Đề tài Giúp học sinh hứng thú học môn vật lí thông qua việc học sinh tự tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền ở nhà

Trước khi học bài SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP phần hướng dẫn học sinh học ở nhà của bài củ GV nêu vấn đề: Để chuẩn bị cho tiết học sau, thầy sẽ hướng dẫn lớp chế tạo nam châm.

 HS: Cảm thấy thích thú và có nhu cầu muốn biết.

 HS: Yêu cầu GV hướng dẫn.

 GV: Hướng dẫn cách làm ( Hình dưới )

 HS: Theo dõi, về nhà làm, tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả cho GV trong đầu tiết sau.

 * Cách làm:

a/ Dụng cụ :

 01 cái đinh sắt dài 10 cm.

 01 m dây đồng nhỏ có lớp cách điện ( loại 1mm )

 01 pin loại 1,5 V

 Một ít đinh ghim bằng sắt.

b/ Chuẩn bị dụng cụ:

 Bọc lên đinh sắt một lớp giấy.

 Quấn dây đồng lên đinh khoảng 30 – 40 vòng.

 

doc32 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4086 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giúp học sinh hứng thú học môn vật lí thông qua việc học sinh tự tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền ở nhà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh sẽ biết coi trọng tất cả các môn học, có sự đầu tư, phân chia thời gian hợp lí để kết quả học tập của mình có sự đồng đều, không coi nhẹ môn phụ hay môn chính nào cả. Khi các em có sự phát triển đồng đều, như vậy sẽ tạo điều kiện để phát triển nhân cách của các em.
	Muốn học sinh hứng thú say mê hoạt động nào thì đối tượng của nó chứa đựng những nội dung phong phú, hấp dẫn mới mẻ, càng tìm tòi học hỏi sáng tạo, càng phát hiện trong hoạt động nhiều cái mới mẻ, cái hay có giá trị.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔM VẬT LÍ: 
 Để khảo sát, nghiên cứu hứng thú học tập môn Vật lí THCS, đầu năm học tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra, gồm một số câu hỏi ( phụ lục 1 ) tại lớp 7A (37 hs )và lớp 9A( 22 hs ) Trường TH & THCS Trà Tân. 
Sau khi thu thập số liệu, tôi thu được kết quả như sau:
1. Để xem học sinh có thích học môn vật lí không? Tôi đặt câu hỏi số 1. " Em có thích học môn Vật lí không "
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Rất thích.
11
18,6
B
Không thích lắm.
46
78
C
Không thích.
2
3,4
 	F Qua bảng số liệu thu thập: Đối với môn vật lý thì tỷ lệ cao nhất là 78% ý kiến "không thích lắm", tiếp đến là "rất thích"18,6%. Điều này thể hiện quan điểm của học sinh về môn vật lí là chưa thật cao. Nhưng cũng không phải là điều đáng ngại vì tỷ lệ "không thích" là 3,4%.
 	F Các em đã có sự thích thú với môn Vật lí, nhưng chưa thật sự thích hẳn.
2. Để biết mức độ khó hay dễ của môn Vật lí theo đánh giá của HS , thông qua câu hỏi 2: "Em thấy môn Vật lí khó hay dễ so với các môn học khác" ?
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Rất khó.
2
3,4
B
Rất dễ.
0
0
C
Bình thường.
57
96.6
	F Qua số liệu trên ta thấy rằng: Theo các em HS đánh giá thì môn Vật lí không phải là quá khó với môn học khác, bởi tỷ lệ ý kiến "rất khó" chỉ có 3,4%, nhưng cũng không phải là môn học quá dễ 0%, 96,6% ý kiến "bình thường".
3. Xem học sinh có chuẩn bị bài khi đến lớp? Tôi đặt câu hỏi 3, kết quả như sau:
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Chuẩn bị kỹ bài.
26
44
B
Thỉnh thoảng.
13
22
C
Không chuẩn bị bài.
0
0
D
Chỉ làm bài tập.
5
8,5
E
Chỉ học lý thuyết.
15
25,5
	F Với kết quả thu thập 44% HS chuẩn bị kỹ bài trước khi đến lớp đối với môn vật lí. Điều này có nghĩa : Các em đã có ý thức tự giác, tự lực nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà. Các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài, chuẩn bị kiến thức để có thể tiếp thu kiến thức mới tốt hơn, ôn và nhớ lại kiến thức đã học, phục vụ cho các đơn vị bài học tiếp theo.
 	F Tỷ lệ "thỉnh thoảng" chuẩn bị bài cũ là 22%. Có nghĩa những em này bình thường tới lớp không chuẩn bị bài, hoặc là các em đã hiểu đủ bài học hoặc là chưa hiểu. Nếu hiểu đủ bài học nhưng không chuẩn bị bài thì ý thức của các em trong học tập là không cao, có thể các em chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài. Các ý kiến này có thể gây khó khăn cho giáo viên khi giảng bài.
	F Tỷ lệ chỉ làm bài tập 8,5%, lý thuyết 25,5% sẽ gây chênh lệch trong tương quan giữa dạy và học.
4. Để xem xét mức độ đầu tư thời gian của các em cho môn Vật lí, tôi đặt câu hỏi 4, kết quả:
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Trong vòng 30 phút.
30
50,8
B
Từ 30-40 phút.
20
33,9
C
Từ 45-60 phút.
6
10,2
D
Từ 60 phút trở lên.
3
5,1
	F Tỷ lệ chuẩn bị bài cho môn Vật lí từ 30-45 phút là 50,8%, cao hơn các ý kiến khác. Đối chiếu với kết quả thu thập của câu hỏi 2 có tới 96,6 % cho rằng môn Vật lí "bình thường" so với các môn học khác cũng là hợp lý. Và so sánh với các đơn vị kiến thức của môn học như vậy là chấp nhận được.
	F Tỷ lệ ý kiến phương án B là 33,9%, phương án C là 10,2%, phương án D là 5,1% càng thêm khẳng định các em chưa có ý thức tự giác, đầu tư thời gian nhiều cho môn Vật lí. Điều đó khẳng định các em chưa có hứng thú nhiều với môn Vật lý.
5. Ngoài ra để tìm hiểu hứng thú ở môn Vật lí của HS, tôi đặt câu hỏi 5: "Điều gì ở môn Vật lí khiến em thích thú nhất ?"
	F Đa số các ý kiến khẳng định: "Thích môn Vật lí nhất là được làm các thí nghiệm trực quan và giải thích được các hiện tượng từ đó". Điều này cho thấy: thí nghiệm Vật lí có sức thu hút các em, tạo được hứng thú cho các em; thể hiện tinh thần hợp tác nhóm trong học tập, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ.
II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆN VẬT 
1. Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm vật lí: 
F Giáo viên thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu của SGK.
F Tận dụng tối đa tính năng của dụng cu thí nghiệïm:
VD: + Một số thí nghiệm trong chương trình vật lí lớp 6, 7, 8 cần sử dụng nguồn điện là pin, để khỏi phải tốn chi phí mua pin giáo viên sử dụng biến thế nguồn trong bộ dụng cụ thí nghiệm vật lí 9.
 + Sử dụng nam châm trong bộ dụng cụ thí nghiệm vật lí 9 để làm một số thí nghiệm trong chương trình vật lí lớp 7..v.v
F Tích cực làm đồ dùng dạy học bổ sung vào những tiết mà dụng cụ ở trường không có.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng giáo viên gặp rất nhiều khó khăn:
F Dụng cụ bị hỏng nhiều nên một số thí nghiệm không đủ dụng cụ thí nghiệm cho 6 nhóm.
F Không có phòng chức năng nên việc trưng bày cũng như sử dụng không khoa học.
Mặc dù thí nghiệm vật lí ở nhà của học sinh với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm, dụng cụ tự tạo của học sinh là một thí nghiệm rất quan trọng đã được phần lớn giáo viên quan tâm nhưng thực tế việc sử dụng nó thì chưa được thường xuyên và chưa phát huy hết vai trò của nó trong quá trình giảng dạy.	
2. Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm vật lí ở nhà của học sinh
Để nắm được thực trạng việc sử dụng thí nghiệm vật lí ở nhà của học sinh như thế nào ? Tôi tiến hành điều tra lớp 73 và lớp 91 với câu hỏi như sau: 
Câu 6: Có khi nào các em làm thí nghiệm vật lí ở nhà không?Kết quả:
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Không làm
40
67,8
B
Chỉ làm khi giáo viên yêu cầu 
19
32,2
C
Rất thích làm 
0
0
	F Từ kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh làm thí nghiệm ở nhà rất thấp, mà chỉ làm khi giáo viên yêu cầu ( 32,2% ). Học sinh chưa tích cực trong việc thực hiện các thí nghiệm ở nhà, chưa hứng thú, chưa phát hiện cái hay của loại thí nghiệm này.
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: 
	Từ những thực trạng nêu trên cùng với vai trò đặc biệt của thí nghiệm vật lí ở nhà, tôi thiết nghĩ, là một giáo viên, chúng ta phải làm thế nào để phát huy tối đa vai trò của thí nghiệm vật lí ở nhà của học sinh, giúp học sinh tích cực chủ động, sáng tạo hơn. Từ đó làm học sinh hứng thú, say mê học môn vật lí.
CHƯƠNG III
NỘI DUNG VẤN ĐỀ
I. VẤN ĐỀ ĐẶT RA: 
Để giúp học sinh hứng thú học tập môn vật lí thông qua việc tự tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền ở nhà thì :
F Giáo viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của thí nghiệm vật lí ở nhà và hướng học sinh thực hiện sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
	F Giáo viên phải làm như thế nào để thí nghiệm ở nhà của học sinh mang lại hiệu quả, hứng thú cao đối với học sinh.
 + Những thí nghiệm, bài tập nào cho học sinh làm ở nhà là hợp lí, kích thích hứng thú của học sinh ?
 + Thí nghiệm yêu cầu học sinh làm nhằm mục đích gì: thí nghiệm để củng cố kiến thức hay thí nghiệm để tìm hiểu kiến thức mới.
 	+ Dụng cụ cần thiết học sinh chuẩn bị là gì ?
+ Chuẩn bị, gia công dụng cụ như thế nào ?
 	+ Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào ?
II. BIỆN PHÁP: 
1. Đối với giáo viên:
F Nhận thức đúng đắn ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của thí nghiệm vật lí nói chung, thí nghiệm vật lí ở nhà nói riêng.
F Đưa ý kiến ra tổ chuyên môn thảo luận để đi đến thống nhất về vai trò của thí nghiệm vật lí ở nhà đối với việc giúp học sinh hứng thú học môn vật lí . ( chuyên đề ở tổ )
F Giáo viên bộ môn thảo luận thống nhất đưa ra chỉ tiêu, hế hoạch những thí nghiệm vật lí nào cần yêu cầu học sinh làm ở nhà theo từng khối.
F Thành lập câu lạc bộ, nhóm học sinh yêu thích môn vật lí.
F Tích cực đầu tư, suy nghĩ và chọn lựa để bổ sung ngày càng nhiều những thí nghiệm gần gũi, lí thú để giao cho học sinh.
F Giao nhiệm vụ cho học sinh, đồng thời phải theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, động viên các em hoàn thành.
F Khuyến khích, khích lệ tinh thần lớp, nhóm nào làm việc tốt.
2. Đối với học sinh:
 F Tích cực hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao cho, có thể làm việc cá nhân và theo nhóm.
F Ngoài những bài tập, thí nghiệm mà giáo viên giao cho học sinh, có thể tự mình đưa ra một số phương án thí nghiệm, giải thích một số hiện tượng theo khả năng của các em. Sau đó báo cáo kết quả cho giáo viên.
F Tích cực suy nghĩ và đưa ra ý kiến, những câu hỏi , tình huống mà các em không giải thích được. 
3. Áp dụng, minh họa trong một số bài học cụ thể ở trường TH & THCS Trà Tân:
Ví dụ 1:
 Khi học xong bài Định luật phản xạ ánh sáng trong chương trình vật lí 7 giáo viên có thể giới thiệu với học sinh HỘP ẢO THUẬT
 GV vẽ hình ( Chưa có vị trí các gương và đường truyền ánh sáng từ vật đến mắt) và nêu vấn đề: thầy có thể ảo thuật nhìn xuyên qua vật chắn sáng. ( Hình dưới )
 HS: Tò mò và cảm thấy hứng thú.
 HS: Suy nghĩ , thảo luận và tìm cách giải thích nguyên tắc hoạt động.
 GV: Nếu HS không giải thích được thỉ GV vẽ tiếp vị trí các gương và đường truyền ánh sáng từ vật đến mắt.
 HS: Tự giải thích.
 GV: Hướng dẫn cách làm HỘP ẢO THUẬT
 HS: Theo dõi, làm dụng cụ và thí nghiệm ở nhà và báo cáo kết quả cho GV trong tiết sau.
	* Cách làm:
a/ Dụng cụ:
04 tấm gương soi bằng mica.
Một số đoạn ống nhựa PVC,ø 2 khớp nối chữ T và 2 khớp nối chữ L.
Một hộp kín.
Một vật chắn sáng.
 	 b/ Chuẩn bị dụng cụ:
 v Nối các ống và lắp các kính như hình vẽ.
 v Dùng vật chắn sáng chắn giữa hai ống.
 	c/ Tiến hành:
 v Đặt mắt ở vị trí như hình vẽ sẽ thấy vật qua vật chắn sáng. 
Ví dụ 2: Trước khi học bài THẤU KÍNH HỘI TỤ phần hướng dẫn học sinh học ở nhà của bài cũ GV nêu vấn đề: Để chuẩn bị cho tiết học sau, thầy sẽ hướng dẫn lớp chế tạo một dụng cụ để lấy lửa từ ánh sáng mặt trời.
 HS: Tò mò và cảm thấy hứng thú.
 HS: Yêu cầu GV hướng dẫn.
 GV: Hướng dẫn cách làm ( Hình dưới )
 HS: Theo dõi, về nhà làm, tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả cho GV trong đầu tiết sau.
	* Cách làm: 
a/ Dụng cụ :
01 phần của bóng đèn dây tóc.( Gia công bằng cách dùng một vòng kim loại có đường kính nhỏ hơn một so với đường kính lớn nhất của bóng đèn. Lấy vòng kim loại nung nóng đỏ sau đó đặt lên cổ bóng đèn )
01 cốc nước.
01 mảnh giấy hoặc vật dễ cháy.
b/ Chuẩn bị dụng cụ:
 v Gia công bóng đèn chỉ lấy một phầ bóng đèn.
 v Đặt nửa bóng đèn lên giá đở.
 c/ Tiến hành:
 v Đổ nước vào một phần của bóng bóng đèn ( tạo thành thấu kính hội tụ ).
 v Hứng ánh sáng mặt trời để tập trung ánh sáng tại một vị trí thích hợp.
 v Dùng vật dễ cháy đặt tại điểm tập trung ánh sáng. Quan sát hiện tượng và nhận xét.
Ví dụ 3: Trước khi học bài SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP phần hướng dẫn học sinh học ở nhà của bài củ GV nêu vấn đề: Để chuẩn bị cho tiết học sau, thầy sẽ hướng dẫn lớp chế tạo nam châm.
 HS: Cảm thấy thích thú và có nhu cầu muốn biết.
 HS: Yêu cầu GV hướng dẫn.
 GV: Hướng dẫn cách làm ( Hình dưới )
 HS: Theo dõi, về nhà làm, tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả cho GV trong đầu tiết sau.
 * Cách làm: 
a/ Dụng cụ :
01 cái đinh sắt dài 10 cm.
01 m dây đồng nhỏ có lớp cách điện ( loại 1mm )
01 pin loại 1,5 V
Một ít đinh ghim bằng sắt.
b/ Chuẩn bị dụng cụ:
Bọc lên đinh sắt một lớp giấy.
Quấn dây đồng lên đinh khoảng 30 – 40 vòng.
c/ Tiến hành:
 v Nối nguồn điện vào hai đầu cuộn dây và đưa một đầu đinh lại gần các đinh ghim. Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và nhận xét.
Ngoài ra còn một số thí nghiệm mà trong quá trình tìm hiểu, vận dụng tôi nhận thấy nó sẽ mang lại hiệu quả đáng kể trong việc kích thích óc tò mò, hứng thú của học sinh góp phần làm học sinh yêu thích môn vật lí hơn nên tôi nêu ra ở phần phụ lục 2
III. KẾT QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG GIẢI PHÁP VÀO THỰC TẾ:
1. Trước khi áp dụng: 
F Từ thực tiễn nêu trên đối với học sinh môn vật lí là một môn học không quan trọng lắm nhưng các em cũng không xem nhẹ môn học này.
F Hứng thú học tập của học sinh đối với môn vật lí không cao, biểu hiện ở chỗ : thời gian học tập dành cho môn học không nhiều , chuẩn bị bài chưa tốt.Một số học sinh cho rằng môn vật lí không dễ cũng không khóTừ đó việc học tập bộ môn chưa tốt thể hiện học sinh ít trao đổi ý kiến với bạn bè , giáo viên về những khó khăn, thuận lợi , những vấn đề thích thú đối với môn học
F Đối với thí nghiệm vật lí nói chung và thí nghiệm vật lí ở nhà nói riêng phần lớn học sinh chỉ thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . Thí nghiệm chưa làm các em thích thú , chưa phát huy được tính tích cực , chủ động sáng tạo của các em.	
2. Sau khi áp dụng: 
 	Để khảo sát, nghiên cứu hứng thú học tập môn Vật lí THCS, lần hai tôi vẫn tiến hành lập phiếu điều tra, gồm một số câu hỏi ( phụ lục ) tại lớp 7A( 37 hs )và lớp 9A( 22 hs ) Trường TH & THCS Trà Tân. 
 Sau khi thu thập số liệu, tôi thu được kết quả:
2.1. Để xem học sinh có thích học làm thí nghiệm vật lí ở nhà không? Tôi đặt câu hỏi số 7. " Em có thích làm thí nghiệm vật lí ở nhà không ? "
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Rất thích.
25
42,4
B
Không thích lắm.
34
57,6
C
Không thích.
0
0
 	F Qua bảng số liệu thu thập ta thấy mặc dù tỉ lệ rất thích chỉ chiếm 42,4% nhưng không có học sinh nào là không thích.Qua đó ta thấy các em đã có sự thích thú với môn Vật lí.
2.2. Để biết học sinh thích thí nghiệm vật lí ở nhà như thế nào, tôi đặt câu hỏi 8: “ Vì sao em thích thí nghiệm vật lí được tiến hành ở nhà?”
	F Đa số học sinh cho rằng làm thí nghiệm ở nhà được thoải mái, kết quả thí nghiệm lí thú. Các em tự mình tạo dụng cụ và tự làm thí nghiệm. 
	F Một số học sinh cho rằng thí nghiệm dễ làm hơn trong lớp mà mang lại hiệu quả cao.
2.3. Để biết thái độ của học sinh như thế nào đối với thí nghiệm vật lí ở nhà, tôi đặt câu hỏi 9: “ Theo em, nếu được giáo viên cho bài tập, thí nghiệm ở nhà thì em thích ? 
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Chỉ làm những thí nghiệm theo yêu cầu SGK.
7
11,9
B
Làm những thí nghiệm gần gũi cuộc sống gắn liền với kiến thức trong SGK.
30
50,8
C
Làm những thí nghiệm lạ, vui.
7
11,9
D
Tất cả các ý trên.
15
25,4
F Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù học sinh thấy được vai trò của thí nghiệm vật lí nhưng phần lớn các em còn chưa hiểu được hết vai trò của nó 
F Qua bảng số liệu ta thấy học sinh không những hứng thú với thí nghiệm vật lí ở nhà mà thí nghiệm trở thành nhu cầu đối với học sinh . 
	Từ việc các em hứng thú hơn đối với môn vật lí thông qua việc các em làm thí nghiệm ở nhà thì thái độ của các em đối với bộ môn cũng sẽ khác đi. Sau đây là một số kết quả về thái độ của học sinh đối với môn vật lí mà tôi điều tra được sau khi áp dụng các biện pháp
 2.4. Xem mức độ hiểu bài của học sinh khi giáo viên giảng bài, tôi đặt câu hỏi số 10, kết quả thu được:
STT
Phương án
Số HS
Tỷ lệ %
A
Em hiểu tất cả các nội dung bài học.
30
50,8
B
Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà đọc thêm SGK thì em đã hiểu.
20
33,9
C
Em hiểu lý thuyết nhưng không áp dụng được vào bài tập.
9
15,3
D
Không hiểu gì cả.
0
0
	F Với các mức độ ý kiến trên thì việc hiểu được tất cả các nội dung bài học chiếm 50,8% là khá ổn. 
	F Tỷ lệ 33,9% phương án B cho thấy trên lớp các em thấy khó hiểu nhưng về nhà đọc thêm SGK thì đã hiểu thêm. Điều này nói lên rằng các em đã có sự đầu tư tìm hiểu môn học, có sự tự giác tìm tòi kiến thức để hiểu .
	F Nhưng điều đặc biệt quan tâm và đáng chú ý: 15,3% các em nhận định: Hiểu lý thuyết nhưng không áp dụng được vào bài tập Vật lí. Đối với môn Vật lí thì việc hiểu lý thuyết để làm bài tập vận dụng mới là điều quan trọng.
 2.5. Khảo sát việc trao đổi học hỏi với bạn bè của HS qua câu hỏi số 11. Kết quả:
STT
Phương án.
Số HS
Tỷ lệ %
A
Có.
30
50,8
B
Trao đổi thường xuyên.
20
33,9
C
Không trao đổi.
9
15,3
	F Việc HS trao đổi kiến thức, học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng, nó giúp cho các em có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tạo tình đoàn kết, tương trợ nhau cả trong cuộc sống; bổ sung cho nhau để cung nhau tiến bộ.
	F Phương án A là 50,9% cho thấy các em đã có ý thức tốt về điều này và có ý thức với môn học.
 2.6. Điều tra hứng thú, sáng tạo của học sinh khi gặp bài khó, câu hỏi khó, qua câu hỏi số 12 "khi gặp bài khó, câu hỏi khó em thường làm thế nào"?. Kết quả
STT
Phương án.
Số HS
Tỷ lệ %
A
Em sẽ chờ giáo viên chữa bài trên lớp.
6
10,2
B
Em sẽ hỏi bạn bè cách giải.
36
61
C
Em đọc lại lý thuyết tự tìm cách giải.
17
28,8
	F Tỷ lệ ý kiến "Đọc lại lý thuyết, tìm kiếm cách giải" chiếm 28,8%và "hỏi bạn bè" chiếm 61%. điều này cho thấy các em cũng có hứng thú trong học tập, đó là tự giác và tìm tòi kiến thức. Tuy nhiên ý kiến “ chờ giáo viên giải bài tập ’’ chiếm 10,2% chứng tỏ vẫn còn một số học sinh còn thụ động, chưa hứng thú với môn học. 
 2.7. Tìm hiểu tinh thần học hỏi, tính tự giác ở mức độ cao. Tôi đặt câu hỏi số 13: "Em có hay làm thêm bài tập ngoài bài giáo viên cho ?". Kết quả:
	F Đa số các ý kiến khẳng định có làm thêm bài tập ngoài bài cô giáo cho. Với lý do: Nâng cao kỹ năng giải bài tập, nắm chắc hơn kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết. Điều này cho thấy môn Vật lí đã tạo được sự cuốn hút đối với các em.
 	 2.8. Để tìm hiểu xem thí nghiệm vật lí ở nhà đối với các em như thế nào? Tôi đặt câu hỏi số 14: theo em thí nghiệm vật lí ở nhà có tác dụng gì ?Kết quả:
STT
Phương án.
Số HS
Tỷ lệ %
A
Giúp em hiểu sâu lý thuyết.
7
11,8
B
Mở ra nhiều điều mới mẻ cho em.
4
6,8
C
Làm cho kiến thức gần gũi, hấp dẫn
4
6,8
D
Làm cho bài học dễ hiểu hơn.
8
13,6
E
Khiến em nhớ lâu các kiến thức hơn.
8
13,6
F
Tất cả ý kiến trên.
28
47,4
F Ngoài các số liệu thu được ở trên , qua quan sát thực tế trong các giờ học , học sinh trở nên tích cực hơn, tiết học sôi động hơn .
	F Học sinh thường xuyên đặt những câu hỏi về những hiện tượng liên quan đến kiến thức , yêu cầu giáo viên thường xuyên cho các câu hỏi , bài tập , thí nghiệm vật lí gần gũi thực tế cuộc sống.
	F Một số học sinh rất thích môn học nên tham gia nhóm “ Vui học môn vật lí “ ( Khối lớp 7 và khối lớp 9 mỗi khối được 01 một nhóm ) mặc dù lịch học cách thức học chưa thực sự khoa học, chưa thường xuyên.
	ð Tất cả những số liệu, những thông tin nói trên khẳng định một lần nữa vai trò quan trọng của thí nghiệm vật lí ở nhà với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm nhưng lại mang hiệu quả rất cao, làm cho học sinh trở nên thích thú với môn học. Thí nghiệm vật lí ở nhà trở thành nhu cầu của một bộ phận học sinh , các em yêu thích môn học vật lí hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng giải pháp, bên cạnh những vấn đề làm được sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy bản thân nghiêm túc nhìn nhận những ưu, khuyết điểm trong quá trình tìm hiểu và vận dụng giải pháp này.
 	 1.Những mặt làm được:
 F Nêu ra được sự cần thiết của giải pháp phù hợp với quan điểm, chủ trương của ngành và thực tế địa phương nơi công tác.
 F Nêu ra được cơ sở lí luận, đưa ra được giải pháp cụ thể rõ ràng áp dụng cho việc giúp học sinh hứng thú học môn vật lí thông qua việc học sinh tự tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền ở nhà.
 F Áp dụng giải pháp vào việc soạn giảng cũng như trong các tiết dạy.
 F Kết quả khi vận dụng giải pháp: làm chuyển biến một cách đáng kể và giải quyết được phần yêu cầu thực tiễn. 
 F Qua giải pháp, phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh, học sinh hứng thú hơn với môn học, thí nghiệm vật lí ở nhà trở thành nhu cầu của một số học sinh, các em thấy được ý nghĩa thực tiễn của kiến thức. Đây là vấn đề quan trọng nhất của giải pháp, phù hợp với chủ trương của phương pháp dạy học mới.
 2.Những mặt hạn chế:	
 F Mức độ áp dụng của giải pháp chưa thực sự sâu, rộng trong học sinh. Do đó đối với một số học sinh yếu kém, thụ động thì vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định, các em chưa tích cực làm việc, làm các thí nghiệm giáo viên cho về nhà nên có thể chưa thấy hứng thú nhiều với môn học. 
 F Việc áp dụng giải pháp vào thực tế cho các nhóm học sinh ở nhà chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Do các học sinh trong một nhóm học khác lớp nên lịch học không ổn định.
 Từ những mặt làm được cũng như hạn chế nêu trên, là cơ sở, là bài học kinh

File đính kèm:

  • docSKKN_VAT_LI_20150725_110717.doc