Đề tài Khắc phục những sai lầm cho học sinh lớp 11 khi học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” qua sử dụng bục giậm nhảy và một số bài tập bổ trợ

Để khắc phục những sai lầm trên cần sử dụng các phương pháp sư phạm sau:

Bước 1. Phương pháp trực quan: cho xem tranh, ảnh hình mẫu.

Bước 2. Phương pháp giảng dạy: phân tích, giảng dạy những yếu điểm kỹ thuật và làm mẫu động tác đúng giúp người tập hình dung được kỹ thuật động tác đúng.

Bước 3. Sử dụng các biện pháp tập luyện.

Sau đây là một số biện pháp tập luyện nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc:

* Sai lầm 1: Nhịp điệu chạy đà không ổn định nhất là các bước đà cuối, dẫn đến việc đặt chân giậm nhảy không đúng ván giậm (điểm giậm).

 

doc21 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3734 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khắc phục những sai lầm cho học sinh lớp 11 khi học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” qua sử dụng bục giậm nhảy và một số bài tập bổ trợ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và ngày càng hoàn thiện và càng phát triển tốt hơn.
2.2.Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan:
 Do kỹ thuật này tương đối khó.
 Do thời gian tập luyện còn ít.
 Do tập hai nội dung cùng một tiết học.
 Do thời gian tập luyện bị gián đoạn. 
* Nguyên nhân chủ quan:
 Tư tưởng xem nhẹ bộ môn chính, phụ.
 Ngại thực hiện đối với học sinh nữ.
 Lực giậm nhảy của học sinh còn yếu, người không bậc lên cao nhiều (giai đoạn trên không ngắn hay góc độ bay nhỏ).
 Không thực hiện được động tác bước bộ trên không (chưa thu gối).
 Khi bước bộ được thì chân lăng không đưa ra sau, chận giậm không đẩy hông thân (sợ ngã), (chân lăng chưa tìm chân giậm).
Trong số những nguyên nhân trên, bản thân tôi thấy nguyên nhân chính là do học sinh thực hiện giậm nhảy chưa đủ lực để đưa cơ thể lên cao và khả năng phối hợp còn hạn chế.
2.3.Giải pháp thay thế:
	Để giúp học sinh tập luyện nội dung nhảy xa kiểu “ưỡn thân” được hiệu quả thì:
 Giáo dục cho học sinh tầm quan trọng của môn học.
 Xây dựng cho học sinh có ý thức trong việc tập luyện.
 Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh, thị phạm động tác cho học sinh quan sát thật chính xác để tập luyện.
 Tập nhiều động tác bổ trợ nhảy xa kiểu “ưỡn thân” như: ngồi xổm bật nhảy ưỡn thân (bật cao), bật xa tại chỗ ưỡn thân, tập nhiều lần động tác bước bộ tại chỗ mô phỏng giai đoạn trên không và kết hợp với bục giậm nhảy bổ trợ nhảy xa giúp cho học sinh hình thành được giai đoạn trên không, hình thành được tư thế bước bộ để thực hiện động tác ưỡn thân: thu, duỗi, miết, đẩy, ưỡn, gập và với.
 Giúp cho học sinh nhận biết được động tác sai, biết cách tự sửa và học sinh thực hiện được hướng dẫn cho học sinh thực hiện chưa được.
 Ngoài việc học kỹ thuật động tác mà còn phải biết kết hợp các bài tập bổ trợ phát triển thể lực cho học sinh ở cuối các tiết học.
2.4.Vấn đề nghiên cứu:
Việc khắc phục những sai lầm cho học sinh lớp 11 khi học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” qua sử dụng bục giậm nhảy có thực hiện được trường THPT Nguyễn Trung Trực không ?
2.5.Giả thiết khoa học:
Việc khắc phục những sai lầm cho học sinh lớp 11 khi học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” qua sử dụng bục giậm nhảy có thực hiện được.
3. Phương pháp:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 11C5 là 35 hs (nhóm thực nghiệm)và học sinh lớp 11c6 là 35hs (nhóm đối chứng) của trường THPT Nguyễn Trung Trực vì các đối tượng này rất thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
3.2. Thiết kế nghiên cứu:
* Thiết kế 1: Kiểm tra trước và sau tác động đối với hai nhóm tương đương.
Trước tiến hành kiểm tra hai nhóm thực nghiệm và đối chứng để so sánh về nhóm nào thực hiện đúng kỹ thuật theo yêu cầu đặt ra.
Sau đó, lớp 11C6 ( nhóm đối chứng), tiến hành tập luyện theo kế hoạch bài học PPCT 11, lớp 11C5 (nhóm thực nghiệm), tiến hành tập luyện theo bài tập bổ trợ và kết hợp với bục giậm nhảy vào trong các tiết dạy theo PPCT. Kết thúc môn học tiến hành kiểm tra sau tác động cho hai nhóm.
Bảng 1: Kiểm chứng xác định của hai nhóm tương đương:
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Trung bình mẫu
4.0000
4.1143
p=
0.7756
p = 0.7756 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
* Thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động của 2 nhóm tương đương.
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
Kiểm tra sau TĐ
Thực nghiệm
O1
Dạy học theo kế hoạch sử dụng bục giậm nhảy và kết hợp một số bài tập bổ trợ
O3
Đối chứng
O2
Dạy học bình thường
O4
 	Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3.3.Quy trình nghiên cứu:
* Công việc chuẩn bị: 
 Thiết kế các bài tập bổ trợ nhằm hoàn thiện đúng kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân”.
 Phát và thu phiếu phỏng vấn.
 Lập kế hoạch, nội dung giảng dạy.
 Thu thập và xử lí số liệu.
 * Cách tiến hành:
	Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường để đảm bảo tính khách quang.
3.4.Đo lường và thu thập dữ liệu:
Qua việc sử dụng phương pháp sư phạm và phỏng vấn để tiến hành kiểm tra hai lớp thực nghiệm và đối chứng rút ra những sai lầm thường mắc của học sinh như sau:
1. Nhịp điệu chạy đà không ổn định nhất là các bước đà cuối, dẫn đến việc đặt chân giậm nhảy không đúng ván giậm.
2. Cự ly chạy đà ngắn hoặc quá xa.
3. Giậm nhảy yếu không có lực bật (góc bay nhỏ).
4. Không thực hiện được động tác bước bộ.
5. Sự phối hợp giữa chân lăng và tay không đồng bộ.
6. Không thực hiện hoàn chỉnh bước bộ đã vội chuyển sang làm động tác “ưỡn thân” (chân lăng không tìm được chân giậm).
7. Không thực hiện được động tác ưỡn thân ở giai đoạn trên không.
8. Tiếp đất không tốt làm ảnh hưởng đến kỹ thuật.
* Kết quả của phương pháp quan sát sư phạm:
Các sai lầm thường mắc này được rút ra khi tiến hành quan sát 70 học sinh lớp 11 của trường THPT Nguyễn Trung Trực.
Sau khi quan sát và tính toán theo tỉ lệ phần trăm thu được kết quả như sau:
Bảng 3: Kết quả của phương pháp quan sát sư phạm thu được:
Tên sai lầm
1
2
3
4
5
6
7
8
Người thực hiện: 70
45
20
49
18
55
64
47
10
Tỉ lệ %
64.2
28.6
70
25.7
78.5
91,4
67.1
14.2
Qua bảng trên, tôi thấy:
 Ở sai lầm 1 có 45 người tập luyện mắc phải chiếm tỉ lệ 64.2%
 Ở sai lầm 2 có 20 người tập luyện mắc phải chiếm tỉ lệ 28.6%
 Ở sai lầm 3 có 49 người tập luyện mắc phải chiếm tỉ lệ 70%
 Ở sai lầm 4 có 18 người tập luyện mắc phải chiếm tỉ lệ 25.7%
 Ở sai lầm 5 có 55 người tập luyện mắc phải chiếm tỉ lệ 78.5%
 Ở sai lầm 6 có 64 người tập luyện mắc phải chiếm tỉ lệ 91,4%
 Ở sai lầm 7 có 47 người tập luyện mắc phải chiếm tỉ lệ 67.1%
 Ở sai lầm 8 có 10 người tập luyện mắc phải chiếm tỉ lệ 14.2%
Như vậy: qua quan sát sư phạm ta thấy được ở những sai lầm 1, 3, 5, 6, 7 là những trường hợp thường mắc phải chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Có thể nói đó là những sai lầm cơ bản nhất. Còn các sai lầm 2, 4, 8 cũng có nhưng chưa phải là phổ biến ở người tập.
* Kết quả của phương pháp phỏng vấn:
Tiến hành phương pháp này bằng cách hỏi gián tiếp, chọn một số giáo viên giảng dạy thể dục lâu năm có kinh nghiệm. Tổng số người được hỏi là 8 giáo viên.
Sau khi phỏng vấn và tính toán theo tỉ lệ phần trăm thu được kết quả như sau:
Bảng 4: Kết quả của phương pháp phỏng vấn thu được:
Tên sai lầm
1
2
3
4
5
6
7
8
Người được hỏi: 8 
4
2
6
2
5
8
7
1
Tỉ lệ %
50
25
75
25
62.5
100
87.5
12.5
Qua bảng tôi thấy:
 Ở sai lầm 1 có 4 người đồng ý chiếm tỉ lệ 50%
 Ở sai lầm 2 có 2 người đồng ý chiếm tỉ lệ 25%
 Ở sai lầm 3 có 6 người đồng ý chiếm tỉ lệ 75%
 Ở sai lầm 4 có 2 người đồng ý chiếm tỉ lệ 25%
 Ở sai lầm 5 có 4 người đồng ý chiếm tỉ lệ 62.5%
 Ở sai lầm 6 có 8 người đồng ý chiếm tỉ lệ 100%
 Ở sai lầm 7 có 7 người đồng ý chiếm tỉ lệ 87.5%
 Ở sai lầm 8 có 1 người đồng ý chiếm tỉ lệ 12.5%
Với kết quả trên một lần nữa ta thấy được các sai lầm 1, 3, 5, 6, 7 vẫn chiếm tỉ lệ cao.
Căn cứ vào kết quả của hai phương pháp (phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp phỏng vấn) cho ta thấy trong 8 sai lầm thường mắc thì có tới 5 sai lầm thường mắc nhiều nhất.
Như vậy: căn cứ vào kết quả của hai phương pháp, ta thấy sự trùng lặp của hai kết quả đã sử dụng tương đối cao.
Bảng 5: Kết quả của hai phương pháp thu được:
Tên sai lầm
1
2
3
4
5
6
7
8
PP QSSP
64.2%
28.6%
70%
25.7%
78.5%
91,4%
67.1%
14.2%
PP Phỏng vấn
50%
25%
75%
25%
62.5%
100%
87.5%
12.5%
Vậy so sánh giữa hai phương pháp, ta thấy các sai lầm 1, 3, 5, 6, 7 chiếm tỉ lệ cao. Có thể xác định đây là các sai lầm thường mắc nhất. Từ những sai lầm trên để khắc phục những sai lầm đó, cần hiểu rõ nguyên nhân của các sai lầm, từ đó giúp ta có những biện pháp khắc phục.
* Nguyên nhân của những sai lầm thường mắc:
Sai lầm 1: Nhịp điệu chạy đà không ổn định nhất là các bước đà cuối, dẫn đến việc đặt chân giậm nhảy không đúng ván giậm.
Do học sinh chưa chú ý đến tư thế chuẩn bị, cách đo đà.
Không chú ý tập luyện và ít tập.
Do tập trung chú ý nhiều vào ván giậm nhảy.
Sai lầm 3: Giậm nhảy yếu không có lực bật. 
Do bước chạy đà cuối dài nên đặt chân giậm nhảy vào ván giậm với không có sức bật tốt.
 Do đặt chân giậm bằng gót chân hoặc chân giậm duỗi thẳng.
Sai lầm 5: Sự phối hợp giữa chân lăng và tay không đồng bộ.
Do ít tập luyện và chú ý quan sát.
Sai lầm 6: Không thực hiện hoàn chỉnh bước bộ đã vội chuyển sang làm động tác “ưỡn thân”. 
 Do giậm nhảy yếu thời gian bay trên không ngắn.
Sai lầm 7: Không thực hiện được động tác ưỡn thân ở giai đoạn trên không.
 Do có thói quen khi giậm nhảy xong chân giậm không đưa ra sau mà lại đưa ra trước như kiểu ngồi.
 Do giai đoạn bay trên không thời gian ngắn có tâm lý sợ té không kết hợp được động tác đánh tay và đẩy hông.
3.5.Giải pháp nghiên cứu:
Để khắc phục những sai lầm trên cần sử dụng các phương pháp sư phạm sau:
Bước 1. Phương pháp trực quan: cho xem tranh, ảnh hình mẫu.
Bước 2. Phương pháp giảng dạy: phân tích, giảng dạy những yếu điểm kỹ thuật và làm mẫu động tác đúng giúp người tập hình dung được kỹ thuật động tác đúng.
Bước 3. Sử dụng các biện pháp tập luyện.
Sau đây là một số biện pháp tập luyện nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc:
* Sai lầm 1: Nhịp điệu chạy đà không ổn định nhất là các bước đà cuối, dẫn đến việc đặt chân giậm nhảy không đúng ván giậm (điểm giậm).
Biện pháp:
Bước 1: Xây dựng lại khái niệm đúng về yêu cầu kỹ thuật động tác.
Bước 2: Xác định lại thái độ tinh thần học tập nghiêm túc và có cố gắng trong tập luyện.
Bước 3: Tập chạy ở tốc độ nhanh ở cự ly ngắn.
Bước 4: Tập lại cách đo đà.
Bước 5: Tập một số động tác bộ trợ sức mạnh của chân.
* Sai lầm 3: Giậm nhảy yếu không có lực bật. 
Biện pháp:
Bước 1: Xây dựng lại khái niệm đúng kỹ thuật động tác.
Bước 2: Chỉnh lại đà để xác định lại bước chạy đà cuối.
Bước 3: Tập chạy đà nhiều lần với tốc độ tối đa và chạy thẳng hướng đặt chân vào ván giậm nhảy vài lần (không giậm nhảy).
Bước 4: Tập bước bộ chạy đà một bước, đà ba bước với bục giậm nhảy bổ trợ nhảy xa tiếp đất bằng chân lăng.
Bước 5: Tập một số động tác bổ trợ phát triển sức mạnh và sức bật của chân giậm nhảy (lượng vận động của nam và nữ khác nhau).
* Sai lầm 5: Sự phối hợp giữa chân lăng và tay không đồng bộ.
Biện pháp:
Bước 1: Xây dựng đúng về khái niệm kỹ thuật.
Bước 2: Tập lại nhiều lần động tác bước bộ từng phần, phần chân, phần tay và kết hợp tay chân. Kết hợp chạy đà giậm nhảy vào bục bổ trợ với đà ngắn đà một bước, đà ba bước.
Bước 3: Xây dựng lại ý thức học tập, học sinh nào biết sửa sai cho những bạn chưa biết.
Bước 4: Tập một số động tác bổ trở phát triển sức mạnh và sức bật của chân giậm nhảy (lượng vận động của nam nữ khác nhau).
* Sai lầm 6: Không thực hiện hoàn chỉnh bước bộ đã vội chuyển sang làm động tác “ưỡn thân”. 
Biện pháp:
Bước 1: Xây dựng đúng khái niệm về yêu cầu kỹ thuật.
Bước 2: Tập mô phỏng động tác chân lăng, chân giậm nhảy tại chổ bước bộ giai đoạn trên không nhiều lần liên tục như duỗi, miết, đẩy, ưỡn, gập và với chân.
Bước 3: Tập động tác bổ trợ, tại chổ bật cao ưỡn thân, tại chổ bật xa ưỡn thân.
Bước 4: Chạy đà chậm, nhanh dần 1 bước, 3 bước và 5 bước giậm nhảy lên bục bổ trợ nhảy xa thực hiện động tác ưỡn thân nhiều lần tiếp đất bằng một chân, rồi hai chân thực hiện ba đến bốn lần.
	Bước 5: Tập một số động tác bổ trợ phát triển sức mạnh và sức bật của chân giậm nhảy (lượng vận động của nam và nữ khác nhau).
* Sai lầm 7: Không thực hiện được động tác ưỡn thân ở giai đoạn trên không.
Biện pháp:
Bước 1: Cho học sinh xem lại tranh, ảnh ở giai đoạn trên không.
Bước 2: Nhắc lại một số điểm chính của kỹ thuật.
Bước 3: Đứng tại chổ mô phỏng lại động tác bước bộ miết chân lăng ưỡn thân nhiều lần.
Bước 4: Chạy đà một bước giậm nhảy lên bục bổ trợ thực hiện động tác ưỡn thân lập lại nhiều lần.
Để đánh giá hiệu quả của các bài tập, biện pháp khắc phục trên bằng cách tiến hành thực nghiệm với học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Trung Trực.
Chọn ngẫu nhiên hai lớp: 11C5 và 11C6. Lớp 11C5 là nhóm thực nghiệm, lớp 11C6 là nhóm đối chứng. Nhóm đối chứng tập luyện theo giáo án bài tập của giáo viên, nhóm thực nghiệm tập luyện theo bài tập và biện pháp đã được đưa ra ở trên.
Trước khi tiến hành vào tập luyện chính thức đã tiến hành kiểm tra kỹ thuật của cả hai nhóm và thu được kết quả so sánh.
* Trước tác động:
Nhóm thực nghiệm: Kiểm tra kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân của lớp 11C5.
Bảng 6: Kết quả trước tập luyện:
Tổng số học sinh
35
Kết quả xếp loại
3 Hs đạt
32 Hs chưa đạt
Như vậy: có 3 học sinh thực hiện đạt kết quả: Đạt, còn lại 32 học sinh thực hiện chưa được kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân kết quả: Chưa đạt.
Nhóm đối chứng: Kiểm tra kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân của lớp 11C5
* Trước tác động:
Nhóm đối chứng: Kiểm tra kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân của lớp 11C6.
Bảng 7: Kết quả trước tập luyện:
Tổng số học sinh
35
Kết quả xếp loại
4 Hs đạt
31 Hs chưa đạt
Như vậy: có 4 học sinh thực hiện đạt kết quả: Đạt, còn lại 31 học sinh thực hiện chưa được kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân kết quả: Chưa đạt.
4. Phân tích dữ liệu và kết quả: 
4.1. Phân tích dữ liệu:
Qua kết quả trên ta thấy: Thành tích của hai nhóm không có sự khác biệt lớn về kết quả. Vì số học sinh thực hiện đạt của nhóm thực nghiệm là 3 và nhóm đối chứng là 4 học sinh không có sự trên lệch nhiều. Hay nói cách khác kết quả ban đầu kết quả ban đầu của hai nhóm gần ngang nhau.
Qua thời gian thực nghiệm sử dụng các biện pháp khắc phục: Sử dụng bục giậm nhảy và một số bài tập bổ trợ nhảy xa nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc cho học sinh.
Sau 12 tiết tập luyện để làm rõ sự khác biệt về sự phát triển kỹ thuật của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả thu được như sau:
* Sau tác động:
 Nhóm thực nghiệm: Kỹ thuật của lớp 11C5
Bảng 6: Kết quả sau tập luyện.
Tổng số học sinh
35
Kết quả xếp loại
32 Hs đạt
3 Hs chưa đạt
Như vậy: Kết quả cho ta thấy có 32 học sinh đạt kết quả: Đạt, có 3 học sinh đạt kết quả: Chưa đạt.
* Sau tác động:
Nhóm đối chứng: Kỹ thuật của lớp 11C6
Bảng 7: Kết quả sau tập luyện.
Tổng số học sinh
35
Kết quả xếp loại
26 Hs đạt
9 Hs chưa đạt
Như vậy: Kết quả cho ta thấy có 26 học sinh đạt kết quả: Đạt, có 9 học sinh đạt kết quả: Chưa đạt.
Sau khi có kết quả kiểm tra sau tác động, sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị cần thiết. Qua xử lí số liệu đã thu được bảng dữ liệu và biểu đồ sau:
Bảng 8. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
ĐTB
6.0000
7.7143
Độ lệch chuẩn
1.8943
1.6009
Giá trị p của T-test
0.0001
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0.9050
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho kết quả p=0,0001< 0,05. Điều này cho thấy chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) =. Điều đó cho thấy việc khắc phục những sai lầm cho học sinh lớp 11 khi học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” qua sử dụng bục giậm nhảy và một số bài tập bổ trợ. có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm. 
Như vậy, giả thuyết việc khắc phục những sai lầm cho học sinh lớp 11 khi học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” qua sử dụng bục giậm nhảy và một số bài tập bổ trợ của học sinh lớp 11C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực” đã được kiểm chứng.
Với kết quả trên chứng tỏ rằng sử dụng (bục giậm nhảy và một số bài tập bổ trợ nhảy xa) trong tập luyện đem lại hiệu quả cao về kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh.
Biểu đồ 1: So sánh kết quả trước và sau tác động.
4.2. Bàn luận
ĐTB kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm (11C5) là 7.7143, cao hơn so với lớp đối chứng (11C6) là 6.0000 à giải pháp thay thế có hiệu quả.
Độ lệch chuẩn sau tác động của lớp thực nghiệm (11C5) là 1.6009, ở lớp đối chứng (11C6) là 1.8943 à mức độ phân tán các điểm số của lớp thực nghiệm ít hơn so với lớp đối chứng.
Kiểm chứng T-test cho thấy p= 0.0001< 0,05, có nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Sự khác biệt này có ý nghĩa.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0.9050 (nằm trong khoảng 0.9 < SMD <1) cho thấy việc “khắc phục những sai lầm cho học sinh lớp 11 khi học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” qua sử dụng bục giậm nhảy và một số bài tập bổ trợ” có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm. 
5.Kết luận và khuyến nghị:
5.1.Kết luận:
Trong thời gian tiến hành sử dụng bục giậm nhảy và một số bài tập bổ trợ nhảy xa vào thực tế giảng dạy nội dung nhảy xa kiểu “ưỡn thân” cho học sinh lớp11, tôi nhận thấy không khí tập luyện trong giờ học sôi nổi hơn, tích cực hơn và học sinh thích thú hơn. Đặc biệt là kỹ thuật cho học sinh hoàn thiện hơn.
Về phía bản thân tôi, khi giảng dạy nội dung nhảy xa kiểu “ ưỡn thân” cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Vì kiến thức học sinh có chủ động hơn và vận dụng linh hoạt thành thạo các kỹ thuật động tác hơn. Có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong qua trình giảng dạy.
Đề tài này chỉ áp dụng cho cấp trường.
5.2.Khuyến nghị:
Đối với cấp lãnh đạo: Cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất, sửa chữa lại sân bãi và mua sấm thêm vài bục giậm nhảy bổ trợ nhảy xa.
Đối với giáo viên: Khi giảng dạy nội dung này nên sử dụng (bục giậm nhảy và thường xuyên đưa một số bài tập bổ trợ nhảy xa) vào các tiết dạy, trong tập luyện và huấn luyện học sinh trong trường phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT (NXB TDTT Hà Nội – 2006).
2. Phương pháp giảng dạy TDTT trong trường THPT, Trịnh Trung Hiếu (NXB TDTT Hà Nội – 1999).
3. Nhảy xa kiểu ngồi, ưỡn thân và ba bước giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ cao đẳng Sư Phạm, Bùi Thị Dương, Trần Đình Thuận (NXB giáo dục – 1998).
4. Sách giáo viên Thể dục 11, 12, Vũ Đức Thu và các tác giả (NXB giáo dục – Bộ giáo dục và Đào tạo).
Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn
	SỞ GD&ĐT TÂY NINH 	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	TRƯỜNG THPT	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	NGUYỄN TRUNG TRỰC
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính thưa: Quý thầy, cô!
Nhằm giúp tôi nghiên cứu đề tài: “khắc phục những sai lầm cho học sinh khi học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” qua sử dụng bục giậm nhảy và một số bài tập bộ trợ. Vói kinh nghiệm và vố hiểu biết của mình, xin quý thầy, cô dành chút thời gian để cung cấp một số thông tin sau:
	Những thông tin chính xác và khách quan mà quý thầy, cô cung cấp thông qua việc trả lời một số câu hỏi dưới đây sẽ giúp tôi xác định được các tets để làm chỉ tiêu đánh giá trong quá trình nghiên cứu cho học sinh khối 11 nói chung và lớp 11C5, 11C6 nói riêng được hoàn thiện. Bên cạnh những câu hỏi tôi còn liệt kê danh sách các tets cụ thể để thầy, cô xem và lựa chọn.
Họ và tên: 	Nam/Nữ	 Năm sinh 	
Nghề nghiệp: 	 Đơn vị công tác	
Chức vụ: 	 số điện thoại	
Câu hỏi: trong quá trình giảng dạy và huấn luyện nhảy xa kiểu ưỡn thân, thầy, cô thấy những sai lầm nào phổ biến nhất trong tập luyện nhảy xa kiểu ưỡn thân.
Xin quý thầy, cô hãy đánh dấu X vào ô trống mà mình chọn.
STT
Nội dung
Đồng ý
Không đồng ý
1
 Nhịp điệu chạy đà không ổn định nhất là các bước đà cuối, dẫn đến việc đặt chân giậm nhảy không đúng ván giậm.
2
Cự ly chạy đà ngắn hoặc quá xa.
3
Giậm nhảy yếu không có lực bật (góc bay nhỏ).
4
Không thực hiện được động tác bước bộ.
5
Sự phối hợp giữa chân lăng và tay không đồng bộ.
6
Không thực hiện hoàn chỉnh bước bộ đã vội chuyển sang làm động tác “ưỡn thân” (chân lăng không tìm được chân giậm).
7
Không thực hiện được động tác ưỡn thân ở giai đoạn trên không.
8
Tiếp đất không tốt làm ảnh hưởng đến kỹ thuật.
Hoặc những sai lầm khác khác thầy, cô cho là phù hợp:
Xin chân thành cám ơn quý thầy, cô
Hòa thành, ngày tháng năm 2015
Người được phỏng vấn	Người phỏng vấn 
	 Đỗ Văn Tuấn
Phụ lục 2: Kết quả phỏng vấn để lựa chọn những sai lầm thường mắc trong tập luyện nhảy xa kiểu ưỡn thân.
STT
Nội dung
Đồng ý
Không đồng ý
1
 Nhịp điệu chạy đà không ổn định nhất là các bước đà cuối, dẫn đến việc đặt chân giậm nhảy không đúng ván giậm.
X
2
Cự ly chạy đà ngắn hoặc quá xa.
X
3
Giậm nhảy yếu không có lực bật (góc bay nhỏ).
X
4
Không thực hiện được động tác bước bộ.
X
5
Sự phối hợp giữa chân lăng và tay kh

File đính kèm:

  • docSANGKI~1.DOC
  • docBÌA GPKH 2014-2015.doc
  • docMCLC20~1.DOC