Đề tài Một số biện pháp quản lý và chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học

Đầu năm học , trong tháng 8 và các buổi họp chuyên môn toàn trường phó hiệu tr­ëng chuyên môn triển khai thông tư 30 ( HiÖn nay b»ng th«ng t­ 32 ) đánh giá xếp loại học sinh , quyết định 48 về đánh giá tiết dạy, quy định vở sạch chữ đẹp , quy chế chuyên môn đến từng giáo viên . Đánh giá lại việc thực hiện chương trình đổi sách lớp 1,2,3,4, 5 và tiếp tục triển khai chương trình d¹y theo chuÈn kiÕn thøc . Hướng dẫn giáo viên tích cực áp dụng đổi mới phương pháp

doc25 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lý và chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÊN MÔN THÁNG ..............
Nội dung
Biện pháp thực hiện 
Người thực hiện 
Thời gian 
1) Công tác chính trị tư tưởng 
2) Chuyên môn 
3) Công tác khác 
	+ Lên kết quả và báo cáo điểm thi ( quy định rõ nội dung báo cáo , thời gian , mẫu báo cáo ) 
	c/ Kế hoạch thanh kiểm tra : 
	Thông thường tổ trưởng phải kiểm tra thường xuyên việc giảng dạy của giáo viên trong khối . Những điểm cần chú ý khi kiểm tra : 
	 Trong nhiều mặt của việc kiểm tra cần nêu bật được cái gì chủ yếu nhất , quan trọng nhất đã ảnh hưởng đến chất lượng kiến thức , kỹ năng kỹ xảo của học sinh , đến việc giáo dục häc sinh cũng như đến chất lượng bài giảng và việc thực hiện các yêu cầu của chương trình .
+Để kiểm tra có kết quả , người tổ trưởng cần chuẩn bị trước khi đi dự giờ : 
	- Biết rõ các yêu cầu về nội dung chương trình của bài dạy , các quy định của chương trình ; phải đọc kỹ sách giáo khoa của phần ấy .
	- Tìm hiểu qua sổ sách của lớp về giờ dạy trước đó , điểm số của học sinh trong giờ trước đó .
	- Nắm vững các yêu cầu đối với một giờ dạy hiện đại , những thành công đã có của những người đã dạy phần ấy . 
	Tuy nhiên , để đánh giá chất lượng kiến thức , kỹ năng và nhất là hạnh kiểm , tư cách của học sinh không chỉ thể hiện ở giờ học trên lớp mà còn ở các mặt hoạt động khác . Do đó mà có thể sử dụng hình thức kiểm tra khác , diện rộng hơn . Có thể nêu một số nội dung và phương pháp kiểm tra khác sau : 
	- Việc chuẩn bị bài dạy và chuẩn bị các biện pháp giáo dục .
	- Việc thực hiện chương trình .
	- Gặp gỡ riêng một số học sinh để hiểu rõ hơn các biện pháp kiểm tra của giáo viên .
	- Quan sát giờ dạy và xem xét sổ sách của lớp , vở , bài học sinh . Xét chất lượng các câu trả lời miệng , viết hoặc thực hành để đánh giá tình trạng kiến thức , độ sâu và độ bền của kiến thức học sinh .
	- Xem xét việc dạy cho học sinh cách học và rèn luyện khả năng tự học .
	- Xem xét việc giáo dục học sinh lúc dạy ở lớp và ngoài lớp . Công tác ngoại khóa theo chương trình .
 * SỔ KẾ HOẠCH KHỐI .
 Nội dung sổ kế hoạch gồm :
	- Kế ho¹ch chuyên môn năm học .......
	- Kế hoạch giảng dạy .
	- Kế hoạch thao giảng , dự giờ giáo viên trong năm 
	- Kế hoạch tháng .
Ví dụ : Kế hoạch thao giảng và Kế hoạch dự giờ giáo viên
Thời gian
Người
dạy
Lớp
dạy
Môn
Tiết
Tên bài
dạy
Xếp loại
tiết dạy
Nhận xét chung
Tháng
Tuần
Ngày dạy
SỔ THEO DÕI CHUYÊN MÔN .
	Nội dung gồm hai phần : 
	- Phần theo dõi công tác giảng dạy của giáo viên .
	- Phần theo dõi kết quả học tập của học sinh .
a/ Phần theo dõi giảng dạy của giáo viên : gồm các nội dung sau : 
Lý lịch trích ngang tóm tắt giáo viên dạy lớp : Theo dõi cá nhân giáo viên : mỗi gv ghi theo dõi đầy đủ .
Họ tên giáo viên :…………………………..lớp........
th¸ng
9
10
11
12
1
2
3
4
5
Ngày
giờ
công
Phép 
k phép 
Dạy thay 
HỒ
SƠ
Giáo án 
Sổ ghi điểm 
Dự giờ đồng nghiệp 
Thao giảng 
Xếp loại giờ dạy 
Làm ĐDDH 
Sử dụng ĐDDH
Sổ Hội họp
b/ Phần theo dõi học sinh : 
Theo dõi sĩ số học sinh : 
Lớp 
Tháng 9
Tháng10
11
12
1
2
3
4
 5
TS 
Nữ 
TS
Nữ 
Theo dõi học sinh tăng giảm .
Theo dõi chất lượng môn học : Theo dõi cụ thể từng lớp và theo dõi số chung của khối ở t ất cả các môn học
Theo dõi chất lượng học tập các môn học đánh giá bằng điểm số - Học kỳ ......
	Môn
Lớp
TSHS
9 - 10
Ts-% 
 7 - 8 Ts-% 
 5 - 6 
 Ts-% 
 3-4 Ts-% 
 1-2 
Ts- % 
Ghi 
chú 
TV
Toán
TNXH
Cộng khối
Theo dõi chất lượng học tập các môn học đánh giá bằng nhận xét - Học kỳ ......
Môn
Lớp
TSHS
A+
A
B
Ghi 
chú 
TS
%
TS
%
TS
%
Đạo đức
Kỹ thuật
Thể dục
Hát nhạc
Mỹ thuật
…..
Cộng khối
Theo dõi Vở sạch chữ đẹp : ghi theo dõi sau mỗi đợt kiểm tra 
Theo dõi học sinh giỏi và những học sinh xuất sác của từng lớp , khối 
Theo dõi số học sinh yếu , kém ở các lớp , khối .
Theo dõi học sinh khuyết tật, dân tộc .
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ KHỐI :
1/ Bồi dưỡng củng cố năng lực chuyên môn cho tổ khối trưởng :
 	Ngay từ trong hè để chuẩn bị cho năm học mới ban giám hiệu đã từng bước lập lại nề nếp , kỷ cương nhà trường như sau : khi họp bàn dự kiến nhân sự các khối , lớp ban giám hiệu đã xem xét , nắm năng lực của từng giáo viên , hoàn cảnh của từng giáo viên để phân công như : những người có con nhỏ , nhà xa ..vv......
 §ể phân công giảng dạy ở các điểm trường hợp lý tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ . Lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn vững và được sự tín nhiệm của giáo viên để làm tổ khối trưởng . Đây là những nòng cốt giúp cho hoạt động chuyên môn nhà trường đi lên . Ban giám hiệu hướng dẫn tận tình đội ngũ cốt cán này. Sau khi lập được các tổ khối trưởng ban giám hiệu cùng các tổ khối trưởng họp liên tịch để bàn bạc và đề ra chỉ tiêu kế hoạch , phương hướng , biện pháp nhằm thực hiện đúng theo chỉ tiêu quy chế năm học , về công tác chuyên môn của các tổ khối , kế hoạch từng học kỳ , từng tháng , hàng tuần và phổ biến nội dung công việc thật cụ thể .
 Để các tổ khối trưởng nắm vững về hoạt động của tổ khối chuyên môn , giúp cho nhà trường đi lên và chất lượng giáo dục phát triển tiến bộ hơn vào đầu năm học 2009 – 2010 , phó hiệu tr­ëng chuyên môn triệu tập cuộc họp các tổ khối trưởng phổ biến các loại hồ sơ , sổ sách của khối một cách thống nhất theo yêu cầu gồm : sổ kế hoạch khối , sổ theo dõi tình hình giáo viên và chất lượng của học sinh , sổ thống kê chất lượng ...vv…. Phổ biến kế hoạch chuyên môn dự kiến của Phòng giáo dục đào tạo và kế hoạch chuyên môn của nhà trường để từ đó định hướng cho tổ khối trưởng lập kế hoạch cho phù hợp với đặc điểm tình hình của khối . Kết hợp với nhà trường , công đoàn đưa chỉ tiêu lên lớp , chất lượng giảng dạy vào xét thi đua khen thưởng cuối năm . Phổ biến cho tổ khối trưởng các khối nắm vững thông tư 30 ( hiÖn nay thay b»ng th«ng t­ 32 ) về cách đánh giá học sinh tiểu học theo chương trình mới và phổ biến quyết định 48 về xếp loại tiết dạy..vv...
Ban giám hiệu hướng dẫn tổ khối trưởng các khối căn cứ vào kết quả giảng dạy trong năm học 2009 – 2010 vừa qua rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho các phân môn đặc biệt là khối lớp 1đến khối 4 giảng dạy theo chương trình mới để từ đó định hướng cho việc giảng dạy trong năm học 2010 – 2011 . Kết hợp với phương hướng nhiệm vụ năm học để đề ra kế hoạch hoạt động từng tuần và phổ biến cho giáo viên qua các buổi họp khối . nhờ vậy năng lực chuyên môn và chất lượng giảng dạy của đội ngũ tổ khối trưởng cũng như giáo viên được nâng lên rõ rệt .
2/Củng cố phong trào thi đua hai tốt :
 Đầu năm học , trong tháng 8 và các buổi họp chuyên môn toàn trường phó hiệu tr­ëng chuyên môn triển khai thông tư 30 ( HiÖn nay b»ng th«ng t­ 32 ) đánh giá xếp loại học sinh , quyết định 48 về đánh giá tiết dạy, quy định vở sạch chữ đẹp , quy chế chuyên môn đến từng giáo viên . Đánh giá lại việc thực hiện chương trình đổi sách lớp 1,2,3,4, 5 và tiếp tục triển khai chương trình d¹y theo chuÈn kiÕn thøc . Hướng dẫn giáo viên tích cực áp dụng đổi mới phương pháp , ban giám hiệu đã bằng nhiều hình thức triển khai cho giáo viên như : cho giáo viên xem băng ghi hình giờ dạy mẫu , chuyªn ®Ò theo khèi líp và thảo luận góp ý tìm ra phương pháp , điều kiện phù hợp với đặc điểm tình hình giảng dạy , học tập tại trường , tại từng điểm trường của địa phương để nâng cao chất lượng giáo dục . Ngoài ra còn cho giáo viên dạy mẫu các tiết của các phân môn theo chuyên đề mới được phổ biến để từ đó rút kinh nghiệm các tiết dạy , bài dạy . 
Kết hợp với tổ khối trưởng , thanh tra nhân dân trường học thường xuyên kiểm tra giáo viên về mÆt chuyên môn như : 
 Sổ dự giờ , thao giảng của giáo viên có đúng như yêu cầu hay không ? cụ thể : về số tiết dự giờ quy định của trường có đảm bảo đúng yêu cầu 20 tiết / học kỳ và thao giảng 3 – 4 lần / học kỳ hay không ? sau khi dự giờ có thực hiện đánh giá nhận xét theo đúng như yêu cầu của tiết dự giờ phải nhận xét đánh giá , phải có hướng thúc đẩy cho giáo viên để các tiết sau dạy tốt hơn . 
Việc cho điểm hàng tháng : Sổ ghi điểm của giáo viên phải thường xuyên theo dõi , cho điểm chính xác qua các tiết kiểm tra hoặc qua các lần trả bài miệng ..vv… để từ đó xem xét việc giảng dạy và theo dõi học sinh của giáo viên như thế nào ? 
Việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên : Giáo viên phải soạn giáo án trước khi lên lớp . Khối trưởng ký duyệt giáo án hàng tuần vào buổi sinh hoạt khối , ban giám hiệu kiểm tra giáo án và ký duyệt giáo án hàng tháng ( cuèi th¸ng ). 
Ngoài ra ban giám hiệu và tổ khối trưởng phải thường xuyên khảo sát chất lượng giảng dạy và học tập ở các khối lớp bằng các hình thức như : dự giờ đột xuất giáo viên , cho bài kiểm tra kiến thức sau khi dự giờ , theo dõi một vài trường hợp các em học sinh của các lớp 1 và 2 để theo dõi cách đánh giá bằng nhận xét của giáo viên . .... 
Nhà trường phải tạo điều kiện, động viên giáo viên thường xuyên tham khảo tài liệu sách báo để nâng cao tay nghề , có phương pháp giảng dạy tốt hơn , nắm bắt kịp thời những thông tin trong ngành . Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học để tiết học nhẹ nhàng sinh động .
Kêu gọi lòng yêu nghề mến trẻ hết lòng vì học sinh . Có biện pháp kịp thời giúp đỡ uốn nắn những em học yếu để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy . Ngoài ra nhà trường còn khuyến khích tổ chức thi đua các tiết dạy tốt , chào mừng các ngày lễ có khen thưởng để động viên tinh thần giáo viên .
 Không thể có những buổi sinh họat chuyên môn tổ khối đạt chất lượng cao khi giáo viên chưa say mê với giờ dạy trên lớp , chưa đầu tư vào giáo án để tìm ra biện pháp tốt nhất khi giảng dạy .
3/ Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn để thảo luận tìm ra các tình huống trong tiết dạy và biện pháp khắc phục:
 Song song với việc giảng dạy trên lớp trong các buổi sinh hoạt tổ khối 1lần trªn tuần khối trưởng phải là người chủ đạo . Trước tiên phải nắm tình hình học tập , giảng dạy tuần vừa qua từ đó đánh giá lại những mặt đã làm được và chưa làm được từ đó rút kinh nghiệm trong khối . Muốn như vậy khối trưởng phải theo sát tổ khối về chương trình , sách giáo khoa …vv…theo sát giáo viên về chất lượng giảng dạy theo sự linh hoạt của chương trình sách giáo khoa mới vµ d¹y theo chuÈn kiÕn thøc .
Ví dụ : Trong tuần vừa qua khối trưởng và giáo viên dự giờ một tiết của giáo viên trong khối sau đó cả khối phải đưa ra nhận xét thảo luận dựa trên các tiêu chí đánh giá tiết dạy như sau :
VỀ NỘI DUNG GIẢNG DẠY :
1. Nêu những mặt ưu điểm và hạn chế tồn tại của tiết dạy. Nêu rõ những hạn chế cần thay đổi cho phù hợp.
2.Thời lượng phân phối chương trình cho mỗi bài học có phù hợp với thực tế giảng dạy hay không ? Thời gian vượt quá định mức cho phép thường là bao nhiêu ?
3. Tâm lý học tập của học sinh như thế nào ? ( Hứng thú vì dễ hiểu , phù hợp trình độ hoặc gây chán nản vì khó hiểu ). Có bài nào không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh không ?
Các giáo viên có thể đánh giá sơ bộ và có so sánh với kết quả học tập của học sinh ở những năm học trước như thế nào ? (Chú ý môn Tiếng Việt và Toán : các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán đã đạt)
VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
1.Các phương pháp nào trong từng môn đã được sử dụng nhiều và phát huy hiệu quả cáo ? các phương pháp dạy học mới nào giáo viên đã sử 
dụng ? Kết quả đạt được?
2. Việc giảng dạy phương pháp học đổi mới đã được giáo viên tận dụng như thế nào ? Có khó khăn gì khi thực hiện các phương pháp đó ?
Phương pháp đổi mới , học sinh có khó khăn gì ? So với nhiều năm trước, thái độ và tinh thần học tập của học sinh ra sao ?
Việc trang bị các phương tiện dạy học và đồ dùng dạy học có được giáo viên lưu tâm sư dụng hay không ? Có phương tiện dạy học hiện tại nào mà giáo viên đã sử dụng trong nhà trường ?
Phải làm sao cho giáo viên có tranh luận .Những buổi sinh hoạt chuyên môn mà tổ khối trưởng báo cáo xong phần đánh giá kết quả hoạt động của tuần vừa qua và nêu phương hướng chuẩn bị cho hoạt động tuần tới mà giáo viên nhất trí hoàn toàn coi như thất bại . Yêu cầu là mỗi giáo viên cần có quan điểm riêng của mình để thảo luận sau đó thống nhất cả khối , tránh việc áp đặt từ trên xuống . 
Vì vậy việc tìm các tình huống có vấn đề từ thực tế giảng dạy các bài học mà giáo viên rút ra là các “ tài liệu ” để sinh hoạt tổ khối chuyên môn thiết thực nhất giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như đẩy mạnh phong trào chuyên môn của tổ khối và của trường .
Ví dụ : như Bàn về phương pháp dạy tiết chính tả chọn tiếng có âm đầu hoặc vần cho trước điền vào chỗ trống ở phân môn chính tả lớp 4 ( mới ) . như vậy nếu giáo viên không khéo sẽ biến tiết chính tả này thành tiết từ ngữ điền từ . 
* Trong sinh hoạt tổ khối , khối trưởng và giáo viên trong khối phải cùng nhau tìm hiểu các tiết dạy , các môn học tìm ra phương pháp phù hợp một vấn đề chẳng hạn :
Vấn đề 1: Cách đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30 ( HiÖn nay theo th«ng t­ 32 ) đánh giá bằng nhận xét ở các môn học có thuận lợi và khó khăn gì ?
Giáo viên nêu ra được thuận lợi và khó khăn khi đánh giá tùy theo từng lớp để nhà trường có “ định hướng ” cho giáo viên .
Trong khi sinh hoạt tổ khối có những ý kiến như sau :
Thuận lợi : Đánh giá bằng nhận xét sẽ sát thực hơn điểm số ở các môn như mỹ 
 Thuật , Hát nhạc .vv… Yêu cầu cơ bản của học sinh đạt được khi học các môn học nhẹ nhàng hơn . Có thể đánh giá mọi lúc , mọi nơi chủ yếu là kỹ năng vận dụng chứ không yêu cầu học thuộc lòng , “ học vẹt ” .
Khó khăn : Tâm lý học sinh thích điểm số hơn nhận xét . Việc đánh giá bằng nhận xét yêu cầu giáo viên phải theo dõi sát học sinh nhưng thời gian trên lớp có hạn còn thời gian các em ở nhà nhiều hơn nên khó cho việc theo dõi . Mặc dù giáo viên thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh nhưng một số gia đình vì điều kiện kinh tế phải lo kiếm sống nên không quan tâm đến các em . Mặt khác các điểm trường xa nhau nên giáo viên phải đi dạy xa không có thời gian thường xuyên quan tâm đến các em ngoài giờ học ..vv..
Khó khăn cho ban giám hiệu trong việc theo dõi cách đánh giá các em của giáo viên có hợp lý hay không ? Vì ban giám hiệu và tổ khối trưởng chỉ theo dõi được trên sổ sách bởi các dấu tích ( ü).
Vì vậy chỉ có lòng tâm huyết với nghề , với sự nghiệp giáo dục và lòng yêu nghề : “ tất cả vì học sinh thân yêu ,vì tương lai của đất nước của thế hệ mai sau ” của người giáo viên mới đánh giá đúng thực chất các em . Do đó sứ mệnh của người giáo viên rất nặng nề và phải có trách nhiệm cao . 
Vấn đề 2 : Phát huy hoạt động tích cực của học sinh ở phần tìm hiểu bài của phân môn tập đọc như thế nào ?
Tất cả các giáo viên trong khối phải nêu ra ý kiến của mình khi dạy tập đọc ở phần tìm hiểu bài cụ thể :
 Xác định mục tiêu của tiết tập đọc là học sinh hiểu và đọc được diễn cảm bài tập đọc , do vậy ở một số bài , giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đến đâu ( từng khổ thơ , đoạn văn , đoạn thơ ) có thể rèn đọc diễn cảm ngay đến đó
 ( kết hợp tìm hiểu bài và rèn đọc ) . Riêng lớp 1 , 2 tiết 1 rèn kỹ năng đọc đúng , tiết 2 rèn kỹ năng đọc hiểu và bước đầu biết đọc diễn cảm .
 Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp để học sinh tìm hiểu bài như : 
 làm Phiếu học tập , đọc nối tiếp , thảo luận trả lời câu hỏi ..vv… từ đó phát huy tính tích cực , chủ động tìm hiểu bài của học sinh .
Vấn đề 3 : Tổ chức trò chơi ở các môn học như thế nào ?
 Khối truởng cùng giáo viên trong khối nêu lên các trò chơi phù hợp với từng bài và từ đó lựa chọn phương án tối ưu , trò chơi phù hợp cho tiết đó .
 Ví dụ : Khi dạy bài ôn tập “ Từ đơn – từ Phức ” ( Tuần 3 )“ Từ ghép – từ láy ”
 ( tuần 4 ) ở lớp 4 . Giáo viên có thể củng cố kiến thức bằng trò chơi :
	Chia lớp làm 2 dãy 1 dãy nêu lên 1 từ có một tiếng dãy còn lại phải tìm được từ ghép có tiếng dãy kia vừa nêu sau đó làm ngược l ại.
Ví dụ : chia lớp làm 2 dãy A và B và tiến hành như sau :
A
B
Nhà
Bạn ….
Nhà cửa , nhà gỗ, ngôi nhà …
Bạn học , bạn bè, kết bạn ….
Sau khi chơi trong thời gian quy định giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận.
Qua trò chơi kích thích khả năng sáng tạo và tư duy , óc phán đoán , tìm từ nhanh , chính xác của học sinh qua đó giúp cho lớp học sinh động và học sinh nắm vững bài học hơn .
Ví dụ :Tổ chức trò chơi : “Ghép thời gian với sự kiện lịch sử hoặc sự kiện, hình ảnh với ý nghĩa …’’ ở phân môn Lịch sử lớp 5:
a/Mục Đích :
Rèn kỹ năng nhớ , hiểu bài và phát triển óc thông minh.
Kích thích hứng thú học tập, tìm hiểu môi trường xung quanh cho học sinh.
b / Chuẩn bị đồ dùng:
Làm một bộ phiếu 2 mầu bằng bìa cứng và đều nhau .Mỗi phiếu có kích thước bằng trang sách học sinh .Tuỳ theo nội dung bài cần bao nhiêu phiếu mà giáo viên làm và phân công cho học sinh cùng làm .
 Một nửa số phiếu ghi thời gian hoặc sự kiện, nửa còn lại ( mầu khác ) vẽ hoặc ghi sự kiện hoặc ý nghĩa lịch sử .
Cụ thể : Để dạy bài “ôn tập” bài 18 của lớp 5 giáo viên cần chuẩn bị 
Một số phiếu ghi thời gian hoặc sự kiện như :
Chiến dịch biên giới; Chiến dịch Việt Bắc; Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến ..vv. hoặc ghi các năm như 1946 ; 1950 … 
Một số phiếu ghi ý nghĩa lịch sử hoặc sự kiện .
 C/ Cách tổ chức :
 - Đối với những bài ôn tập là dạng bài có dung lượng kiến thức nhiều nên giáo viên tổ chức trò chơi này rất dễ dàng để củng cố lại kiến thức cho học sinh .
 - Giáo viên xếp phiếu thành 2 dãy trên bàn giáo viên . Các phiếu cùng mầu 
được xếp chung một dãy. 
 - Giáo viên gọi đại diện từng bàn lần lượt lên bốc phiếu , mỗi lần bốc các em được bốc 1 phiếu , sau đó một bạn khác cùng bàn bốc một phiếu khác để khi ghép lại phù hợp với phiếu đã bốc về nội dung và sự kiện .
 - Lần lượt các bàn cứ bốc cho tới khi các phiếu trên bàn đã hết . Lúc đó giáo viên lần lượt gọi từng bàn lên bảng ghép và đọc cho cả lớp nghe , rồi các em trong bàn ấy sẽ thay phiên nhau vận dụng những hiểu biết sẵn có , tham khảo thêm sách giáo khoa để nêu về sự kiện đó.
 - Với cách thức tổ chức lớp học như vậy học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng , tự nhiên , và đạt hiệu quả .
Vấn đề 4: Tổ chức hoạt cảnh ,đóng vai và hoạt động nhóm trong các phân môn ra sao? 
Giáo viên phải tìm ra được những nội dung phù hợp hạn chế nêu lên ý kiến riêng chẳng hạn : phương pháp hoạt cảnh đóng vai có ưu điểm tạo ra cách ứng xử trong các trường hợp cụ thể giúp các em tích cực hoạt động . Mặt khác sử dụng phương pháp đóng vai chưa phù hợp như hành động , cử chỉ của các nhân vật chỉ được học sinh diễn lại chưa thể hiện việc tự ứng xử của các em , 
ngoài ra áp dụng vào những bài không thích hợp sẽ làm cho giờ học gượng gạo mất tự nhiên ….vv…
Ví dụ : Tiết Tập Làm Văn thứ nhất nằm trong chủ điểm “ Em là học sinh ” của lớp 2 . Chủ điểm này được học trong hai tuần mở đầu cho cụm chủ điểm về nhà trường . Các bài trong chủ điểm này giúp học sinh có ý thức về mình , về nhiệm vụ học tập , về cách cư sử với ông bà cha mẹ , thầy cô , anh em bạn bè và những người xung quanh . Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 là bài tập miệng , có nội dung như sau : trả lời câu hỏi : Tên em là gì ? Quê em ở đâu ? Em học lớp nào , trường nào ? Em thích những môn học nào ? Em thích làm những việc gì ?
Mục đích của bài tập này là giúp học sinh biết tự giới thiệu về mình . Sau khi học sinh nắm vững được yêu cầu làm bài . GV chọn hình thức làm bài thích hợp . GV sẽ tổ chức cho học sinh đóng vai “Phóng viên truyền hình ” (1HS đóng vai là phóng viên truyền hình , 1 HS đóng vai chị phụ trách , 1 HS đóng vai sao nhi đồng ) HS có thể chơi trò chơi này theo nhóm hay đơn vị lớp , GV phổ biến cách chơi , sau khi các em nắm vững cách chơi trước khi giao việc cho các em. Sau đây là vài ví dụ hỏi đáp :
	Hỏi
Đáp
- Tên bạn là gì ?
- Quê bạn ở đâu ?
- Bạn học lớp nào , trường nào ?
- Bạn thích những môn học n ào ?
….
- Tên mình là : Nguyễn Văn Bình 
- Quê mình ở : ứng Hòa
- Mình học lớp 2A trường tiÓu häc Hång Quang 
- Mình thích môn toán. 
….
 - Hình thức học nhóm có ưu điểm học sinh tích cực , chủ động tìm ra kiến thức nhưng nếu giáo viên tổ chức không chặt chẽ thì chưa phát huy được tác dụng của nó vì thực tế các thành viên trong nhóm hoạt động không đều chỉ một vài em làm việc , không có sự thảo luận , tranh luận hay phát biểu ý kiến riêng của mình trong nhóm .
 Tuy nhiên không phải lúc nào cũng học theo nhóm

File đính kèm:

  • docDe_tai_sang_kien_kinh_nghiem__tieu_hoc__mot_sobien_phap_quan__ly_sinh_hoat_to_chuyen_mon_.doc
Giáo án liên quan