Đề tài Biện pháp hữu hiệu nhất góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy của phân môn tập đọc

a. Bám sát yêu cầu của bài tập đọc

 Yêu cầu của bài tập đọc phải được xác định từ khi soạn bài ở nhà

 VD khi dạy bài “Chợ tết” tôi đã xác định yêu cầu của bài như sau

- Yêu cầu về rèn đọc: Đọc đúng những tiếng, từ có phụ âm đầu l –n , đọc lưu loát toàn bài.

 

doc14 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp hữu hiệu nhất góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy của phân môn tập đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
r - gi
Tỷ lệ mắc lỗi
80%
35%
42.5%
72%
 Tôi thấy đây không chỉ là những lỗi của các em học sinh khi đọc, khi nói mà cả nhân dân địa phương nơi đây cũng hay nhầm lẫn như vậy. Do vậy trong một giờ học, một tuần học thậm chí cả một tháng ta cũng không thể sửa ngay cho các em tất cả các loại lỗi. Những lỗi mà tỷ lệ học sinh mắc ít hơn và cũng dễ sửa hơn tôi đặt ra cho mình kế hoạch sẽ tiến hành rèn cho các em liên tục trong 8 tuần đầu ( Đó là những cặp phụ âm s – x, ch –tr ).Còn những cặp phụ âm khó sửa hơn (l – n) tỷ lệ học sinh mắc lỗi nhiều hơn, tôi đặt ra cho mình kế hoạch rèn cho các em liên tục trong 3 tháng nhưng sau đó phải thường xuyên rèn trong khi nói và khi đọc, khi viết có như thế mới trở thành thói quen nói đúng, viết đúng được.
 - Cách tiến hành rèn đọc đúng cho học sinh của tôi như sau:
 + Mục đích phần rèn đọc của bài “Mẹ ốm” ( sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1) tôi sẽ tập trung rèn học sinh đọc đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n 
 + Sau khi nghe giáo viên đọc mẫu lần 1, tôi yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài ( kết hợp với việc dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà) tìm ra những từ, tiếng khó đọc có trong bài. sau đó cho học sinh nêu ra, tôi lần lượt ghi lên bảng theo các dòng riêng biệt
 Ví dụ: học sinh tìm được các từ khó: Hôm nay, lá trầu, nắng, lặn, nóng ran, xóm làng, sáng nay. 
 Tôi sẽ ghi lên bảng như sau
l : lá trầu, lặn, xóm làng
n : hôm nay, nắng, nóng ran, sáng nay
Hỏi : trong dòng 1 con thấy những từ đó khó đọc ở phần nào?
( khó đọc ở phần phụ âm đầu:l) ; giáo viên ghi âm l trước dòng 1 bằng phấn màu
Với dòng 2 tôi cũng hỏi như vậy và ghi âm n trước dòng 2.
Đối với những âm này, với học sinh của tôi, tôi phải hướng dẫn học sinh cách phát âm thật cụ thể, chi tiết.
+ Tôi hướng dẫn các em cách phát âm phụ âm l như sau:
 Phụ âm l là phụ âm tắc, khi phát âm phụ âm này, đầu lưỡi cong lên tiếp giáp với vòm lợi trên, luồng hơi bị cản lại nên phải len qua hai cạnh lưỡi để thoát ra ngoài, do vậy luồng hơi bật ra mạnh.
Giáo viên làm mẫu hai lần, sau đó cho học sinh khá phát âm, gọi học sinh hay nhầm lẫn về phụ âm này tập phát âm. Lưu ý nên cho các em phát âm cá nhân để dễ phát hiện những em phát âm sai để sửa; Tiếp theo cho học sinh đọc tiếng khó có chứa phụ âm l
Phụ âm n là phụ âm xát, khi phát âm phụ âm này mặt lưỡi tiếp giáp với vòm lợi trên, luồng hơi không bị lưỡi cản lại nên thoát ra nhẹ nhàng hơn. cách tiến hành cũng như hướng dẫn phát âm phụ âm l
Để học sinh có được thói quen phát âm đúng tôi yêu cầu học sinh phát âm và đọc theo kiểu đối nhau: đó là l- n ; lá trầu- nóng ran, xóm làng – nóng ran, nắng – lặn
Đưa ra cách rèn như vậy là tôi muốn cho học sinh có phản ứng nhanh nhậy để tìm ngay ra được cách đọc đúng những từ có chứa các cặp phụ âm hay nhầm lẫn.
Nếu chỉ rèn như vậy thì cũng chưa đủ mà việc luyện đọc từ khó cần phải được đặt trong văn cảnh, trong môi trường ngôn ngữ thì học sinh đọc những từ đó mới đúng hơn bởi nhiều khi đọc riêng từ học sinh có thể đọc đúng nhưng khi đặt từ đó vào trong câu văn, đoạn văn thì chưa chắc học sinh đã đọc đúng. Chính vì thế mà sau khi rèn phát âm luyện đọc từ khó có chứa âm khó tôi lại phải yêu cầu học sinh tìm những câu văn, câu thơ thậm chí đoạn văn, đoạn thơ có chứa từ khó đó cho học sinh đọc vì mục đích của rèn đọc đúng là rèn phát âm đúng để đọc đúng văn bản.
Một số đồng chí giáo viên có hỏi: Trong một giờ tập đọc nếu chỉ tập trung hướng dẫn đọc những từ có chứa phụ âm l- n thì những tiếng khó khác rèn vào lúc nào?
Tôi khẳng định: Một cặp phụ âm hay nhầm lẫn l- n và nó đã trở thành cố tật không chỉ ở học sinh mà cả nhân dân đĩa phương nếu trong một tiết tập đọc có chủ định rèn cho học sinh về cặp phụ âm đó mà không thực hiện kĩ càng như vậy thì không thể đạt được cái đích đã đạt ra. Còn những từ khó khác ta có thể hướng dẫn các em đọc từ đó theo trình tự: giáo viên hoặc học sinh khá đọc mẫu sau đó gọi học sinh yếu kém đọc lại
Rèn cho học thói quen đọc đúng những từ có các phụ âm mà học sinh hay nhầm lẫn là một việc làm không đơn giản. Bản thân một mình phân môn tập đọc cũng khó có thể giải quyết được do vậy theo tôi trong tất cả các giờ học và trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào tôi và lực lượng nòng cốt của tôi gồm 20% học sinh không mắc lỗi sẽ giúp các em sửa ngay có như thế mới giải quyết được vấn đề. Với những cặp phụ âm còn lại tôi cũng tiến hành rèn cho học sinh lần lượt theo từng bước như vậy. Đến nay, năm học đã tiến hành được gần 3 tháng thì mức độ sai những từ có phụ âm hay nhầm lẫn như đã nêu ra ở trên đã giảm rõ rệt
Các cặp phụ âm hay lẫn
l- n
x- s
Ch- tr
d – r - gi
Tỷ lệ mắc lỗi
11%
0%
3%
12%
 Từ kinh nghiệm của những năm học trước tôi tin tưởng rằng trong hơn một tháng của học kỳ 1 tôi sẽ giải quyết triệt để các lỗi còn lại
3. Khắc phục tình trạng đọc lên xuống giọng tuỳ tiện
Theo tôi muốn khắc phục tình trạng lên xuống giọng tuỳ tiện thì giáo viên phải hướng dẫn thật tốt cách đọc các kiểu câu:
Câu kể ở cuối câu có dấu chấm khi đọc thường phải xuống giọng ở cuối câu.
Câu hỏi ở cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phaỉ lên giọng ở cuối câu.
Câu kể có dấu chấm lửng khi đọc phải kéo dài giọng.
Câu cảm, cầu cầu khiến ở cuối câu có dấu chấm than khi đọc cần phải lên giọng ở cuối câu.
Ví dụ: trong bài “ Chú Đất Nung” ở sách Tiếng Việt lớp 4 tôi hướng dẫn học sinh cách đọc các loại câu này như sau:
Chép đoạn văn đó lên bảng phụ
Hỏi học sinh trong đoạn văn đó có những câu văn nào là câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến và cách đọc của từng loại câu này, giáo viên dùng phấn mầu ghi ký hiệu lên giọng & xuống giọngm ở cuối mỗi loại câu
Ông Hòn Rấm cười bảo :m (câu kể) 
Sao chú mày nhát thế ? & ( câu hỏi). Đất có thể nung trong lửa cơ mà ! & ( câu cảm)
Chú bé đất ngạc nhiên hỏi lại : m ( câu kể )
- Nung ấy ạ ? & ( câu hỏi)
- Chứ sao ? & . Đã là người thì phải dám xông pha, làm đựoc nhiều việc có ích. m ( câu kể) 
Nghe thế, chú bé Đất Nung không thấy sợ nữa.m ( câu kể ). Chú vui vẻ bảo:m( câu kể )
Nào, nung thì nung!m
Từ đấy chú thành đất nung. m ( câu kể )
Sau đó tôi hoặc học sinh khá đọc mẫu theo cách đọc đó rồi cho học sinh nhất là những em yếu kém luyện đọc với số lượng từ 7 – 8 em. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên khi gặp những bài tập đọc có các kiểu câu như vậy, có như thế mới hình thành được thói quen đọc đúng. Sau khoảng thời gian 1 tháng số học sinh mắc lỗi này đã giảm chỉ còn 1/31 em.
4.Hướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp thơ
Một số người lầm tưởng hướng dẫn đọc ngắt nhịp trong thơ là hướng dẫn đọc diễn cảm. Không phải như vậy, mà đó mới chỉ là cách đọc đúng trong thơ mà thôi. Vậy muốn hướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp thơ đúng thì giáo viên phải nắm vững cách đọc các thể thơ. Các bài thơ trong sách Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 thường được viết ở thể thơ lục bát, song thất lục bát, và các thể thơ khác.
 - Đọc thơ lục bất ngắt nhịp theo nhiều cách.
 Câu 6 có thể ngắt theo nhịp 2 /2/2 4 / 2 2 / 4
 Câu 8 có thể ngắt theo nhịp 2 / 2 /2 /2 4 /4 3 / 5 2 / 4 / 2
Thế nhưng trong bài cũng có những câu hoặc những đoạn không ngắt theo nhịp thông thường thì giáo viên phải chọn những câu đó để hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp.
Ví dụ :Trong bài tập đọc “Truyện cổ nước mình” là một bài thơ lục bát. Thông thường câu 6 ngắt theo nhịp 2 / 4; câu 8 ngắt theo nhịp 2 / 4/ 2 hoặc 4 / 4.Thế nhưng trong bài cũng có những câu phá lệ (có cách ngắt nhịp khác). Do vậy ta phải đưa những câu đó ra để hướng dẫn. 
“Đời cha ông / với đời tôi 3/3
 Như con sông / với chân trời đã xa 3/5
Ví dụ: Trong thơ 5 tiếng thông thường ta ngắt theo nhịp 3/ 2 hoặc 2 / 3 nhưng cũng có những câu lại ngắt theo nhịp 1 / 4 hoặc 4 /1 thì ta cũng phải hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp những câu này
 “ Ôi/ triệu triệu vì sao 1/ 4
 Bừng bừng/ muôn ánh mắt” 2/ 3
Trong thơ bảy chữ thông thường ta ngắt theo nhịp 3 / 4 ( lẻ trước chẵn sau) thế nhưng cũng có câu lại có cách ngắt nhịp khác
Hát rằng: / Cá bạc biển Đông lặng 2/ 5
Gõ thuyền / đã có nhịp trăng cao 2/ 5
Sao mờ / kéo lưới kịp trời sáng 2 /5
Do vậy tôi muốn nói khi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ thì giáo viên cần phải cho học sinh nhận biết bài thơ đó được viết ở thể thơ nào? Cách ngắt nhịp chung của toàn bài ra sao? Song cũng cần phải phát hiện những câu, những đoạn có cách ngắt nhịp khác biệt trong bài để hướng dẫn học sinh. Thực chất ngắt nhịp thơ cũng được dựa trên cơ sở ngắt nhịp theo cụm từ. Do vậy ngắt nhịp thơ không đúng câu thơ sẽ trở nên tối nghĩa, mất hết ý vị còn đâu có thể cảm nhận được nội dung của bài.
Làm tốt khâu rèn đọc đúng tức là ta đã tạo ra cơ sở ban đầu để giúp học sinh hiểu đúng nội dung bài tập đọc và như vậy mới có thể hướng dẫn học sinh đọc diễm cảm được.
II/ Giải pháp rèn đọc diễn cảm 
Chúng ta đều biết đọc diễn cảm khó hơn đọc bình thường. Đọc bình thường chỉ đòi hỏi phát âm đúng, đọc lưu loát, biết nghỉ đúng chỗ theo các dấu ngắt câu, biết lên, xuống giọng. Đọc diễn cảm đòi hỏi người đọc phải nắm chắc nội dung từng đoạn từng bài, tâm tình và lời nói của từng nhân vật để diễn tả cho đúng tinh thần của câu văn, bài văn, tức là đi sâu vào bản chất của câu văn, bài văn. Cho nên mục đích đọc diễn cảm là bộc lộ ra được cái bản chất của nội dung và trên cơ sở đó muốn truyền đạt đúng những ý nghĩ và tình cảm của tác giả. Muốn đọc diễn cảm tốt phải hiểu kỹ nội dung của bài tập đọc và phải truyền đạt tốt sự hiểu biết của mình tới người nghe. Học sinh đọc diễn cảm chưa tốt là do nguyên nhân: giáo viên chưa giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc và nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là khả năng đọc mẫu của giáo viên còn hạn chế.
Muốn đọc diễn cảm tốt, ta cần:
Giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Muốn vậy cần phải chú ý
Bám sát yêu cầu của bài tập đọc
 Yêu cầu của bài tập đọc phải được xác định từ khi soạn bài ở nhà
 VD khi dạy bài “Chợ tết” tôi đã xác định yêu cầu của bài như sau
Yêu cầu về rèn đọc: Đọc đúng những tiếng, từ có phụ âm đầu l –n , đọc lưu loát toàn bài.
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi nhẹ nhàng phù hợp với việc diễn tả bức tranh giàu màu sắc vui vẻ hạnh phúc của phiên chợ ngày tết.
Yêu cầu về hiểu: Cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp của bài thơ bức tranh chợ tết giầu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ hạnh phúc của những người dân quê
Giáo dục về tình cảm, mỹ cảm: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh (đây là yêu cầu toát ra từ bản thân bài tập đọc và cũng rất phù hợp với học sinh).
Bám sát yêu cầu của bài tập đọc song 3 yêu cầu ấy phải được toát ra từ bản thân bài tập đọc và giáo viên phải vận dụng vào thực tế lớp mình giảng dạy thì việc bám sát yêu cầu của bài tập đọc mới thực sự hiệu quả
b, Giảng từ và khai thác nghệ thuật.
- Giảng từ: trong bài tập đọc thường có nhiều từ vậy ta cần phải giảng những từ nào ?
+ Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân môn tập đọc tôi thấy có thể chia những từ để giảng làm 3 loại: loại từ khó, loại từ gắn với chủ đề đang học và loại từ chìa khoá (từ trung tâm) 
 Từ khó có thể là từ điạ phương được tác giả đưa vào bài, là loại từ Hán Việt, là danh từ riêng. Loại từ này thường có trong phần chú giải cho nên sau khi đọc mẫu xong tôi cho học sinh đọc phần chú giải để học sinh hiểu ngay được những từ này khi bắt đầu tiếp xúc với bài tập đọc.
 Từ chủ đề: Trong mỗi chủ đề tập đọc có một số từ ngữ mà giáo viên cần lưu ý bởi đó là những từ làm toát lên chủ đề. Từ chủ đề cũng có khi là từ khó. Giáo viên có thể kết hợp giảng các từ chủ đề với các từ khó hoặc với các từ trung tâm trong quá trình khai thác.
 Từ trung tâm: Đây là những từ có sức nặng, giáo viên cần khai thác để làm toát lên nội dung bài học.
 Ta chia những từ cần giảng làm 3 loại như vậy để dễ phân biệt còn trong thực tế nhiều khi từ khó cũng là từ chủ đề hoặc từ trung tâm.
+ Vậy khi giảng từ ta có thể dùng những phương pháp nào? 
Những phương pháp phổ biến là phương pháp trực quan, liên hệ, so sánh, phương pháp định nghĩa, giảng giải.
 Khi dùng phương pháp trực quan, tôi áp dụng bằng nhiều hình thức: Trực quan bằng giọng nói, giọng đọc, nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, động tác, hình mẫu, tranh ảnh vật thực.
 VD trong bài “Người ăn xin” khi giảng về từ nhìn chằm chằm tôi có thể dùng ánh mắt của mình nhìn một cách chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dò hỏi?
Trong bài tập đọc khác tôi có thể dùng môi để giảng từ mấp máy, dùng cách đi để giảng từ rón rén, dùng tư thế để giảng từ lom khom, dùng giọng nói để giảng từ sang sảng, oang oang, dùng chỉ màu để giảng từ sặc sỡ, dùng hình mẫu để giảng từ nhà sàn, nhà trệt.
Phương pháp trực quan là phương pháp rất tốt để học sinh có thể hiểu và nhớ lâu nghĩa của từ nhưng phương pháp này chỉ dùng để giảng từ cụ thể. Khi gặp những từ trừu tượng như độ trì, đa tình, đa mang, hữu nghị, khiêm tốn thì rất khó dùng phương pháp này. Do vậy ngoài phương pháp này tôi còn sử dụng nhiều phương pháp khác.
Phương pháp định nghĩa, giảng giải.
 ở lớp 4, 5 nhận thức lý tính tổng quát của học sinh đã phát triển nên trong khi giảng từ cho học sinh hiểu tôi vẫn thường dùng phương pháp định nghĩa hay giảng giải xen lẫn các phương pháp khác
 Ví dụ: Khi giảng từ quyến rũ tôi dùng phương pháp giảng giải
 - Quyến rũ có nghĩa là có một sức lôI cuốn mạnh mẽ làm cho quyến luyến không muốn rời xa.
 - Mãnh liệt day dứt ý nói thôi thúc, day dứt, dai dẳng và mạnh mẽ.
Khi giảng về từ truyền thống tôi dùng phương pháp định nghĩa.
 Truyền thống là những phẩm chất tốt đẹp hoặc những điều tốt đẹp được giữ gìn, phát triển và truyền từ đời này sang đời khác.
 Ví dụ:Dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn.
Phương pháp so sánh:
 Khi giảng về từ lạnh tê tái tôi nêu lên một loạt các khái niệm lạnh lẽo, lạnh buốt, lạnh giá để học sinh thấy được lạnh tê tái ở mức độ cao hơn. Mặt khác tôi cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ lạnh tê tái là nóng hầm hập để học sinh càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ này.
Khai thác nghệ thuật
 Theo tôi bài tập đọc là một thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và nghệ thuật, do vậy tôi nghĩ chúng ta phải thông qua việc khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung tư tưởng. Tôi thấy phần này trong khi dạy tập đọc vốn kiến thức văn học mà học sinh tích luỹ được chưa nhiều.
 Có đồng chí hỏi: “Khai thác nghệ thuật của một bài tập đọc là khai thác những gì?”
 Theo tôi tuỳ từng bài mà chúng ta phải xem bài tập đọc ấy có những nét gì nổi bật về nghệ thuật cần khai thác.
 VD trong bài “ Chợ tết” tôi giúp học sinh hiểu được nghệ thuật dùng từ của tác giả khi miêu tả những người đến chợ tết, tác giả đã chọn tả những nét rất riêng của từng người đó là:
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Người hai thôn gánh lợn chạy đi đầu
Vài cụ già chống gậy bước lon khom
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau
Bên cạnh cách dùng từ giầu sức gợi cảm như vậy tác giả còn chọn tả những màu sắc rất tươi rất trong sáng: trắng, đỏ, hồng, lam, xanh, biếc, thắm, vàng, tía son. Ngay cả một màu đỏ cũng có nhiều cung bậc: hồng, đỏ, tía, thắm, son.
Với cách dùng từ như vậy tác giả đã phác hoạ ra trước mắt chúng ta bức tranh chợ tết miền trung du giầu màu sắc và vô cùng sinh động. Qua đó ta thấy được sinh hoạt nhộn nhịp của người dân quê vào dịp tết
Hoặc trong bài mùa thảo quả tôi tập trung khai thác điệp từ thơm và việc sử dụng một loạt câu văn ngắnĩen lẫn với câu văn dài để làm nổi bật mùi thơm đặc biệt của thảo quả
VD: Gió tây lướt thướt bay, qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào các thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo nếp khăn.
VD: Trong bài “Hoa học trò” tôi lại khai thác vẻ đẹp của hoa phượng theo trình tự thời gian: Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng, màu hoa cũng đậm dần ròi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên
Tuy nhiên vẫn phải kết hợp xen kẽ các hình thức nghẹ thuật khác nhau như: Khai thác nghệ thuật dùng từ, khai thác nghệ thuật viết câu văn, khai thác nghệ thuật xây dựng bố cục bài văn có như thế phần khai thác nội dung bài mới đầy đủ. Song nói như vậy cũng chưa thật đầy đủ nếu ta không nhắc đến biện pháp khai thác biện pháp nghệ thuật tu từ. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi thấy các biện pháp tu từ ở tiểu học cần tập trung khai thác là: Biên pháp so sánh, điệp từ, nhân hoá.nếu khai thác tốt các biện pháp tu từ này thì giúp ích rất nhiều trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ bài văn
Trong bài con chuồn chuồn nước tôi lại khai thác nghệ thuật so sánh.
“Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh”. Đó là hình ảnh so sánh rất đẹp giúp người nghe hình dung được rõ hơn về đôi cánh của chuồn chuồn
“Thân nhỏ và vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân”.
Cách so sánh này rất mới lạ: màu vàng của thân chuồn chuồn với màu vàng của nắng mùa thu. So sánh độ rung của cánh với tâm trạng phân vân của con người. Rõ ràng với cách so sánh ấy tác giả đã làm cho bài văn trở nên sinh động hơn, hấp dẫn người đọc hơn rất nhiều nhưng đồng thời nó lại rất thực giúp cho người đọc dễ hình dung vẻ đẹp đáng yêu của chú chuồn chuồn.
VD: Trong bài thơ “Tre Việt Nam” tôi tập trung khai thác việc sử dụng điệp ngữ “ Qua đi”, “ Mai sau” để nhấn mạnh và khẳng định sức sống bất diệt của những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam qua hình tượng cây tre.
VD: Trong bài “ Dòng sông mặc áo” tôi tập trung khai thác các biện pháp nhân hoá thông qua các từ: mặc áo, điệu, thơ thẩn, nép, cườiđể giúp học sinh thấy được nét đẹp dịu dàng của dòng sông quê hương. Nét đẹp ấy mang đậm vẻ duyên dáng của một người thiếu nữ’
c, Giảng ý và liên hệ thực tế
Giảng ý: Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi khảng định một điều: giảng từ và giảng ý thường phải gắn chặt với nhau. Ta phải giảng từ, khai thác hình ảnh để làm toát lên ý của bài hay nói cách khác ta phải khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung.
VD: Trong bài “ Hạt gạo làng ta” tác giả có viết:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm 
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay.
 Hỏi: trong khổ thơ trên tác giả nêu lên hạt gạo quê hương thơm ngon là nhờ đâu? ( câu hỏi về nội dung)
Học sinh sẽ trả lời( nhờ có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát)
Hỏi: trong khổ thơ đó từ nào được lặp lại nhiều lần? Lặp lại như vậy để nhằm mục đích gì?
( Từ có được lặp lại nhiều lần, để nhấn mạnh hương vị thơm ngon của hạt gạo quê hương)
VD: cho học sinh đọc khổ thơ thứ 3 của bài “Hạt gạo làng ta”
“Hạt gạo làng tamẹ em xuống cấy”
Hỏi: Hạt gạo làng ta còn có gì đáng nhớ?
( Có bão tháng 7, có mưa tháng 3gkhó khăn do thiên nhiên gây ra)
Có giọt mồ hôi của mẹ rơi trong những ngày nắng nóngg công sức vất vả của mẹg đây là câu hỏi về nội dung
Tác giả dùng hình ảnh gì để diễn tả nỗi vất vả khó nhọc của người mẹ?gđây là câu hỏi về nghệ thuật
(Đó là: Cua ngoi lên bờ – mẹ em xuống cấy). Sự đối lập giữa hoạt động của con cua với hoạt động của mẹ được rõ thêm qua cặp từ trái nghĩa lên – xuống để càng giúp ta thấy rõ nỗi vất vả gian truân của mẹ cùng các bác xã viên khi làm ra hạt gạo.
VD: Cho học sinh đọc khổ thơ cuối và hỏi câu cuối “ Hạt vàng làng ta” ý nói gì?
Câu hỏi nặng về giảng ý để toát lên nội dung bài.
(Hạt gạo rất quý vì được làm ra bởi công sức của biết bao người với bao thử thách gay go quyết liệt. Hạt gạo xứng đáng được ví như hạt vàng.)
Tóm lại trong quá trình giảng dạy những câu hỏi giảng ý thường gắn với những câu hỏi giảng từ và câu hỏi khai thác hình ảnh thành một hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thâm nhập vào nội dung của bài để cảm nhận được cái hay cái đẹp của bài văn từ đó học trò mới có cảm xúc thực sự và mới đọc hay bài tập đọc được.
Liên hệ thực tế
Các bài tập đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức phong phú về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân ta. Những kiến thức đó muốn được cụ thể, sinh động thì tuỳ từng bài mà giáo viên cần có sự liên hệ với thực tế cho phù hợp
VD: Trong bài tập đọc “Hạt gạo làng ta”có thể học sinh liên hệ nêu ra những khó khăn mà cha mẹ và các bác xã viên phải trải qua để làm ra hạt gạo
( Khó khăn do t

File đính kèm:

  • docSKKN(3).doc