Đề tài Giải pháp giúp học sinh cảm thụ nội dung tác phẩm Ngữ văn 8

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong / như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa.

 Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ,

 Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà.

Với văn bản trên, ta nên đọc theo nhịp điệu của thơ tứ tuyệt là 4/3. Nhưng chú ý rằng, câu 1 là nhịp 4/3 câu 4 là nhịp 2/5. Nhịp điệu này thể hiện nội dung, cảm xúc của câu thơ. Và cũng cần chú ý, vần “a”, “oa”, “à”. Vần tạo nên âm hưởng thơ. Đọc như thế sẽ cảm nhận được bức tranh đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc – một bức tranh lung linh, chập chờn, hòa hợp quấn quýt. Đọc như thế sẽ thấy được tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đẹp: câu 3 là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của rừng Việt Bắc; câu 4: tâm trạng thao thức lo việc nước của Bác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp giúp học sinh cảm thụ nội dung tác phẩm Ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH CẢM THỤ NỘI DUNG TÁC PHẨM NGỮ VĂN 8
I/ LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN – MÔ TẢ NỘI DUNG:
1/ Lí do chọn sáng kiến:
Có thể nói rằng, đọc là một khâu không thể thiếu đối với tất cả các bộ môn – khoa học xã hội và nhân văn, kể cả khoa học tự nhiên và kĩ thuật – song có lẽ bộ môn Ngữ Văn là cần quan tâm và đặt lên hàng đầu. Đọc là một dạng hoạt động lời nói, là quá trình chuyển từ chữ viết sang lời nói có âm thanh (đọc thành tiếng ) và không có âm thanh (đọc thầm). Ở môn Ngữ Văn đọc không chỉ là để cho âm thanh ngân vang lên mà chủ yếu để cảm, để hiểu, suy nghĩ, vận dụng, liên tưởng, tích lũy. Đọc như thế nào để thấm vào tâm trí mới cảm nhận được nội dung trong đó. Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà tác giả muốn gửi gắm. Âm vang của lời đọc kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh. Cảm xúc sẽ có được, sẽ bắt đầu từ khi đọc và được duy trì phát triển trong quá trình đọc. Hiện nay, vẫn còn một số học sinh chưa biết cảm nhận nội dung văn bản qua cách đọc. Các em chỉ biết đọc cho lưu loát chứ chưa biết thông qua cách đọc mà cảm thụ nội dung tác phẩm. Để việc cảm thụ văn bản thông qua cách đọc của học sinh đạt kết quả tốt bản thân tôi đã áp dụng một số giải pháp sau đây. 
2/ Mô tả nội dung:
Để giúp học sinh cảm thụ văn bản thông qua cách đọc văn bản, giáo viên cần hướng dẫn cách đọc cho học sinh thật chi tiết, cụ thể trước khi đọc văn bản. Tùy kiểu văn bản là thơ hay truyện mà có sự hướng dẫn phù hợp với từng kiểu bài.
Cho nên tôi đưa ra sáng kiến này nhằm giúp học sinh cảm thụ nội dung văn bản thông qua việc đọc tác phẩm.
II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
1/ Khi đọc tác phẩm cần chú ý:
Đọc chính xác, rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm. Giọng đọc phải phù hợp với ý tình, nhịp điệu câu văn. Cần tránh cách đọc Văn như đọc toán, lí, hóa,,với giọng không thay đổi: “đều đều” và “bằng bằng”. Đọc văn là đọc đúng ngữ âm, chính tả, ngữ pháp, cách diễn đạtYếu tố giọng điệu là một yêu cầu quan trọng đối với đọc văn. Qua giọng điệu, thái độ mà tình cảm của tác giả được bộ lộ: phê phán, ca ngợi, cảm thương, ghét bỏ, đau xót, tự hào
2/ Đối với thơ:
Chú ý vần, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, thể thơ Đọc khác với truyện.
Ví dụ: Giọng đọc cho bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) là giọng say sưa, hào hứng ở phần đầu khổ 1 vì nó diễn tả một mùa hè rộn ràng và tràn trề nhựa sống; đọc để ta như nghe được âm thanh rộn rã, ta như thấy đuuợc màu sắc rực rỡ, ta như ngửi được hương vị ngọt ngào; chú ý thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, thanh thoát và giàu âm hưởng. Sang phần sau của bài thơ, giọng thơ đã chuyển hẳn: giọng dằn vặt, u uất, vì diễn tả tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng. khi đọc phần này cần nhấn giọng mảnh ở các từ ngữ “đạp tan phòng”, “chết uất”, giọng cảm thán ‘ôi”, “thôi”, “làm sao”; đọc với nhịp điệu bất thường của thể thơ lục bát (không còn là nhịp 2/2/2 như phần đầu); nhịp 6/2 (câu 8: Mà chân muốn đạp tan phòng, / hè ôi), 3/3 (câu 9: Ngột làm sao / chết uất thôi).
Ví dụ 2:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong / như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa.
 Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ,
 Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà.
Với văn bản trên, ta nên đọc theo nhịp điệu của thơ tứ tuyệt là 4/3. Nhưng chú ý rằng, câu 1 là nhịp 4/3 câu 4 là nhịp 2/5. Nhịp điệu này thể hiện nội dung, cảm xúc của câu thơ. Và cũng cần chú ý, vần “a”, “oa”, “à”. Vần tạo nên âm hưởng thơ. Đọc như thế sẽ cảm nhận được bức tranh đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc – một bức tranh lung linh, chập chờn, hòa hợp quấn quýt. Đọc như thế sẽ thấy được tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đẹp: câu 3 là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của rừng Việt Bắc; câu 4: tâm trạng thao thức lo việc nước của Bác.
3/ Đối với truyện:
Cần chú ý nhân vật (giọng của từng nhân vật), tình tiết, lời kể Người đọc phải thật sự rung động trước nỗi niềm, số phận nhân vật – phải hóa thân vào nhân vật. Chẳng hạn, đọc tác phẩm “Tắt đèn” ( Ngô Tất Tố), khi ta đọc đến nhân vật chị Dậu thì lúc đó ta là Chị Dậu; còn đọc đến nhân vật cai lệ thì lúc đó ta là cai lệ.
Ví dụ 1:
Giọng đọc cho truyện ngắn “ Lão Hạc” ( Nam Cao): Diễn cảm – chú ý giọng điệu biến hóa đa dạng của tác phẩm. Lời của lão Hạc khi chua chát, xót xa, lúc chậm rãi, nằn nì. Lời của ông giáo (người kể chuyện) khi thì từ tốn, ấm áp, lúc lại cất lên đầy xót xa thương cảm. Lời của vợ ông giáo khi nói về lão Hạc thì lạnh lùng, dứt khoát. Lời của Binh Tư lại đầy vẻ nghi ngờ, mỉa mai. Nhịp điệu phần đầu, nhìn chung vừa phải, chậm rãi; phần cuối lại gấp gáp.
Ví dụ 2:
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng: Cuộc tranh cãi với bà cô: giọng bà cô chì chiết, đay nghiến, châm chọc, cố gắng hạ thấp uy tín của người mẹ trong lòng đứa bé; giọng bé Hồng thì vừa yếu đuối vừa cứng cỏi, sự tự hào về người mẹ xen lẫn cảm xúc đau đớn khi thấy mẹ bị xúc phạm, sỉ nhục. Cảnh gặp lại mẹ: Đọc thật diễn cảm, giọng bé Hồng cảm động, nghẹn ngào, tủi cực, yêu thương vô bờ bến.
Ví dụ 3:
Đọc văn bản “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn): chú ý cách đọc văn biền ngẫu. Lời của chủ soái Trần Quốc Tuấn lúc trang trọng, lúc khẳng định mạnh mẽ, chê trách việc làm tầm thường của các tướng sĩ. Giọng hài hước, châm biếm: “Cựa gà không thể đâm thủng áo giáp giặc”. Đọc bài hịch, ta có cảm tưởng như mỗi chữ, mỗi câu văn đều là những lời gan ruột của anh hùng Trần Quốc Tuấn. Sau những câu văn hùng hồn, thấm đượm là hình ảnh người anh hùng yêu nước xót đau đến quặn lòng vì nước non bị quân thù giày xéo, là ngọn lửa căm thù hừng hực cháy trong tim, là sự nóng lòng rửa nhục đến quên ăn mất ngủ.
III. KẾT LUẬN :
Tóm lại mỗi tác phẩm văn học đều có một cách đọc khác nhau: giọng vui, giọng buồn, giọng bình thường, giọng nhấn mạnh, giọng hạ xuống Học văn trước hết là phải học cách đọc văn. Từ chỗ đọc đúng dẫn đến đọc hay, dẫn đến cảm thụ và hiểu sâu hơn; yêu và thích học văn hơn. Từ đó, khơi dậy lòng say mê hứng thú học tập của học sinh, kết quả mà học sinh đạt được sẽ góp phần nâng cao chất lượng chung của nhà trường.
Tôi chân thành cảm ơn. 
 Mỹ Hòa, ngày 10 tháng 01 năm 2015
 Người viết
 Nguyễn Thị Kim Chung

File đính kèm:

  • docSKKN_THE_DUC_1415_20150726_044158.doc
Giáo án liên quan