Đề tài Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân

Với hệ thống phương pháp trên, giáo viên cần giúp học sinh hiểu hai nội dung của bài:

Một là: Thế nào là mâu thuẫn.

Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

Để học sinh hiểu rõ hơn về khái niệm mâu thuẫn, giáo viên cần giúp học sinh hiểu:

Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

 

doc25 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giáo dục đạo đức cho học sinh qua giảng dạy môn Giáo dục công dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước” 
Trong đó, phần đạo đức góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành mục tiêu của chương trình Giáo dục công dân nói riêng và của trường trung học phổ thông nói chung.
Theo chương trình của lớp 10 thì phần đạo đức thuộc phần II: “Công dân với đạo đức”.
 Theo chương trình lớp 11 gồm 2 phần: Công dân với kinh tế và Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội. Thông qua đó giáo dục đạo đức XHCN cho học sinh khi tham gia các hoạt động kinh tế và chính trị xã hội
Theo chương trình của lớp 12 thì phần đạo đức nằm trong nội dung giáo dục pháp luật
Cùng nằm ở ba khối lớp khác nhau nhưng nội dung chương trình đạo đức đã có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, cả ba đều giới thiệu cho chúng ta những phạm trù đạo đức cơ bản, những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa và một số vấn đề về đạo đức liên quan đến đời sống thường nhật của học sinh cùng một số truyền thống đạo đức của dân tộc. 
Qua tìm hiểu phần đạo đức, ta thấy nội dung chương trình được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển kết quả giáo dục, dạy học của môn Đạo đức ở tiểu học và môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở. Mục tiêu, nội dung chương trình góp phần củng cố, phát triển hệ thống giá trị đạo đức, lối sống mà học sinh hình thành ở tiểu học và trung học cơ sở. Đồng thời, giúp học sinh nhận thức về trách nhiệm của mình đối với mọi người xung quanh và đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng cho học sinh phương pháp luận đúng đắn để họ nhận thức, có đủ bản lĩnh, đủ năng lực chủ động và tự giác xác định phương hướng phát triển của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Những phẩm chất đạo đức, lối sống phải là những giá trị của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thể hiện ở nhận thức, hành vi và tình cảm, niềm tin với tư cách là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, phát triển xã hội.
Phần đạo đức góp phần phát triển cân đối, hài hoà giữa các giá trị, giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ; giữa nhận thức và hành động của học sinh để hình thành ở họ tình cảm, niềm tin và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trước sự phát triển của đất nước.
Cùng với những tri thức về triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những tri thức đạo đức đã làm hoàn thiện hệ thống tri thức môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học phổ thông. Đồng thời, hoàn thiện những phẩm chất cần phải có của một công dân thật sự, góp phần xây dựng đất nước “công bằng, dân chủ, văn minh.”
Như vậy, chỉ là một phần nhỏ nhưng phần đạo đức có giá trị, vị trí và vai trò rất quan trọng trong chương trình Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
1. Nội dung giáo dục đạo đức qua giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông
Là môn học thuộc khoa học xã hội, Giáo dục công dân góp phần đào tạo nên những người lao động mới, hình thành ở họ phẩm chất và năng lực của người công dân. Đó là phẩm chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn. Để đạt được những nhiệm vụ này, môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông đã xây dựng cho mình một hệ thống tri thức khá đầy đủ và logic với những vai trò tương ứng:
- Hệ thống tri thức triết học góp phần hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng.
- Hệ thống tri thức kinh tế chính trị hình thành tư duy, khoa học về các quan điểm kinh tế của chủ nghĩa Mác- Lênin và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
- Hệ thống tri thức đạo đức trực tiếp hình thành những suy nghĩ, tình cảm, phẩm chất, hành động đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội.
- Hệ thống tri thức pháp luật nhằm xây dựng ý thức chấp hành pháp luật.
- Hệ thống tri thức về đường lối của Đảng góp phần giúp học sinh nắm vững đường lối của Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn và vị trí không thể thay thế của Đảng trong đời sống xã hội.
Như vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua môn Giáo dục công dân được tiến hành trên cơ sở nội dung khoa học của nó.
Môn Giáo dục công dân có nhiều khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh, bằng nhiều phương diện khác nhau.
- Đưa vào chương trình các bài học đạo đức và các vấn đề đạo đức vào các bài có nội dung phù hợp.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên liên hệ với các vấn đề đạo đức cần thiết phải giáo dục liên quan đến nội dung bài giảng.
- Học sinh tự vận dụng các nội dung của bài học vào quá trình tu dưỡng, rèn luyện của bản thân và giải quyết các vấn đề đạo đức trong cuộc sống hằng ngày.
Khi học sinh biết vận dụng những tri thức trong sách vở để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống trên cơ sở khoa học, tức là các em đã hình thành những hành vi đạo đức tiến bộ một cách tự giác. Các em đã có niềm tin và niềm tin đó phải được hình thành trên cơ sở hệ thống tri thức khoa học mới là niềm tin vững chắc. Trách nhiệm này thuộc về các môn khoa học, trong đó có môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông.
Thông qua các bài học của mình, môn Giáo dục công dân có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh một cách sâu sắc.
2. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân và phần đạo đức
Phương pháp giáo dục là một vấn đề quan trọng của lý luận dạy học trong đó bao hàm phương pháp giảng dạy. Chính vì vậy, việc xác định hợp lý các phương pháp giảng dạy để thực hiện tốt những bài giảng đạo đức trên lớp, chính là một phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Để giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân đạt hiệu quả cao thì giáo viên có thể sử dụng hệ thống các phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp giảng giải: 
Đây là phương pháp phải dùng luận cứ, số liệu để giải thích, chứng minh một hiện tượng, sự kiện, quy tắc, định lý, định luật trong môn học. Giảng dạy chứa đựng các yếu tố phán đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duy cho học sinh.
Phương pháp giảng giải các phạm trù, các chuẩn mực đạo đức bằng con đường quy nạp (thuyết trình) là phương pháp phù hợp với trình độ của học sinh, nhằm hình thành ở các em những biểu tượng đạo đức, niềm tin vào những chuẩn mực đạo đức cao đẹp, mong muốn rèn luyện và đạt được những chuẩn mực đó trong cuộc sống. 
Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề.
Đây là phương pháp tối ưu trong giảng dạy đạo đức ở cấp trung học phổ thông. Phương pháp này sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh khi các em tiếp nhận kiến thức và sự giáo dục đạo đức. Thực hiện tốt phương pháp đàm thoại sẽ tạo ra không khí thoải mái, dân chủ trong lớp học. Không những thế, giáo viên còn có thể kiểm tra trình độ nhận thức, cũng như cách ứng xử, thái độ đánh giá của học sinh trước những chuẩn mực và hiện thực đạo đức.
Phương pháp nêu gương (Liên hệ thực tế, đấu tranh chống phản diện).
Nêu gương là phương pháp đặc thù của giáo dục đạo đức. Trong đó, nhà giáo dục đưa ra những tấm gương sáng, những việc tốt, những giá trị xã hội chuẩn mực của các nhân hay tập thể, để người được giáo dục học tập và noi theo.
Như vậy, thông thường nói đến nêu gương thì có nghĩa là dùng những “gương tốt” – gương chính diện để giáo dục học sinh. Tuy nhiên, khi cần thiết nhà giáo dục còn dùng những “gương xấu” - gương phản diện để giáo dục học sinh, nhằm lên án, né tránh những cái xấu.
Trong giáo dục đạo đức, việc nêu gương sẽ làm cho các chuẩn mực đạo đức, xã hội trở nên trực quan hơn, sinh động và cụ thể hơn, có sức thuyết phục thực sự. Mặt khác, những hành vi đạo đức của giáo viên hội đồng giáo dục và bạn bè có tác dụng giáo dục đạo đức rất sâu sắc.
Phương pháp động não.
Đây là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề. Phương pháp này có ích để “lôi ra” một danh sách các thông tin. Hơn nữa, những tri thức Giáo dục công dân mang nội dung đạo đức sâu sắc, lại khá quen thuộc với học sinh và cuộc sống xung quanh. Vì vậy, phương pháp tác động não sẽ kích thích hứng thú học tập.
Phương pháp thảo luận nhóm. 
Về thực chất, phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
Nhờ phương pháp thảo luận nhóm mà:
 - Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. Từ đó, các em tin tưởng vào sự đúng đắn của tri thức và mong muốn được vận dụng chúng vào cuộc sống.
 - Nhờ không khí thảo luận cởi mở giúp học sinh thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán của những thành viên khác.
 - Phương pháp này hình thành ở các em tinh thần tập thể, cộng đồng, ý thức tự giác cao,
Phương pháp đóng vai:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà họ quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần “diễn” ấy.
Thông qua phương pháp này, học sinh được rèn luyện, thực hành, những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
Trên đây là những phương pháp cơ bản, thường hay sử dụng để giảng dạy, giáo dục đạo đức cho học sinh. Phương pháp giáo dục đó phải phù hợp với mục đích, yêu cầu cụ thể của từng bài học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, xuất phát từ nội dung của những chuẩn mực đạo đức mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông vừa bao hàm cả công tác giảng dạy lý thuyết đạo đức, nhằm cung cấp cho các em hệ thống tri thức khoa học về đạo đức, để hình thành ý thức đạo đức vừa rèn luyện để học sinh củng cố, hình thành kỹ năng, thói quen đạo đức trong đời sống hằng ngày.
3.Một số ví dụ cụ thể
3.1 Một số ví dụ trong giảng dạy Giáo dục công dân
Ví dụ 1:
Bài 4-lớp 10: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Mục tiêu bài học:
Học xong bài, học sinh cần đạt được các yêu cầu:
Về kiến thức:
 - Những hiểu biết cơ bản về khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
 - Hiểu được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Về kĩ năng:
- Biết vận dụng khái niệm mâu thuẫn khi phân tích một số sự vật, hiện tượng. Tránh sự nhầm lẫn giữa khái niệm trong triết học với khái niệm mâu thuẫn trong sinh hoạt hằng ngày.
- Vận dụng được ý nghĩa của nguyên lý đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn khi nhận xét các hiện tượng biến đổi trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
Về thái độ:
 - Dám đấu tranh giải quyết mâu thuẫn trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
 - Phê phán lối sống ngại va chạm, che dấu mâu thuẫn, “dĩ hoà vi quý” trong đời sống cá nhân và tập thể.
 - Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, phải chú ý cả mặt hợp tác và đấu tranh, đối thoại và đối đầu, tránh cả hai xu hướng cực đoan: tả khuynh và hữu khuynh. 
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp vận dụng tri thức liên môn
Với hệ thống phương pháp trên, giáo viên cần giúp học sinh hiểu hai nội dung của bài:
Một là: Thế nào là mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
Để học sinh hiểu rõ hơn về khái niệm mâu thuẫn, giáo viên cần giúp học sinh hiểu:
Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm  mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: Tức là hai mặt đối lập luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.
Hai là: Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trong phần này, giáo viên cần giúp học sinh hiểu:
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn.
Trong đó, trọng tâm của bài là nguyên lý về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn.
Như vậy, để làm rõ nội dung của bài và thông qua đó giáo dục đạo đức cho học sinh thì ngoài các phương pháp trên, giáo viên cần sử dụng các bài tập thực hành để rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Chẳng hạn:
Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
Mâu thuẫn là một chỉnh thể.
Mâu thuẫn có hai mặt đối lập.
Mâu thuẫn là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 2: Dựa vào quy luật mâu thuẫn để giải thích các câu thành ngữ sau:
Dao có mài mới sắc.
Vàng có luyện mới trong.
Thất bại là mẹ của thành công.
Hiểu những nội dung trên, học sinh biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày trong việc phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức. Biết phân biệt đâu là đúng, là sai, cái gì là tiến bộ, cái gì là lạc hậu để nâng cao nhận thức khoa học, phát triển nhân cách. Biện pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến hành phê bình và tự phê bình, tránh thái độ xuề xoà, “dĩ hoà vi quý”, không dám đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực. Đó chính là bài học đạo đức sâu sắc đối với lứa tuổi học sinh.
 Ví dụ 2
 Bài 8 - Lớp 11: Chủ nghĩa xã hội
 Mục tiêu bài học:
 Học xong bài, học sinh cần đạt được các yêu cầu:
Về kiến thức:
 - Hiểu được Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội Cộng sản chủ nghĩa
- Nêu được tính tất yếu khách quan đi lên Chủ nghĩa xã hội và đặc điểm thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
 Về kĩ năng:
Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa Chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước ở Việt Nam.
Về thái độ:
- Tin tưởng vào thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có ý thức sắn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Đất nước, bảo vệ Chủ nghĩa xã hội.
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp liên hệ thực tế
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp thuyết trình
Với hệ thống phương pháp trên giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ hai nội dung:
Một là: Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hai là: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Ở bài này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nói chuyện chuyên đề: “Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay ở địa phương em” để khắc sâu và củng cố nội dung bài học. Đây cũng là phương pháp giáo dục đạo đức có hiệu quả cao. Qua buổi ngoại khoá này, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về thực tiễn xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội không chỉ ở địa phương mình mà còn ở các địa phương khác. Từ đó, hình thành ở các em ý thức, niềm tin vào sự tất thắng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội; ý thức tham gia các hoạt động trường, lớp, làng xóm, quê hương,phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt, qua buổi nói chuyện chuyên đề này, học sinh rèn luyện cho mình khả năng nói, phong cách tự tin, chững chạc, ý thức tự giác,trong sinh hoạt tập thể. Buổi nói chuyện chuyên đề cần làm rõ được các nội dung:
- Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương em (thành tựu và hạn chế).
 + Về kinh tế.
 + Về chính trị.
 + Về văn hoá - xã hội.
- Thực tiễn bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở địa phương em (thành tựu và hạn chế).
 + Về kinh tế.
 + Về chính trị.
 + Về văn hoá - xã hội.
- Một số giải pháp góp phần thực hiện và hoàn thành tốt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở địa phương em. 
 Đồng thời, với việc giúp học sinh hiểu những kiến thức trên, giáo viên cần biến sự hiểu biết đó thành lối sống, hành động đúng đắn. Luôn xem xét, giải quyết các vấn đề xã hội một cách khoa học, không chủ quan, nóng vội, phiến diện. Đó chính là bài học đạo đức xuyên suốt toàn bài mà giáo viên cần hình thành ở học sinh.
Ví dụ 3:
Bài 14 - lớp 11: Chính sách quốc phòng và an ninh.
Mục tiêu bài học:
Học xong bài, học sinh cần đạt được các yêu cầu:
Về kiến thức:
- Nêu được vai trò của quốc phòng và an ninh ở nước ta. 
- Nêu được những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường Quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay.
 - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách Quốc phòng và An ninh của Nhà nước. 
Về kĩ năng:
- Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện tốt chính sách Quốc phòng và An ninh của Nhà nước.
Về thái độ:
- Tin tưởng, ủng hộ chính sách Quốc phòng và An ninh của Nhà nước, sẵn sàng tham gia giữ gìn trật tự, an ninh và bảo vệ Tổ quốc.
 Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp liên hệ thực tế
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
 - Ngoài ra, phương pháp nêu gương cũng là một phương pháp rất quan trọng. Nó không chỉ làm rõ nội dung của bài mà với các gương mặt chiến sĩ công an, cảnh sát dũng cảm bảo vệ trật tự xã hội, biên cương quốc gia sẽ là tấm gương cho học sinh noi theo.
Với hệ thống phương pháp trên, giáo viên cần làm rõ ba nội dung sau:
Một là: Vai trò của quốc phòng và an ninh.
Quốc phòng là các công việc, các hoạt động nhằm phục vụ cho việc giữ gìn và bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
An ninh là các công việc, các hoạt động đảm bảo ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội trên tất cả các mặt, làm thất bại mọi hành động phá hoại của địch.
Quốc phòng và an ninh có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc phòng và an ninh có vai trò đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Hai là: Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh.
Quốc phòng có nhiệm vụ: Trong hoà bình, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; trong chiến tranh, đập tan mọi kẻ thù xâm lược, giữ từng tấc đất của Tổ quốc, thường xuyên ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của kẻ thù.
An ninh có nhiệm vụ: Giữ vững sự ổn định và phát triển của mọi hoạt động; chống lại các hành động phá hoại, lật đổ của gián điệp, phản độngGiữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân.
Ba là: Những chủ trương và biện pháp lớn thực hiện chính sách quốc phòng, an ninh.
Xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Ổn định và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội tạo nên nền tảng của quốc phòng, an ninh.
Phát triển kinh tế xã hội đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh.
Xây dựng quân đội nhân dân và lực lượng công an nhân dân vững mạnh.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an nhân dân.
Trong đó, trọng tâm của bài là làm rõ vai trò, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh cũng những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh.
Đây là bài có nội dung khá gần gũi với đời sống thực tiễn, học sinh ít nhiều đã được nghe và hiểu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp dạy học trên thì công tác giáo dục đạo đức cho học sinh qua bài học sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi sử dụng phương pháp tấn công não. Cụ thể là: Trong phần I: “Vai trò của quốc phòng và an ninh”, khi giảng khái niệm quốc phòng, an ninh; giáo viên có thể chuẩn bị những mảnh giấy nhỏ chia cho 6 – 8 em, trả lời câu hỏi sau: Thế nào là quốc phòng, an ninh?
Lưu ý giáo viên cần quán triệt học sinh gấp sách vở lại. Sau 2 phút, giáo viên thu câu trả lời, đọc lên cho cả lớp nghe rồi giáo viên nhận xét và cho học sinh ghi khái niệm chính xác vào vở. Đồng thời, giáo viên cho học sinh lấy ví dụ làm rõ hơn khái niệm. 
Th

File đính kèm:

  • docSKKN_GDCD_20150727_122533.doc
Giáo án liên quan