Đề tài Công tác chủ nhiệm về nâng cao hiệu quả nề nếp của lớp

Với cách thực hiện công tác chủ nhiệm như trên, đã nảy sinh ý thức tự giác và tự quản trong hoạt động học tập, vui chơi của học sinh.

- Chủ nhiệm tốt, tạo hứng thú học tập. Chất lượng lớp được nâng cao về mọi mặt.

- Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên cần nắm vững tình hình lớp, tình hình mỗi học sinh để phân nhóm học tập, nắm vững tâm lý học sinh để có biện pháp thích ứng cho mỗi em cá biệt để có hướng giáo dục các em được tốt hơn.

 

doc9 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác chủ nhiệm về nâng cao hiệu quả nề nếp của lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÀ HỘI VIỆT NAM
Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc
---------o0o---------
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NỀ NẾP CỦA LỚP
 Họ và tên : Vũ Thị Thúy Nga.
 Chức năng được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp Năm 5.
 Nơi công tác : Trường Tiểu học Phan Chu Trinh.
 Năm học : 2010 – 2011.
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
I/ Lý do chọn đề tài:
- Là một GV đứng lớp giảng dạy, để lớp học có nề nếp tốt, HS tích cực học tập, có ý thức tự giác kỉ luật cao, đồng thời chất lượng chuyên môn đạt yêu cầu cao thì công tác chủ nhiệm cũng đóng góp một vai trò quan trọng và đây cũng là một niềm khích lệ lớn lao trong nghề, giúp ta ngày càng thêm “Yêu nghề - Mến trẻ”
II/ Những thuận lợi khó khăn khi thực hien đề tài:
 1.Thuận lợi:
 * Giáo viên:
 - Có sự quan tâm của BGH nhà trường, tạo mọi điều kiện để GV được công tác tốt. Bản thân GV rất yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, tận tụy với nghề nghiệp.
 - Đã trải qua nhiều năm đứng lớp nên cũng có ít nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác chủ nhiệm.
 * Học sinh:
 - Còn ở lứa tuổi thiếu niên, dễ vâng lời, dễ uốn nắn, yêu thích cái tốt, cái đẹp.
 - Một số phụ huynh quan tâm đến vấn đề học tập và đạo đức của con em nên vấn đề giáo dục: “Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội” được thuận tiện và dễ dàng.
 2. Khó khăn:
 * Giáo viên:
 - Kinh tế còn hạn chế, gia đình neo đơn, nên chưa giành nhiều thời gian cho việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
 * Học sinh:
 - HS sau giờ học còn ham chơi, chưa giành nhiều thời gian cho việc học, chưa có ý thức cao trong học tập. Thời gian ở trường ít, còn thời gian tiếp xúc giao lưu với xã hội, ở nhà lại chiếm rất lớn.
- HS lười đọc thêm để tham khảo sách báo tài liệu, trình độ tiếp thu còn hạn chế. 
- Ở độ tuổi các em ý thức chưa hoàn chỉnh nên nhận thức chưa cao. Việc học ở các môn còn thiếu tư duy.
- Vài HS có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm xa, làm công nhân hay tăng ca nên GV ít liên lạc được với g.đình. Một vài phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của các em, mà chỉ chú tâm vào k.tế gia đình, khoán trắng việc GDục cho nhà trường.
III/ Nội dung chính đề tài nghiên cứu :
 Theo sát tất cả mọi đối tượng HS của lớp để dần từng bước đưa các em vào nề nếp sinh hoạt của lớp, tạo điều kiện đưa các em tiến bộ về mọi mặt học tập cũng như hạnh kiểm, đạo đức. Tôi tiến hành các bước như sau:
B. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
 Đã hơn 25 năm trong nghề dạy học, vào tháng đầu tiên của năm học, tôi đều phân vân: “Không biết năm học mới này, mình sẽ được chủ nhiệm một lớp mhư thế nào đây?” mà cho dù là lớp như thế nào thì để gần gũi với các em, bước đầu tiên của tôi khi bắt đầu nhận lớp đó là bước:
I/ Điều tra cơ bản:
Đúng như vậy! Bước “Điều tra cơ bản là bước đầu tiên không thể thiếu trong công tác chủ nhiệm”. Tôi thường tiến hành:
- Điều tra thành phần gia đình của các em, nhìn chung các em thuộc thành phần nào? Có ảnh hưởng đến việc học, đạo đức của các em không?
- Điều tra trình độ học tập của lớp, nhìn chung thuộc loại nào?
Bằng cách nắm rõ lí lịch của từng em và bắt đầu làm quen các em trong các giờ lên lớp. Tôi bắt đầu đề ra:
II/ Biện pháp tiến hành:
1.Về học tập:
- Theo sát chất lượng của từng em trong lớp bằng cách chấm trả bài thường xuyên và liên tục kiểm tra từng cá nhân, nắm bắt từng đối tượng: Giỏi, Khá, trung bình, yếu.
- Cho các em ghi “Lí lich học sinh” ngay từ đầu năm học, gần đây tôi thu phiếu liên lạc của năm học trước để nắm rõ được cụ thể hơn về cả sức học và hoàn cảnh gia đình. Từ đó tôi bắt đầu nêu ra biện pháp thực hiện cụ thể.
2. Về nề nếp lớp:
Tôi tiến hành song song 2 biện pháp:
a/ Biện pháp áp chế, áp đặt theo nội quy của trường, lớp (cũng dựa vào nội quy của nhà trường đề ra)
Bước đầu tiên là phải bồi dưỡng 1 lớp trưởng, phải chon 1 học sinh có khả năng lãnh đạo tốt, có phong cách và học tập xếp loại giỏi của lớp vì đây là cánh tay đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm sẽ hỗ trợ mọi phong trào trong lớp và thừa hành mọi yêu cầu do giáo viên đưa ra, nên GV cũng sẽ tạo mọi điều kiện cho lớp trưởng thực hành tốt.
- Đề ra biểu điểm chấm thi đua chéo trong các tổ về các mặt thuộc nội quy của HS:
Ví dụ: + Đi học không đồng phục: -5đ
 + Không làm bài, học bài : -5đ
 + Phát biểu xây dựng bài : 3đ/ lần v.v..
- Phải tiến hành cho các cán sự lớp tự tiến hành tổng kết thi đua mỗi cuối tuần trong giờ sinh hoạt, để báo về cho phụ huynh ký.
- Phải có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các em vi phạm nội quy.
- Sắp xếp cho các em học nhóm ở nhà, trong nhóm phân chia 1-2 học sinh khá giỏi và khoán thẳng cho em đó chịu trách nhiệm 1 đến 2 học sinh yếu.
b/ Biện pháp không thể thiếu được với các em đó là gần gũi các em.
 Là một giáo viên chủ nhiệm phải nghiêm khắc trong kỷ luật, nhưng phải tạo điều kiện cho các em gần gũi để tâm sự giải bày hoàn cảnh của bản thân em, hay của bạn.
Trong giờ chơi, tìm cách gợi hỏi hoàn cảnh gia đình của học sinh:
Nhà em đông anh, em không? Em là thứ mấy? Anh, chị còn đi học không? Bố làm gì? Mẹ làm gì? Ở nhà em thường học lúc mấy giờ? Ngoài việc học em có phải làm việc gì không?
Để các em dạn dĩ hơn khi tâm sự, tôi tạo điều kiện dẫn dắt bằng cách kể lại: “Ngày xưa, bằng các em cô cũng  ( Tôi cho các em nghe khi bằng tuổi các em.mình cũng có những hành vi, suy nghĩ ., việc làm.như ở độ tuổi các em bây giờ). Từ sự dẫn dắt khéo léo đó, các em sẽ dạn dĩ, tâm sự mọi việc cho chúng ta rõ rất nhiều về hoàn cảnh từng em học sinh: từ việc học tập, vui chơi, giải trí, sinh hoạt, . ở nhà của các em, tôi cũng nắm được một cách rõ ràng.
Đúng như Ông cha ta có câu: “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Khéo léo, chúng ta sẽ được nghe các em tâm sự rất nhiều, kể cả nhiều việc các em chẳng bao giờ dám nói với cha, mẹ của mình. Từ đó, chúng ta điều tra được một cách rõ ràng về hoàn cảnh của các em, từ đó tạo điều kiện cho chúng ta có cách giúp các em tốt hơn về học tập cũng như đạo đức, đồng thời bản thân giáo viên cũng gặt hái được một điều rất lý thú: “Đó là các em yêu thương và gần gũi mình hơn”.
Ví dụ: Qua cách trên, dù trong những năm dạy dù trường học rất xa nhà, nhưng tôi vẫn nắm được một cách khá chính xác:
 + Hs của tôi ở xứ đạo em nào đi lễ nhà thờ, hay nói chuyện, hay ngủ gật!
 + Em nào trưa không ngủ, không học, đi lang thang trong xóm phá phách, leo trèo hái trộm trái cây ..
 + Có em lại có tật xấu lấy cắp bánh, kẹo và đã nhiều lần  ở căn-tin trường, ở nơi em ở ..
 + Có em bố giận đuổi đi, mẹ thì lo sợ gởi con cho hàng xóm ở cả gần tuần lễ
Đến khi tôi gọi các em đến hỏi rõ ngọn nghành.và giải quyết ổn thỏa các sự việc tốt đẹp. Các HS trong lớp đều tròn mắt hỏi: “Làm sao mà cô biết nhỉ ?”., “Cô là CÔ LÀ CÔ TIÊN XANH ? !!” Tôi chỉ nhìn các em nheo mắt cười !
 Thật, rất là thích thú., rất là hạnh phúc làm GV nhận công tác chủ nhiệm lớp !
GV chủ nhiệm phải thật công bằng, cũng nên nhẹ nhàng trong lời nói, cũng không quá nghiêm khắc đối với lứa tuổi ngây thơ của các em, để các em còn bộc bạch, tâm sự với mình dù đó là những lỗi lầm em đã sai phạm.
Từ đó, tôi dễ dàng biết để giáo dục, và hoàn thiện các em hơn. Từ đó, các em rất quý mến GV chủ nhiệm và rất vâng lời. GV chủ nhiệm phải tận dụng hết câu phương châm “Cô giáo như mẹ hiền”, yêu thương thật sự các em như con của mình. Qua đó tôi đã đạt kết quả cao trong công tác chủ nhiệm.
C. KẾT QUẢ THỰC TẾ :
- Ý thức của học sinh trong lớp rất tốt, các em tự giác thực hiện nề nếp lớp, không khí thi đua học tốt, đạt danh hiệu giỏi, tiên tiến cao, cuối tuần thường hay nhận cờ luân lưu “Lớp xuất sắc”.
- Học sinh có ý thức kỷ luật, thực hiện nội quy tốt, không có em hạnh kiểm xấu.
- Chất lượng học tập khá cao, nhiều năm liền lớp tôi chủ nhiệm đều thi đậu tốt nghiệp 100% và vào trường Công lập cũng khá cao.
D. KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN RÚT RA ĐƯỢC :
- Với cách thực hiện công tác chủ nhiệm như trên, đã nảy sinh ý thức tự giác và tự quản trong hoạt động học tập, vui chơi của học sinh.
- Chủ nhiệm tốt, tạo hứng thú học tập. Chất lượng lớp được nâng cao về mọi mặt.
- Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên cần nắm vững tình hình lớp, tình hình mỗi học sinh để phân nhóm học tập, nắm vững tâm lý học sinh để có biện pháp thích ứng cho mỗi em cá biệt để có hướng giáo dục các em được tốt hơn.
 Tóm lại, nếu một giáo viên làm tốt được công tác chủ nhiệm, ngoài những thành quả đạt được, nó còn có những niềm vui nhỏ, khích lệ cho việc “Trồng người” của chúng ta rất nhiều, làm liều thuốc bồi dưỡng thêm cho việc “Yêu người – Mến trẻ” của người làm công tác Sư phạm như chúng ta. Nhất là ta càng thấm thía hơn hai câu thơ của Bác Hồ:
 “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
 Biên Hòa, Ngày 12 tháng 05 năm 2010. 
 Người viết.
 Vũ Thị Thúy Nga. 
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH.
----- o O o -----
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: 
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VỀ
 NÂNG CAO HIỆU QUẢ NỀ NẾP CỦA LỚP
Tên giáo viên: Vũ Thị Thuùy Nga.
Đơn vị công tác:TRÖÔØNG TIEÅU HOÏC PHAN CHU TRINH

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(1).doc