi theo thứ tự đã bắt thăm.
Học sinh thi tiểu phẩm an toàn giao thông
- Kết thúc tiết chào cờ.
@ Nhận xét: nhận xét chung về tiết chào cờ. Tuyên dương tinh thần tham gia tích cực của các em học sinh đặc biệt là các nhóm diễn tiểu phẩm ở các lớp. 
	(Lưu ý: Với chủ điểm tháng an toàn giao thông, để có thể tuyên truyền rộng rãi dưới nhiều hình thức trong 4 tiết chào cờ của tháng chúng ta có thể sẽ cho mỗi khối HS thực hiện một hình thức tuyên truyền khác nhau sao cho phù hợp với sức của các em. Ví dụ: Khối 9: thi cảm nhận về An toàn giao thông, Khối 7 thi trang trí báo tường với chủ đề An toàn giao thông. Khối 6 thi ghép tranh an toàn giao thông)
* Mô hình chào cờ - sơ kết thi đua tuần – sinh hoạt chủ điểm “Tiến bước lên đoàn” (Thi hái hoa dân chủ tìm hiểu về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).
@ Chuẩn bị: Lên kế hoạch cụ thể, gửi giáo viên chủ nhiệm đưa về phổ biến tại các lớp. Căn cứ kế hoạch các lớp tìm hiểu để tham gia hội thi.
Dự kiến các câu hỏi trong hội thi.
Câu 1: Em hãy cho biết Đoàn TNCS HCM được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Đáp án: 26/3/1931
Câu 2: Cho biết người Đoàn viên đầu tiên của Đoàn TNCS HCM là ai?
Đáp án: Lý Tự Trọng
Câu 3: Người Đoàn viên lấy thân mình lấp lỗ châu mai là ai?
Đáp án: Anh Phan Đình Giót
Câu 4: Người Đoàn viên trước cái chết vẫn lạc quan cài hoa lên mái tóc là ai?
Đáp án: Võ Thị Sáu
Câu 6: Em hãy cho biết độ tuổi của đoàn viên quy định trong điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như thế nào?
Đáp án: Từ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Câu 7: Đoàn được chính thức mang tên Bác Hồ từ thời gian nào?
Đáp án: Tháng 12 năm 1976
Câu 8: Bài ca chính thức của Đoàn mang tên gì? Do ai sáng tác?
Đáp án: Thanh niên làm theo lời Bác. Sáng tác: Hoàng Hòa
Câu 9: Em hãy hát bài Tiến lên đoàn viên và cho biết bài hát do ai sáng tác?
Đáp án: Nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Câu 10: Em hãy cho biết tên thầy (cô) giữ chức vụ Bí thư ch đoàn tại trường THCS Bình An của chúng ta?
Đáp án: Thầy Nguyễn Quang Nhật.
(Lưu ý: học sinh của trường THCS đang là đội viên, chính vì thế cuộc thi mang hình thức tuyên truyền sâu rộng tới các em những hiểu biết cơ bản, bước đầu về tổ chức Đoàn, nên khi điều khiển hội thi, người điều khiển cần có những lời giải thích rõ hơn về từng đáp án để khắc sâu kiến thức trong các em đồng thời lôi cuốn các đến với sự tìm tòi học hỏi: Ví dụ: khi học sinh trả lời được bài hát Thanh niên làm theo lời Bác là của nhạc sỹ Hoàng Hòa thì người điều khiển có thể giải thích ngắn gọn về hoàn cảnh Hoàng Hòa sáng tác bài hát ấy.)
@ Thực hiện:
- Chào cờ: Để đảm bảo tính trang nghiêm, nghi lễ chào cờ có đầy đủ đội cờ, trống, và âm thanh. 
- Sơ kết thi đua tuần: Lớp trực lên sơ kết, nhận xét những ưu điểm hạn chế của tuần trước, thông qua kết quả thi đua, trao cờ luân lưu và khen thưởng lớp hạng nhất.
Cô Lê Thị Hồng Đào – Chủ tịch công đoàn
trao cờ luân lưu cho lớp hạng nhất.
- Thi hái hoa dân chủ: 
Gắn hoa có viết số của câu hỏi và treo lên một chậu cây cảnh nhỏ trong trường.
Học sinh hái được số thứ tự nào, người điều khiển sẽ đọc câu hỏi.
Học sinh trả lời. Nếu không trả lời được người điều khiển sẽ gọi bạn khác trả lời. Nếu như câu hỏi không ai trả lới được thì người điều khiển đọc đáp án và giải thích đáp án để đảm bảo tính chất tuyên truyền của hội thi.
Trao quà cho học sinh trả lời được câu hỏi.
Kết thúc hội thi người điều khiển nhấn mạnh lại chủ điểm.
Cô TPT. Đội
đang hướng dẫn học sinh tham gia thi hái hoa dân chủ
@ Nhận xét: Nhận xét những chung vế tiết chào cờ. Tuyên dương tinh thần tham gia tích cực của các em học sinh.
Trên đây chỉ là 2 mô hình trong rất nhiều mô hình mà tôi đã thực hiện tại trường THCS Bình An nhưng vì dung lượng có hạn nên tôi xin phép không trình bày trong đề tài. 
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
IV.1 Về người tổ chức – điều khiển.
Khi áp dụng đề tài này vào thực hiện tiết chào cờ đầu tuần tại trường, những người tổ chức chúng tôi cảm thấy tự tin hơn với những nội dung sẽ được thực hiện trong tiết chào cờ. Là người điều khiển, tôi mong đợi tiết chào cờ đầu tuần đến để được là người hướng dẫn và cùng các em vừa học vừa chơi trong phần nội dung chủ điểm tháng. Điều đó càng thúc đẩy tôi say mê học hỏi, tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp mới giúp tiết chào cờ ngày càng sinh động và hiệu quả. Đặc biệt là ngày tháng dần qua, tôi càng yêu công tác Đội nhiều hơn, hứng thú hơn với vai trò là một giáo viên Tổng phụ trách Đội. Và có lẽ thành công lớn nhất mà tôi nhận thấy là: tiết chào cờ là tiết học có sự cộng hưởng của nhiều người chứ không phải chỉ là sự độc thoại của một người.
IV.2 Về phía người tham gia.
Được là người điều khiển, được cùng các em vừa học vừa vui chơi, tôi dễ dàng nhận thấy hứng thú của các em trong tiết chào cờ. Sau khi học sinh tham gia các nội dung do chúng tôi tổ chức, tôi không quên hỏi cảm xúc của các em. Các em cảm thấy vui với những phần quà nhỏ trong trò chơi hái hoa dân chủ, được lắng lại rồi òa lên với những bất ngờ của các tiểu phẩm an toàn giao thông, được hồi hộp chờ đợi với phần thi ghép tranh, được sáng dạ hơn với những bài thuyết trình phương pháp học tập tốt, được thấm sâu từng lời Bác dạy qua phần thi cảm nhân về 5 điều Bác Hồ dạy, được run rẩy, được tự tin khi mình chính là người thực hiện các nội dung trong tiết chào cờ, được sợ sệt xong lại cực kỳ vui với những lời nhắc nhở, động viên, khích lệ tinh thần của Ban giám hiệu còn nhiều, còn nhiều cảm xúc nữa nhưng tựu chung lại là sự hứng thú của các em đối với giờ chào cờ đầu tuần.
Về phía những giáo viên cùng tham gia tiết chào cờ, tôi thấy trong ánh mắt họ một sự mong chờ. Họ chờ xem, học sinh của họ sẽ thể hiện những gì trong tiết chào cờ hôm nay. Họ hài lòng, vui vẻ với những kiến thức mà học sinh tiếp nhận được. Họ tích lũy thêm những hình thức mới có thể vận dụng trong những tiết dạy tại lớp. Tất cả những điều ấy gộp lại là sự thành công của tiết chào cờ đầu tuần.
Ý nghĩa của đề tài.
Việc thực hiện đề tài giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá được thực trạng của vấn đề.
Đề tài góp phần nâng

File đính kèm:

  • docMot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tiet_chao_co_dau_tuan_tai_truong__trung_hoc_co_so_mot_cach_sinh_donghieu_qua_20150727_040140.doc
Giáo án liên quan