Đề tài Mô hình “khuyến học, khuyến tài” tập thể trường THPT Long Thạnh

3. Bài học kinh nghiệm:

Trong suốt 10 năm qua Hội khuyến học cơ sở THPT Long Thạnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ và liên tục được Hội khuyến học tỉnh Kiên Giang khen thưởng. Trong quá trình đó Hội đã rút ra được một số kinh nghiệm sau đây:

1. Muốn có mô hình khuyến học tốt, trước hết phải có sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện cho hội khuyến học phát triển củng cố. quán triệt sâu sắc Chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài. Phải đặc biệt quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập thông qua việc xây dựng các chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác, các đề án trong nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXI, XXII. Cụ thể là sự quan tâm của cấp ủy, chi bộ; Từng Đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong công tác khuyến học khuyến tài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình “khuyến học, khuyến tài” tập thể trường THPT Long Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH “KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI”
TẬP THỂ TRƯỜNG THPT LONG THẠNH
(Giai đoạn 2013- 2015)
 ( Lâm Thành Phương)
I. MỞ ĐẦU: Trong lịch sử phát triển giáo dục nước nhà, khuyến học, khuyến tài là một đạo lý được dân tộc ta luôn luôn đề cao, truyền bá và phát huy. Trong các thời kỳ dựng nước và giữ nước, người dân Việt Nam lúc nào cũng tâm niệm rằng: “Nhân tài là nguyên khí quốc gia, đạo học là gốc của giáo hóa” và kiên trì nguyên lý đó để xây dựng một quốc gia văn hiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Ngày nay, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”; “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì quốc gia mạnh”. 
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Vị trí trường THPT Long Thạnh nằm gần Quốc lộ 61 cách Thành Phố Rạch Giá 30km các trung tâm huyện Giồng Riềng 10 km. Vào ngày 03/02/2000 Trường THPT Long Thạnh có Quyết định của Chủ Tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký thành lập trường; Đến ngày 01/9/2013 trường lại có Quyết định của Chủ Tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký sáp nhập trường THCS Long Thạnh vào trường THPT Long Thạnh thành tên trường THPT Long Thạnh.
 Tổng diện tích của trường là: 15.886,22m2 gồm: Khuôn viên trường THPT: 9.024,53 m2; Khuôn viên trường THCS: 5.073,45 m2; Khuôn viên điểm trường Cây Bàng: 1.002,34 m2; Khu Tập thể giáo viên 10 căn hộ: 785,90 m2. Trường có tường rào; xung quanh sân trường có cây xanh bóng mát; trường được công nhận “Xanh, sạch, đẹp” mức độ cao từ năm 2007 cho đến nay. Sân chơi THPT là 8.372 m2, bình quân 13 m2/học sinh, bãi tập thể dục, QPAN trong sân trường.
	Nhà trường có tổng số 03 khu riêng biệt: gồm 39 phòng học; 02 Phòng học tin học; 01 phòng học ngoại ngữ; 03 Phòng thực hành: ( Lý, Hóa, Sinh); 02 Phòng Hội đồng giáo viên; 01 Phòng truyền thống; 02 Phòng thư viện; 01 phòng y tế; 01 phòng đoàn TNCSHCM; 01 phòng máy chiếu; 04 phòng làm việc của Hiệu trưởng (1); P.hiệu trưởng (3).
1. Tổng số nhân sự: 89 trong đó: Ban giám hiệu= 4; Giáo viên trực tiếp giảng dạy= 75; NV các loại: 10 ( Kế toán (1), Thủ Quỹ (1); Tạp vụ (2); Văn thư (1); thư viện (2); bảo vệ (2) y tế (1);. 
- Trình độ chuyên môn: ( Cao học = 3; Đại học = 68; CĐSP= 11; Trung cấp = 2; Trình độ khác = 5)
	2. Học sinh: 1310
	a. Bậc THPT:	16 lớp	-	562 học sinh. Chia ra:
	Khối 10	6 lớp	- 	228 học sinh
	Khối 11	5 lớp	-	162 học sinh
	Khối 12	5 lớp	-	172 học sinh
	b. Bậc THCS:	21 lớp	- 	748 học sinh. Chia ra
	Khối 6	7 lớp	- 	254 học sinh
	Khối 7	5 lớp	-	169 học sinh
	Khối 8	5 lớp	-	167 học sinh
	Khối 9	4 lớp	- 	228 học sinh
Trường có chi bộ độc lập trực thuộc Huyện Ủy với tổng số Đảng viên chi bộ là: 41 đồng chí. Trong đó Ban Chấp hành Chi bộ là: 6 Đ/c. Có Tổ chức Đoàn thể: gồm Công Đoàn, Đoàn TNCSHCM, Hội liên hiệp Thanh niên, hội khuyến học, hội cha mẹ học sinh. 
II. Những thuận lợi, khó khăn 	
1. Thuận lợi
 Hội khuyến học của Trường luôn luôn được sự chỉ đạo của Chi bộ, sự quan tâm của các cấp các ngành; Cơ sở vật chất được xây dựng cơ bản; Trang thiết bị phục vụ được bổ sung tăng cường; Cán bộ giáo viên đủ số lượng, Trình độ sư phạm đạt chuẩn theo quy định; Công nghệ thông tin được trang bị và nối mạng phục vụ cho quản lý dạy và học. 
Chất lượng giảng dạy của nhà trường năm sau cao hơn năm trước; tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng tăng; học sinh thi TN-THPT, học sinh thi Đại học, Cao đẳng được duy trì ổn định.
Tập thể giáo viên đoàn kết, chấp hành phân công tổ chức.
2. Hạn chế, khó khăn
Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn thu nhập thấp ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái thường giao phó cho nhà trường quản lý.
Nhận thức của một bộ phận giáo viên, phụ huynh, các tổ chức doanh nghiệp BHYT, Ngân hàng, các đoàn thể về công tác vận động khuyến học chưa cao.
Nhiều cuộc họp, phụ huynh thiếu vắng nên việc tuyên truyền khuyến học chưa sâu rộng.
Công tác khuyến học các cá nhân đóng góp tích cực chưa được sơ tổng kết, biểu dương kịp thời.
III. NHỮNG HOẠT ĐỘNG& KẾT QUẢ CỦA HỘI KHUYẾN HỌC
1. Công tác tuyên truyền:
Với mong muốn vận động toàn xã hội tham gia công tác khuyến học – khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhằm thực hiện tôn chỉ mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trong những năm qua Hội khuyến học THPT Long Thạnh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động và đã tạo được những chuyến biến tích cực. Theo đó, cứ đầu năm học, Hội khuyến học lên kế hoạch tuyên truyền phổ biến với cha mẹ học sinh bằng cách báo cáo những thành tích của trường; khen thưởng những em học sinh giỏi, ngoan, những học sinh nghèo hiếu học vượt khó, những học sinh đỗ vào các trường Đại học.. được cha mẹ các học sinh chứng kiến, cổ vũ. Trong khen thưởng, chú trọng đến hình thức khen, xem đó là một phương thức tuyên truyền sâu rông trong nhân dân.
Trong nhà trường, Hội khuyến học tuyên truyền các văn bản của Hội cấp trên đến từng hội viên là CCVCNLĐ, giúp họ hiểu rõ hơn mục đích tôn chỉ cao đẹp của Hội, từ đó bản thân mỗi hội viên là một tuyên truyền viên đến phụ huynh, người thân, cộng đồng, tham gia trực tiếp và vận động mọi đối tượng trong xây dựng quỹ khuyến học.
2. Kết quả hoạt động
Từ việc tuyên truyền, Hội chủ động phối hợp BGH, Đoàn TN tổ chức các hội thi học sinh giỏi, GV giỏi, tổ chức các phong trào đoàn thể.
	Hội có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, triển khai đầy đủ trong các cuộc họp Hội đồng được đông đảo GV ủng hộ với tinh thần “ Vì học sinh thân yêu” “ Không để học sinh vì khó khăn phải nghỉ học”
 Hội lên kế hoạch gửi thư ngỏ từng phụ huynh học sinh, thông báo sự tiến bộ của các em. Từ đó mỗi phụ huynh biết được vai trò của khuyến học, sẵn lòng ủng hộ tinh thần, vật chất cho hội.
Xuất phát từ đặc thù của địa phương, phát huy truyền thống dân tộc Hội đã phát động xây dựng “gia đình hiếu học”, “ Thầy cô khuyến học” đã được quần chúng nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Trong Việc xây dựng quỹ khuyến học và phát triển các chương trình tài trợ, Hội khuyến học tranh thủ sự hỗ trợ của Hội cấp trên đồng thời tự thân phải chủ động tìm nguồn từ các cựu học sinh, các nhà tài trợ, các tổ chức từ thiện, các chương trình học bổng; Giới thiệu học sinh có hoàn cảnh thực sự cần sự hỗ trợ của cộng đồng.
 Chi Bộ và Hội khuyến học Quán triệt Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, lồng ghép với triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua. Thực hiện đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua "Hai tốt" gắn với cuộc vận động “Hai không” và đặc biệt đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng "Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch” gắn với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...
 Mô hình này không những có tác dụng động viên mọi người học tập mà còn hỗ trợ nhà trường trong giáo dục học sinh về đạo đức, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, góp phần thực hiện phong trào “Hai không” và phong trào “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Cùng với ngành giáo dục và đào tạo Hội khuyến học đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tham gia hỗ trợ của các ngành, các cấp, của mọi người và của cộng đồng xã hội. Điều đó đã thể hiện qua việc các tổ chức, cá nhân đã đóng góp cho Quỹ Khuyến học. trong đó:
+ Năm 2013 vận động được: 24.245.000 đồng; Đã chi 149 suất hỗ trợ học sinh khó khăn, học sinh giỏi, học sinh đỗ đại học, con hội viên học khá giỏi với số tiền 22.100.000 đồng; Vận động ngoài xã hội và GV hỗ trợ 2 học sinh 1 xe đạp, 6 bộ đồ và 1.000.000 đồng trong lúc 2 em gặp hoàn cảnh hết sức khó khăn.
+ Năm 2014	vận được 26.563.000 đồng; Đã chi 189 suất hỗ trợ học sinh khó khăn, học sinh giỏi, học sinh đỗ đại học, con hội viên học khá giỏi với số tiền 30.600.000 đồng; Trong tháng khuyến học ( 10/2014) vận động CCVCNLĐ đóng góp quỹ được: 7.400.000 đồng
+ Năm 2014 cựu học sinh hỗ trợ học sinh khó khăn 5.000.000 đồng
Trong 2 năm 2013, 2014 Hội đã giới thiệu 2 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đã được Đài Truyền hình Vĩnh Long thực hiện chương trình “thắp sáng niềm tin” với tổng trị giá 50.000.000 đồng.
Vận động một số GV hỗ trợ thường xuyên trong năm học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhiều giáo viên dạy thêm, ôn thi đại học miễn phí cho nhiều học sinh không có khả năng đóng học phí. 
Mô hình tạo được trong phong trào khuyến học, khuyến tài không những thúc đẩy sự phát triển về số lượng và chất lượng của ngành giáo dục và đào tạo Huyện trong những năm qua, mà còn là tiền đề để xây dựng xã hội học tập theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân học tập suốt đời”.
3. Bài học kinh nghiệm:
Trong suốt 10 năm qua Hội khuyến học cơ sở THPT Long Thạnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ và liên tục được Hội khuyến học tỉnh Kiên Giang khen thưởng. Trong quá trình đó Hội đã rút ra được một số kinh nghiệm sau đây:
1. Muốn có mô hình khuyến học tốt, trước hết phải có sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện cho hội khuyến học phát triển củng cố. quán triệt sâu sắc Chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài. Phải đặc biệt quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập thông qua việc xây dựng các chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác, các đề án trong nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXI, XXII. Cụ thể là sự quan tâm của cấp ủy, chi bộ; Từng Đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong công tác khuyến học khuyến tài. 
2. Người đứng đầu tổ chức khuyến học phải gương mẫu, tâm huyết, tất cả vì học sinh thân yêu, không quản khó khăn, vượt qua khó khăn. Có cách làm sáng tạo.
3. Việc phát triển quỹ khuyến học thành công phải xuất phát bởi một từ đẩy ý nghĩa đó là “ Niềm tin” Chỉ khi tạo dựng được niềm tin trong lòng mọi đối tượng thì việc kêu gọi, vận động sẽ thuận lợi rất nhiều; Việc phát triển quỹ còn phải nhân rộng ra các tổ chức doanh nghiệp nhà nước, tư nhân . nếu chỉ trong PHHS, Giáo viên thì không đảm bảo yêu cầu.
 Quỹ hoạt động theo nguyên tắc, phương pháp phù hợp. Không thực hiện chi sai nguyên tắc.
4. Công tác Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị chứ không riêng chỉ Hội khuyến học.
5. Qua chỉ đạo thực hiện, kinh nghiệm cho thấy, lớp nào ở nơi nào phong trào phát triển tốt là nơi ấy có sự kết hợp chặt chẽ hội khuyến học với cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm. Ngược lại , nào ở nơi nào phong trào phát triển chưa tốt là nơi ấy chưa có sự kết hợp chặt chẽ hội khuyến học với cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm.
 6. Công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức, vai trò và vị trí của Hội khuyến học trong xã hội và trong công tác giáo dục cần kiên trì, làm thường xuyên với tất cả các đối tượng, với các tổ chức, với các cá nhân và các tầng lớp nhân dân. Có như vậy, công tác khuyến học mới đi vào chiều sâu và có tính thiết thực cao.
7. Có chế độ chính sách đãi ngộ đối với những nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đạt thành tích cao (như giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia, cấp Thành phố; giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị, có học sinh giỏi thi Thành phố, Quốc gia, Quốc tế) bằng các hình thức như: khen thưởng vào lương hàng tháng; tăng lương trước kỳ hạn; đề xuất quy hoạch nguồn để bổ nhiệm chức vụ cao hơn.
8. Hội khuyến học huyện quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác khuyến học, khuyến tài.
9. Nâng cao chất lượng dạy học đảm bảo uy tín về chất lược, kết quả khuyến học sẽ ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
Để thực hiện tốt công tác Khuyến học, khuyến tài trong thời gian tới, Hội Khuyến học THPT Long Thạnh đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm như sau: Tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng các cấp quán triệt sâu sắc Chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên và nhân dân nâng cao nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; nâng cao nhận thức của cán bộ Hội, hội viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng xã hội học tập gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, khu dân cư hiếu học ở từng xã – thị trấn theo chiều sâu, coi trọng chất lượng, tránh phô trương hình thức; tiếp tục nhân rộng và tôn vinh các cá nhân đóng góp khuyến học tiêu biểu xuất sắc là trách nhiệm của tổ chức Hội, là mục tiêu phấn đấu thường xuyên trong công tác Hội nhằm xây dựng xã hội học tập từ cơ sở; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chấp hành Hội Khuyến học; tổ chức xây dựng tổ khuyến học tại các tổ chuyên môn.
Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về ý nghĩa, mục tiêu và nội dung của của cuộc vận động gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, khu dân cư hiếu học, gắn với phong trào xây dựng gia đình, khu dân cư văn hóa và cuộc vận động “trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiến đến mục tiêu “đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo”; tích cực vận động quỹ khuyến học bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, có số dư ngày càng lớn để khuyến khích, hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi. 
Hy vọng với những nhiệm vụ đề ra trong thời gian tới, công tác mô hình khuyến học, khuyến tài trên địa bàn trường THPT Long Thạnh tiếp tục gặt hái được những kết quả tích cực, tạo tiền đề xây dựng thành công xã hội học tập góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương Long Thạnh - Giồng Riềng.
CHỦ TỊCH HỘI KHUYẾN HỌC
Lâm Thành Phương.

File đính kèm:

  • docMO_HINH_KHUYEN_HOC.doc
Giáo án liên quan