Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học môn toán đạt hiệu quả

Ở bài tập này tôi sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “tiếp sức điền số”, thi đua giữa hai đội.

Bài 3: Tính

Ở bài tập này tôi tổ chức cho học sinh làm bảng con.

Bài 4: Giải toán.

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 7209 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học môn toán đạt hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC MÔN TOÁN ĐẠT HIỆU QUẢ
II. Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết hiện nay trong nhà trường Tiểu học đều phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động để học sinh khám phá chiếm lĩnh kiến thức. Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên cần phải tích cực đổi mới cách dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, chịu khó đầu tư, nghiên cứu tài liệu và nắm chắc mục tiêu chương trình kế hoạch giảng dạy có như vậy người giáo viên mới giúp học sinh học môn Toán đạt hiệu quả.
Đối với môn toán ở lớp 2, việc hình thành và khắc sâu kiến thức cho học sinh là vô cùng cần thiết và đặc biệt được chú trọng. Nhưng phải làm cách nào để các em tự khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực là một vấn đề mà mỗi giáo viên cần phải đầu tư, nghiên cứu. Vì trong quá trình giảng dạy, những lời giảng đơn điệu của giáo viên sẽ không để lại ấn tượng sâu sắc trong học sinh, sẽ không giúp cho các em khắc sâu, nhớ lâu kiến thức và đó cũng là cách dạy đơn điệu, qua loa, cũ kĩ dẫn đến tiết học không hiệu quả.
 III. Cơ sở lí luận:
Trong dạy học Toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng thì môn Toán lớp 2 có vị trí vô cùng quan trọng, khi học Toán học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh họat huy động tích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau . Vì vậy có thể coi việc học Toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hành động trí tuệ học sinh, cũng qua việc học Toán giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và ky năng suy luận lôgic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi. Có thể nói: Dạy học Toán không chỉ dạy tri thức và kĩ năng, mà còn hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp năng lực sáng tạo, năng lực giải quết vấn đề.
Vậy nên khi giảng dạy cần tích hợp đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh, để có những tác động tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ. Tri thức của trẻ em từ 6-8 tuổi thường gắn với họat động. Về tư duy, thì tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế. Do vậy giáo viên thường xuyên có biện pháp kích thích học sinh tập như: khen ngợi, tuyên dương, thưởng điểm,
IV. Cơ sở thực tiển:
Năm học 2013- 2014, bản thân tôi được phân công phụ trách chủ nhiệm lớp 2A. Sĩ số lớp học 32 học sinh, trong đó 13 nữ. Hầu hết các em đều có đời sống khó khăn, phụ huynh ít quan tâm đến việc học của các em. Qua trao đổi và tìm hiểu với giáo viên chủ nhiệm của năm học trước, bản thân tôi được biết phần lớn các em đều ít ham học tập, nhất là môn Toán chỉ có 50% số em thích học còn lại đều không thích vì các em cho rằng môn học khô khan không thú vị. Và thực tế qua khảo sát chất lượng đầu năm về môn Toán với kết quả như sau:
Lớp
Sỉ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2A
32
6
9
15
2
Với thực trạng trên tôi luôn trăn trở vì sao mà chất lượng môn Toán của học sinh thấp như vậy . Tôi suy nghĩ: làm thế nào cho các em thích học và đạt chất lượng đây? Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học môn toán đạt hiệu quả”.
V. Giải quyết vấn đề:
Qua 2 năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để giúp học sinh học tập tốt môn Toán . Sau đây là một số biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện :
1. Thiết kế bài soạn có chất lượng trước khi lên lớp:
Đây là khâu chuẩn bị hết sức quan trọng của người giáo viên, để cho một bài giảng có chất lượng và hiệu quả người giáo viên cần xác định cho đúng mục tiêu những kiến thức trọng tâm của bài, đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Ta biết rằng, bài soạn chưa có thể giải quyết hết mọi tình huống trên lớp. Nhưng trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, chuẩn bị bài soạn thật kĩ để giúp giáo viên tổ chức một giờ lên lớp tốt. Bài soạn đảm bảo đúng mục tiêu kiến thức trọng tâm. Thiết kế bài học đạt yêu cầu dạy học theo từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp. Hệ thống câu hỏi hay bài tập cũng ở các mức độ khác nhau để hướng học sinh hoạt động trên lớp tích cực hơn. Không nên rập khuôn theo sách giáo khoa vì sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo, người giáo viên có quyền lựa chọn bài tập sao cho phù hợp với trình độ học sinh của mình. Mà mỗi giáo viên phải có sáng tạo trong việc tổ chức các hình thức học tập, nhằm thu hút sự tham gia của học sinh. Bài soạn có chất lượng thì tiết học mới đạt hiệu quả.
2. Tổ chức cho học sinh hoạt động tự phát hiện và tự chiếm lĩnh kiến thức bài học:
Chúng ta đều biết rằng, trong tiết học giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn. Học sinh là chủ thể trong mọi hoạt động. Người giáo viên cần phải biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Cần thực hiện “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên luôn tạo mọi điều kiện để học sinh tự giải quyết vấn đề của bài học. Giáo viên không nên cung cấp kiến thức trực tiếp cho học sinh, mà kiến thức đến với học sinh phải có sự tham gia đắc lực của các em. Từ những câu hỏi mở, bằng sự quan sát trên đồ dùng dạy học mà dẫn dắt các em vào vấn đề. Từ đó các em tự phát hiện và rút ra được kiến thức cơ bản, trọng tâm. Có như vậy các em mới khắc sâu, nhớ lâu kiến thức hơn.
 Ví dụ: Bài : Bảng chia 2. Mục tiêu: - Lập bảng chia 2
 - Thực hành chia 2 
	Để các em lập được bảng chia 2, thuộc lòng bảng chia 2 tại lớp và phản xạ nhanh thì phần hình thành kiến thức cho các em là khâu vô cùng quan trọng. Để các em đạt được mục tiêu của bài học, tôi tiến hành như sau:
Cho các em quan sát các tấm bìa 
	Sau đó yêu cầu học sinh tự nêu một đề toán giải bằng một phép nhân và nêu phép tính của bài toán
Học sinh nêu bài toán 
Học sinh nêu phép tính: 2 x 4 = 8
Từ phép nhân 2 ở trên, yêu cầu học sinh viết phép chia 2 
- Học sinh lên bảng viết: 8 : 2 = 4. Sau đó cho học sinh nhận xét về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia sau: 
 2 x 4 = 8
 8 : 2 = 4
- Học sinh sẽ nêu: Từ phép nhân 2, ta viết được phép chia 2. Tôi tiếp tục sử dụng 5 tấm bìa, 6 tấm bìa như hình vẽ trên và tổ chức cho học sinh dựa vào các tấm bìa đó nêu được các phép nhân 2 và phép chia 2:
 5 x 2 = 10
 10 : 2 = 5
 6 x 2 = 12
 12 : 2 = 6
Tôi tiếp tục nêu vấn đề: từ phép nhân 2 ta viết được phép chia 2. Vậy để lập bảng chia 2 ta dựa vào đâu? (vào bảng nhân 2). Tôi bắt đầu tổ chức cho học sinh nối tiếp nêu lên từng công thức trong bảng chia 2 theo thứ tự từ trên xuống dựa vào bảng nhân 2. Như vậy giáo viên chỉ cần dẫn dắt học sinh bằng những câu gợi mở đơn giản mà học sinh đã tự lập được bảng chia 2 và đọc thuộc lòng rất nhanh. Vậy những kiến thức trên là tự các em phát hiện và chiếm lĩnh. Cho nên các em khắc sâu, nhớ lâu và vận dụng vào làm tính, giải toán rất tốt. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả cao.
3. Sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp hiệu quả:
Là giáo viên thì tất cả phải biết rằng: Cần sử dụng triệt để đồ dùng dạy học sẵn có ở trường vào các tiết học. Nếu có thiếu thì mỗi giáo viên chúng ta cần phải làm thêm để phục vụ cho việc dạy học của mình. Trong các tiết học, không thể không có đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học là phương tiện vô cùng quan trọng và cần thiết. Đồ dùng dạy học nhằm giúp cho học sinh nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Từ chổ tận mắt các em nhìn, tự tay các em thực hành dẫn đến các em chiếm lĩnh kiến thức một cách tự giác, không bị gò ép, áp đặt. Hơn thế nữa, giúp các em khắc sâu kiến thức hơn.
Ví dụ: Bài “Luyện tập chung” (SGK/ 81)
Với bài học này, giáo viên cần chuẩn bị đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử để cho học sinh quan sát trực tiếp và nhận biết nhanh, đúng giờ.
Về học sinh: Mỗi em đều có một đồng hồ bằng giấy bìa cứng hoặc đồng hồ nhựa có hai kim giờ, phút quay được để các em thực hành quay kim đồng hồ.
Ví dụ: Bài “ Một phần ba” (SGK/ 114) 
- Giáo viên chuẩn bị một bìa hình vuông có chia ba phần bằng nhau, màu tô để giúp các em hình thành kiến thức của bài học. Ngoài ra giáo viên còn chuẩn bị một số đồ vật khác như: bông hoa, que tính, hình tròn,  để tổ chức cho học sinh thực hành lấy , hoặc tranh ảnh minh họa cho bài tập 1, bài tập 3 được phóng to.
Trong khi sử dụng đồ dùng dạy học, cần lưu ý: 
+ Sử dụng đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với nội dung bài học.
+ Đồ dùng dạy học phải mang tính thẩm mỹ, phải có tính khoa học. Có như vậy mới thu hút sự chú ý, gây sự tò mò của học sinh. Dẫn đến các em sẽ có hứng thú và tích cực hoạt động. 
+ Nên tận dụng đồ dùng dạy học là vật thật sẽ giúp học sinh nhận biết, tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
+ Đồ dùng dạy học phải mang tính bền chắc, nhằm mục đích sử dụng được nhiều lần, nhiều năm.
4. Tổ chức nhiều hình thức học tập:
Đa số học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1, 2 nói riêng đều rất hiếu động, thích khám phá, tìm tòi. Như vậy trong dạy học người giáo viên cũng cần phải có sự sáng tạo trong việc tổ chức các hình thức học tập nhằm gây hứng thú, thu hút học sinh tham gia tích cực. Nếu như người giáo viên không biết linh hoạt mà cứ khăng khăng cứng nhắc một hình thức thì các em sẽ cảm thấy uể oải, chán nản, tiết học trở nên nặng nề.
Ví dụ: Bài Luyện tập chung (SGK/ 105) thật sự mà nói, nhìn vào nội dung bài học này, chỉ thấy hàng loạt các con số dễ gây sự chán nản cho học sinh. Vậy mà tôi đã biến tiết học này trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn và đạt hiệu quả. Có được kết quả trên, nhờ tôi đã tổ chức nhiều hình thức học tập khác nhau. Thu hút sự chú ý, tham gia tích cực của học sinh, cụ thể như sau:
	Bài 1: Tính nhẩm. 
	Tôi yêu cầu học sinh nhẩm và bốn em nối tiếp nêu kết quả bốn cột phép tính.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Ở bài tập này tôi sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “tiếp sức điền số”, thi đua giữa hai đội.
Bài 3: Tính 
Ở bài tập này tôi tổ chức cho học sinh làm bảng con.
Bài 4: Giải toán.
Tổ chức cho học sinh thi giải toán nhanh, chọn ba em nhanh nhất của ba dãy trình bày trên bảng, sau đó cho học sinh nêu câu lời giải khác bạn và tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
5. Khen thưởng, động viên kịp thời sự tiến bộ của học sinh:
Đây cũng lại một biện pháp giúp cho học sinh có được sự phấn khởi tiến bộ nhanh trong học tập, bởi vì ở lứa tuổi các em thích được khen nhiều hơn chê. Các em nếu trả lời câu hỏi, giải được bài tập đúng được cô giáo khen ngợi trước tập thể thì sẽ tạo cho các em được lòng tự tin và ngày càng mạnh dạn đóng góp xây dựng bài và thích thú học tập, ham muốn đến trường. Còn ngược lại nếu người giáo viên không tạo được mối quan hệ gần gũi với học sinh, hay trách mắng phê bình hoặc trừng phạt xúc phạm đến thân thể các em bằng đòn roi thì các em sẽ ngày càng chay lười, chán nản học tập, không chú ý tập trung lắng nghe hướng dẫn của giáo viên hoặc các em đến lớp ngồi chỉ vì sợ gia đình chứ không có động cơ học tập đúng đắn.
Người giáo viên cần hết sức nhẹ nhàng ân cần chỉ bảo giúp đỡ, yêu thương để tạo cho các em niềm tin là hứng thú học tập. Việc đánh giá của giáo viên cần thực hiện theo thông tư 32 của Bộ giáo dục và đào tạo là đánh giá theo sự tiến bộ của học sinh theo từng giai đoạn của từng cá thể học sinh để đánh giá đúng thực chất học sinh của mình. Như vậy chúng ta thấy rằng: Giáo viên thân thiện thì học sinh sẽ tích cực.
VI. Kết quả: 
Qua thời gian vận dụng các biện pháp trên vào môn Toán, tôi thấy các em không còn thụ động, nhút nhát như đầu năm. Giờ học nào cũng sôi nổi, nhẹ nhàng, đạt hiệu quả. Đến nay, tất cả các em đều thích học Toán và học tập ngày càng tiến bộ. Số lượng học sinh khá giỏi tăng lên, học sinh yếu giảm xuống đáng kể, cụ thể qua kết quả cuối học kì một như sau:
Lớp 
Số lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2A
32
0
	VII. Kết luận: Muốn dạy môn Toán đạt hiệu quả giáo viên cần:
	- Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học.
	- Nắm được mục tiêu, nội dung kiến thức trọng tâm cần truyền đạt cho học sinh.
	- Phải đầu tư, nghiên cứu kĩ bài trước khi đến lớp, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, đồ dùng dạy học.
	- Giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp, hình thức trong tiết học sao cho lôi cuốn, thu hút sự tham gia tích cực của học sinh.
	VIII. Kiến nghị:
	1. Đối với nhà trường:
	- Đây là trường học vùng biển xa xôi còn thiếu thốn rất nhiều nên cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm tăng cường nguồn kinh phí mua sắm nhiều đồ dùng thiết bị dạy học phục vụ cho học sinh.
	- Cần phải mua sắm đầy đủ phương tiện, đồ dùng dạy học để phục cho việc giảng dạy của giáo viên. 
	- Thường xuyên phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học trong giáo viên, để số lượng đồ dùng dạy học trong nhà trường ngày càng phong phú hơn. Đáp ứng nhu cầu sử dụng ở mỗi giờ lên lớp.
	3. Đối với giáo viên:
	- Cần phải quan hệ mật thiết với cha mẹ học sinh. Tác động mạnh để phụ huynh quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học tập của con em mình, nhằm nâng cao chất lượng.
	- Trường ở xa xôi giáo viên cần tích cực tự làm đồ dùng học tập để tự phục vụ cho công tác giảng dạy.
	- Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, khắc phục khó khăn để hoàn thành công tác được giao.
IX. Tài liệu tham khảo:
STT
Tên tài liệu 
Nhà xuất bản
Năm
01
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học (chu kì 3 tập 1, 2)
Giáo dục 
02
Kỉ yếu hội thảo 
Phòng GD-ĐT Hội An
 2005
03
Thế giới trong ta
Bộ GD-ĐT
2006-2007
04
Tạp chí giáo dục
Bộ GD-ĐT
2010-2011
X. Mục lục:
 XI. Phụ lục:
STT
Tiêu đề
Trang
01
Đặt vấn đề
01
02
Thực trạng 
01
03
Giải quyết vấn đề
01à05
04
Kết quả
05
05
Kết luận
05
06
Kiến nghị 
05
07
Tài liệu tham khảo
07

File đính kèm:

  • docSKKN KIM CUC 11-12.doc
Giáo án liên quan