Đề tài Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Các Lão quân Hoằng Trường đã lập chiến công xuất sắc, bắn rơi máy bay Mỹ được mệnh danh là “thần sấm con ma” của không lực Hoa Kỳ trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam chỉ bằng 3 khẩu súng cao xạ 12 ly 7 và một số súng K44 với 92 viên đạn súng bộ binh. Các cụ muốn khẳng định với mọi người rằng: “Tuổi cao trí càng cao”. “Càng già thì trí càng cao”

doc29 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bác xúc động. 
….Anh hùng La văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác đãi với rau, thịt gà…những sản phẩm do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, căn dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình. Chính những việc làm đó nhiều người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ can Lịch, Hồ văn Bột….
(Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 137-138.)
…đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Ê đê, xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói cùng nhau.
(thư Gửi Đại Hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Playcu,19-4-1946, sđđ,tập 4 trang 217-218)
Hay lần Bác sang thăm nước Cộng hòa Dân chủ Đức, các đồng chí ở Bộ y tế nước bạn mời Bác đi thăm một số bệnh viện, trường Đại học y khoa và cơ sở nghiên cứu khoa học ở Beclin. Đến các phòng học, các bác sĩ giới thiệu với Bác mô hình người thủy tinh trong suốt, có đầy đủ các bộ phận cơ thể người và có thể lấy ra đặt vào phục vụ cho việc nghiên cứu bài giải phẩu.
Khi cầm que chỉ vào trái tim, đồng chí bác sĩ nước bạn nói vui:
- Trái tim này chứa đựng bao nhiêu tình yêu…?
Bác cười nói với đồng chí người Đức:
- Ở nước chúng tôi, người ta không nói yêu nhau bằng trái tim đâu. Đố đồng chí biết đấy!
Bác sĩ xin chịu.
Cầm lấy que, Bác khoanh một vòng tròn vào bụng người thủy tinh, rồi nói:
- Chúng tôi yêu ai, yêu bằng cả tấm lòng này.
(Theo đồng chí Song Tùng, Bác Hồ- Con người và phong Cách, 2009, Nhà xuất bản trẻ, trang 59.)
Bác không bằng lòng khi nhìn thấy nhiều cán bộ ra vẻ hăng hái, trung kiên, thấy bạn bè, đồng bào có lỗi lầm chưa tìm hiểu nguyên nhân đã vội kết tội. Với Bác khi có những điều ấy Bác đều nhận lỗi về mình mong được lượng thứ. Như đầu năm 1960, trong một cuộc họp cán bộ, có đồng chí “lên án” gay gắt “bệnh lười biếng”, “công thần”, đòi phải “xử lí”…bàn cãi hồi lâu, sắp hết giờ họp, Bác xin được phát biểu. Bác nói đại ý:
“Bể nước cũng là giọt nước, giọt nước cũng là nước. Trong Đảng hàng ngày là giọt nước hay là bể. Nếu nói lười biếng, công thần thì cũng là tư tưởng tư sản thì mênh mông quá.”
 (Bác Hồ- Con người và phong Cách, Nhà xuất bản trẻ, 2009, trang 155)
Với Bác tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Trong bản Di chúc Bác đã nhiều lần nhắc nhở, với người lao động Bác luôn động viên tinh thần họ với những việc làm cụ thể như câu chuyện về cây xanh muôn đời trong khu di tích Bác. Đó là, vào một mùa đông, Bác thức giấc khi nghe tiếng chổi tre quét lá bên đường của người lao công. Bác biết mùa này lá rụng nhiều, người lao công sẽ rất vất vả, do vậy, trong một lần đi công tác ở Trung Quốc Bác đã tìm về một loại cây xanh tốt cả mùa đông mà không rụng lá và nhân giống loại cây này ở Việt Nam. Cây xanh đó là cây xanh muôn đời đúng như tên gọi Bác đặt, cũng giống như tình yêu của Bác dành cho mọi người dân Việt Nam và trên thế giới. Người nói một cách cảm động “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mọi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”.. Tình yêu thương đó luôn mở rộng ngay với những kẻ lầm đường lạc lối, ngay với kẻ thù, kẻ đi xâm lược đất nước ta để rồi chính những người đó phải cúi đầu trước tình yêu của Bác.
 Như Trung úy Sao, một phi công Mỹ bị hạ ở Cao Bằng, được nhân dân ta che chở, khi gặp Bác, được nói chuyện, được ăn cơm cùng Bác, được đi cùng Bác về với Côn Minh. Sao viết “Đấy là một ông tiên trong thần thoại Châu Á”. Còn Saplen, báo vụ vô tuyến điện được tướng Mỹ Sênôn cử đến làm liên lạc trung gian giữa Cụ Hồ với Đồng minh tại Tân Trào năm 1945 lại cho biết đấy là một “ông già phúc hậu”, “Nếu Cụ Hồ là cộng sản, sự thật còn hơn thế nữa, là một lãnh tụ cộng sản, thì trên hành tinh này có một người cộng sản phương Đông, một người cộng sản Việt Nam”. 
(Bác Hồ- Con người và phong Cách, 2009, Nhà xuất bản trẻ, trang 186)
Người luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử khoan hồng với kẻ thù khi chúng thất thế, phải làm “cho thế giới biết rằng nước ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước”.
Nhà báo Mỹ - nhà văn Đâyvit Hanbơcstơn trong cuốn sách Hồ của mình do nhà xuất bản Răngđôm Haosơ ở New York 1970 ấn hành viết: “ông Hồ đã dùng tới nền văn hóa và tâm hồn của kẻ địch của ông”.
Thật vậy, xét rộng ra trong lịch sử chiến tranh, trong cuộc đấu tranh giữ nước, chống quân xâm lược giữ nước thì có lẽ chưa có nước nào như nước ta luôn khoan hồng đối với kẻ địch như: Lê Lợi đã sửa đường, cấp lương thực cho quân Minh kéo quân về phương Bắc, Trần Hưng Đạo cấp thuyền cho quân Nguyên ra biển Đông hay Nguyễn Huệ đã lập đàn cho những vong hồn bị chết oan…và điều này đã được Bác vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cách mạng Việt Nam bằng những việc làm đáng trân trọng, ghi nhớ mãi trong lòng mọi người dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới là băng bó vết thương, nuôi dưỡng các phi công Mỹ và đã trả họ về với gia đình, với đất nước. Để rồi khi chiến tranh đã qua đi, quá khứ đã khép lại những trong lòng hàng trăm, hàng vạn con em của họ hay trong cả bản thân của những người từng đi xâm lược đất nước ta lại trở về với nước ta trong tình bạn bè, tin cậy và cùng chung sống hòa bình.
Tình yêu của Bác vượt qua biên giới, vượt qua thời đại, qua đau thương để rồi bao nhiêu năm rồi tuy Bác đã đi xa, nhưng trong tim của bao nhiêu triệu người dân Việt Nam vẫn không thể nào quên được Bác.
1.2.1. Đối với nông dân
Trong những năm đầu khi đi Người bôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Người đã dành những tình cảm đặc biệt với nông dân như trên một diễn đàn Quốc tế quan trọng, tại Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Cộng sản ngày 13 tháng 10 năm 1923, Người đã hâm nóng Hội nghị về một vấn đề liên quan đến người nông dân. Người nói:
 “… Để minh họa với các đồng chí tình cảnh của nông dân Đông Dương, tôi phải đưa ra một so sánh: Một bên là người nông dân Nga và một bên nữa là người nông dân Đông Dương. Nông dân Nga giống như một người ngồi chễm chệ trong chiếc ghế bành, còn nông dân An Nam lại giống như một người bị trói vào một chiếc cột, đầu ngược xuống đất. (…). Quốc tế của các đồng chí trở thành một Quốc tế thật sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân phương Đông, nhất là nông dân ở các nước thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia Quốc tế của các đồng chí…” 
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập1).
Ngay khi quay về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác đã sống cùng với những người nông dân miền núi và giác ngộ họ làm cách mạng. Đồng thời những người nông dân nghèo khổ và bị áp bức ấy đã chở che, giúp đỡ Bác và các đồng chí của mình. Từ Pác-Bó, Bác đã viết thơ “Dân cày” in trên báo Việt Nam Độc Lập với tất cả sự đồng cảm sâu sắc của mình: 
“Thương ôi! Những kẻ dân cày
 Chân bùn tay lấm suốt ngày gian lao
Lại còn thuế nặng sưu cao
 Được đồng nào đều lọt vào túi Tây
 Dân ta không có ruộng cày 
Bao nhiêu đất tốt về tay đồn điền
 Lại còn phu dịch, tuần phiên 
Làm chết xác, được đồng tiền nào đâu! 
Thân người chẳng khác thân trâu 
Cái phần no ấm có đâu đến mình! 
Muốn phá sạch mối bất bình 
Dân cày phải kiếm Việt Minh mà vào
 Để cùng toàn quốc đồng bào
Đánh Pháp, Nhật gây phong trào tự do…”.
“Để có được nền độc lập, tự do và thống nhất đất nước như hiện nay biết bao chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và trong số này phần lớn là con em nông dân, lực lượng cư dân đông đảo nhất ở nước ta.” (ngày 02/9/1945, phát biểu tại quảng trường Ba Đình Hà Nội)
 Và sau ngày Bác đọc tuyên ngôn độc lập, ngày 3/9/1945, Bác lại nêu ra những nhiệm vụ cấp bách mà một trong những vấn đề đó là “… nhân dân đang đói - Ngoài những kho chứa thóc mà Pháp, Nhật vơ vét của nhân dân, bọn Nhật, Pháp còn bắt đồng bào chúng ta giảm bớt diện tích cấy lúa để trồng thầu dầu, đay và những thứ cây khác cần thiết cho cuộc chiến tranh của chúng. Hơn nữa chúng ta còn tìm thấy hai kế hoạch của bọn cầm quyền Pháp với mục đích gây nạn đói, để ngăn trở phong trào yêu nước và bắt buộc đồng bào chúng ta phải làm việc như nô lệ. Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác này. Vừa rồi nạn lụt đã phá hoại tám tỉnh sản xuất lúa gạo. Điều đó càng làm cho tình hình trầm trọng hơn. Những người thoát chết đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống. Tôi đề nghị Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất. Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lương thực phụ khác, phải ba, bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”
 (Hồ Chí Minh toàn tập. tập 4). 
Ngay sau khi giành được chính quyền, tuy bận trăm công nghìn việc những Bác vẫn dành thời gian không chỉ nhắc nhở mà còn trực tiếp kiểm tra từng địa phương như công tác đắp đê chống lũ, kịp thời động viên những gia đình gặp nạn trong những vụ vỡ đê và đến từng địa phương để đôn đốc tăng gia sản xuất, cứu đói. Một lần trong cuộc họp bàn chống đói, Bác nói:
- “Các chú biết không, người xưa nói:Dân dĩ thực vi thiên”.
Có đồng chí tưởng Bác nói nhầm bèn chữa lại:
- Thưa Bác “dân dĩ thực vi tiên chứ ạ”.
Bác cười và giải thích: Bác nói “Dân dĩ thực vi thiên” là người xưa dạy dân lấy cái ăn làm trời, Đảng và Chính phủ phải lo cái ăn chi dân không được để dân đói.
(Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 167.)
Khi bước vào cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp Bác cũng đã nhiều lần nêu cao vai trò của nông dân. Trong thư gửi nông dân thi đua canh tác, tháng 2-1951 Bác viết: “Thực túc thì binh cường”
Chiến sĩ thi đua ở mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào thi đua ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất.
“Ruộng rẫy là chiến trường
Cuốc cày là vũ khí 
Nhà nông là chiến sĩ
Hậu phương thi đua với tiền phương”
Bác hồ với nông dân
Bác hồ với nông dân
Không phải ngẫu nhiên mà Bác lại dành những trang viết và những tình cảm cao đẹp đối với những người nông dân tay lắm, chân bùn những tình cảm yêu thương như vậy? Chúng ta nên biết Bác xuất thân trong gia đình nhà Nho, nhưng là nhà Nho có nguồn gốc nông dân. Từ nhỏ Bác đã sống ở quê giữa những người nghèo khổ, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời và trong quá trình Người bôn ba tìm ra nước ngoài tìm đường cứu nước đã từng đi trồng nho cùng những người nông dân nghèo khổ ở Bruklin nước Mỹ nên Người thấm thía được nỗi khổ, nỗi vất vả của những người làm nghề nông. Do vậy, trong những bài viết trên mặt trận công luận báo chí, Người đã biết nhiều về nông dân, tố cáo, vạch mặt sự bóc lột sức lao động của người nông dân đó là bọn địa chủ cường hào phong kiến, chính bọn địa chủ cường hào đó đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng bằng sưu cao thuế nặng. Bác đã tìm ra và chính Người đã thực hiện cương lĩnh giải phóng người nông dân bằng cuộc cách mạng tháng tám lịch sử. Người đã để lại một di sản có một không hai trong lịch sử loài người: chân dung một vị lãnh tụ bên ngoài nông dân..
Cảm thông với những nổi khổ mà người nông dân phải gánh chịu, do vậy, ngay sau khi giành được chính quyền, tuy bận trăm công nghìn việc nhưng Bác dành thời gian quan tâm nhắc nhở từng địa phương phải quan tâm đến việc đắp đê, quan tâm đến việc thu hoạch của nông dân và thường có những ý kiến đóng góp phê bình những đồng chí có tư tưởng quan liêu xa rời dân, không hòa đồng gần gũi với dân. Như vào dịp Bác về Hà Đông chống hạn, khi đến một con mương chắn ngang đường, đồng chí Chủ tịch tỉnh mời Bác đi vòng để đến chỗ dễ qua hơn. Nhìn thấy đồng chí Chủ tịch tỉnh đi đôi giày bóng lộn, Bác bảo: “chú cứ đi đường ấy”. Với những thanh niên là nhà báo ăn mặc bảnh bao nhưng không biết tát nước Bác phê bình và góp ý nhẹ nhàng: “Nhà báo của nông dân thì phải biết lao động như nông dân thì mới viết đúng được”. 
(Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 169-170.)
Câu nói của Bác nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa sâu xa, Bác phê bình những người sống xa rời quần chúng, nói là nhà báo của nông dân nhưng có hiểu được nỗi vất vả cực nhọc một sương hai nắng của nông dân là như thế nào đâu mà viết?
Mỗi người dân Việt Nam chúng ta ai đã từng xem hình ảnh Bác đang đạp nước trên guồng chống úng, ghi nhận trong ta một hình ảnh đẹp và giản dị vô cùng, một hình ảnh mà khi bạn bè quốc tế bất gặp sẽ không ngừng tự hỏi: ông cụ đó là Chủ tịch nước Việt Nam đó sao? Không chỉ có nét đẹp về sự giản dị, về tình yêu thương của Bác khi đối với nông dân, Bác còn thổi vào bức tranh lao động ấy không khí tươi mát của văn học nghệ thuật, khi vừa làm Bác vừa hát :
“ Trăm năm trong cõi người ta
Chống úng thắng lợi mới là khôn ngoan”
Bác Hồ tát nước
Người không ưa làm mẫu, không thích những động tác nửa vời
Dẫu một gàu nước thôi: phải đến được tận cùng gốc lúa…
Và hơn cả giọt mồ hôi Người đã đổ
Cho đất hồi sinh, mạch sống lại tuôn trào
Là khi Người trầm ngâm trước tấm bản đồ xanh, đỏ
Sau dây gàu trong tay Bác nghiêng chao
(Quang Khải- 19/5/2005-)
Tình yêu thương của Bác khi đối với nông dân rất nhiều, rất sâu rộng, bởi vì tận trong lòng Bác nông dân là những người chịu nhiều đau khổ nhất, đau thương nhất trong chiến tranh vì vừa mất đất, mất ruộng nương, mất nhà cửa…nhưng Người càng đau xót hơn khi trong dịp về hạn ở Nghiêm Xuân năm 1963, Người hỏi thăm tình hình bà con ăn tết như thế nào thì được một cụ bà cho biết bà ăn tết không vui với lí do là ông Chủ tịch huyện đuổi nhà bà đi để mở đường nhưng không cho biết chuyển về đâu để ở? Bác nói: làm người cán bộ như vậy là không xứng đáng, không khác gì bọn cường hào ngày xưa. Sau đó Bác chỉ thị để làm rõ ngay, vị chủ tịch kia bị kỉ luật.Với nông dân để hiểu họ không có gì hơn là phải sống cùng họ, ăn ngủ cùng họ. Do vậy, nhiều lần Người đã đi vào nông dân để cùng gặt lúa, cùng cày ruộng, chống hạn…
Những năm cuối đời, tuy sức khỏe Người yếu, nhưng Người đã dành rất nhiều thời gian làm việc với các đồng chí phụ trách nông nghiệp. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị hay trong các buổi làm việc về nông nghiệp Bác thường nhắc đến Điều lệ Hợp tác xã. Bác bảo công nhân có ngày kỉ niệm, nên lấy ngày ban hành đến Điều lệ Hợp tác xã làm ngày kỉ niệm cho nông dân, Bác căn dặn khi viết Điều lệ Hợp tác xã nên viết vắn tắt, rõ ràng dễ hiểu cho nông dân hiểu, vì nông dân là người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong chiến tranh, phải thông báo các điều lệ đó lên các phương tiện thông tin địa phương hàng ngày.
1.2.2. Đối với phụ lão
Năm 1941, trong thư gửi phụ lão cả nước, Người viết:
“Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu. Nước suy sụp, phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề….”
Người nói với các phụ lão tuy sức khỏe không bằng lúc trẻ nhưng các phụ lão có mặt mạnh đó là có lòng nồng nàn yêu nước, tích lũy nhiều vốn sống, kinh nghiệm và có sự tín nhiệm cao. Người luôn dành thời gian để quan tâm đến các phụ lão, dù bận trăm công nghìn việc, Người luôn có những lời động viên khích lệ với các phụ lão với một thái độ trân trọng, kính trọng. Như trong chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông năm 1947, khi được tin thắng dồn dập từ mặt trận, Người đã viết một bài thơ tặng cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ hình triều Nguyễn, một nhân sĩ trí thức yêu nước, lúc ấy là Trưởng ban thường trực Quốc hội những vần thơ bằng chữ Hán rất mực trang trọng :
“Xem sách chim rừng vào cửa đậu
Phê văn hoa núi chiếu nghiên soi
Tin vui thắng trận dồn chân ngựa
Nhớ Cụ thơ xuân tặng một bài”
Lòng kính trọng của Bác đối với phụ lão không chỉ bằng bài viết, bằng câu lời mà còn bằng hành động. Năm 1948, Bác biết cụ Phùng Lục, phụ lão cứu quốc ở huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông đã không tổ chức tế lễ linh đình mà mang 500 đồng tiền mừng thọ giúp vào quỹ kháng chiến, Bác đã viết thư chúc mừng và cảm ơn. Trong thư, Bác kính trọng, khiêm tốn xưng cháu với cụ Lục:
“Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn cụ”
Đối với phụ lão Bác luôn dành những lời trân trọng khi nói về các cụ: 
“Các cụ già là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ. Như thế đòi hỏi ở đồng chí già phải có thái độ độ lượng, díu dắt đồng chí trẻ…”
(Nói chuyện với cán bộ đảng viên hoạt động lâu năm, ngày 9-12-1961, sđđ, tập 10,trang 463)
Những lời nói, lời khen, động viên khích lệ của Bác đã thôi thúc ý chí quật cường của các cụ, điển hình như 1967, các Lão quân ở trung đội dân quân Hoằng Trường đã không quản bỏ ra nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu cách bắn hạ máy bay phản lực thứ 2.400 của Mỹ vào ngày 14 tháng 10 năm 1967. Các Lão quân Hoằng Trường đã lập chiến công xuất sắc, bắn rơi máy bay Mỹ được mệnh danh là “thần sấm con ma” của không lực Hoa Kỳ trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam chỉ bằng 3 khẩu súng cao xạ 12 ly 7 và một số súng K44 với 92 viên đạn súng bộ binh. Các cụ muốn khẳng định với mọi người rằng: “Tuổi cao trí càng cao”. “Càng già thì trí càng cao”
Bác Hồ khẳng định :
Bác Hồ với người cao tuổi
“Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước”. Bác nhắc nhở mọi người phải “Với cụ già phải cung kính”. Trong Đảng Bác cũng xác định: 
“Các đồng chí già là rất quý, các cụ là tấm gương”.
Ngày nay, tiếp nối truyền thống đó, Đảng và Nhà nước ta đã lấy ngày 06 tháng 6 hàng năm là ngày “Truyền thống người cao tuổi”
1.2.3.	Đối với phụ nữ
Phụ nữ cũng là người chủ nước nhà. Để xứng đáng là người chủ thì chị em phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm
(Nói chuyện Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi, ngày 19-3-1964, sđđ, tập 1,trang 215)
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng. Trong mọi việc, Đảng và chính phủ ta luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ, tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát triển về mọi mặt. Hơn ai hết, Người hiểu rõ những nỗi vất vả mà người phụ nữ phải gánh chịu là trong xã hội phụ nữ là người bị áp bức, chịu đau khổ vì vừa phải làm mẹ, làm vợ vừa phải tăng gia sản xuất, là hậu phương vững chắc góp phần to lớn vào công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp- Mỹ, Người luôn đánh cao vai trò của phụ nữ, những lời nói, lời động viên của Người là điểm tựa giúp cho phụ nữ có thêm nghị lực, thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Tự hào thay khi Người ca ngợi phụ nữ Việt Nam:
“Phụ nữ ta chẳng tầm thường.
 Đánh đông dẹp Bắc làm gương để đời”
Chúng ta càng tự hào và xúc động hơn khi nghe Người nhận xét đồng chí Nguyễn Thị Định;
“Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ có nước ta có vị tướng quân giỏi như vậy. thật vẻ vang cho Miền Nam cho cả dân tộc” và Người đã thay mặt cho Đảng, Nhà nước tặng phụ nữ Miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung 8 chữ vàng:
Anh hùng- Bất khuất-Trung hậu-Đảm đang
1.2.4. Đối với trẻ em
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”
Đối với trẻ em Bác luôn dành một tình yêu thương vô bờ bến, không phân biệt màu da, chủng tộc…
Tháng 4-1946, với danh nghĩa là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Bác sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh đất nước. Tiệc tàn, Bác chọn một quả táo đẹp trên bàn bỏ vào túi, mọi người rất kinh ngạc và tò mò không hiểu Bác định làm gì. Khi Bác bước ra khỏi phòng, rất đông bà con Việt kiều và cả người Pháp nữa đang đứng đón Bác. Bác chào mọi người, khi trông thấy một bà mẹ bế một cháu nhỏ đang cố lách đám đông lại gần. Bác liền giơ tay đón cháu và đứa cho cháu quả táo. Cử chỉ đó của Bác đã làm cho mọi người có mặt ở đó từ chỗ tò mò ngạc nhiên đến chỗ vui mừng và cảm phục về tấm lòng yêu trẻ của Bác.
(Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 2007, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, trang 103-104.)
Hay mùa xuân năm 1959 trên đất nước Liên Xô, Bác nói với các cháu thiếu nh

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem theo tam guong dao duc HCM.doc