Đề tài Một số bài tập sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đối với học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai, việc thường xuyên đánh giá sự phát triển thể lực chung và đánh giá sự phát triển sức mạnh tốc độ nói riêng là rất cần thiết, điều đó giúp cho người giáo viên nắm được tình trạng của học sinh từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp, góp phần nâng cao thể chất, sức khoẻ nói chung và sức mạnh tốc độ nói riêng.

- Sự phát triển sức mạnh tốc độ ở các em học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu đối với học sinh ở trường phổ thông là chưa cao. (loại giỏi 19/100 em ; loại khá 24/100 em; loại trung bình 53/100 em; loại yếu 4/100 em).

 

doc14 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số bài tập sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Thể dục thể thao là ngành chủ yếu gắn liền với phục vụ cho sự nghiệp đào tạo con người. Bên cạnh đó thể dục thể thao còn hình thành mối quan hệ quốc tế vì hoà bình tiến bộ và hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Sự phát triển của con người có liên quan trực tiếp đến công cuộc xây dựng và phát triển của mọi quốc gia, như vậy bồi dưỡng và giáo dục thể chất cho mọi người là mục tiêu mà mọi quốc gia cần đạt được, sự nghiệp này cần phải được bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ đặc biệt là học sinh, đây là sản phẩm để tạo ra trí tuệ và nhân lực cho xã hội.
Trong phương hướng đổi mới đất nước hiện nay nền thể dục thể thao giữ một vị trí quan trọng, trước tiên đem lại sức khoẻ cho con người và những giá trị cao đẹp về sự phát triển về thể chất, duy trì cải tạo nòi giống, cùng lúc này với sự khởi sắc của nền kinh tế và sự quan tâm đầu tư thích đáng của Đảng và nhà nước, nền thể dục thể thao nước ta đã có những bước tiến đáng kể, phong trào thể dục thể thao từng bước được mở rộng, nhiều môn thể thao dân tộc được khôi phục và phát triển. Chính thể dục thể thao đã đóng góp một phần công sức vào việc khẳng định nền văn hoá của dân tộc thượng võ và phát huy tinh thần tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng. Thể dục thể thao nước ta đã khẳng định vị thế nước ta ở khu vực và châu lục, đưa nước ta lên tầm cao mới.
Hiện nay phong trào tập luyện thể dục thể thao ở nước ta ngày càng phát triển sâu rộng và các việc thi đấu sôi nổi được tổ chức thường xuyên từ cơ sở đến toàn quốc. Thể dục thể thao là một môn chính khoá được phổ biến trong các trường học nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng đơn giản cần thiết, rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động để các em học tập, sinh hoạt có hiệu quả, trên cơ sở để góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho học sinh.
Việc nâng cao sức khoẻ cho học sinh trong các trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay đang là yếu tố cần thiết trong nội dung giáo dục ở nhà trường với mục đích phát triển các tố chất thể lực cho các em thông qua các nội dung bài tập thể chất là phần quan trọng có tính quyết định. 
Đánh giá tầm quan trọng của thể dục thể thao trong chiến lược giáo dục đào tạo con người, Đảng và nhà nước đã đầu tư cho thể dục thể thao ngang tầm với các ngành khác trong điều kiện đó là đầu tư về cơ sở vật chất đội ngũ các bộ khoa học chuyên môn về thể dục thể thao. Đội ngũ cán bộ chuyên trách có chuyên môn cao, tất cả các giáo viên giảng dạy thể dục trong các trường phổ thông đã được chú trọng quan tâm về mọi mặt, đây là những người trực tiếp giáo dục thể chất cho các em học sinh, hướng cho các em phát triển một cách cân đối, hài hoà cùng với tinh thần, góp phần vào sự phát triển của đất nước trong tương lai. Như vậy kiểm tra và đánh giá được mức độ phát triển thể chất của các em nói chung, sức mạnh tốc độ nói riêng ngay từ bây giờ là cần thiết. Đi đôi với chính sách đổi mới Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và chăm sóc thế hệ trẻ về nhiều mặt như chăm lo bảo vệ sức khoẻ, nuôi dưỡng như quan tâm công tác giáo dục trong nhà trường và hoạt động vui chơi bổ ích đồng thời cũng nói rõ quyền và nghĩa vụ của trẻ em mà ngành giáo dục được giao nhiệm vụ to lớn nhưng cũng rất vinh quang. Trong đó giáo dục thể chất nói riêng có nhiệm vụ “Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học làm cho tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh - sinh viên và thanh niên”. Như chỉ thị 36/CT/TW của Thủ tướng chính phủ đã nêu rõ nhiệm vụ của giáo dục thể chất. Trên cơ sở đạt đến mục đích bồi dưỡng của thế hệ trẻ trở thành lớp người phát triển toàn diện.
Để thực hiện có hiệu quả chiến lược về giáo dục thể chất cho các em. Ngay từ bây giờ chúng ta phải tìm hiểu đầy đủ những điều kiện ảnh hưởng tới thể chất của các em, nắm được thể chất thực tại của các em như thế nào? Mức độ chênh lệch giữa các vùng ra sao?. Để từ đó có căn cứ để đánh giá sự phát triển thể chất của các em, nhất là học sinh trung học cơ sở, góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng cũng như phương pháp giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở.
Sức mạnh gồm 4 loại, đó là sức mạnh đơn thuần, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bột phát, sức mạnh tuyệt đối. Trong đó sức mạnh tốc độ là một trong những loại tố chất sức mạnh quan trọng của cơ thể. Bởi vì sức mạnh tốc độ là tố chất thể lực giúp cho việc thực hiện động tác đạt tốc độ tối đa. Nếu tập luyện đầy đủ thì sẽ giúp cho việc phát triển những khả năng vận động và sẽ đạt thành tích cao.
Xuất phát từ những lý do trên và do giới hạn nghiên cứu của đề tài, mà tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một khía cạnh nhỏ trong giáo dục sức mạnh, với đề tài: 
“Một số bài tập sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo”
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: Trên cơ sở điều tra về thực trạng thành tích chạy 60m của lứa tuổi 13 - 14 theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ giáo dục và đào tạo nhằm để đánh giá sự phát triển và sức nhanh của học sinh ở Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai. Từ đó cơ sở để đưa ra những phương pháp giáo dục thể chất cho phù hợp để nâng cao sức khoẻ phát triển sức nhanh cho đối tượng học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Nhiệm vụ 1:
Tìm hiểu thực trạng và cơ sở lựa chọn bài tập sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m của học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ giáo dục và đào tạo.
3.2. Nhiệm vụ 2:
Lựa chọn và đề xuất các bài tập sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết được 2 nhiệm vụ trên chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
4.1. Phương pháp đọc phân tích và tổng hợp tài liệu:
Khoa học và sự kế thừa phát huy những thành tựu đã đạt được trên cơ sở sẽ tìm hiểu và nghiên cứu sự vận động và phát triển những cái mới. Do vậy tham khảo tài liệu là vấn đề không thể thiếu được đối với những người làm công tác khoa học cùng với mục đích trang bị thêm kiến thức chuyên môn cho bản thân kết hợp với kinh nghiệm và hiểu biết của mình, chúng tôi đã tiến hành đọc và tham khảo, phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Sách Điền kinh: Trần Bá, Phạm Văn Thụ, Nguyễn Thị Toán, Phan Thị Kim Xuân, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Tùng, Trương Minh Hải, Giáo trình điền kinh (Dành cho sinh viên Cao đẳng thể dục thể thao)
- Lý luận và phương pháp huấn luyện thể dục thể thao ( Lê Bửu - Nguyễn Hiệp và Dương Nghiệp Chí)
- Lý luận và phương pháp thể dục thể thao ( Thạc sĩ: Phan Thảo Nguyên, Thạc sĩ: Phan Thị Miên)
- Tâm lý học thể dục thể thao (PTS: Lưu Quang Hiệp - BS. Phạm Thị Uyên)
- Sinh lý giáo dục thể chất cho hệ cao đẳng thể dục thể thao ( Trương Hùng)
- Sách toán thống kê (Nguyễn Đức Văn)
4.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
Chúng tôi đã quan sát giờ lên lớp chính khoá của học sinh lứa tuổi 13 - 14. Trên cơ sở đó lựa chọn những bài tập áp dụng sắp xếp theo hệ thống khoa học hợp lý cũng như những sai lầm trong quá trình học tập của các em nhằm giải quyết nhiệm vụ một cách chính xác.
Phương pháp này thường sử dụng trong thời gian giảng dạy, đó là kiểm tra sư phạm, kiểm tra trong giờ dạy thể dục nội khoá về nội dung chạy 60m tính thời gian lấy thành tích của 100 em học sinh.
Cách thức tiến hành kiểm tra chạy 60m: Tiến hành kiểm tra trên đường chạy 60m được đo bằng thước dây 30m, dùng đồng hồ bấm giây để tính thành tích từng em học sinh.
4.3. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm:
Để đảm bảo cho đề tài mang tính khoa học và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phiếu phỏng vấn và tọa đàm trực tiếp với các huấn luyện viên, giáo viên giảng dạy môn thể dục để có những bài tập thích hợp.
Với thực trạng đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên hiện nay chúng tôi tin rằng kết quả phỏng vấn tọa đàm trao đổi đảm bảo tính khách quan và hy vọng rằng với lượng thông tin mà chúng tôi thu nhận được có đủ cơ sở thực tiễn để lựa chọn và ứng dụng các bài tập trong quá trình giảng dạy và huấn luyện.
4.4. Phương pháp toán học thống kê:
Dùng toán học thống kê để xử lý các số liệu thu được, các công thức sau dùng trong quá trình nghiên cứu:
Tính %: Sau khi thu được kết quả kiểm tra đem so sánh với bảng tiêu chuẩn rèn luyện của Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định cho học sinh độ tuổi 13 - 14, rút ra tỷ lệ % các em đạt giỏi, khá, trung bình và yếu, từ đó đánh giá thành tích chạy 60m của các em.
5. Tổ chức nghiên cứ:
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
100 em học sinh độ tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai .
5.2. Địa điểm nghiên cứu:
- Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai.
5.3. Dụng cụ nghiên cứu:
- 02 đồng hồ bấm giây.
- 01 thước dây 30m 
- Sân tập thể dục Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai và một số dụng cụ khác.
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Giải quyết nhiệm vụ 1:
Tìm hiểu thực trạng và cơ sở lựa chọn các bài tập sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m của học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ giáo dục và đào tạo.
1.1. Thực trạng công tác giáo dục sức mạnh cho học sinh lứa tuổi 13 - 14 xã Iavê – ChưPrông – Gia Lai. 
Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự đóng trên địa bàn xã Iavê là một trong những xã khó khăn của huyện Chưprông - Gia Lai, đời sống nhân dân trong xã gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cha mẹ lo tập trung phát triển kinh tế gia đình. Do đó, không có thời gian theo dõi, quan tâm đến việc học tập của các em ở trường cũng như ở nhà, việc nắm bắt thông tin hai chiều ở trường, ở nhà còn hạn chế. Mặt khác dân tộc thiểu số chiếm hơn 60% tổng dân số trong toàn xã, phần lớn có trình độ dân trí thấp ít quan tâm đến giáo dục đạo đức, học lực con em mình. Chính vì lẽ đó, mà chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường chưa có hiệu quả, còn nhiều hạn chế. 
Xuất phát từ tình hình thực tế, trong địa bàn xã. Việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường gặp nhiều khó khăn, bất cập thể hiện qua thực tế nhà trường. Đó là vấn đề về cơ sở vật chất (Thiết bị, đồ dùng dạy học) tại đơn vi quá nhiều thiếu thốn không đáp ứng được đầy đủ cho việc giảng dạy và vui chơi của học sinh. Các hoạt động ngoại khoá còn quá ít và đơn giản nên chưa tạo cho các em tính thống nhất cao để tham gia.
Vấn đề này đang là vấn đề cấp thiết cần phải có phương pháp và cách thức để nâng cao chất lượng giáo dục của trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự xã Iavê – ChưPrông – Gia Lai. Chính vì vậy mà việc đánh giá thành tích chạy 60m ở học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự xã Iavê – ChưPrông – Gia Lai so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục - Đào tạo là vô cùng quan trọng và cần thiết, từ đó có cơ sở để đề ra những biện pháp, nội dung phù hợp hơn trong việc giảng dạy cự ly ngắn của nhà trường.
Từ thực trạng yêu cầu cấp thiết trên, qua những năm công tác tại trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích chạy ngắn của học sinh lứa tuổi 13 - 14 theo chương trình giáo dục thể chất ở các trường phổ thông, kết quả đánh giá chạy 60m của 100 em học sinh so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Bảng 1: Kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn rèn luyện của Bộ Giáo dục - Đào tạo (n = 100)
TT
Tiêu chuẩn đánh giá chạy 60m của Bộ Giáo dục - Đào tạo (đơn vị giây)
Số em đạt được
Tỷ lệ %
1
Giỏi (9,4 - 9,7)
11
11
2
Khá (10.1 - 10.4)
24
24
3
Trung bình (11.3 - 11.6)
53
53
4
Yếu (>11.6)
12
12
So với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục - Đào tạo về sự đánh giá sức nhanh cho chúng tôi kết luận: Thực trạng phát triển sức nhanh và sức nhanh tốc độ của học sinh lứa tuổi 13 - 14. Qua test chạy 60m trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự là chưa cao lắm, các em đạt giỏi và khá chưa cao mà tập trung nhiều ở mức trung bình chiếm 53%.
1.2. Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ:
- Sức mạnh là khả năng con người khắc phục được lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó nhờ sự nổ lực của cơ bắp.
- Sức mạnh và sức mạnh tốc độ phụ thuộc vào các loại cụ thể (sợi cơ sáng, sẩm) cơ có màu sáng co nhanh sức mạnh lớn, vì vậy các vận động viên chạy cự ly ngắn có loại hình cơ màu sáng chiếm ưu thế. Vì vậy trong hoạt động của các cơ bắp có thể cơ thể sinh ra lực duới mọi hình thức.
- Không thay đổi độ dài của cơ gọi là sức mạnh tĩnh hay còn gọi là sự căng cơ đẳng trương.
- Khi hoạt động sẽ làm tăng chiều dài của cơ là lực chuyển động cùng chiều chuyển động của vật.
- Chế độ khắc phục khi phát huy sức mạnh thì độ dài cơ bắp giảm lực chúng ta tác động ngược chiều chuyển động của vật.
- Tính chất thần kinh có một vai trò quan trọng vì vậy phát triển sức mạnh phụ thuộc rất nhiều vào các đặc tính đó là:
+ Xung động từ các nơron thần kinh vận động trong sườn trước tuỷ sống đến cơ.
+ Sức mạnh tốc độ thể hiện trong những động tác nhanh.
Như vậy muốn phát triển được sức mạnh tốc độ thì nhất thiết phải tạo ra sự căng cơ tối đa.
- Sức mạnh của cơ bắp phụ thuộc vào hình thái chức năng của cơ, sức mạnh tỉ lệ với thiết diện ngang sinh lý của bó cơ.
Vậy nhiệm vụ của giáo dục sức mạnh là điều kiện huy động một số lượng lớn các sợi cơ tham gia vận động, vậy lượng vận động càng lớn thì số lượng cơ tham gia hoạt động càng nhiều.
Nguyên lý chung trong giáo dục sức mạnh là phải tạo ra sự căng cơ lớn huy động một số lượng cơ tham một cách tối đa.
Như vậy phát triển sức mạnh tốc độ là loại sức mạnh cần thiết cho các em thiếu niên, sức mạnh tốc độ cũng không thể thiếu được đối với vận động viên trẻ điền kinh của nhiều môn như: Chạy cự ly ngắn, nhảy, ném đẩy, các bài tập dùng để phát triển sức mạnh tốc độ rất phong phú, bao gồm các bài tập khắc phục trọng lượng của bản thân, khắc phục lượng đối kháng, khắc phục lực mang nặng bên ngoài.
Từ cơ sở lý luận trên cho ta thấy, việc lựa chọn những bài tập sức mạnh tốc độ vô cùng quan trọng và cần thiết. Do đó chúng tôi mạnh dạn lựa chọn một số bài tập có khối lượng, cường độ, thời gian và quãng nghỉ phù hợp với lứa tuổi 13 - 14 đặc biệt khi áp dụng các bài tập sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m.
Các bài tập đó là :
1. 
Chạy nâng cao đùi tại chỗ
2.
Chạy gót chạm mông tại chổ
3.
Chạy đạp sau
4.
Bật nhảy lò cò từng chân
5.
Bật xa tại chỗ xuống hố cát
6.
Bật cao liên tục trên cát
7.
Chạy xuất phát thấp có khắc phục lực cản
8.
Bật 3 bước 
9.
Đứng lên ngồi xuống 
10.
Nằm sấp chống đẩy
11.
Chạy 60m tính thời gian.
2. Giải quyết nhiệm vụ 2:
Lựa chọn và đề xuất các bài tập sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai 
Để giúp cho việc lựa chọn một số bài tập giáo dục sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích cho học sinh nam lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên và chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2:
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn các bài tập nhằm phát triển tốc độ (n = 10)
TT
Tên bài tập
Có sử dụng
Số người
Tỷ lệ %
1.
Chạy nâng cao đùi tại chỗ
10
100
2.
Chạy gót chạm mông tại chổ
8
80
3.
Chạy đạp sau
9
90
4.
Bật nhảy lò cò từng chân
10
100
5.
Bật xa tại chỗ xuống hố cát
7
70
6.
Bật cao liên tục trên cát
10
100
7.
Chạy xuất phát thấp có khắc phục lực cản
8
60
8.
Bật 3 bước 
6
60
9.
Đứng lên ngồi xuống 
7
70
10.
Nằm sấp chống đẩy
6
60
11.
Chạy 60m tính thời gian.
10
100
Qua kết quả thu được ở bảng 2 cho chúng tôi lựa chọn những bài tập có tác dụng tốt trong việc nâng cao thành tích chạy ngắn của học sinh lứa tuổi 13 - 14 gồm 5 bài tập. Các bài tập chúng tôi lựa chọn có tỷ lệ đồng ý cao, đó là các bài tập sau:
1.
Bật cao liên tục trên cát
2.
Chạy nâng cao đùi tại chỗ
3.
Bật nhảy lò cò từng chân
4.
Chạy đạp sau
5.
Chạy 60m tính thời gian
Qua kết quan sát từ bảng 2, chúng tôi đề xuất những bài tập sau:
Bảng 3: Kết quả những bài tập sức mạnh tốc độ cho học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai.
TT
Tên bài tập
KHỐI LƯỢNG
Số lượng
Thời gian
Quảng nghĩ
Yêu cầu
1
Bật cao liên tục trên cát
2 lần
15 giây
2 phút
Bật thẳng đứng, duỗi thẳng hết đầu gối và khớp cổ chân
2
Chạy nâng cao đùi tại chỗ
2 lần
8 - 12 giây
3 - 4 phút
Nâng cao đùi với tần số nhanh nhất trong khi thực hiện
3
Bật nhảy lò cò từng chân
2 lần x 30m
3 - 4 phút
Thu chân lò cò cao lên, đẩy hông về trước.
4
Chạy đạp sau
2 lần
x 30m
3 - 4 phút
Thực hiện chân trước lên cao chân sau phải thẳng
5
Chạy 60m tính thời gian.
2 lần
15 phút
Chạy hết khả năng để đạt thành tích cao nhất
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu kiểm tra và đánh giá kết quả chạy 60m của học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai đối chiếu với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục - Đào tạo, chúng tôi nhận thấy :
- Đối với học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai, việc thường xuyên đánh giá sự phát triển thể lực chung và đánh giá sự phát triển sức mạnh tốc độ nói riêng là rất cần thiết, điều đó giúp cho người giáo viên nắm được tình trạng của học sinh từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp, góp phần nâng cao thể chất, sức khoẻ nói chung và sức mạnh tốc độ nói riêng.
- Sự phát triển sức mạnh tốc độ ở các em học sinh lứa tuổi 13 - 14 Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu đối với học sinh ở trường phổ thông là chưa cao. (loại giỏi 19/100 em ; loại khá 24/100 em; loại trung bình 53/100 em; loại yếu 4/100 em).
Từ những thực trạng quan điểm trên chúng tôi đã lựa chọn và đề xuất 6 bài tập sức mạnh tốc độ nhằm phần nào nâng cao thành tích chạy ngắn cho đối tượng học sinh lứa tuổi 13-14 trong công tác giáo dục thể chất ở Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự - Iavê - Chưprông - Gia Lai. Các bài tập đó là: 1. Bật cao liên tục trên cát
2. Chạy nâng cao đùi tại chỗ
3. Bật nhảy lò cò từng chân
4. Chạy đạp sau
5. Chạy 60m tính thời gian
2. Kiến nghị:
Từ kết quả nghiên cứu và những kết luận ở trên, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Trong điều kiện cơ sở vật chất trong các trường trung học cơ sở còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy các môn thể thao, cả về số lượng lẫn chất lượng. Đề nghị các cấp cần quan tâm đến việc nâng cao cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy các môn thể thao trong nhà trường.
- Có thể sử dụng các bài tập đã được lựa chọn, áp dụng và giảng dạy nhằm nâng cao thành tích trong quá trình học kỹ thuật chạy ngắn.
- Các trường trung học cơ sở nên tổ chức câu lạc bộ các môn thể thao hoặc tổ chức các giờ ngoại khoá cho học sinh có điều kiện rèn luyện thể dục thể thao.
- Do bước đầu làm công tác nghiên cứu khoa học và thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp quan tâm, bổ sung ý kiến để quá trình nghiên cứu của đề tài đạt kết quả tốt hơn.

File đính kèm:

  • docSKKN THE DUC.doc