Đề tài Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp một

Như chúng ta đã biết: Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Chính vì lẽ đó, ngay từ đầu, từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta phải hết sức chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho các em. Tùy theo mức độ, tùy theo điều kiện sống, hãy nuôi dưỡng và hình thành nhân cách cho các em.

 Việc giáo dục cho học sinh là công việc khó khăn, diễn ra liên tục trong mọi thời gian tùy đối tượng và mục đích giáo dục dưới tác động của nhiều nhân tố, trong đó thầy cô, phụ huynh là nhân tố chính. Điều đó đòi hỏi sự phối hợp tinh tế, thống nhất giữa thầy cô và phụ huynh :

Không thể có sự đối nghịch trong tư cách, hành vi đạo đức của người thầy và người làm cha, làm mẹ. Những điều tốt đẹp học sinh học được trong nhà trường phải được các em nhìn thấy qua sự thể hiện của thầy, cô, của cha, mẹ và ngoài xã hội. Muốn vậy: Thầy cô và phụ huynh phải rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức nhất định để trở thành những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

 

doc37 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp bồi dưỡng đạo đức cho học sinh lớp một, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các em. Làm cho học sinh cảm thấy tin tưởng và hứng thú khi vào lớp Một. Để các em cảm thấy yêu thích trường, lớp, cô giáo và các em sẽ nghĩ rằng trường học như là ngôi nhà thứ hai của mình. Với những tình cảm như thế làm cho các em về nhà lại nhớ đến trường, lớp, cô giáo. Giáo viên đã xây cho các em có được niềm tin đó thì bắt đầu hướng các em theo mình về chuẩn mực đạo đức. 
Tiết mục văn nghệ trong buổi lễ Khai giảng Trường TH Mỹ An
Năm học 2013 – 2014
	- Nhà trường, lớp học là nơi tổ chức quá trình phát triển mọi hoạt động của các em, nhất là học sinh lớp Một. Sau khi đến trường, vào lớp học các em rất bỡ ngỡ trước mọi mối quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè và các thầy cô giáo khác. Chính vì vậy nên giáo viên cần giúp đỡ các em hòa đồng vào mối quan hệ đó. Nhưng trong thực tế, mỗi khi các em mắc phải các hành vi đạo đức sai , giáo viên không tìm hiểu về nguyên nhân tại sao mà cứ cho rằng làm như vậy là sai mà không có biện pháp giáo dục nhẹ nhàng để nhắc nhở các em, ngược lại giáo viên chỉ áp đặt các sai phạm mà học sinh đã gây ra. 
 	- Muốn giáo dục học sinh thực hiện những hành vi đạo đức đúng chuẩn mực, người giáo viên phải nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở lớp Một và ở Trường Tiểu học nói chung. Thể hiện rằng: “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo ”, từ hành vi đến cử chỉ và lời nói.
Học sinh đang dự Lễ Khai giảng
Năm học 2014 – 2015
1.2. Bài học đạo đức được đúc kết trên lớp qua giờ dạy học
 - Trẻ được đến trường là một niềm vui, cũng là bước ngoặc trong cuộc sống và là sự phát triển tâm lí của các em. Lần đầu tiên đến trường trẻ còn bỡ ngỡ rụt rè chưa dám tự mình quyết định cách ứng xử. Chỉ sợ những việc mình làm là sai, sẽ không được thầy yêu bạn mến. Để giúp các em có tính mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm thì môn Đạo đức là môn học đáp ứng các yêu cầu đó.
 - Giáo dục đạo đức cho học sinh trước buổi học là một việc làm cần thiết. Chính vì thế, trước khi bắt đầu một buổi học chúng ta nên cho học sinh đọc “5 Điều Bác Hồ dạy” để giáo dục các em có sự yêu mến những điều mà ta sẽ được học. Các em sẽ thấy được những việc các em cần yêu thích và học tập tốt mà Bác đã dặn dò. Muốn những Điều Bác Hồ dạy được học sinh khắc sâu và thực hiện được trước tiên giáo viên phải cần giải thích từng Điều một cách cụ thể.
 Ví dụ: giải thích “ Học tập tốt ” nghĩa là chăm chỉ, cần cù ham học hỏi để tiếp thu kiến thức. “ Lao động tốt ” nghĩa là chúng ta phải tự giác tự nguyện, tự nguyện lao động vì yêu lao động sẽ đem lại cho các em sức khỏe...
 Người giáo viên phải giáo dục học sinh trong tất cả các môn học mà các em được học trong các tiết học trên lớp và ngoại khóa. 
 Sau đó, thông qua các giờ học học sinh sẽ được rèn luyện các hành vi đạo đức từ những việc nhỏ của từng môn học.
 Giáo viên thường xuyên cho học sinh thực hành các hành vi đạo đức theo chuẩn để hình thành thói quen cho các em.
 Giáo viên thường xuyên tạo ra các tình huống để các em có thể sử dụng những hành vi đạo đức đúng mà các em đã học được để ứng xử nhằm cũng những kiến thức về chuẩn hành vi đạo đúc mà các em đã lĩnh hội được thông qua các bài học và các mối quan hệ xã hội.
 Ví dụ: Giáo dục học sinh về hành vi đạo đức thông qua môn đạo đức có trong bài như: “Gia đình em” . Rèn luyện các hành vi đạo đúc cho các em là khi nhận quà phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn; xin phép ông đi chơi; chào bố, chào mẹ con đi học về, ...
 Ví dụ : Trong môn Tự nhiên xã hội có bài “Hoạt động và nghỉ ngơi”- giáo dục học sinh biết cách đi, đứng, ngồi đúng tư thế, 
 	Ngoài ra trong các môn Toán, Tiếng việt, Nghệ thuật, thì giáo viên cần giáo dục các em phải có tính cẩn thận, kiên trì,
 	Giáo dục hành vi đạo đức hằng ngày cho học sinh, giáo viên đưa ra câu hỏi, tình huống để giáo dục các em.
 	Ví dụ : Tập vở, đồ dùng học tập của bạn, em lấy chơi bỏ chỗ khác điều đó là đúng hay sai ?
 	+ Trong khi giảng dạy từng môn học giáo viên cần nhắc nhở học sinh trả lời đầy đủ câu hỏi một cách có nội dung.
 	Ví dụ: Trong giờ Tập đọc ( Bài: Tặng cháu ), cô đưa ra câu hỏi:
 T - Con hãy cho cô biết Bác Hồ tặng vở cho ai? 
HS1: Nhi đồng.
HS2: Bác Hồ tặng vở cho các bạn nhi đồng. 
Đối với những trường hợp như vậy giáo viên cần đánh giá từng câu trả lời để học sinh biết được trả lời như thế nào là chính xác và đầy đủ. Điều đó sẽ giúp cho các em có được thói quen khi nói hoặc khi giao tiếp,.
Cũng như nói, viết cũng vậy giáo viên cần phải nhắc nhở học sinh viết cẩn thận được thể hiện qua tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở Ngoài ra học sinh hiểu được viết chữ rõ ràng là một cử chỉ tôn trọng người khác ( chữ viết rõ ràng để người khác dễ đọc ). Tuy nhiên quan trọng hơn cả là giáo viên cần chú ý đến các tiết học Đạo đức. Theo cấu tạo chương trình mỗi bài Đạo đức là những chuẩn mực và hành vi. Học sinh sẽ tự mình đánh giá hành vi nào đúng, hành vi nào sai qua các tình huống cụ thể. Để các em ý thức được và thực hiện tốt cần phải cho các em tiếp xúc với các qui định gần như bắt buộc.
Cụ thể: Muốn các em biết ở lứa tuổi các em là phải đến trường học qua bài Đạo đức đầu tiên (Em là học sinh lớp Một) sẽ giúp các em biết được đều đó. Khi học sinh nắm được các qui định đó ta cho các em biết được các đức tính mà người học sinh cần có như: gọn gàng, sạch sẽ, cẩn thận (Bài 2,3 SGK Đạo đức 1) Cần cho các em biết thế nào là đức tính tốt của người học sinh qua các bài đạo đức. 
Ví dụ: Qua bài Cảm ơn, xin lỗi thì học sinh biết khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào sẽ nói lời xin lỗi 
- Dạy đạo đức cho học sinh không chỉ dạy cho các em trong phạm vi ở trường mà còn ở nhà hay ra ngoài xã hội. Các em phải biết đi thưa, về trình, lễ phép và nhường nhịn. Chúng ta cần giúp học sinh có được những thói quen qua các bài tập tình huống. Mỗi bài tập tình huống học sinh được thực hành nhiều lần, biết nhận biết hành vi đúng sai. Từ những việc làm đó đã tích lũy cho học sinh ít nhiều kinh nghiệm đạo đức, trở thành nhu cầu và thói quen. Các em sẽ tiến bộ trong học tập. Do vậy giáo dục đạo đức là nhu cầu xuyên suốt đối với các em. Đòi hỏi giáo viên đặc biệt coi trọng ngoài giờ Đạo đức trên lớp còn phải chú ý nhiều nhiều trong các giờ học khác. Không phải dạy Đạo đức là giáo dục đạo đức được hết mà phải lồng ghép các phân môn khác ( Tập đọc, Kể chuyện, Tập viết, Thủ công ) để bồi dưỡng đạo đức cho học sinh. 
- Việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng đạo đức học sinh nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình đạo đức của lớp mình, trường mình, nhìn nhận được thái độ, ý thức của học sinh, hiểu được yếu tố và nguyên nhân nào đã tác động đến đạo đức của các em. Từ đó tìm cho mình phương pháp giảng dạy thông qua các môn học và các hoạt động tập thể có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh nhàm nâng cao chất phẩm chất đạo đức cho các em học sinh, cũng từ đó rút ra cho bản thân những bài học quý báu trong việc hình thành nhân cách học sinh Tiểu học.
1.3. Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh thông qua lao động
 - Giáo dục đạo đức cho học sinh không phải học tập tốt mà còn phải xây dựng cho các em trở thành con người mới Xã hội chủ nghĩa “ Vừa hồng, vừa chuyên ”. Qua các buổi lao động ta sẽ thấy được những mặt tích cực của các em và những mặt còn hạn chế để khắc phục, giúp các em có sự đoàn kết trong lao động. Các em còn nhỏ nên việc muốn thể hiện mình là rất lớn. Vậy chúng ta sẽ là người hướng dẫn để các em làm.
 Ví dụ: Tổ chức lao động dọn vệ sinh lớp học ( giáo viên nói lí do, làm mẫu, theo dõi, nhắc nhở)
 - Các em rất thích được khen và được động viên. Cho nên trong khi các em lao động giáo viên phải dùng lời khen hoặc động viên đế cho các em phấn khởi. Vì vậy, trước khi tổ chức một buổi lao động dù lớn hay nhỏ giáo viên cần phải giải thích lí do và cho các em thấy được ích lợi của việc làm đó. Các em sẽ thấy rằng lao động là vinh quang. Từ đó chúng ta sẽ giáo dục cho các em yêu lao động.
- Thông qua lao động chúng ta cần trang bị cho học sinh tiểu học những hiểu biết nhất định về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức, để giúp cho học sinh ý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức.
Tiết mục văn nghệ học sinh lớp 1C Trường TH Mỹ An
Năm học 2013 – 2014
 	1.4. Bồi dưỡng đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động xã hội, Sao nhi đồng sinh hoạt tập thể
 	- Các hoạt động xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Cũng như mọi hoạt động khác ta cũng nói cho học sinh hiểu ý nghĩa mà việc mình sẽ làm.
 	Ví dụ: Gây quỹ “ Ủng hộ bạn nghèo” trước khi có sự nhiệt tình ủng hộ của các em ta nên cho các em hiểu hoàn cảnh những bạn mà các em sẽ ủng hộ và các em biết được việc của mình rất có ý nghĩa đồng thời giáo dục lòng thương thể hiện theo câu châm ngôn “ Lá lành đùm lá rách ” 
 	- Nếu như làm được đều đó là ta đã cho các em có được lòng vị tha, tâm luôn hướng đến cái thiện. Chính những điều đó sẽ giúp cho các em sau này khi lớn lên sẽ không trở thành những con người vô cảm.
 	- Đối với giáo viên ngoài coi trọng giờ dạy trên lớp thì hoạt động ngoài trời không kém phần qua trọng. Giúp các em biết đúng và làm đúng thực tế. Để học sinh có những chuẩn mực đúng qua các hoạt động ngoài trời. Mỗi giáo chúng ta phải thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ.
Cụ thể: Tổ chức một giờ Sinh hoạt sao, giáo viên phải chuẩn bị nội dung ( Điểm số báo cáo, hát Nhi đồng ca, báo điểm, báo công)
Bài viết bảng của cô giáo cho học sinh lớp 1C Trường TH Mỹ An
Năm học 2013 – 2014 tập hát.
 Bằng phương pháp nêu gương các em sẽ phát hiện ra những điểm tốt của bạn mình mà mình chưa làm hay chưa có được. Các em sẽ dễ học hỏi bạn mình vì chính những điều đó là những bài học gần gũi nhất của các em.
 	- Ngoài các hoạt động trên một việc ta cần chú ý nhiều trong công tác bồi dưỡng đạo đức cho các em đó tiết Sinh hoạt lớp. Câu châm ngôn người ta thường nói “ Học thầy không tày học bạn ”. Đúng các em là người dễ bắt chước nhanh nhất những cái tốt hay cái xấu ở bạn mình là các em làm được ngay. Chính vì thế, tổ chức một giờ Sinh hoạt lớp có nội dung và nghiêm túc sẽ đem lại cho ta nhiều thắng lợi lớn trong việc giáo dục các em. Vì để các em nhận xét bạn mình là việc làm thiết thực và hiệu quả. Các em dễ nhận thấy cái tốt, cái xấu của bạn mình hơn là thầy, cô giáo nhận xét. 
 	- Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thông qua việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động (học tập, lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể,). Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành và trở nên bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻ em tự khẳng định, tự tin đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức. 
- Giáo dục đạo đức đầy đủ, có đầu tư chuẩn bị chu đáo là một phương tiện, biện pháp quan trọng của toàn bộ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Tổ chức các hoạt động trên lớp, ngoài trời, giờ chính khóa hay ngoại khóalà những quan điểm, tri thức đạo đức có mối quan hệ hỗ trợ, gắn bó khắn khít, hình thành niềm tin đạo đức. Từ đó quyết định hành vi ứng xử của các em trong cuộc sống.
Học sinh Trường TH Mỹ An hát bài “ Quốc ca ”
 trong buổi chào cờ đầu tuần.
1.5. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh; giữa nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
- Đối với học sinh ở lứa tuổi lớp Một, các em chưa phân biệt được những việc làm nào là đúng, những việc làm nào là sai, những cử chỉ nào là tốt hay xấu mà chưa có sự dìu dắt, nhắc nhở của gia đình.
- Nhà trường, lớp học là nơi tổ chức quá trình phát triển mọi hoạt động của các em, nhất là đối với các em học sinh lớp Một. Sau khi đến trường, vào lớp học các em rất bỡ ngỡ trước mọi mối quan hệ thầy trò, bạn bè và các thầy cô giáo khác. Chính vì vậy nên giáo viên cần giúp đỡ các em hoà đồng vào mối quan hệ đó. 
- Khi đến lớp, các em chưa được giáo viên giải thích rõ ràng về hành vi đúng , sai của chuẩn mực đạo đức vì thế các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc thục hiện các hành vi đạo đức.
- Chính vì thế, việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh là rất quan trọng. Nhà trường có vai trò, tác dụng rất quan trọng đối với công việc hướng dẫn các bậc phụ huynh hiểu rõ mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp Một nói riêng để các bậc phụ huynh thấy được sự cần thiết phải giáo dục các hành vi đạo đức cho các em, từ đó có sự kết hợp với nhà trường mà cụ thể là giáo viên chủ nhiệm.
Ban giám hiệu nhà trường phải là người cố vấn tin cậy giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hạnh phúc gia đình là mọi người trong gia đình phải biết cùng nhau chăm lo đến việc học hành của con em.
Ví dụ : Cha mẹ theo dõi, quan tâm sát sao đến các nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái, không nên nuông chìu, đáp ứng những nhu cầu không chính đáng của con em mình, cần giải thích cho con em mình hiểu những đòi hỏi đó là không tốt. 
Giúp đỡ, động viên con cái học tập, xây dựng nền nếp, thói quen tốt như : giờ nào việc ấy, học hành, vui chơi, giải trí có điều độ, không a dua các tật xấu.
Giáo viên cần phối hợp với các đoàn thể xã hội để góp phần cho các hoạt động ở nhà trường, ở lớp như giúp đỡ các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn cả về vật chất và tinh thần, từ đó động viên khuyến khích các em cùng nhau tích cực trong học tập và cả trong việc thực hiện các hành vi đạo đức tốt.
 1.6. Đạo đức học sinh được lưu giữ qua buổi họp lớp cuối cùng
 	- Đối với bản thân từ khi đứng trên bục giảng tôi luôn coi trọng buổi chia tay của cô và trò. Vì tôi thiết nghĩ mình đã bồi dưỡng cho các em có một số đức tính tốt mà mình không giúp cho các em lưu giữ thì nó sẽ mất đi (Tạo nên thì khó chứ mất đi thì dễ ). 
Cụ thể: Buổi họp lớp cuối cùng tôi thường cho học sinh đọc bài Tập đọc “ GỬI LỜI CHÀO LỚP MỘT ” sau đó hỏi một vài câu hỏi để các em hiểu ý nghĩa của bài Tập đọc.
H - Các em có muốn cô lúc nào cũng ở bên các em không?
H - Các em sẽ làm gì để được cô ở bên?
- Để cho buổi họp cuối cùng thành công, chúng ta cần phải chuẩn bị nội dung cụ thể. Tất cả nội dung ta chuẩn bị không ngoài mục đích chỉ bảo, nhắc nhở, động viên các em phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà các em đã được học và học hỏi thêm những phẩm chất đạo đức mà mình chưa có. Qua buổi họp mặt đó cô và trò có dịp tâm sự những gì trò muốn nói. Ta cần gợi ý để các em cởi mở tâm hồn. Bằng những tình cảm đó giúp học sinh khắc sâu thêm thói quen đạo đức mà các em đã có được. Hãy xây dựng cho các em niềm tin về đạo đức để các em tự tin bước vào cuộc sống.
1.7. Phối hợp với phụ huynh giáo dục đạo đức cho học sinh lớp Một 
 Như chúng ta đã biết: Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Chính vì lẽ đó, ngay từ đầu, từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta phải hết sức chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho các em. Tùy theo mức độ, tùy theo điều kiện sống, hãy nuôi dưỡng và hình thành nhân cách cho các em.
 	Việc giáo dục cho học sinh là công việc khó khăn, diễn ra liên tục trong mọi thời gian tùy đối tượng và mục đích giáo dục dưới tác động của nhiều nhân tố, trong đó thầy cô, phụ huynh là nhân tố chính. Điều đó đòi hỏi sự phối hợp tinh tế, thống nhất giữa thầy cô và phụ huynh :
Không thể có sự đối nghịch trong tư cách, hành vi đạo đức của người thầy và người làm cha, làm mẹ. Những điều tốt đẹp học sinh học được trong nhà trường phải được các em nhìn thấy qua sự thể hiện của thầy, cô, của cha, mẹ và ngoài xã hội. Muốn vậy: Thầy cô và phụ huynh phải rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức nhất định để trở thành những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Thầy cô và phụ huynh nỗ lực xây dựng gia đình, nhà trường và xã hội một cách thống nhất.
Thầy cô và phụ huynh có trách nhiệm thông tin hai chiều để thông báo cho nhau những biến đổi tích cực hay tiêu cực của học sinh để điều chỉnh hay thay đổi phương pháp, biện pháp giáo dục thích hợp.
Hình ảnh về phụ huynh và giáo viên
Đối với học sinh lớp Một nhân cách các em vừa mới hình thành. Giáo viên và phụ huynh phối hợp giáo dục các em theo các nội dung sau:
 Học sinh phải thực hiện nội quy trường lớp:
 + Không ăn quà vặt.
+ Không đi học trễ.
+ Không nói dối.
+ Không nghỉ học tùy tiện.
+ Đi đến nơi về đến chốn.
Học sinh đến lớp nên thực hiện các yêu cầu sau:
+ Ăn mặc sạch sẽ, đồng phục.
+ Nghỉ học phải có giấy xin phép của cha mẹ.
+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ Đem đầy đủ dụng cụ học tập.
+ Đến lớp phải mang dép có quai hậu.
+ Lập thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu
1.8. Thông qua câu chuyện kể về Bác Hồ giáo dục đạo đức cho học sinh
 	Đây là một giải pháp rất mới mang tính nhân văn sâu sắc được hình thành từ việc tiếp thu những điều đã học được từ những đợt học tập bồi dưỡng chính trị và vận dụng một cách khoa học vào công tác chuyên môn một cách thực tiễn bằng những việc làm cụ thể:
- Học sinh sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, những câu chuyện kể về Bác Hồ.
- Giáo viên tiểu học soạn đề cương và đưa chỉ tiêu thi đua cụ thể cho học sinh tiểu học thực hiện.
Kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” là một vận dụng sáng tạo của bản thân qua việc được bồi dưỡng học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Sau giờ chào cờ đầu tuần giáo viên sẽ kể những câu chuyện về Bác, trước học sinh, trước tập thể bạn bè và hơn hết là trước cờ Tổ quốc các em đã hứa với Bác sẽ học tập thật tốt sẽ trau dồi đạo đức nhân cách, lối sống thật tốt để xứng đáng với mong muốn của Bác. 
Mỗi tuần chọn một câu chuyện kể có thật về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để xây dựng thành một đề cương hoàn chỉnh, có đăng ký chỉ tiêu thi đua thực hành theo gương Bác cụ thể. Kế hoạch đưa chia thành 2 giai đoạn, được thực hiện xuyên suốt trong 2 học kỳ của năm học. 
	Câu chuyện nói về đạo đức của bữa cơm.
Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông qua kể chuyện đạo đức chủ đề: “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác”, mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ các em sẽ học được ở Bác những đức tính tốt qua những câu chuyện kể về Bác. Các em học được ở Bác lòng yêu thương sự đồng cảm, chia sẻ nỗi đau của đồng bào, đồng chí qua câu chuyện: “Chú ngã có đau không?” Hay học được ở Bác tính tiết kiệm - tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của từ việc lớn đến việc nhỏ qua câu chuyện: “Thời gian quí báu lắm” hay câu chuyện “Bác Hồ về thăm quê hương” các em sẽ thấy được nỗi lòng của một vị lãnh tụ khi trở về thăm quê hương sau nhiều năm xa cách. Qua đó các em sẽ học được tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào và sẽ xúc động hơn, ý nghĩa hơn khi các em thấy được hình ảnh một vị lãnh tụ khi đến thăm các em bé mồ côi ở trại Kim Đồng, hay trong đêm giao thừa lạnh buốt, Bác đến thăm gia đình chị gánh nước thuê rất nghèo ở ngoại thành Hà Nội, tất cả hình ảnh ấy là bài học quí báu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc để các em tự hoàn thiện mình.
 	 Mỗi khi nghĩ về Bác là tôi nghĩ đến một nhân cách vĩ đại ở Hồ Chủ Minh, đó là một sự  thống nhất giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa hoạt động và nhân cách chính trị với thái độ rất giản dị, khiêm tốn, cần kiệm. Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở lời nói, để có thể cảm nhận cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức của Bác từ trái tim ngay từ đầu năm theo chỉ đạo, chủ trương của nhà Trường, Phòng đào tạo chúng tôi cam kết, nghiêm túc, tự giác thực hiện chính sách “tiến kiệm” bằng những  việc làm cụ thể thiết thực hàng ngày chứ không phải hình thức. Các cơ sở đều thực hiện theo phương châm dù là việc nhỏ nhất tiết kiệm được thì phải cố tiết kiệm, việc gì có lợi cho nhà trường thì làm.
Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện

File đính kèm:

  • docSKKN.doc