Đề tài Dạy tích hợp các môn học: sinh học, vật lí, toán học, hóa học, mỹ thuật… thông qua chủ đề: nhảy xa – chạy bền
* Giai đoạn rơi xuống đất.
- Nhiệm vụ của giai đoạn này là góp phần nâng cao thành tích nhảy xa.
- Khi rới xuống đất tốc độ bay của cơ thể được giảm xuống do việc gấp lại mang tính hoãn xung ở khớp chậu đùi, khớp gối và khớp cổ chân để giảm chấn động đồng thời chuyển trọng tâm cơ thể ra phía trước, để tránh bị đổ ra sau làm ảnh hưởng tới thành tích.
p lí nhất để nâng cao thành tích nhảy xa kiểu “ngồi”. - Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Duy trì và nâng cao thành tích nhảy xa. - Thực hiện được chạy trên địa hình tự nhiên một cách chủ động, phân phối đều sức, nâng cao khả năng chạy bền. Biết cách phòng và tự khắc phục một số hiện tượng có thể xảy xa trong khi chạy. - Biết vận dụng tự tập luyện hằng ngày nâng coa sức khoẻ và thi đấu đạt tiêu chuẩn RLTT. - Biết vận dụng vào đời sống, phát triển thể lực giúp đỡ gia đình, bạn bè và những người xung quanh. c. Hành vi, thái độ: - Nghiêm túc, tự giác tích cực tập luyện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, tạo hứng thú khi học. Nắm vững nội dung bài học, có tinh thần vượt khó. - Vâng lời thầy cô, giúp đỡ bạn bè, có ứng xử đúng mực với mọi người xung quanh. 2. Địa điểm, phương tiện. a. Địa điểm: Sân thể dục Trường THCS Trực Phú – Trực Ninh – Nam Định. b. Phương tiện: - Giáo viên chuẩn bị: 1 ván giậm nhảy, nẹp ván, 3 bục giậm nhảy, 1 hố cát, 2 đệm nhảy, hai cột bóng, xẻng, gạt cát, vôi bột, thước dây, phấn mầu, 10 cờ số, 1 còi, 5 cờ hiệu, 2 giỏ đựng đồ, 4 quả bóng ném, giá treo tranh, que chỉ tranh, tranh “đà 3 bước giậm nhảy bước bộ trên không”, “nhảy xa kiểu ngồi”, hai bảng phụ, trang phục thể thao. - Học sinh (HS) chuẩn bị trang phục gọn gàng, giầy tập, vệ sinh sân tập sạch sẽ. 3. Tiến trình tổ chức dạy học. Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Nhận lớp: - Cán sự báo cáo sĩ số lớp. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học (mục tiêu, yêu cầu). 2. Khởi động. a. Khởi động chung: - Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn khoảng 100m. - Đi thường theo vòng tròn tập động tác: + Đi thường thực hiện động tác tay cao. + Đi thường thực hiện động tác tay ngực. + Đi thường thực hiện động tác vặn mình liên tục trái phải (chân nào bước lên trước thì vặn mình và đánh mặt về bên đó. + Đi thường thực hiện động tác bước với (lưng bụng). - Đứng quay mặt vào trong xoay các khớp: + Cổ tay kết hợp cổ chân. + Khớp vai. + Khớp hông. + Khớp gối. - Ép dây chằng dọc – chằng ngang. b. Khởi động chuyên môn: - Chạy bước nhỏ di chuyển. - Chạy nâng cao đùi di chuyển. - Chạy đạp sau di chuyển. - Chạy tốc độ cao. 7 - 8 phút 100m Mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp 1lx10m 1lx10m 1lx10m 1lx15m - Lớp trưởng cho lớp tập hợp 4 hàng ngang, chỉnh đốn hàng ngũ, kiểm tra sĩ số, báo cáo sĩ số của lớp cho giáo viên. Đội hình nhận lớp, giới thiêu bài. - Học sinh chúc giáo viên "khỏe". - Giáo viên chúc lại “chúc cả lớp "khỏe". - Giáo viên phổ biến nội dung bài học - Từ đội hình hàng ngang, quay trái (quay phải), từ phải qua trái chạy thường thành 1 vòng tròn. - Giáo viên đi ngược chiều với học sinh. Đội hình khởi động GV - Học sinh khởi động theo đội hình vòng tròn. Giáo viên hô nhịp và chú ý nhắc nhở học sinh tập luyện. - Từ đội hình vòng tròn học sinh thực hiện các động tác khởi động chuyên môn di chuyển theo dòng nước chảy và đổi động tác theo lệnh của giáo viên. B. PHẦN CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy thực hiện hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”. ? Em hãy cho cô biết kỷ lục nhảy xa mới nhất của Việt Nam. 2. Bài học. 2. 1. Nhảy xa. a. Lịch sử phát triển của nhảy xa Việt Nam và thế giới. - Lịch sử phát triển điền kinh hiện đại ghi nhận cuộc thi đấu nhảy xa chính thức đầu tiên được tổ chức tại nước Anh năm 1864 và Mai Cơ đã lập thành tích 5,48m, tại đại hội Olymoic đầu tiên ở Aten năm 1896 E. Clac đã lập kỷ lục Olympic đầu tiên với thành tích 6,35m. Sau các năm phát triển thành tích nhảy xa không ngừng được nâng lên. Bảng kỷ lục nhảy xa thế giới. Năm Vận động viên (nước) Giới tính Thành tích 1901 P. Ôcônnô(Ailen) Nam 7m61 1935 G. Ôoen (Mỹ) Nam 8m13 1968 R. Bimôn (Mỹ) Nam 8m90 1991 M. Powell (Mỹ) Nam 8m95 1986 H. Đreslơ (Đức cũ) Nữ 7m45 1988 G.Tristiacôva (LXcũ) Nữ 7m52 Bảng kỷ lục nhảy xa Việt Nam. Năm Vận động viên Giới tính thành tích 2000 Nữ 6m39 Nam 7m70 2001 Phạm Thu Lan Nữ 6m57 2013 Phạm Văn Lâm (Nam Định) Nam 7m73 b. Ôn một số động tác, trò chơi bổ trợ kỹ thuật. - Chạy đà 5 bước giậm nhảy bước bộ (tiếp đất bằng chân lăng). * Yêu cầu: Giậm nhảy nhanh – mạnh, khi bay trên không thực hiện gập gối chân lăng phía trước, chân giậm nhảy duỗi thẳng phía sau, khi tiếp đất chủ động hạ gối chân lăng giảm chấn động, thân người đổ về phía trước, tay đánh sang hai bên giữ thăng bằng. - Chạy đà 5 bước giậm nhảy lên bục giậm với tay chạm bóng (cao – xa). * Yêu cầu: Giậm nhảy nhanh – mạnh, khi bay trên không đánh hai tay lên cao đập bóng, sau đó tích cực với hai chân về phía trước chủ động tiếp đất bằng một hoặc hai chân (khuỵu gối hoãn sung), kết hợp đánh tay, đổ thân trên về trước giữ thăng bằng. - Trò chơi “Lò cò tiếp sức chuyển vật”. + Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 5m đặt 2 giỏ đựng bóng cách nhau 1,5 – 2m, mỗi giỏ 2 quả bóng ném,cả 2 đội đứng thành 2 hàng dọc sau vạch xuất phát. + Cách chơi: Khi có lệnh xuất phát em số 1 cầm bóng lò cò lên bỏ bóng vào giỏ sau đó chạy nhanh về chạm tay em số 2, em số 2 thực hiện lò cò lên giỏ lấy bóng sau đó chạy nhanh về trao bóng cho em số 3. Em số 3, 5, 7...thực hiện như em số 1. Em số 4, 6, 8... thực hiện như em số 2. Trò chơi diễn ra cho đến em cuối cùng, em cuối cùng của đội nào về trước thì hàng đó thắng cuộc. Trò chơi diễn ra 3 hiệp theo luật 3 thắng 2. c. Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” nâng cao thành tích: Phối hợp hoàn chỉnh 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”: Chạy đà và điều chỉnh đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất. * Giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy: - Nhiệm vụ: Tạo tốc độ nằm ngang hợp lí chuẩn bị cho giậm nhảy. - Tốc độ chạy đà và tốc độ giậm nhảy có mối quan hệ khăng khít. Những bước cuối cùng được thực hiện càng nhanh thì giậm nhảy càng nhanh. - Chân đặt vào điểm giậm nhảy nhanh mạnh, khi tiếp xúc đất chân thẳng giúp dễ dàng chuyển một khối lượng lớn vào tư thế chống, hoãn xung tốt chuẩn bị cho việc bật lên khi giậm nhảy đạt hiệu quả. - Khoảng cách từ điểm đặt chân giậm đến hình chiếu trọng tâm cơ thể trên đất nhỏ hơn ở bước cuối cho phép trọng tâm cơ thể người nhảy được nâng lên. - Độ dài bước chạy phụ thuộc vào cấu trúc giải phẫu của cơ thể và sức mạnh của chân. Tốc độ chạy đà càng lớn phản lực chống trước càng mạnh, sự kìm hãm tốc độ nằm ngang càng nhiều. * Giai đoạn giậm nhảy: (Vận dụng tính đàn hồi của cơ bắp). - Nhiệm vụ của giậm nhảy là làm thay đổi phương hướng chuyển động của trọng tâm cơ thể. + Do ảnh hưởng của quán tính và trọng lực khi đặt chân ở tư thế thẳng, chân giậm nhanh chóng gập lại ở khớp gối, khớp hông, (trọng tâm cơ thể xích gần điểm chống tựa), để làm giảm chấn động lúc đặt chân đồng thời làm căng các nhóm cơ (tạo cho cơ có thế năng). + Khi giậm nhảy trọng tâm cơ thể lại tách xa khỏi điểm chống, lúc này chân giậm hoạt động như một đòn bẩy tạo điều kiện cho lực li tâm xuất hiện làm thay đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể. + Động tác giậm nhảy được thực hiện thông qua việc duỗi hết các khớp hông, gối, cổ chân một cách tích cực để tác dụng một lực lớn nhất và nhanh nhất xuống mặt đất nhắm tạo ra phản lực chống đưa trọng tâm cơ thể bay lên với tốc độ bay ban đầu lớn nhất và góc độ bay hợp lí nhất. + Góc độ đặt chân giậm khoảng 60 – 650; góc độ giậm nhảy khoảng 70 – 750. + Giậm nhảy nhanh, mạnh, tích cực bằng cả bàn chân, vươn cơ thể về phía trước, tạo góc độ bay hợp lí nhất là nhỏ hơn (khoảng 19º - 25º). Phối hợp nhịp nhàng với chân khi giậm nhảy còn có động tác đánh tay và động tác đá lăng chân. * Giai đoạn trên không: + Nhiệm vụ của giai đoạn bay trên không là hợp lí mọi hoạt động trong khi bay để giữ thăng bằng tạo điều kiện cho người nhảy với chân xa về trước để đạt thành tích cao nhất. + Khi ở trên không do ảnh hưởng của trọng lực (lực hút của trái đất) nên cơ thể đồng thời di chuyển xuống dưới với gia tốc 9,8m/s2. Vì vậy nên nửa đầu của đường bay tốc độ bay lên chậm dần đều còn nửa sau của đường bay tốc độ rơi nhanh dần đều. + Trong khi bay, do không có điểm tựa, nên mọi hoạt động của người nhảy không thể làm thay đổi quỹ đạo bay của trọng tâm cơ thể.. + Giai đoạn trên không nhanh chóng thu chân giậm cùng chân lăng tạo tư thế ngồi xổm trên không (thời kì hình thành kiểu nhảy). * Giai đoạn rơi xuống đất. - Nhiệm vụ của giai đoạn này là góp phần nâng cao thành tích nhảy xa. - Khi rới xuống đất tốc độ bay của cơ thể được giảm xuống do việc gấp lại mang tính hoãn xung ở khớp chậu đùi, khớp gối và khớp cổ chân để giảm chấn động đồng thời chuyển trọng tâm cơ thể ra phía trước, để tránh bị đổ ra sau làm ảnh hưởng tới thành tích. + Ôn hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” nâng cao thành tích. - Đo đà trung bình 11 – 13 bước đà, chạy điều chỉnh bước đà hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa. Đánh dấu mốc đà ổn định. + Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” với mốc đà ổn định đã được đánh dấu, tăng tốc độ đà, nâng cao thành tích nhảy xa. * Yêu cầu kỹ thuật: Điều chỉnh ổn định bước chạy đà, chạy tăng dần tốc độ, đến nửa quãng đà đột ngột tăng tốc độ cao và phát huy tốc độ cao cho đến khi giậm nhảy tạo được tốc độ bay ban đầu lớn nhất. Giậm nhảy nhanh, mạnh, tích cực cả bàn chân tạo góc độ bay hợp lý, kết hợp đánh tay nhịp nhàng. d. Củng cố bài. - Giáo viên gọi đại diện 1 em nhóm nam và 1 em nhóm nữ lên thực hiện hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”. - Giáo viên ? Theo em trong 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” giai đoạn nào ảnh hường và quyết định đến độ bay xa của lần nhảy? Vì sao? + Đáp án: Giai đoạn chạy đà và giậm nhảy là 2 giai đoạn ảnh hưởng và quyết định đến độ bay xa của lần nhảy. + Vì: Về mặt lí thuyết, trong điều kiện không có sức cản của môi trường không khí, điểm bay ra và điểm rơi cùng trên một mặt phẳng thì độ bay xa của một vật thể được phóng ra tỷ lệ thuật với bình phương tốc độ bay ban đầu, sin 2 lần góc bay và tỷ lệ nghịch với giai tốc rơi tự do. - Dựa vào công thức tính độ bay xa của một vật thể. Trong đó: S là độ bay xa của vật thể. : là tố độ bay bàn đầu. : là góc độ bay. g: là gia tốc rơi tự do (g 9,8m/s). - Phân tích công thức trên ta thấy g là 1 hằng số không đổi g 9,8m/s), sin 2 lớn nhất khi = 450 cho nên tốc độ bay ban đầu (tốc độ tổng hợp của các tốc độ thẳng đứng và nằm ngang được tạo ra do kết quả của chạy đà và giậm nhảy) là yếu tố quyết định khoảng cách bay xa của vật thể. Nên là yếu tố quyết định nhiều nhất đến độ bay xa của vật, và là yếu tố ảnh hưởng lón đến độ bay xa của vật thể. - Trong thực tế nhảy xa, chạy đà và giậm nhảy là 2 giai đoạn tạo cho cơ thể có tốc độ bay ban đầu lớn, góc độ bay hợp lí nhất vì thế nó là 2 giai đoạn có ảnh hưởng quyết định đến độ bay xa của lần nhảy. - Về lí thuyết góc bay tối ưu phải là 450 song trong nhảy xa do tốc độ nằm ngang lớn hơn tôc độ thẳng đứng và độ cao của trọng tâm cơ thể lúc bay ra lớn hơn so với lúc chạm đất nên góc bay ra của nhảy xa chỉ từ 18 - 260 2. CHẠY BỀN: Luyện tập trên địa hình tự nhiên. - Nữ chạy 600m không tính thời gian. - Nam chạy 800m không tính thời gian. * Yêu cầu: Đảm bảo an toàn trong khi chạy, trong khi chạy biết phối hợp nhịp nhàng giữa đánh tay, chân, thân người để giữ thăng bằng, đặc biệt là ở những đoạn đường vòng. Phân phối đều sức duy trì 80% sức chạy hết cự li (thời gian) quy định. Phối hợp hít sâu, thở đều, hạn chế thở bằng miệng. - Sau khi chạy xong đi lại thả lỏng không được dừng lại đột ngột, ngồi, hoặc nằm chánh một só hiện tượng có thể xảy ra khi chạy bền như: hiện tượng “choáng, ngất”; “chuột rút”;“cực điểm” và một số hiện tượng khác - Trong đó “chuột rút” là hiện tượng thường gặp trong tập luyện thể dục thể thao, do co cơ quá mức không duỗi ra được. “chuột rút” thường xuất hiện ở các cơ sau cẳng chân, bàn chân và cơ bụng. - Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “chuột rút”: + Về phương diện thê dục thể thao: hiện tượng “chuột rút” là do trước khi tập luyện khởi động chưa kĩ các nhóm cơ, trong khi tập luyện thời gian nghỉ giữa các lần tập quá lâu làm cho cơ thể gần như về trạng thái bình thường, hoặc do cơ thể hoạt động quá sức cũng có thể dẫn đến hiện tượng này. + Về mặt sinh học và hoá học: Hiện tượng “chuột rút” có thể là do những rối loạn thần kinh, nhưng phổ biến hơn cả là những rối loạn ngay tại vùng cơ bắp. Sự tích luỹ lâu dài các chất thải (như axit lactic) được tiết ra sau một nỗ lực căng thảng kéo dài của cơ, kết hợp với tình trạng lưu thông máu kém tạo ra sự co thắt cơ ngoài ý muốn, gây đau đớn. Hiện tượng chuột rút thường kéo dài khoảng vài chục giây, đôi khi lâu hơn. Khi cơ thể hoạt động quá sức, khi bị lạnh và mệt, hiện tượng “chuột rút” dễ xảy ra các chứng viêm động mạch, hạ natri hoặc canxi máu, mất nước + Cách khắc phục: xoá bóp nhẹ nhàng, day, ấn tay vào chỗ bị “chuột rút” để kéo dãn những cơ bị co rut. Khởi động thật kỹ trước khi tập luyện, hài hoà thời gian nghỉ với thời gian tập luyện trong mỗi tiết học. 30-32 phút 2 phút 23 phút 2 phút 8 - 9 phút 8 - 9 phút 2 - 3 lần 2 - 3 lần 3phút 1 lần 5 phút 2 vòng 3 vòng Đội hình kiểm tra bài cũ. Hố cát Gv - Giáo viên gọi 1 học sinh lên thực hiện. - Học sinh ở dưới quan sát và nhận xét. - Giáo viên đánh giá, xếp loại. - Học sinh đại diện các tổ trả lời. - Giáo viên liên hệ lịch sử phát triển nhảy xa trên thế giới. Và một số kỷ lục nhảy xa của Việt Nam gần đây. Đội hình giới thiệu GV Tranh - Giáo viên đưa một số kỷ lục nhảy xa trên bảng phụ. - Học sinh quan sát, chú ý lắng nghe. - Giáo viên làm mẫu một số kỹ thuật động tác: + “Đà 5 bước giậm nhảy bước bộ”; + “Đà 5 bước giậm nhảy với tay chạm bóng cao xa”; + “Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi với mức đà ngắn”; ► Kết hợp nêu yêu cầu kỹ thuật động tác cho học sinh quan sát Đội hình làm mẫu Hố cát GV - Học sinh quan sát, lắng nghe. * Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm tập luyện. + Nhóm nam: Ôn hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”. + Nhóm nữ: Ôn các động tác bổ trợ và chơi trò chơi. - Sau đó 2 nhóm đổi nội dung ôn tập. - Giáo viên cử nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng từng nhóm. Nhóm nữ: Ôn bổ trợ Đội hình tập luyện bổ trợ (CS) (Đệm) Bục giậm (Đệm) - Nhóm trưởng cử 1 em có chiều cao trung bình trong nhóm lên đo đà 5 bước (10 bước đi thường) sau đó đánh dấu mốc đà, kẻ vạch chuẩn bị. - Học sinh khác điều chỉnh đà tiến lên hoặc lùi xuống tùy theo chiều cao và bước đà của mình. - Học sinh tập luyện, dưới sự chỉ huy cử nhóm trưởng.- Giáo viên chú ý nhắc nhở sửa sai. - Từ vị trí đà 5 bước học sinh chuyển sang thực hiện động tác giậm nhảy lên bục với tay đập bóng cao xa. - Cán sự nhắc nhở, sửa động tác sai cho thành viên trong nhóm. - Giáo viên đi lại quan sát sửa sai cho học sinh 2 nhóm. Đội hình trò chơi VXP è 5m è Trọng tài - Cán sự làm trọng tài và điều khiển trò chơi. - Học sinh 2 đội chơi dưới hình thức thi đua. - Trò chơi kết thúc trọng tài công bố kết quả. - Đội nào thua phải đứng lên ngồi xuống 5 lần. Nhóm nam: Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi Đội hình tập luyện CS Hố cát - Học sinh cả nhóm chia làm 2 tổ, mỗi tổ 8 em, tập luyện luân phiên theo tổ. - Nhóm trưởng yêu cầu tổ 1 vào vị trí đo đà (22 - 26 bước đi thường tùy thuộc vào sức khỏe), đánh dấu mốc đà, chạy điều chỉnh đà, sau đó đánh dấu lại mốc đà ổn định. - Tùy thuộc vào bước chạy đà chẵn hay lẻ để đặt vị trí chân giậm nhảy ở tư thế chuẩn bị chạy đà - Nhóm trưởng nhắc nhở, kết hợp sửa sai cho các bạn. - Từ mốc đà chuẩn học sinh từng tổ thực hiện hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” tính thành tích thi đua giữa các tổ (mỗi em thực hiện 3 lần nhảy với nam, 2 lần nhảy với nữ, lấy thành tích lần nhảy xa nhất). Hoàn thiện kỹ thuật - Các em học sinh tổ khác đứng quan sát bạn thực hiện, động viên, nhắc nhở động tác sai cho bạn và rút kinh nghiệm. - Giáo viên cử học sinh đo và ghi lại thành tích các lần nhảy. - Tổ 1 thực hiện chạy điều chỉnh 1 – 2 lần sau đó về vị trí gần hố cát quan sát cổ vũ cho tổ 2 thực hiện. - Tổ 2 thực hiện tương tự như tổ 1. - Học sinh 2 nhóm tập luyện. - Giáo viên đi lại quan sát, sửa sai cho học sinh từng nhóm. - Nếu có nhiều học sinh thực hiện sai kỹ thuật giáo viên yêu cầu cả nhóm dừng tập, gọi một học sinh thực hiện sai lên sửa sai cho học sinh đó, các em trong nhóm cùng quan sát. - Tuỳ vào động tác sai của học sinh giáo viên đưa biện pháp sửa sai cho hợp lí. - Học sinh tiếp tục tập luyện cho đến khi giáo viên có tín hiệu đổi nội dung tập luyện. - Học sinh 2 nhóm chạy di chuyển đổi vị trí, đội hình và nội dung tập luyện. * Giáo viên yêu cầu hai nhóm đổi nội dung tập luyện. - Hai nhóm di chuyển đổi vị trí và nội dung tập luyện. + Nhóm nữ: ôn hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”. + Nhóm nam: Ôn động tác bổ trợ, chơi trò chơi. - Giáo viên đi lại nhắc nhở sửa sai cho từng nhóm. Đội hình củng cố bài. Hố cát GV - 2 học sinh đại diện 2 nhóm lên thực hiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”. - Học sinh cả lớp quan sát nhận xét. - Giáo viên nhận xét, khắc sâu kiến thức. - Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi. - Giáo viên gọi đại diện một học sinh trả lời câu hỏi. - Học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét và đưa đáp án trên bảng phụ. Đội hình . GV Tranh "Trong nhảy xa giai đoạn chạy đà và giậm nhảy là 2 giai đoạn có ảnh hưởng lớn và quyết định đến độ bay xa của lần nhảy đó". - Giáo viên giải thích dựa vào kiến thức môn vật lí. - Học sinh quan sát bảng phụ và chú ý lắng nghe. - Giáo viên nêu nhanh một số yêu cầu trong khi chạy. - Học sinh chạy theo nhóm nam riêng, nữ riêng. Đội hình chạy bền - Giáo viên chú ý giảm lượng vận động cho những em học sinh có thể lực kém và bị bệnh tim mạch. Có thể cho các em chạy tùy theo sức khỏe của mình. Để tránh một số hiện tượng (như “chuột rút”, “choáng ngất”) có thể xảy ra trong khi chạy. - Học sinh phải biết cách tự khắc phục một số hiện tượng xảy ra trong và sau khi chạy. - Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn, hít sâu thở đều trong khi chạy. - Học sinh chạy xong đi lại thả lỏng trong sân tập. C. PHẦN KẾT THÚC. 1. Thả lỏng: - Thực hiện một số động tác thả lỏng hồi tĩnh như; đi lại nhẹ nhàng, gập thân thả thân người kết hợp hít sâu thở đều (thực hiện động tác điều hòa). 2. Nhận xét: - Giáo viên nhận xét kết quả tập luyện của học sinh, rút kinh nghiệm. - Nhận xét ý thức học tập của học sinh. * Liên hệ: - Tập luyện thể dục thể thao có tác dụng rất lớn đến cơ thể như: + Làm cho cơ phát triển, tăn độ đàn hồi và độ linh hoạt của cơ. Làm cho cơ, xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khoẻ mạnh. + Làm cho xương tiếp thu máu đầy đủ hơn, các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương dày lên, cúng và dài hơn. + Làm cho tim khoẻ lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được thực hiện nhanh hơn, nhờ vậy khí huyết được lưu thông, người tập ăn ngon, ngủ tốt, học tốt, sức khoẻ tăng lên. + Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên làm lồng ngực và phổi nở ra, các cơ làm chức năng hô hấp được khoẻ và độ đàn hồi tăng. Khả năng của các cơ, xương tham gia gia vào hoạt động hô hấp cũng linh hoạt lên. Nhờ vậy lượng trao đổi khí ở phổi tăng, làm cho máu giàu ỗi hơn, sức khoẻ tăng lên. - Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Hồ Chủ tịch; Trong bài “sức khoẻ và thể dục” (đăng trên báo cứu quốc, số 199, ngày 27/3/1946), người viết: + “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cùng cần có sức khoẻ mới làm thành công. . Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước. .v.v Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoe”. - Ngày nay môn học Thể dục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy trong
File đính kèm:
- DAY_HOC_TICH_HOP_THEO_CHU_DE_20150727_083651.doc