Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả

 4. Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợp.

 Môn chính tả là một phân môn trong bộ môn tiếng việt, chính vì vậy không thể tách rời chính tả khỏi môn tiếng việt cũng như không thể tách môn tiếng việt ra khỏi các môn học khác.

 

doc20 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3074 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong giờ học “mĩ thuật, thủ công” chúng ta giáo dục học sinh cái đẹp của hình ảnh, của cách trình bày (bố cục, khoảng cách) ngay sự khéo léo, óc sáng tạo của học sinh. Vì thế, khi ghi tên bài vào vở tổng hợp,  tôi kết hợp hỏi học sinh tại sao lại trình bày như vậy ?
          VD1: Khi dạy bài 10: “Vẽ quả” tôi trình bày bảng như sau: 
Thứ ngàythángnăm
Mĩ thuật
Vẽ quả
          - Giáo viên chỉ và hỏi học sinh: Tại sao viết “Vẽ quả” ở vị trí như vậy ? 
          - Học sinh: Viết như vậy cho đẹp. 
          VD2: Bài 24: Phân môn Thủ công. giáo viên trình bày bảng:
Thứ ngàythángnăm
Thủ công
Cắt, dán hình chữ nhật
          - Giáo viên hỏi: Tại sao không viết chữ “Cắt” vào sát lề hoặc vào giữa bảng ?
          -  Học sinh: viết như vậy không đẹp.
          Ở đây, giáo viên phải cho học sinh thấy được cái đẹp ở đây không những chỉ về chữ viết mà còn cả về cách trình bày. Từ đó hình thành cho học sinh cách trình bày bài một cách khoa học và đẹp mắt. Cách trình bày đó được tôi nhắc nhở xen kẽ trong các bài học của môn học khác. Đến khi viết chính tả, tôi chỉ cần lưu ý học sinh là các em có thể tự ước lượng và trình bày vào vở của mình (có thể chưa thật cân đối) và dần dần trở thành thói quen, được thực hành nhiều lần các em sẽ có kỹ năng trình bày bài đúng, đẹp và khoa học. Đối với những học sinh yếu, tôi sẽ chỉ và hướng dẫn các em ở một số bài đầu tiên về cách viết, viết cách lề khoảng mấy ô. Sau đó yêu cầu học sinh tự ước lượng, tự thực hành.
          C2:  Cách trình bày đoạn văn, đoạn thơ:
          Nếu cứ để đến khi viết chính tả giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày một đoạn văn hay một khổ thơ, bài thơ thì thật là khó khăn trong  một tiết học mà hiệu quả lại không cao, chắc chắn sẽ có nhiều em trình bày sai, đặc biệt là viết đoạn văn hay khổ thơ lục bát.
          Vì vậy, trong các bài học vần, khi đưa ra đoạn văn, đoạn thơ ( khổ thơ ) ứng dụng tôi luôn chú ý cách trình bày đoạn ứng dụng đó trên bảng phụ hoặc bảng lớp giới thiệu cho học sinh hiểu cách trình bày từng bài đó.
          Cụ thể :
          * Thơ: 
          VD1 : Dạy bài 84: op - ap ( TV1 – Tập 2 )
              Đoạn thơ ứng dụng :
Lá thu kêu xào xạc
      	Con nai vàng ngơ ngác
     	Đạp trên lá vàng khô.
         	Ở đây, giáo viên giúp học sinh hiểu:
          + Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa con chữ đầu tiên (chữ viết), in hoa con chữ đầu tiên (chữ in).
          + Chữ đầu các dòng thơ phải thẳng đều nhau. 
          + Cuối đoạn thơ phải có dấu chấm.
          VD2 : Dạy bài 88: ip – up ( TV1- Tập 2 )  
              Đoạn thơ ứng dụng:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
          Ở đây, giáo viên cũng phải giúp học sinh hiểu: 
          + Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải được viết hoa con chữ đầu tiên (đối với chữ viết), in hoa (đối với chữ in) 
          + Cuối đoạn thơ có dấu chấm 
          Hơn nữa, ở đây giáo viên còn phải giúp học sinh nhận thấy số chữ ở từng dòng thơ và cách trình bày khác với bài trước.
          Dòng 6 chữ phải lùi vào so với lề vở 
          Dòng 8 chữ phải lui ra khoảng 1 ô so với dòng 6 
          Đoạn văn : giáo viên phải giúp học sinh thấy được: chữ đầu đoạn văn, chữ đầu câu phải viết hoa con chữ đầu tiên. cuối câu có sử dụng dấu câu “.”. Như vậy, ngay từ các bài học vần giáo viên giới thiệu cho học sinh, cách trình bày cách viết hoa (viết hoa tên riêng ) cách ghi dấu chấm, cách ghi dấu phẩy hay cả cách ghi dấu chấm hỏi có trong bài. 
          Khi viết chính tả, tôi luôn luôn nhắc nhở học sinh những điều lưu ý trên trước khi viết bài. Khi sang viết chính tả bài đầu tiên học sinh viết đó là bài trường em, học sinh phải chép một câu ở đoạn một và một câu trong đoạn hai của bài, học sinh không hiểu cách trình bày một bài viết có nhiều đoạn. chính vì thế, ngay từ bài tập đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định rõ đoạn 1, đoạn 2 của bài tập đọc sau đó giáo viên cho học sinh nhắc rõ từng đoạn như thế học sinh cũng phần nào hiểu về cách trình bày hết đoạn 1 sang đoạn 2 ta phải xuống dòng, viết lùi vào 1 ô và viết hoa con chữ đầu tiên.
          Trong những bài chính tả của những tuần đầu, tôi luôn luôn có bảng chép mẫu bài viết. VD: Khi dạy bài “Bàn tay mẹ” tôi chuẩn bị bảng như sau:
          + Bài viết đúng, đẹp các con chữ đều, chuẩn là bài để học sinh 
nhìn 
          - Chép bài tôi viết ở bảng lớp. 
                       Bàn tay mẹ
    Hằng ngày, đôi bàn tay mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc.
    Đi làm về, mẹ lại đi chợ nấu cơm. mẹ còn tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
          Bài viết có mắc lỗi về cách trình bày tôi viết vào bảng phụ. 
                    Bàn tay mẹ
    Hằng ngày, đôi bàn tay mẹ phải làm biết 
bao nhiêu là việc.
    Đi làm về, mẹ lại đi chợ nấu cơm. mẹ còn tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.        
   	Trước khi học sinh chép bài chính tả, tôi đưa ra bảng phụ này để học sinh nhận xét, rút ra cái sai, từ đó giúp học sinh không mắc phải cái sai
          Trước khi học sinh chép bài chính tả, tôi đưa ra bảng phụ này để học sinh nhận xét, rút ra cái sai, từ đó giúp học sinh không mắc phải cái sai đó cách sử dụng bảng phụ này tôi thực hiện khi dạy chính tả ở bài đầu kiểu trình bày đoạn văn, bài thơ hay khổ thơ. 
          3. Dạy theo nhóm đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng một số “mẹo luật” chính tả.
           Là giáo viên Tiểu học vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa trực tiếp giảng dạy nên hiểu rất rõ về học sinh cũng như chất lượng chữ viết của học sinh lớp mình. Để khắc phục những nhược điểm phát huy được mặt mạnh giáo viên phải biết phân loại học sinh thành các nhóm theo các lỗi sai cơ bản học sinh hay mắc để trong các giờ học, đặc biệt là giờ luyện Tiếng Việt, giáo viên thấy học sinh lớp mình yếu về mặt nào thì chủ động rèn cho học sinh về mặt đó. Giáo viên phải phân loại một cách rõ ràng: Em nào sai cách trình bày; Em nào sai khi đọc và viết l - n, r – gi – d, ch – tr ; sai các nét; sai cách viết dấu thanh thì phân biệt riêng để có những bài tập phù hợp. 
          Đối với môn chính tả, nhược điểm chính của học sinh lớp 1 là viết sai các lỗi thông thường như: l-n, s-x, ch-tr, sai khoảng cách các con chữ, nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanhvì vậy giáo viên cần lưu ý:
          + Ngay từ những bài học vần đầu tiên cho đến khi học sinh viết chính tả, giáo viên cần luôn luôn chú ý đến từng nét chữ của học sinh. giáo viên viết mẫu hướng dẫn học sinh, chữ viết của giáo viên rõ ràng chính xác thế nhưng không phải em nào cũng viết được đúng, được đẹp như giáo viên hướng dẫn có em viết đúng chữ nhưng sai nét như: Nét chữ không bám dòng kẻ, nét chữ viết nghiêng không đều, sai độ rộng giáo viên phải sửa từng nét chữ cho học sinh, dùng phấn, bút khác màu mực (màu đỏ) sửa cho các em, giúp các em có ý thức tự sửa sai trong các lần viết sau. đối với học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể cho học sinh tự nhận xét, sửa sai hoặc sửa sai khi giáo viên chỉ rõ cái sai đó. Điều này giáo viên phải chú ý sửa sai cho các em từ các bài tập viết phần học vần (gạch chân – sửa những nét học sinh hay mắc lỗi) trước khi viết bài mới giáo viên cho học sinh viết lại những lỗi viết sai chính tả của mình, giúp các em không bị mắc sai trong các lần sau. Khi viết chính tả giáo viên có những nhận xét chung hoặc góp ý trực tiếp với học sinh để học sinh thấy được những lỗi chính tả của mình cũng như cách sửa.
          + Trong những bài đầu viết chính tả, còn nhiều học sinh hay mắc lỗi trình bày. Với những trường hợp này, trong giờ luyện Tiếng Việt, giáo viên cho học sinh viết một bài chính tả và giáo viên chú ý hướng dẫn cách trình bày.
          + Với những học sinh hay mắc lỗi đọc – viết sai : l-n, r-gi-d, s-x  muốn sửa lỗi đọc- viết sai l- n, r- gi- d, s-x , giáo viên cần cho học sinh phát âm nhiều lần rồi phân tích trước khi viết. Ngoài ra, giáo viên kết hợp với môn “Âm nhạc” giúp học sinh đọc đúng, phát âm chuẩn (vì trong khi hát không bao giờ các em hát ngọng). Từ việc đọc đúng, phát âm chuẩn các em sẽ viết đúng chính tả.
VD: Bài tập chép “Trường em”.
          Khi hướng dẫn học sinh viết : “Trường ” tôi cho học sinh đọc (phát âm) đúng. sau đó yêu cầu học sinh phân tích : trường = Tr + ương + ( \  ). Cuối cùng mới yêu cầu học sinh viết : Trường. với cách làm như vậy học sinh sẽ không bị viết sai thành “chường” hay nhầm lẫn với chữ khác.
           Để sửa lỗi chính tả này cho học sinh, giáo viên không chỉ thực hiên như trên mà phải biết thực hiện phối kết hợp với các biện pháp sửa lỗi khác để đạt hiệu quả tốt hơn.
          + Luôn coi trọng các bài tập mang tính “củng cố qui tắc chính tả” để sửa các lỗi về âm – vần cho học sinh.
    	“Điền vần”, “Điền chữ” là những thao tác ôn lại cấu trúc của âm tiết. Khi đã đánh vần thành thạo, kết hợp quan sát tranh vẽ minh hoạ cụ thể trong bài, học sinh dễ dàng lựa chọn vần, chữ để điền đúng. Từ ngữ đi cùng hình ảnh trực quan giúp các em ghi nhớ từ tốt hơn. Vì vậy, giáo viên phải biết khai thác hợp lí, khoa học tranh vẽ trong SGK để giúp học sinh có kết quả học tập tốt hơn. Khi làm xong bài tập, tôi luôn cho học sinh đọc lại (chú ý cách phát âm) và cho học sinh phân tích tiếng, từ đó để học sinh nắm rõ cấu tạo của tiếng, từ giúp học sinh khi viết sẽ không nhầm lẫn.
          Giáo viên lưu ý: với những bài tập dạng này, lời giải đúng là từ chọn phù hợp với tranh vẽ. nếu học sinh chọn nhầm thì sau khi xác định lời giải đúng, giáo viên có thể nói thêm chữ chọn nhầm kia sẽ cho từ mang nghĩa gì.
VD: Điền chữ ch hay tr :
thi ạy               anh bóng ( tv1 – tập 2 trang 59 )
          Sau khi học sinh thực hành làm và chữa bài :  thi chạy , tranh bóng. giáo viên đưa ra kết luận: tranh bóng phải viết là tr, và nếu là ch ta sẽ có từ chanh trong quả chanh, cây chanh. viết là tranh trong từ tranh bóng, bức tranh, tranh giành.
          Hay giáo viên vận dụng một số “mẹo luật” giúp học sinh ghi nhớ khi viết chính tả để giúp học sinh viết đúng giữa ch và tr. 
          Viết là ch với những từ chỉ đồ vật, những đại từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chứ không bao giờ viết là tr.
          VD: chăn, chiếu, chum, chai,
            cha, chú, chị, cháu,
          Hay trong chữ âm tiết có oa, oă, oe, uê thì âm tiết đó có thể âm đầu viết ch.( không viết tr ) 
* Giúp các em phân biệt giữa l-n:
          Trong những âm tiết có êm đệm thì viết là l chứ không viết là n (trừ 2 tiếng noãn, noa nhưng rất ít dùng). do đó, khi gặp chữ âm tiết có hai hay ba chữ nguyên âm đi liền với o hay u đứng trước thì chữ phụ âm chỉ viết l: loa, loăn, luân, loe, luyện,
          Những từ chỉ màu sắc viết là n và n chỉ lặp lại với chính nó không lặp lại với bất cứ phụ âm nào khác.
          VD: nợ nần, nao núng, no nê,
          Trong các bài tập có một âm tiết viết là l hay n yêu cầu điền tiếp âm đầu của tiếng nữa thì chắc chắn nó sẽ lặp lại là l hay n.        
          VD:                 lo ắng                    no ê.
          * Ngay từ các bài học vần và sau những bài tập chính tả g- gh, ng-ngh, c-k, giáo viên cần cho học sinh thấy được:  
          + Viết là gh khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
     	+ Viết là g khi đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
     	+ Viết là ngh khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
     	+ Viết là ng  khi đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
     	+ Viết là k khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
     	+ Viết là c khi đứng trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
     	+ Viết là “qu” khi đứng trước các nguyên đôi: ua, âu, yê. chỉ có riêng tiếng “cuốc” trong từ “con cuốc, cái cuốc” và tiếng “cuống” thì viết là “c”.
          4. Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợp.
          Môn chính tả là một phân môn trong bộ môn tiếng việt, chính vì vậy không thể tách rời chính tả khỏi môn tiếng việt cũng như không thể tách môn tiếng việt ra khỏi các môn học khác.
          * Muốn viết đúng, viết đẹp trước hết các em phải đọc tốt, không phát âm ngọng. Từ đó, hình thành cho các em kĩ năng: nghe đúng - viết đúng, viết nhanh và viết đẹp. Đối với học sinh lớp 1 thì nó thực sự cần thiết. muốn vậy, giáo viên và học sinh phải thực hiện thật tốt ngay từ các bài học vần và trong các giờ học khác.
          + Ở lớp 1, khi viết bài chính tả học sinh có 2 hình thức: tập chép hoặc nghe viết.
          Yêu cầu của bài tập chép là tích hợp của các yêu cầu về nhiều mặt: tư thế ngồi viết, tay cầm bút, nét chữ, đánh vần, đọc trơn, hiểu bài, viết liền mạch. yêu cầu bài nghe – viết học sinh phải từ giọng của thầy cô mà nhớ lại cách viết các từ nghe được.  
          Như vậy, yêu cầu học sinh phải tự đánh vần, đọc trơn được các tiếng có trong bài tự chép, tự nhớ lại các tiếng khi nghe giáo viên đọc trong bài nghe – viết để viết được bài chính tả theo yêu cầu. nếu không học sinh không viết liền mạch được và sẽ có những lỗi viết không thành chữ, tương tự người lớn phải chép một bài viết bằng một tiếng nước ngoài mà mình không biết, chắc chắn vất vả và mắc nhiều lỗi. Do đó ngay từ các bài học vần giáo viên phải thật chú trọng rèn luyện kỹ năng đánh vần, đọc trơn (đọc đúng - đọc hay) và kỹ năng viết của học sinh. Đánh vần, đọc trơn tốt giúp học sinh viết chữ đúng. 
          + Học sinh lớp 1 các em luôn có thói quen bắt chước theo cô, các em luôn cho rằng cô làm gì cũng đúng, tất cả những hành vi, việc làm, đều học học sinh coi đó là “mẫu”, là “chuẩn” cần phải làm theo. Vậy giáo viên cần làm gì để đáp lại sự mong mỏi, tin cậy đó của học sinh? 
          + Trong những lúc tiếp xúc với học sinh, trong mọi tiết học, đặc biết là trong giờ học tiếng việt. Giáo viên là người đọc mẫu cho học sinh, vì vậy giáo viên phải đọc đúng, đọc hay để học sinh bắt chước theo (chú ý phát âm chuẩn). Có đọc đúng thì  viết đúng. 
          Khi viết đúng, khi chấm bài, đặc biệt là những bài viết mẫu cho học sinh, chữ viết của giáo viên phải chân phương mẫu mực khi viết mẫu bài chính tả, giáo viên chú ý cách trình bày bài khoa học, đúng mẫu chữ, cỡ chữ. như vậy, giáo viên cần luôn chú ý đến cách viết, cách trình bày của mình cũng như chú ý sửa sai cho học sinh về khoảng cách các con chữ, khoảng cách chữ, cách ghi dấu thanh, cách viết liền nét, viết liền mạch. giáo viên giúp học sinh biết : 
          Khoảng cách chữ - chữ khoảng một thân con chữ o.         
          Khoảng cách chữ - dấu phẩy, dấu chấm khoảng nửa thân con chữ o.
          Khoảng cách dấu phẩy – chữ một thân con chữ o.       
          Khoảng cách dấu chấm – chữ xa hơn một thân con chữ o.
          Khi đã có sự hiểu biết này ở những bài học vần, sang viết chính tả học sinh sẽ tránh được những lỗi này.
          Muốn trình bày bài tốt, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ, từng bước kết hợp trong các môn học như phần hướng dẫn trình bày bài chính tả đã trình bày. Như vậy, dạy học sinh viết chính tả không chỉ thực hiện ở phân môn chính tả mà phải thông qua tất cả các môn học, không chỉ rèn viết mà còn rèn cả đọc – nghe – nói cho học sinh.
5. Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
          Kết quả học tập của học sinh là thước đo kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh. trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân người học chứ không phải người dạy, tức là hoạt động dạy học cần dựa trên nhu cầu hứng thú, thói quen và năng lực của người học. Như vậy, mục đích của dạy học ở đây là trẻ em phát triển trên nhiều mặt chứ không chỉ nhằm lĩnh hội kiến thức. Khi dạy học, hoạt động tư duy của trẻ được khơi dậy, phát triển và coi trọng. đó chính là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. 
          Trong các giờ chính tả, giáo viên thường lạm dụng con đường giải thích cách viết, nhận xét luôn bài viết của học sinh. như vậy chưa phát huy tính tích cực của học sinh vì vậy, khi dạy chính tả giáo viên cần
 lưu ý:
          + Với những tiếng khó viết trong bài, giáo viên nên để học sinh tự phát âm-phân tích-viết bảng, sau đó học sinh tự nhận xét, sửa sai cho nhau. giáo viên chỉ là người hướng dẫn rồi tổng kết. 
          VD: Khi dạy bài chính tả nghe-viết “cái bống” học sinh cần nắm được tiếng viết khó trong bài như: khéo, gánh, ròng,
          Để giúp các em viết đúng các chữ đó giáo viên cho học sinh theo dõi vào sách và phân tích âm tiết: chữ “khéo” gồm có chữ “kh” nối với chữ ghi vần “eo” và dấu thanh sắc: khéo = kh + eo + ( / ).
          Như vậy, học sinh đọc, phân tích, nhận diện rồi viết, học sinh sẽ ghi nhớ chữ viết và viết chính tả tốt hơn. 
          + Qua những bài tập chính tả để giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ, nắm qui tắc chính tả, giáo viên không nên giảng từ thay học sinh mà giáo viên phải biết giúp học sinh dựa vào tranh vẽ, biết đưa từ vào văn cảnh cụ thể để hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ. Có như vậy ghi nhớ từ ghi nhớ từ sẽ chính xác, lâu bền và chính xác hơn.
6. Thay đổi giọng đọc.
          Học sinh lớp 1, khi viết chính tả học sinh chủ yếu là tập chép. nhưng mỗi lần kiểm tra định kì (trong học kì II) học sinh đều phải nghe viết. Hơn nữa, trong các buổi học, đặc biệt giờ chính tả học sinh chỉ quen nghe giọng đọc của giáo viên chủ nhiệm, do đó trong các đợt kiểm tra định kì, giáo viên khác vào lớp đọc chính tả cho các em, các em không quen giọng đọc đó , do vậy các em sẽ mắc lỗi chính tả nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng nay, tôi đã có hình thức tổ chức dạy học như sau:
          + Đến giờ chính tả nghe – viết, chủ yếu là giờ luyện tiếng việt tôi cùng với giáo viên trong khối, tổ đổi lớp cho nhau để đọc chính tả cho học sinh viết, học sinh viết song chính tả giáo viên trở về lớp của mình.
          + Cũng trong một số giờ học tiếng việt, giáo viên đưa ra một số từ, câu. Sau đó, giáo viên gọi một học sinh có kỹ năng đọc tốt lên đọc cho cả lớp  viết.
          Với hình thức như vậy, học sinh được nghe nhiều giọng đọc khác nhau, học sinh làm quen với các giọng đọc, lúc đó học sinh sẽ không bỡ  ngỡ với những giọng đọc không quen.
7 .Tổ chức “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ” .
          Ngoài ra, trong giờ học tôi còn tổ chức cho học sinh “đôi  bạn giúp nhau tiến bộ” đối với học sinh của lớp. cụ thể:
          + Những học sinh đọc – viết đúng l- n hoặc ch – tr,sẽ giúp đỡ bạn còn đọc, viết sai  ( nếu ở gần nhà nhau càng tốt ).
          + Học sinh viết chữ đẹp sẽ giúp bạn còn viết sai nét, sai chính tả.
          Để việc thực hiện có hiệu quả, giáo viên chủ động xếp học sinh ngồi gần sinh ngồi gần nhau để học sinh tự sửa khi nói, khi viết cho nhau và cả khi trò chuyện cùng nhau hay lúc ra chơi. Xưa có câu “Học thày không tày học bạn” và “Thua thày một vạn không bằng thua bạn một ly”. Chính vì vậy, khi giáo viên giúp học sinh hiểu rõ điều này trong học tập thì việc tổ chức cho học sinh cùng nhau học hỏi, cùng nhau thi đua, rèn luyện đó là việc làm tốt, nên làm. sau từng tuần, từng tháng, giáo viên tổng kết, tuyên dương từng em, từng “đôi bạn”. Nhận xét mang tính khuyến khích, động viên các em là chính.
8. Chú ý tư thế ngồi và cách cầm bút.
          Hiện nay, trong các trường học vẫn còn tồn tại không ít học sinh ngồi viết không đúng tư thế và cách cầm bút. Có trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất trong hiện trạng nói trên là những người dạy các em cầm bút tập viết lần đầu tiên. Các em ngồi không ngay ngắn và cầm bút không đúng kiểu mà không được uốn nắn ngay cho đến khi có cách ngồi và cách cầm bút đúng thì sau này rất khó sửa.
          Luyện cho học sinh tư thế ngồi và cách cầm bút viết cho đúng không phải chỉ là việc làm ở đầu học kì I của lớp 1 mà là việc làm thường xuyên của giáo viên. Tay các em còn non, cầm bút không nhẹ nhàng như người lớn. Nhưng nếu cầm sai mà được uốn nắn ngay thì cũng dễ sửa hơn người lớn. Lưng các em còn rất mềm ngồi viết không đúng kiểu sẽ dẫn đến bệnh cong vẹo cột sống và cận thị.
          Chính vì vậy, ngay từ các buổi học đầu tiên của lớp 1, tôi hướng dẫn học sinh tỉ mỉ, cẩn thận về cách cầm phấn, cầm chì cũng như tư thế ngồi, cách để vở,
          *Tư thế ngồi của hs.
          Nhiều GV chỉ mải hướng dẫn, chú ý đến chữ  của hs  mà quên đi tư thế ngồi của hs mình. Để mặc  hs ngồi tự do như ngồi lệch người, đầu cúi sát vở, ngả nghiêng người,...  Trước khi viết

File đính kèm:

  • docRen chinh ta cho hoc sinh lop 1.doc
Giáo án liên quan