Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo phong trào: “Nét chữ nết người” ở tổ chuyên môn 2-3
Nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn xây dựng kế hoạch.
- Thống nhất loại vở, bút, màu mực,đồ dùng học tập( từng khối lớp) cho HS. - Quy định bút viết, cách trình bày bài viết, thứ ngày, ngang kẻ khi hết bài, hết ngày, hết tuần. - Tiến hành kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập của HS để có kế hoạch bổ sung.(Lần 1)
ần thiết (các em hay quên bút, làm mất bút hoặc bút hết mực). Rèn chữ đẹp: - Việc làm quan trọng nhất để giúp học sinh rèn chữ đẹp, đó là: Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần phân loại chữ viết của học sinh trong lớp thông qua việc kiểm tra vở luyện viết, vở chính tả theo từng nhóm A, B, C, D để có kế hoạch rèn chữ phù hợp với từng em. - Những học sinh nhỏ, kém mắt, nặng tai xếp ngồi trên đầu. Những học sinh hay viết cẩu thả, viết sai, xếp ngồi đầu bàn, tùy theo cao thấp mà xếp ngồi bàn trên hay ngồi bàn dưới. - Việc rèn chữ cho học sinh phải được chú trọng ở tất cả các môn học nhưng mấu chốt của việc rèn chữ phải bắt đầu từ phân môn Tập viết. Vì yêu cầu của phân môn này là rèn kĩ năng viết chữ. Mỗi tuần, ngoài giờ chính tả và ghi các bài học khác, giáo viên tổ chức cho học sinh rèn chữ một tiết học với thời gian khoảng 30 phút (ở tiết tăng cường). Đối với giờ rèn chữ này, giáo viên tổ chức cho HS viết vở “Thực hành viết đúng viết đẹp” các em nắm chắc hình dáng đặc điểm của từng chữ cái, các thao tác viết các nhóm chữ cái → từng chữ (Thao tác viết nhóm chữ nét cong khác với nhóm chữ nét khuyết...) và phải luyện tập nhiều lần trên bảng con, bảng lớp, vở luyện viết. Ví dụ: + Kiểu chữ thường: Nhóm rèn luyện trọng tâm là nét móc: u, ư, m, n...; nét khuyết: b, h, k, y...; nét cong: o, ô, ơ, c... + Kiểu chữ hoa: Chia nhóm tương tự theo cấu tạo nét giống nhau. - Trong giờ luyện viết giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học: sử dụng bộ chữ mẫu cho học sinh quan sát nhằm giúp các em có biểu tượng chính xác về con chữ và quy trình viết chữ. Từ đó tạo cho các em có tâm lí thoải mái, hứng thú trong giờ luyện viết, nâng cao dần việc rèn chữ. - Giáo viên thường xuyên gọi những em viết chữ xấu, thiếu nét, ngồi học không chú ý lên bảng lớn để luyện viết chữ, đồng thời các học sinh còn lại được luyện viết vào bảng con. Trên cơ sở đó giáo viên phát hiện được những sai sót của học sinh để kịp thời sửa chữa cho các em về hình dáng, độ cao, các nét nối, khoảng cách các con chữ - Khi học sinh đã viết tương đối chuẩn giáo viên có thể viết mẫu một đoạn văn hoặc một khổ thơ ngắn lên bảng, nhắc nhở lại cách trình bày, gọi học sinh nêu lại độ cao các con chữ, giáo viên hướng dẫn thêm về đặc điểm của mẫu chữ hiện hành nhằm giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu để vận dụng vào quá trình viết chữ sao cho đúng, chuẩn. Độ cao các con chữ cụ thể là: * Mẫu chữ viết thường: + Các chữ cái : b, g, h, k, l, y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị. + Các chữ cái: d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị. + Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị. + Các chữ cái r, s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị. + Các chữ cái còn lại o, ô, ơ, a, ă, â, c, e, ê, i, u, ư, m, n, v, x được viết với chiều cao 1 đơn vị. + Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị. * Mẫu chữ cái viết hoa + Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị; riêng 2 chữ cái viết hoa Y,G được viết với chiều cao 4 đơn vị. + Ngoài 29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1 bảng mẫu chữ còn cung cấp thêm 5 mẫu chữ cái viết hoa theo kiểu 2 là các chữ (A, M, N, Q, V) để HS lựa chọn sử dụng. *Mẫu chữ số: - Các chữ số đều được viết với độ cao 2 đơn vị. - Ngoài 10 chữ số viết theo kiểu 1, bảng mẫu số còn cung cấp thêm 4 mẫu chữ số viết theo kiểu 2 là các số (2, 3, 4, 7) để học sinh lựa chọn. - Giáo viên nắm vững đặc điểm của mẫu chữ nêu trên sẽ rất thuận lợi trong quá trình hướng dẫn học sinh viết chữ. - Giáo viên treo các mẫu chữ trước lớp cho học sinh quan sát hàng ngày để các em ghi nhớ được cụ thể hơn. - Khi học sinh viết bài vào vở việc đầu tiên giáo viên phải nhắc nhở hướng dẫn (chú trọng HS yếu) về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cụ thể như sau: + Tư thế ngồi viết : Lưng thẳng, không tì ngực xuống bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 20-25 cm, tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ, hai chân để song song thoải mái. Bài viết đẹp phải đi kèm với tư thế đúng, rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo viên ( Trích vở luyện viết chữ đẹp do BGD& ĐT phát hành năm 2012). + Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. Khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại, thoải mái. Cầm bút vào khoảng 2cm tính từ ngòi bút lên (nếu cầm bút thấp quá tốc độ viết sẽ chậm, chữ to. Nếu cầm bút quá cao thì chữ viết sẽ gầy, nhỏ, không đẹp). Nhắc nhở học sinh không nên cầm bút tay trái ( Trích vở luyện viết chữ đẹp do BGD& ĐT phát hành năm 2012). Có như vậy mới tạo ra cho học sinh sự thoải mái khi viết chữ, tránh được bệnh cận thị và cong vẹo cột sống và bài viết của các em mới đạt kết quả cao. - Giáo viên khảo sát chữ viết của học sinh, thống kê các lỗi sai; tìm các lỗi thường mắc và tìm nguyên nhân, cách khắc phục. - Rèn kỹ năng viết chữ đẹp, nhanh, đúng tốc độ của từng lớp học. - Rèn luyện tư thế ngồi viết, cách cầm bút và để vở theo đúng quy định. -Tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp theo lớp học và trong nhà trường: - Tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp, trưng bày các bộ hồ sơ đẹp, mẫu chữ đẹp, bộ vở đẹp để cho học sinh, giáo viên và phụ huynh cùng tham quan, học hỏi. Qua đó phát huy khuyến khích con em mình học tập. - Học sinh tham gia các cuộc thi “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” các cấp Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, các giáo viên chủ nhiệm càn phổ biến cho phụ huynh biết được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc rèn chữ, giữ vở đối với HS. Từ đó phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập cho các em: - Sách giáo khoa có dán nhãn, có bọc. - Vở viết phải có ô ly rõ ràng, giấy phải trắng, đẹp ( vở có Logo phòng GD & ĐT Anh Sơn) theo quy định chung. Mỗi quyển vở đều có bọc, nhãn tên và một tờ giấy lót tay để tránh khỏi bẩn khi viết cũng như giữ vở khỏi quăn góc. - Sắp xếp những em viết chữ chưa đẹp ra ngồi đầu bàn để tiện theo dõi, uốn sửa kịp thời. - Lấy một số bài viết của anh chị lớp trên hoặc những bài thi viết chữ đẹp đạt giải ®ể cho các em xem và học tập tấm gương của các anh chị. - Hướng dẫn các em cách kẻ vở khi hết bài, hết ngày, hết tuần để thống nhất trong cả lớp. - Trong các giờ chính tả trên lớp, giáo viên luôn luôn nhắc các em phải viết đúng mẫu chữ, kích cỡ, độ cao các chữ, vị trí dấu thanh để hình thành cho các em kỹ năng viết đúng, rõ ràng tính thẩm mỹ của chữ viết. Để phong trào “Vở sạch chữ đẹp” thực sự mang lại hiệu quả cao, ngay từ đầu năm học, đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh toàn trường cần nắm được mục đích và tầm quan trọng của phong trào “Vở sạch chữ đẹp” để có sự phối hợp đồng bộ. Ban chỉ đạo phong trào của nhà trường, của tổ đã xây dựng được một kế hoạch thực hiện xuyên suốt cả năm học. Với vai trò là tổ trưởng chuyên môn, tôi đã tổ chức cho các thành viên trong tổ, khối thảo luận xây dựng kế hoạch rèn chữ giữ vở cho cả năm học: kế hoạch từng tháng, từng tuần. Điều quan trọng là vấn đề rèn chữ giữ vở cho học sinh được đặc biệt quan tâm và nó là một mảng chính trong kế hoạch hoạt động của khối.: +Cụ thể hoá kế hoạch bằng quy trình hoạt động qua từng tháng, kỳ, thực hiện nghiêm túc quy trình, có đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Tổ chuyên môn chúng tôi xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong năm học 2012-2013 và những năm tiếp theo như sau: c) Xây dựng kế hoạch * Thành lập ban chỉ đạo phong trào thi đua của nhà trường. Tổ chuyên môn, khối chuyên môn và các giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh hưởng ứng phong trào “Vở sạch-Chữ đẹp” có trách nhiệm: + Phát động phong trào thi đua “Vở sạch-Chữ đẹp”, xây dựng kế hoạch và thực hiện. + Phối hợp tổ chuyên môn, khối chuyên môn và các giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh thực hiện phong trào “Vở sạch-Chữ đẹp” triển khai thực hiện phong trào thi đua nhằm huy động mọi lực lượng xã hội tích cực tham gia và hưởng ứng. + Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện một cách cụ thể các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện để thực hiện tốt phong trào “ Vở sạch – Chữ đẹp” + Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả, định kỳ sơ kết, tổng kết, nhân rộng các điển hình về việc thực hiện phong trào “ Vở sạch- Chữ đẹp” * Xây dựng kế hoạch thực hiện: + Tổ xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai sâu rộng trong giáo viên chủ nhiệm, học sinh và phụ huynh phong trào “ Vở sạch-Chữ đẹp”. Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị lớp xây dựng kế hoạch cụ thể về phong trào “Vở sạch- Chữ đẹp” cho lớp mình. * Tổ chức phổ biến, quán triệt và phát động phong trào thi đua: - Tổ chức phổ biến mục tiêu, yêu cầu., nội dung của phong trào “ Vở sạch-Chữ đẹp” theo công văn số 1733/SDG&ĐT-GDTH ngày 25/9/2008 và công văn số /PGD&ĐT ngày 9/8/2012 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại “Vở sạch-Chữ đẹp” đến tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh trong nhà trường. - Tham mưu với các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, hội phụ huynh, phụ huynh xây dựng cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc dạy và học: bàn ghế đúng quy cách, lắp đặt bốn bóng đèn trong lớp... - Cuối năm học trước nhà trường phát động và yêu cầu toàn thể phụ huynh học sinh đăng ký mua các loại vở theo quy định tại nhà trường cho năm học sau. - Đầu năm học nhà trường tiến hành kiểm tra số lượng vở của học sinh. Sách vở phải được đóng bọc, có nhãn vở, quy định cách dán nhãn vở, cách ngang kẻ khi viết hết bài, hết ngày, hết tuần, cách viết thứ ngày, cách trình bày bài viết..mua bút đúng theo quy định (bút kim). - Phong trào “Vở sạch- Chữ đẹp” được đưa vào nhiệm vụ của năm học, các lớp đăng ký thi đua đạt “Vở sạch-Chữ đẹp” các cấp, tự nhận loại “Vở sạch-Chữ đẹp” của lớp mình, đăng ký các danh hiệu thi đua của cá nhân giáo viên, của lớp mình phụ trách. d) Kế hoạch cụ thể - Tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá: *Kế hoạch cụ thể từng tháng. Thời gian Nội dung công việc Kiểm tra và đánh giá 8/ 2012 - Nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn xây dựng kế hoạch. - Thống nhất loại vở, bút, màu mực,đồ dùng học tập( từng khối lớp) cho HS. - Quy định bút viết, cách trình bày bài viết, thứ ngày, ngang kẻ khi hết bài, hết ngày, hết tuần. - Tiến hành kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập của HS để có kế hoạch bổ sung.(Lần 1) BGH,TTCM, GVCN, HS 9/ 2012 - Thành lập ban chỉ đạo. - Chỉ đạo bồi dưỡng HS viết chữ đẹp và nâng cao chất lượng chữ viết đại trà trong toàn trường. - Tự kiểm tra vở của học sinh BGH,TTCM, GVCN, HS 10/ 2012 - Nhà trường kiểm tra giữ VS viết chữ đẹp toàn trường lần thứ nhất. - Đánh giá rút kinh nghiệm sau kiểm tra. - Tiếp tục chỉ đạo bồi dưỡng HS viết chữ đẹp và phong trào Vở sạch - chữ đẹp. BGH,TTCM, GVCN, HS 11/2012 - Tự kiểm tra vở của học sinh - Tổ chức thi Vở sạch- Chữ đẹp cấp trường(Từ khối 1 đến khối 5). - Tiếp tục bồi dưỡng chỉ đạo nâng cao chất lượng chữ viết và phong trào VSCĐ. BGH,TTCM, GVCN, HS 12/2012 - Kiểm tra Vở sạch chữ đẹp lần thứ 2, làm bài viết vào giấy - Đánh giá rút kinh nghiệm sau kiểm tra. - Nạp báo cáo tổng hợp về phòng. BGH,TTCM, GVCN,HS 1/2013 - Tiếp tục bồi dưỡng chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào VSCĐ. BGH, TTCM, GVCN 2/2013 - Kiểm tra vở sạch chữ đẹp lần thứ 3. - Đánh giá rút kinh nghiệm sau kiểm tra. BGH, TTCM, GVCN, HS 3/2013 - Tự kiểm tra vở của học sinh - Tiếp tục bồi dưỡng chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào VSCĐ TTCM, GVCN, HS 4/2013 - Tự kiểm tra vở của học sinh - Tham gia thi VSCĐ các cấp. TTCM, GVCN, HS 5/2013 - Kiểm tra Vở sạch chữ đẹp đợt 4. - Đánh giá rút kinh nghiệm sau kiểm tra. - Ban chỉ đạo đề xuất phương án xây dựng phong trào VSCĐ cho năm học tới BGH, TTCM, GVCN, HS *Tổ chức thực hiện - Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm lên kế hoạch chỉ đạo, theo dõi thực hiện phong trào “Vở sạch-Chữ đẹp”, tổ chức sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, và hoàn thành các báo cáo. - Ngay từ đầu năm học lập kế hoạch cụ thể và coi đây là một tiêu chí quan trọng trong hoạt động dạy và học của nhà trường đồng thời có chỉ tiêu cụ thể để giao cho các khối lớp và các giáo viên chủ nhiệm lớp. - Nhà trường kết hợp với tổ chuyên môn phát động phong trào “Nét chữ-Nét người” trong toàn trường . - Triển khai các công văn, hướng dẫn của ngành về việc đánh giá xếp loại “Vở sạch-Chữ đẹp” cho toàn thể giáo viên trong tổ, giáo viên chủ nhiệm phải có sổ theo dõi chất lượng “Vở sạch- Chữ đẹp” của lớp mình phụ trách, phải có vở luyện viết đẹp. - Thường xuyên nhắc nhở giáo viên về cách trình bày bảng, cách ghi lời nhận xét của giáo viên trong vở học sinh phải mẫu mực, chân phương và đúng mẫu chữ viết hiện hành để học sinh noi theo. Giáo viên phải gương mẫu trong việc rèn chữ viết cho học sinh. - Toàn trường thống nhất các loại vở, bút của từng khối, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm kiểm tra và tổ chức thi “Vở sạch-Chữ đẹp” theo từng tháng, từng kỳ nhằm để khuyến khích và nhắc nhở kịp thời, đánh giá mức độ tiến bộ của từng em và làm cho phong trào được nhân lên ngày càng sâu rộng. - Khuyến khích học sinh mua vở luyện viết chữ đẹp, vở tập viết. - Lưu giữ các bài kiểm tra viết của học sinh, các loại hồ sơ về “Vở sạch-Chữ đẹp”. - Hàng tháng tổ chức đánh giá xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh chính xác, công khai. - Tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp một học kì hai lần, sau mỗi lần như vậy cần động viên khen thưởng để khích lệ phong trào. - Sau mỗi học kì nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình rèn luyện chữ viết của học sinh trong từng tháng, từng kì để cho phụ huynh biết . * Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm về chất lượng “Vở sạch-Chữ đẹp” của lớp. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc học sinh thực hiện tốt phong trào và nhân rộng phong trào ngày càng phát triển mạnh mẽ. - Qua cuộc họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm đưa ra một số cá nhân học sinh điển hình có ý thức trong việc giữ vở sạch viết chữ đẹp để khen ngợi và khích lệ phong trào mà học sinh đã làm được như các bài thi viết chữ đẹp, các bộ sách vở tiêu biểu để cho các em, các bậc phụ huynh cùng xem và thấy được những thành quả của con em mình đã ý thức rèn luyện để học sinh và các lớp có sự thi đua học tập lẫn nhau. - Có sự động viên khen thưởng thích đáng và kịp thời đối với những cá nhân học sinh và các lớp trong phong trào “ Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” sau các đợt thi đua. + Mặt khác , từ cuối năm học trước cần có định hướng về phong trào “Vở sạch chữ đẹp” cho năm học sau bằng cách tổ chức hội nghị phụ huynh toàn trường, tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ ý nghĩa của phong trào và quy định cho HS mua đồng bộ loại vở lô gô của phòng giáo dục, loại bút, màu mực, giấy bao và kể cả dây ghim . + Nhà trường chú trọng đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất: Mỗi phòng học ngoài 3 cửa sổ lớn và cửa ra vào để lấy đủ ánh sáng tự nhiên, có 4 bóng đèn để lấy ánh sáng nhân tạo giúp học sinh có đủ ánh sáng khi viết bài. + Bảng lớp đảm bảo tiêu chuẩn chống lóa ( màu xanh thẫm ). Bàn ghế học sinh có kích thước phù hợp với độ cao trung bình của từng đối tượng học sinh khối 2-3. . +Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên hướng dẫn học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về cách đặt vở, tư thế ngồi viết, cách cầm bút. + Khi cất và lấy sách vở ra khỏi cặp phải nhẹ nhàng và để phần gáy xuống trước để tránh quăn góc, nhàu nát. + Khi viết phải có giấy kê tay, đôi bàn tay phải thường xuyên sạch sẽ. + Vở tuyệt đối không được tẩy xoá, không bỏ trống giấy, không xé vở. Thực hiện nghiêm túc và thống nhất cách gạch hết bài, hết ngày, hết tuần. + Để giúp học sinh luyện viết đúng, đẹp trong các tiết Tập viết, giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kỹ năng viết của từng bài viết, yêu cầu học sinh viết đủ, viết đúng bài viết. Xếp những em viết chữ chưa đúng, chưa đẹp lên ngồi bàn đầu hoặc đầu bàn để GV tiện quan tâm giúp đỡ. + Hai bên tường lớp phía trên GV treo mẫu chữ tập viết: chữ thường và chữ hoa để học sinh tiện quan sát hàng ngày, viết đúng mẫu. + Ngoài tiết tập viết, trong các tiết học của các môn học khác, đặc biệt trong các tiết buổi chiều ( học 2 buổi/ngày), giáo viên cũng phải luôn quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh. Giáo viên phải thường xuyên chấm chữa, giúp HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, nét viết phải mềm mại. + Bên cạnh việc rèn chữ giữ vở cho học sinh, giáo viên phải quan tâm đến việc rèn chữ viết của mình. Vào các buổi sinh hoạt chuyên môn dành thời gian để giáo viên thực hành viết bài theo hướng dẫn của chuyên môn.. Khi chấm chữa bài cho học sinh, lời phê của giáo viên phải ngắn gọn, chữ viết đẹp, đúng mẫu. + Những bài viết đuợc giải của học sinh và giáo viên, những bộ vở tiêu biểu được trưng bày và lưu trữ tại lớp và thư viện cho học sinh toàn trường tham quan học tập. + Sau khi kế hoạch đã được lãnh đạo nhà trường phê duyệt, tôi về khối tổ chức hướng dẫn giáo viên trong khối xây dựng kế hoạch cá nhân; đặc biệt tập trung vào kế hoạch năm, kế hoạch tháng của phong trào rèn chữ giữ vở, xem đây là mảng cốt yếu thứ hai cần đạt trong năm học.( Tùy tình hình từng lớp, giáo viên chủ nhiệm tự đề ra kế hoạch của lớp mình nhưng phải hướng đến mục tiêu mà khối đã đề ra.) Để hoàn thành kế hoạch đề ra, trong quá trình quản lý tổ khối tôi cùng tập thể giáo viên trong khối tham mưu với nhà trường và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực tham gia hỗ trợ phong trào rèn chữ giữ vở cho học sinh. Cụ thể như sau: + Trong sinh hoạt tổ chuyên môn:Như thường lệ, cứ đầu năm học khi giáo viên vừa nhận lớp xong, tôi yêu cầu giáo viên tiến hành khảo sát chữ viết của học sinh lớp mình phụ trách . Bên cạnh đó tôi còn phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn giáo viên chưa có kinh nghiệm, ít kinh nghiệm. - Ngoài việc tổ chức hội thảo trong sinh hoạt tổ chuyên môn; tôi còn tiến hành tổ chức cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện việc rèn chữ cho lớp mình Thực tế chúng ta không có tiết học dành cho việc rèn chữ. Vì vậy công tác rèn chữ giữ vở được thực hiện ngay trong quá trình giảng dạy.Trong quá trình rèn chữ, tôi vận động giáo viên vận dụng một cách linh hoạt các sáng kiến kinh nghiệm về rèn chữ giữ vở đã triển khai kết hợp với kinh nghiệm của bản thân mà mình tích lũy được. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên thực hiện việc rèn chữ viết cho học sinh mọi lúc mọi nơi: + Thời gian học sinh viết bài là lúc mà giáo viên phải theo sát các em, theo dõi và uốn nắn các em từng nét chữ, từng con số. Công việc này nếu được giáo viên tiến hành thường xuyên thì ta sẽ tạo cho học sinh thói quen và ý thức rèn chữ. + Lúc học sinh làm bảng con hay trình bày bảng lớp cũng là lúc giáo viên động viên khuyến khích học sinh, sửa chữa và uốn nắn từng nét chữ, từng con số cho học sinh. + Phối hợp với tổng phụ trách Đội tổ chức các phong trào nhằm kích thích việc rèn chữ viết như: Phong trào văn hay chữ đẹp ( tổng kết hàng tháng có phát thưởng ); phong trào nét chữ đẹp tặng thầy cô ( tổ chức viết lời cảm ơn thầy cô nhân ngày 20/11); Phong trào viết thư gửi các chú bộ đội; phong trào viết thư vẽ thiệp nhân ngày 8/3; viết bài tuyên truyền phòng chống HIV + Phối hợp với Ban chấp hành hội Cha mẹ học sinh: Đề xuất hỗ trợ kinh phí phát thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích tốt trong phong trào rèn chữ giữ vở. + Phối hợp với phụ huynh học sinh hưởng ứng và đôn đốc học sinh tích cực rèn chữ ở nhà * Kiểm tra đánh giá : -Từng học kỳ nhà trường phối hợp với tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả thực hiện của từng kỳ, biểu dương những điển hình tập thể, cá nhân trong phong trào “Vở sạch-Chữ đẹp”. Từ đó rút kinh nghiệm điều chỉnh, bổ sung chỉ đạo trong các năm tiếp theo. + GV Xây dựng kế hoạch cụ thể cho lớp, phụ huynh học sinh hỗ trợ tích cực:trang bị sách vở,, đồ dùng học tập, nhắc nhở học sinh. . . + Giáo viên nắm được quy trình, đúc kết thêm một số kinh nghiệm. Đạt được đúng tiến độ đề ra..Nắm tình hình, tư vấn thúc đẩy, . . . . + Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thực hiện tốt việc đánh gía xếp loại “Vở sạch chữ đẹp” của lớp mình hàng tháng theo quy định, ban chỉ đạo của tổ có sự kiểm tra, thẩm định, công nhận. + Tổ chuyên môn tổ chức đánh giá xếp loại “Vở sạch chữ đẹp” c
File đính kèm:
- SKKN Chi dao phong trao Net chu net nguoi.doc