Đề tài Dạy học bằng phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh”

 Để có 02 tiết học trên lớp theo thời khóa biểu, chúng tôi đã tiến hành dạy – học văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” theo tiến trình sau :

Bước 1: Chuẩn bị : (Hoạt động này được tiến hành trước 02 tuần so với thời gian diễn ra bài học trên lớp theo phân phối chương trình). Lớp 9A1 gồm 31 học sinh được chia thành 4 nhóm :

* Nhóm viết : Chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản về các vấn đề sau :

- Tác giả Nguyễn Thành Long ( Ngoài những thông tin trong SGK, các em có thể thu thập thêm những kiến thức liên quan tới tác giả ở trên mạng Internet hoặc các sách tham khảo để cho bài nói của mình thêm phong phú.)

- Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. ( Đặc biệt chú ý hoàn cảnh đất nước ta trong giai đoạn tác phẩm ra đời để nhấn mạnh vẻ đẹp của con nười trong giai đoạn này.)

 

docx28 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dạy học bằng phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 liệt phía trước. Bối cảnh đó cũng khiến cho con đường dẫn dắt học sinh tiếp cận với tác phẩm văn chương, tìm hiểu giá trị truyền thống trở nên nhọc nhằn hơn, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt hơn về phương pháp giảng dạy mới có thể tạo hứng thú cho các em được.
II. Thực trạng của vấn đề
Thuận lợi – khó khăn.
Thuận lợi.
 Trường THCS Nguyễn Huệ năm học 2014 – 2015 có tổng số: 576 học sinh, 20 lớp học, cơ sở vật chất khang trang, thuận lợi cho việc dạy và học. Là ngôi trường có nhiều thành tích về các mặt giáo dục, đạo đức, chất lượng văn hóa, hoạt động Đội và hoạt động Thể dục thể thao. Trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và Tập thể lao động xuất sắc. Trường được UBND tỉnh Đăk Lăk công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 năm học 2010 – 2011.
 Trong thời gian nhận công tác giảng dạy tôi luôn được Ban Giám hiệu, Hội đồng sư phạm Nhà trường tạo điều kiện, hỗ trợ về nhiều mặt.
 Trong quá trình công tác giảng dạy của bản thân tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn Ngữ Văn. Chúng tôi thường trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Riêng các em học sinh, đa phần là con em nhà nông nên rất chân chất, hiền lành, các em có ý thức tự học, ham học và chăm chỉ tự rèn luyện.
Đa số các em khi được tiếp cận với cách khám phá mới của tiết dạy văn bản thì tỏ ra hứng thú và sẵn sàng tiếp nhận công việc nếu được thầy cô giao cho.
Khó khăn: 
 Trên thực tế, tiết dạy văn bản chiếm một khối lượng lớn là trọng tâm trong ba phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn và Văn bản, các em lĩnh hội nội dung bài giảng theo dọc chiều dài lịch sử của dân tộc qua từng thời kì, từ đó hình thành nên Đức – Trí – Thể - Mĩ, thế nhưng môn văn ngày càng mất dần đi vị thế quan trọng vốn có của nó bởi xu thế phát triển của xã hội, các em hứng thú với các môn học tự nhiên hơn, cha mẹ quan tâm đầu tư vào hơn các môn học có cơ hội trong việc chọn nghành nghề sau này, các em cảm thấy nản lòng khi tiếp nhận những bài Tiếng Việt hóc búa, những bài Tập làm văn khó viết được hay và đạt được điểm cao và đặc biệt lĩnh hội một tiết Văn bản dài, trừu tượng.
 Với đề tài này tôi mong rằng các em học sinh không nản lòng khi tiếp cận văn bản nữa, giúp các em học tốt hơn. Rất nhiều kĩ năng được hình thành ở học sinh qua việc thực hiện bài học theo phương pháp này: khả năng làm việc nhóm, kĩ năng nghiên cứu khoa học, khả năng nói trước đám đông, khả năng diễn xuất, kĩ năng thuyết trình, tổ chức từ đó giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp và sinh hoạt.
2. Mặt mạnh – mặt yếu:
a. Mặt mạnh:
 Vừa qua, Phòng Giáo dục có tổ chức cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp, qua cuộc thi tôi có cơ hội được tham khảo một số giáo án hay, có tính thực tiễn cao nên tôi đã vận dụng làm tư liệu cho bài viết của mình.
 Hơn nữa, được công tác gần nhà nên việc soạn giảng, cũng như lên kế hoạch và phương pháp, biện pháp giảng dạy có phần thuận lợi. 
 Khối lớp tôi giảng dạy là các em học sinh lớp 7, 9 nên đã có ý thức học tập tốt. Các em tích cực chủ động trong cách chuẩn bị bài ở nhà, lên lớp lĩnh hội bài học có phần hào hứng hơn, mạnh dạn trao đổi ý kiến với thầy cô và các bạn hơn.
b. Mặt yếu: 
 Do những khó khăn nhất định mà không phải tiết học nào cũng áp dụng được hình thức này, mỗi kì chỉ chọn một vài tác phẩm hay ở các khối lớp để học sinh có đất diễn. Mặt khác, việc thực hiện phương pháp này đòi hỏi học sinh phải có học lực khá, giỏi, khả năng tư duy nhanh nhẹn, thế nhưng ở một địa phương là vùng sâu, vùng xa như trường chúng tôi thì trình độ tiếp thu của các em không đồng đều, điều kiện vật chất còn thiếu thốn nên không thể áp dụng hết được tất cả các lớp học ở tất cả các khối.
3. Thành công – hạn chế:
a. Thành công:
Trong các năm học gần đây nhờ sự đầu tư về cơ sở vật chất của nhà trường, sự quan tâm sát sao của phụ huynh trong việc học của con cái, ý thức học tập, tính tự giác của các em được nâng cao dẫn đến kết quả học tập cũng thu được thành công nhất định. Chất lượng đại trà được ổn định, chất lượng mũi nhọn có sự khởi sắc.
b. Hạn chế:
 Trình độ học sinh trong lớp chưa đồng đều, các em còn có xu hướng học lệch, chú trọng vào các môn học thời thượng nên còn coi nhẹ môn học từng một thời làm kim chỉ nam này. Ý thức học tập của một số em còn chưa nghiêm túc. Tài liệu nghiên cứu còn hạn chế. Bản thân người viết kinh nghiệm chưa nhiều, thời gian đầu tư vào đề tài còn ít.
4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động: 
- Chất lượng đại trà của môn Văn so với các môn học khác còn thấp.
- Do các yếu tố xã hội tác động nên các em chưa hướng sâu vào việc học văn.
- Chất lượng mũi nhọn của bộ môn trong các năm trước chưa cao.
III. Giải pháp, biện pháp:
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Sở dĩ tôi chọn đề tài này là vì khi tham gia tiết học, các em được tìm hiểu kĩ hơn về văn bản thông qua nhiều hành động, trực tiếp hóa thân vào nhân vật để tái hiện tác phẩm dưới hình thức sân khấu hóa. Học sinh khám phá văn bản qua phần hội thảo, thầy cô đóng vai trò là cố vấn giúp các em định hướng đúng đắn trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm. Từ đó giúp học sinh có hứng thú yêu thích học văn hơn, tạo tâm lý thoải mái khi học, mạnh dạn trao đổi ý kiến. Kích thích sự tìm tòi sáng tạo, từ đó khắc phục lối học thụ động, dần dần củng cố kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới một cách tự giác để đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.
2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp:
Năm học 2014-2015, tôi được nhà trường phân công giảng dạy 2 lớp 9 và 2 lớp 7. Qua khảo sát về kết quả mà các em viết bài tập làm văn số 3 ở lớp 9A1 với đề “ Hãy đóng vai cô kĩ sư kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa các nhân vật trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ”. Còn ở lớp 6, từ việc theo dõi kết quả bài khảo sát chất lượng đầu năm, trong quá trình giảng dạy tôi cho làm bài kiểm tra và kết quả thu được như sau: 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu – kém
SL
TL%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
31
04
12,9%
17
54,8%
10
32,3%
0
0%
6A1
29
05
17,2%
16
55,2%
8
27,6%
0
%
 Tôi đã khảo sát trên tổng số 60 học sinh của hai lớp 9A1, 7A1 và trên cơ sở ấy trong năm học, chúng tôi đã bước đầu áp dụng dạy học văn bằng phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh” ở ba nhóm văn bản là văn bản nhật dụng (Ngữ Văn 7), văn bản truyện hiện đại (Ngữ Văn 9) và trong đợt thi chọn giáo viên dạy giỏi cấp trường tôi có thử nghiệm trên một tiết dạy văn bản truyện ngụ ngôn (Ngữ văn 6). Cũng trong năm này, để tham gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp, tôi có điều kiện được tham khảo một số giáo án của các chị đồng nghiệp, đây là cơ hội cho tôi được học hỏi thêm kinh nghiệm để bổ sung vào sáng kiến này. Các hoạt động dạy – học trong bài đều được tổ chức theo tinh thần của phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh” phù hợp với đặc điểm, tình hình của học sinh trường chúng tôi cụ thể như sau :
2.1. Áp dụng phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh” trong dạy – học văn bản truyện hiện đại (Ngữ Văn 9) : 
 Để có 02 tiết học trên lớp theo thời khóa biểu, chúng tôi đã tiến hành dạy – học văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” theo tiến trình sau :
Bước 1: Chuẩn bị : (Hoạt động này được tiến hành trước 02 tuần so với thời gian diễn ra bài học trên lớp theo phân phối chương trình). Lớp 9A1 gồm 31 học sinh được chia thành 4 nhóm :
* Nhóm viết : Chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản về các vấn đề sau :
- Tác giả Nguyễn Thành Long ( Ngoài những thông tin trong SGK, các em có thể thu thập thêm những kiến thức liên quan tới tác giả ở trên mạng Internet hoặc các sách tham khảo để cho bài nói của mình thêm phong phú.)
- Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. ( Đặc biệt chú ý hoàn cảnh đất nước ta trong giai đoạn tác phẩm ra đời để nhấn mạnh vẻ đẹp của con nười trong giai đoạn này.)
- Những nét chính về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Phương thức biểu đạt: học sinh có thể lựa chọn các hình thức biểu đạt như: thuyết minh (Giới thiệu về anh thanh niên); biểu cảm (Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên); hay nghị luận (Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên)
* Nhóm kịch : Dàn dựng tiểu phẩm “Cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị” 
(Thể hiện nội dung chính là cảnh anh thanh niên tặng hoa cho cô kĩ sư, cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư).
* Nhóm đạo cụ: Chuẩn bị trang phục, bối cảnh, trang trí, quay video clip cho tiết mục kịch ( Tiết mục này có sự hỗ trợ của giáo viên.)
* Nhóm hội thảo: Chuẩn bị các câu hỏi xung quanh tác giả tác phẩm và điều hành thảo luận. (Chọn những học sinh có khả năng lập luận tốt.)
Bước 2: Hoạt động lên lớp (được tiến hành trong 02 tiết học) :
* Hoạt động 1: Đại diện nhóm viết giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đồng thời giới thiệu video clip “Cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị” .
* Hoạt động 2: Cả lớp xem video clip “Cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị” trên máy chiếu. (GV hỗ trợ trình chiếu.) 
* Hoạt động 3: Cả lớp nghe đại diện của nhóm viết trình bày về nhân vật anh thanh niên về: 
- Hoàn cảnh sống và công việc.
- Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:
+ Là người yêu nghề, có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về công việc.
+ Là người nhiệt tình, cởi mở và chu đáo.
+ Là người biết cách tổ chức sắp xếp cuộc sống riêng khoa học.
+ Là người khiêm tốn.
* Hoạt động 4: Nhóm hội thảo tổ chức cho học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận về: 
- Nhân vật anh thanh niên qua video clip và phần trình bày về nhân vật anh thanh niên của nhóm viết.
- Suy nghĩ về những con người của Sa Pa lặng lẽ trong tác phẩm như: ông kĩ sư ở vườn rau, anh cán bộ khí tượng chuyên tâm nghiên cứu, thiết lập bản đồ sét
- Tâm trạng của ông họa sĩ khi đứng trước “bức chân dung” mà cả đời sáng tác nay mới bắt gặp?
- “Bó hoa” mà cô kĩ sư nhận được có ý nghĩa gì đối với cuộc hành trình của cô? 
- Tại sao các nhân vật trong tác phẩm đều không có tên?
- Nhan đề của tác phẩm có gì đặc biệt? Nếu được đặt thêm nhan đề cho tác phẩm thì bạn sẽ đặt nhan đề như thế nào? 
- Văn bản có giá trị như thế nào trong thời điểm nó ra đời?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần “Luyện tập”.
- Trong bài học này, chúng tôi hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân bằng cách yêu cầu các em viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về điều đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho các em sau khi được đọc, xem tiểu phẩm và học truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
- Từ việc cảm nhận về thiên nhiên và con người nơi đây, em hãy vẽ một bức tranh phác họa lại vẻ đẹp đó. (Sản phẩm này sẽ nộp vào tiết học sau.)
2.2 Áp dụng phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh” trong tiết dạy truyện ngụ ngôn: (Ngữ văn 6)
 Cũng với cách làm như trên, trong kì thi chọn giáo viên dạy giỏi cấp trường, tôi có thực hiện tiết dạy truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đấy giếng, cách tiến hành như sau: 
Bước 1: Chuẩn bị. Tôi chia nhóm cho học sinh trước một tuần để chuẩn bị: 
* Nhóm 1: Viết kịch bản Ếch ngồi đáy giếng, xây dựng kịch bản thành một tiểu phẩm. Phân vai nhân vật. (Có sự hỗ trợ của giáo viên).
Các vai: Ếch, nhái, cua , trâu vàng và người dẫn truyện.
Người dẫn: Thưa bà con, câu chuyện chúng tôi sẽ kể là chuyện một chú ếch trong giếng sâu, quen thói hung hăng coi trời bằng vung. Về sau ếch bị một tai hoạ, từ đó mới tỉnh ngộ, bỏ thói hung hăng, kiêu ngạo. Vở kịch xin được bắt đầu.
Ếch: Ộp, ộp ta là ếch ộp. Nhà ở giếng thơi. Sâu tận đáy ngòi. Sâu đẽ nghìn thước. Ta là chúa ếch. Lâu đài thênh thang. Đất xanh trời xanh. Mình ta một cõi.(Vừa nói vừa vẽ một vòng phấn tượng trưng miệng giếng)
Nhái, cua tìm đến nhà Ếch: 
Nhái: Ơbác ộp có ở nhà không nhỉ?
Ếch: (quát) Đứa nào?
Nhái, cua (tranh nhau nói) - Dạ bẩm ông phân xử giúp ạ!
Ếch: Cái gì?
Cua, nhái: Bẩm, trời to bằng nào vậy ạ?
Trời cao bằng nào vậy?
Bẩm sao bác ốc bảo chúng con đi hết đời cũng không đi hết trời.
Ếch: Láo nào, trời bằng cái vung chứ mấy, ộpộp.
Nhái: Ớ các cụ ta vẫn bảo “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” mới biết thế nào là trời cao đất dày cơ mà.
Ếch: Cũng láo hết. Ộpộp. Chú ngốc thế. Chú ngốc như các cụ mà thôikẹc..kẹc. Rõ đồ bị thịt. Ngốc hết chỗ chê. Đối với riêng ta. Trời là cái vung. Trời là cái đấu. Ngươi mà không tin. Ngó lên coi thử. (Cua, nhái tay che mắt vội ngó lên trời)
Cua: Ừ nhỉ! Trời bằng cái vung thật các bạn nhỉ.
Nhái: Ông ộp đến là tài.
Người dẫn: Các bạn tản ra về. Đang đi thì gặp trời mưa.
Nhái: Lộp độplộp độpCó phải tiếng mưa?
Cua: Xình xịchxình xịch có phải tiếng mưa.
Nhái: Ô kìa! Ông trời mặc giáp. Làm mưa mù mịt. Sấp chớp liên hồi. Xé toang trời đất.
Cua: Chếtchết dòng nước, tràn đầy giếng thôi.
Nhái: Ối! Chúa ếch ơi, chúng tachúng ta bị nước cuốn đi đi đâu thế này?
Người dẫn: Một lát sau, ếch ở ngoài giếng vươn vai, đi lại nghênh ngang, hách dịch hỏi chú ốc sên đang chậm chạp bò ngang qua lối nó đi.
Ếch: Ê nhóc! Cái vàu xanh xanh kia là gì mày?
Ốc: Là trời chứ là gì? Hỏi vớ vẩn.
Ếch: Bố láo! Trời bằng cái vung cơ mà. Ta ngu gì mà tin ngươi.
Ốc: Thôi, thôi! Buông áo tôi ra cho tôi đi học.
Ếch: Đi họchi!Hiđi học là cái gì hả mày?
Người dẫn: Ốc bò đi, ếch nhìn theo bĩu môi.
Ếch: Học với chả hành. Cua cóc trăm nhà. Cứ như ta đây. Thấy ta nem nép. Chúa cả một cõi. Thấy ta là thấy trờihaha.
Người dẫn: Ếch đang say sưa thì bị một con trâu vàng đi qua giẫm bẹp dí xuống đất. Ếch nhắm tịt mắt kêu la.
Ếch: Á! A! A! giẫm chết ta rồi ..hu hu.Thằng mù nào(quay lại nhìn).
Trâu vàng: Con ếch ranh này làm bẩn chân ta.
Ếch: Ối!ối! Giời ơi! Quỷ ma ơi, cứu ta với
Người dẫn: Ếch ngất xỉu. Nhái ,cua, ốc chạy ra, nhặt ếch nằm bệp giữa đường đem về giếng. Vừa đi vừa than:
Cua, nhái, ốc: (đồng thanh) Rõ khổ ông ếch. Học hành qua loa. Đất gần trời xa. Tưởng mình bá chủ. Nên nông nỗi này!
* Nhóm 3: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bám vào phần đọc hiểu trong sách giáo khoa, ngoài ra bổ sung thêm một số câu hỏi khác.
* Nhóm 4: Chuẩn bị kĩ phần nội dung và nghệ thuật để trả lời các câu hỏi của nhóm 3.
* Nhóm 5: Xây dựng sân khấu, trang phục biểu diễn (cắt hình nộm các con vật bằng giấy rôki).
Bước 2: Hoạt động dạy và học trên lớp.
* Hoạt động 1: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chỗ ngồi, cách sắp xếp bàn ghế, tạo không gian rộng thoáng, học sinh có thể quan sát được. (Vì là đối tượng học sinh lớp 6 còn nhỏ, chưa quen với cách làm việc năng động nên GV cần hỗ trợ nhiều hơn.)
- Giáo viên giới thiệu thể loại truyện ngụ ngôn, một thể loại của truyện dân gian. Mục đích yêu cầu của bài học.
- Yêu cầu một học sinh đọc văn bản to rõ ràng.
* Hoạt động 2: Nhóm 2: Học sinh biểu diễn tiểu phẩm trực tiếp trên sân khấu.
* Hoạt động 3: Sau khi xem xong tiểu phẩm, nhóm 3 đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: 
- Ếch sống ở đâu?
- Ếch sống với ai? 
- Đó là môi trường sống như thế nào? 
- Thái độ của ếch ra sao?
- Hậu quả của ếch là gì?.....
* Hoạt động 4: Nhóm 4 thảo luận và trả lời câu hỏi xoay quanh nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
* Hoạt động 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra bài học qua câu truyện, từ đó giáo dục cho các em về kĩ năng sống.
2.3. Áp dụng phương pháp “Trả tác phẩm về cho học sinh” trong dạy – học văn bản nhật dụng: (Ngữ văn 7)
 Chúng tôi tiếp tục thực hiện thử nghiệm một tiết học đối với môn Ngữ Văn lớp 7 đó là văn bản nhật dụng “Ca Huế trên sông Hương”.
Bước 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà : 
 Chúng tôi tiến hành phân nhóm và giao việc cho từng nhóm học sinh như sau:
* Nhóm 1: Tìm hiểu thông tin từ Internet.
- Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình của Tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Các địa danh nổi tiếng của Huế như: Chùa Thiên Mụ, Tháp Phước Duyên, Cầu Tràng Tiền, Sông Hương, Núi Ngự
- Các làn điệu dân ca nổi tiếng của Huế.
- Nguồn gốc ra đời của nhã nhạc cung đình Huế.
- Những thông tin về văn hóa Huế được 2 lần thế giới vinh danh.
- Không gian và thời gian biểu diễn ca Huế.
- Trang phục và nhạc cụ, nhạc công biểu diễn.
* Nhóm 2: Sưu tầm một số bức tranh về phong cảnh ở Huế, tranh biểu diễn ca Huế, tranh một số di tích lịch sử, văn hóa đang bị xâm hại 
* Nhóm 3: Sưu tầm clip ca Huế, viết bài thể hiện vẻ đẹp của ca Huế và việc gìn giữ, bảo tồn, và phát huy những nét đẹp của ca Huế.
* Nhóm 4: Vận dụng kiến thức liên môn Âm nhạc để biểu diễn một tiết mục dân ca Huế ( có thể là một điệu hò, điệu lí mà các em đã học.)
Bước 2.Tổng hợp kết quả chuẩn bị của các nhóm trước khi tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
- Học sinh các nhóm trình bày phần chuẩn bị như đã được phân công.
- Các nhóm thống nhất và cử 04 học sinh đại diện trình bày trước lớp theo bốn vấn đề đã đặt ra ở phần chuẩn bị.
- Giáo viên bộ môn kết hợp với 4 học sinh đại diện thống nhất cách trình bày, lựa chọn hình ảnh đưa vào giáo án trình chiếu trên máy chiếu.
Bước 3. Tổ chức các hoạt động dạy - học trên lớp :
* Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu bài, mục đích, yêu cầu và phương pháp của bài học. Hướng dẫn HS đọc –tìm hiểu chung về văn bản.
* Hoạt động 2 : Đại diện học sinh nhóm 1 trình bày:
- Vị trí địa lí, truyền thống lịch sử của Huế: Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở Duyên hải miền Trung Việt Nam. Phía Đông giáp biển, phía Tây giáp Lào, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng. Chính vì có vị trí địa lí thuận lợi như vậy Huế vừa là nơi giàu thắng cảnh, là địa bàn đa văn hóa, quy tụ nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, công trình kiến trúc độc đáo và bảo tồn không ít giá trị văn hóa phi vật thể khác nhau. 
 Huế là kinh đô của quốc gia Việt Nam thống nhất từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế mở đầu cho nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là kinh đô vào năm 1945 khi hoàng đế cuối cùng là Bảo Đại thoái vị, từ đó kinh đô Huế xưa trở thành cố đô.
 Đây là vùng đất có truyền thống hiếu học, quy tụ và đào tạo rất nhiều nhân tài.
- Di vật, địa danh nổi tiếng: Thuyền rồng là phương tiện dành cho vua chúa xưa di chuyển bằng đường thủy; sinh hoạt văn hóa, ngày nay nó đã trở thành phương tiện phục vụ cho nhiều nét đẹp văn hóa, du lịch như: Ca Huế trên sông Hương, lễ hội đua thuyền rồng ở Đà Nẵng, phục vụ du khách tham quan du lịch ở động Phong Nha - Quảng Bình
- Nguồn gốc ca Huế: Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc dân gian và nhã nhạc cung đình.
 - Nhạc cụ: Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tamCác ca công: Nam, nữ còn rất trẻ. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Nhạc công: Dùng các ngón đàn trau chuốt: ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, bấm, day, chớp.
- Huế được thế giới vinh danh: Huế song hành cùng một lúc hai di sản văn hóa. Ngày 11/12/1993 Unessco công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa nhân loại. 
 Là một loại hình âm nhạc mang tính bác học trong xã hội Việt Nam qua nhiều thế kỉ, nhã nhạc tạo sự sang trọng, uy nghi, nho nhã. Với tất cả giá trị ấy, ngày 07/11/2003, nhã nhạc cung đình Huế được Unessco ghi tên vào danh mục kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
* Hoạt động 3: Nhóm 2 giới thiệu những bức tranh sưu tầm về phong cảnh ở Huế, một số di tích lịch sử, văn hóa đang bị xâm hại(GV hỗ trợ một số thao tác trên máy tính cho HS.) 
* Hoạt động 4: Nhóm 3 giới thiệu clip ca Huế, bài viết thể hiện vẻ đẹp của ca Huế và việc gìn giữ, bảo tồn, và phát huy những nét đẹp của ca Huế.
* Hoạt động 5: Nhóm 4 biểu diễn một tiết mục ca Huế đặc sắc đã được chuẩn bị.
* Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập ở nhà: HS vẽ tranh về vẻ đẹp của Huế. (Thu bài ở tiết học sau)
 Như vậy, “Ca Huế trên sông Hương” là tác phẩm thứ ba trong năm học 2014 – 2015 chúng tôi đã “trả” về cho học sinh của mình. Trong suốt thời gian chuẩn bị cũng như trong tiến trình dạy – học trên lớp, chúng tôi đã đóng vai trò của người tư vấn, hướng dẫn học sinh phát huy vai trò chủ động, tích cực để đọc sáng tạo tác phẩm. Và qua hoạt động này, chúng tôi còn đạt được một thành công nữa đó là đã bước đầu xây dựng được môi trường học tập thân thiện, hợp tác giúp cho các em học sinh lớp 6 làm quen với nhiều cách học mới, các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều kĩ năng trong học tập và giao tiếp hằng ngày, các em học sinh lớp 9 ngoài những kĩ năng trên thì có được những kỉ niệm đẹp về bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu trong năm học cuối cùng của bậc học THCS. 
 Bên cạnh nhóm văn bản nhật dụng, văn bản truyện hiện đại trong chương trình Ngữ Vă

File đính kèm:

  • docxSKKN - 2014-2015.docx
Giáo án liên quan