Đề tài Áp dụng bài giảng e-Learning môn Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương

 Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện nên bước đầu nhận thấy.

 - Nâng cao tính nhân văn, dân chủ của nền giáo dục: Thông qua Website, ta có thể tổ chức đào tạo từ xa. Học sinh nếu hoạt động trong mạng máy vi tính thì có thể tham gia các nội dung học chủ động, có thể tuỳ chọn chương trình học.

 - Tạo ra một môi trường hoạt động học tập tốt cho học sinh: Trước màn hình máy vi tính, học sinh có thể chủ động tác động lên các đối tượng, thay đổi các điều kiện, lựa chọn các kết quả cần tìm kiếm, tự phát hiện, phán đoán.

 - Sau khi thực hiện phiếu điều tra tôi thu được kết quả:.

+ Đa phần các em sợ và ngại học môn lịch sử ( 70%),

+ Phần lớn các em không hiểu hết bài hoặc hiểu không có hệ thống (67%).

+ Phần lớn các em mong muốn được học dưới những hình thức phong phú hơn.(80%).

+ 90% các em chưa được tiếp cận với phương pháp tự học qua máy tính.

 Tôi tiếp tục phát phiếu điều tra để đánh giá kết quả thu được về hứng thú học môn lịch sử bằng phương pháp tiếp cận mới (E-learning) với câu hởi như sau:

 

doc30 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1990 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Áp dụng bài giảng e-Learning môn Lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơn trong môn Lịch sử? Đó là trăn trở của những Thầy, Cô tâm huyết, của nhà quản lý, của những thế hệ đi trước đã dày công vun dựng. Việc dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Từ năm 2006 – 2007, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo bắt đầu triển khai chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. Vậy mục tiêu của chương trình đổi mới là gì ? Đó là nhằm thay đổi cách học và học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh mà một trong những phương pháp để tích cực hóa hoạt động dạy và học là dạy học liên môn. 
  	 Dạy học liên môn là dùng các kiến thức liên quan ở các bộ môn khác để bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ kiến thức mà các em đang được học trong các môn học. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Phương pháp này góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Một trong những cách thực hiện phương pháp dạy học liên môn là lồng ghép thơ, văn vào bài giảng lịch sử nhằm giúp cho bài giảng thêm sinh động, các tri thức khô cứng sẽ được “mềm hóa” hơn và tạo thêm “chất xúc tác” trong hứng thú của người học, đưa đến hiệu quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo, tiết học thêm hấp dẫn hơn và học sinh hứng thú nhiều hơn trong học môn Lịch sử.
- Trong thực tế giảng dạy, tôi cố gắng tìm tòi ra một số phương pháp cụ thể nào đó để có thể giúp các em nâng cao kiến thức đồng thời cập nhật với sự tương tác lẫn nhau giữa các phương pháp học tập hiện đại. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Áp dụng bài giảng e-learning môn lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hồng Dương”. 
Với đề tài này tôi không có tham vọng hướng dẫn cách làm bài giảng e – Learning hay một cái gì đó to tát mà chỉ khai thác ở một khía cạnh nhỏ thực tế đó là: “Áp dụng bài giảng e-learning môn lịch sử lớp 7 ở trường thcs Hồng Dương” - 
nơi tôi gắn bó và tâm huyết với các thế hệ học trò nhiều năm.
a. Thuân lợi.
	- Khi thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự cổ vũ và giúp đỡ nhiệt tình của anh em đồng nghiệp.
- Ngôi trường tôi đang làm công tác giảng dạy là ngôi trường có bề dày truyền thống và có nhiều thành tích cao trong các cuộc thi của giáo viên và học sinh. Cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ và hiện đại thuận lợi cho việc áp dụng thực tế đề tài này.
- Học sinh phần lớn là chăm ngoan, hiếu học, có ý chí,...
- Tôi được tham gia các lớp tập huấn về Công nghệ thông tin do Sở giáo dục, Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức do đó có cơ hội giao lưu học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp các nơi. 
b. Khó khăn.
 - Việc áp dụng Công nghệ thông tin thi không còn mới, nhưng học theo e – Learning thì còn khá mới mẻ.
 - Kĩ năng tin học của một số em còn hạn chế.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 - Tạo cho học sinh có thêm kênh học tập hiệu quả, qua đó bước đầu giúp các em học tập môn lich sử dễ dàng hơn, thú vị hơn, hiệu quả hơn.
 - Áp dụng CNTT trong dạy và học, khai thác lợi ích mà CNTT đem lại trong dạy và học theo tinh thần đổi mới phương pháp mà Bộ GD&ĐT triển khai.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 - Học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Hồng Dương – Thanh Oai – Hà Nội. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 - Điều tra lấy ý kiến, phân tích, tổng hợp.
 - Mô tả, phân tích các vấn đề và đưa ra quan điểm cá nhân về cách khắc phục nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn.
 - Mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sự sáng tạo của giải pháp mới
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
 - Trong năm học 2013- 2014. 
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
- Qua một vài nội dung đài báo đưa tin và qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy hiện nay nhiều học sinh không thích học môn học lịch sử, không nắm được lịch sử dân tộc cha ông dựng xây đất nước. Nguyên nhân thì nhiều song theo tôi thiết nghĩ một trong số đó là do phương pháp dạy, phương pháp tuyên truyền để thế hệ trẻ tiếp cận chưa thật dễ nhớ, dễ hiểu nên chưa có nhiều tình cảm của học sinh.
 - Trên thực tế, việc dạy và học lịch sử hiện nay còn một số vấn đề chưa thật phù hợp với sự phát triển của xã hôi, của văn hóa, của tư tưởng, của cái nhìn hiện tại. Do vậy, việc vân dụng linh hoạt các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cho việc dạy học môn lịch sử, đồng thời tăng hứng thú cho học sinh đòi hỏi người dạy phải không ngừng nỗ lực tìm tòi sáng tạo những kênh học tập hiệu quả, phong phú, vận dụng được những công nghệ mới phù hợp với nhu cầu nắm bắt thông tin của người học một cách thực tế.
II. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
 - Để tìm hiểu sự yêu thích đối với môn học lịch sử tôi đã thực hiện một bài điều tra áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 7 tại trường THCS Hồng Dương với nội dung như sau:
 - Nội dung các câu hỏi và nội dung điều tra:
Câu 1: Theo em việc học lịch sử là:
 A. Cần thiết . 
 B. Bình thường. 
 C. Không cần thiết, vì là môn phụ không thi.
 D. Khó học.
Câu 2: Theo em việc học lịch sử hiện nay:
Dễ hiểu.
Khó hiểu.
Hay nhưng khó nhớ.
Chương trình nặng .
Câu 3: Em muốn tiếp cận môn lịch sử như thế nào?
Qua các phương tiện truyền thông. Xem phim về đề tài lịch sử.
Các bài giảng có hỗ trợ CNTT
Các bài giảng trên lớp và tự học ở nhà.
Tất cả các hình thức trên
Câu 4: Theo em học lịch sử khó nhất là gì?
Các sự kiện lịch sử.
Ngày, tháng, năm diễn ra sự kiện.
Vận dụng thực tế và làm bài thi.
Nhớ có hệ thống do không hiểu hết.
Câu 5: Em đã được tiếp cận môn lịch sử qua những phương tiện nào?
Xem phim về đề tài lịch sử.
Qua các phương tiện truyền thông
Các bài giảng trên lớp
Các bài giảng có hỗ trợ CNTT.
Các bài giảng trên lớp và tự học ở nhà.
Câu 6: Em đã học lịch sử trên máy tính (trên mạng, trên đĩa,...) bao giờ chưa?
Thường xuyên
Chỉ khi cần.
Có nhưng ít.
Chưa bao giờ.
Câu 7: Nếu học rồi em thấy có thích không ( nếu em đã học)?
Có vì thú vị.
Bình thường.
Không thích.
Câu 8: Nếu chưa học em có muốn tiếp cận với phương pháp tự học này không?
Có.
Không.
Không quan tâm.
Câu 9: Môn lịch sử cần hướng tới những vấn đề gì?
 A. Vấn đề xã hội nóng hổi (liên hệ thực tế).
 B. Hiểu biết lịch sử từ đó đề cao ý thức xã hội, trách nhiệm công dân.
 C. Giúp cho nhiều người hiểu biết về truyền thống.
 D. Tất cả nội dung trên
Câu 10. Em đã học qua e - Learning chưa.
 A. Đã học rồi.
 B. Không biết e - Learning là gì.
 C. Có nghe nói nhưng chưa biết.
 Sau khi thực hiện phiếu điều tra với các em học sinh lớp 7 tại trường THCS Hồng Dương tôi thu được kết quả đánh giá như sau:
- Phần lớn các em sợ học 
 - Để các em không sợ, không ngại và yêu thích môn Lịch sử đòi hỏi phải có đồng bộ các giải pháp: chương trình, phương pháp tiếp cận, phương pháp dạy – học, trong đó phương pháp dạy – học có vai trò đặc biệt quan trọng. Một trong những phương pháp đó là phải đa dạng hóa cách học, đơn giản hóa kiến thức. Nhờ có sự hỗ trợ công nghệ thông tin mà sự kết hợp giữa phương pháp dạy - học truyền thống và phương pháp dạy - học hiện đại sẽ đem lại những hiệu quả tốt hơn. Việc thiết kế bài giảng e-Learning là một biện pháp nâng cao tay nghề, ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên và cung cấp cho học sinh một kênh học tập mang lại hiệu quả.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
Tôi xin trình bày vấn đề nghiên cứu ở các khía cạnh sau:
- Soạn giảng một bài e- Learning.
- Triển khai và áp dụng thực tế bài giảng e-learning.
Sau đây tôi xin đi vào từng nội dung cụ thể:
* Soạn giảng một bài e- Learning.
Trong những năm gần đây, e-Learning thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều của các tổ chức giáo dục đào tạo, các đơn vị nghiên cứu, triển khai công nghệ thông tin, đặc biệt là sự quan tâm của các trường đại học và các viện nghiên cứu. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng e-Learning được đánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ XXI. Vậy e-Learning là gì? 
(Tôi xin phép được trích dẫn một số nội dung trong tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Adobe presenter của tác giả Quách Tuấn Ngọc – Cục trưởng cục công nghệ thông tin Bộ Giáo dục và đào tạo.) và một số yêu cầu riêng đối với môn học Lịch sử ở cấp THCS.
1. Hiểu khái niệm e - Learning là gì?
- Có thể xem e-Learning như một phương thức dạy học mới, bổ sung và hỗ trợ cho các phương thức đào tạo truyền thống, tạo ra thêm cơ hội được học cho đông đảo tầng lớp xã hội và đặc biệt góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
 - e-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập. 
 - e-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. 
 - e-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục. Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, Television, băng đĩa video, các hệ thống giảng dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính.
2. Nắm vững ý nghĩa, vai trò của học qua mạng, máy tính, của E-Learning.
 - E - Learning với hình thức đào tạo có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn, e-Learning là hình thức đào tạo sử dụng các phương tiện như máy tính, mạng Internet, mạng vệ tinh,... nội dung đào tạo được phân phối qua Website, đĩa CD, băng audio/video. Với hình thức đào tạo này, học viên có thể tương tác với nhau và với giáo viên qua mạng máy tính, mạng vệ tinh dưới các hình thức như e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo trực tuyến (audio/video conferencing),
 - E - learning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi với những người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học.
3. Yêu cầu với một bài e-Learning. 
a. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
 - Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. 
 - Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
 - Giúp người học có thể tự học ở “mọi nơi, mọi lúc”.
b. Kĩ năng trình bày: 
 - Màu sắc không lòe loẹt, 
 - Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lên lia lịa.
 - Chữ đủ to, rõ, không bé quá.
 - Không ghi nhiều chữ chi chít.
 - Mỗi slide nên có tile chủ đề.
 - Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
c. Kĩ năng thuyết trình: 
 - Tránh thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối. 
 - Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu.
 - Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là ai? Tâm lý và mong muốn của họ ? Cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là nói cái mình có.
 - Đáp ứng tiêu chí tự học.
 - Có nội dung phù hợp.
 - Có tính sư phạm.
d. Kĩ năng Multimedia (đa phương tiện):
 - Có âm thanh
 - Có video ghi giáo viên giảng bài.
 - Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng.
 - Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
e. Soạn các câu hỏi: 
 Các câu hỏi ở đây không phải là để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm “lấy người học làm trung tâm”, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý.
 f. Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học. 
 Các nguồn tư liệu, tài liệu, website tham khảo để người học tự chủ đọc thêm. Tuy nhiên cũng nên tránh việc trích dẫn tràn lan.
5. Yêu cầu trong thiết kế bài giảng e-Learning.
a. Yêu cầu Nội dung: 
 - Nội dung sản phẩm tham gia cuộc thi bám sát chương trình các môn học song không nhất thiết dập khuôn theo nội dung sách giáo khoa.
 - Tất cả các thông tin gắn kèm trong sản phẩm dự thi đều phải rõ nguồn gốc và cung cấp các thông tin về nguồn gốc của tư liệu tham khảo.
 -  Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Việt, khuyến khích có phiên bản tiếng Anh đi kèm.
 - Các nhóm có thể chủ động tự công khai sản phẩm dự thi để lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện sản phẩm.
b. Yêu cầu đối với sản phẩm Bài giảng e-Learning:
 - Bài giảng e-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng, đã được Ban Tổ chức thẩm định, đánh giá, lên danh sách giới thiệu sử dụng. Cụ thể ưu tiên là phần mềm Adobe Presenter
 - Các bài giảng cần tương thích và có thể tải vào hệ thống quản lý nội dung bài giảng (LCMS) do Ban Tổ chức quyết định sử dụng như hệ thống Adobe Connect, Teaching Mate
 - Nhóm tác giả có thể thuyết minh thêm để làm rõ sản phẩm dưới dạng một giáo án, trong đó giới thiệu và nhấn mạnh quan điểm, ý đồ của tác giả khi xây dựng bài giảng; mục đích, yêu cầu, tài liệu và website tham khảo, chuẩn bị học liệu, Tham khảo một số mẫu giáo án trên website của cuộc thi.
 - Bài giảng được xây dựng theo bài, theo chương hoặc theo cả chương trình môn học. Nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học, đảm bảo tính hệ thống. Phương pháp dạy học  hợp lý. Tổ chức thực hiện và phân phối thời gian phù hợp ở các phần, các nội dung của bài giảng. Khi chấm, chất lượng bài giảng được chú trọng hàng đầu, rồi đến số lượng.
6. Yêu cầu đối với môn học lịch sử.
 Với môn Lịch sử nên sử dụng tư liệu lịch sử có trích dẫn cụ thể sinh động bằng hình ảnh; video.... Đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp đối tượng, ý đồ của bài giảng, cần nêu rõ nguồn gốc tài liệu, đảm bảo bản quyền khi sử dụng.. 
	Các nội dung truyền tải phải rõ ràng có tên slide đê học sinh tiện học lại khi cần
7. Áp dụng vào môn lịch sử.
 - Các câu hỏi tương tác (5 loại: Đúng – sai, điền khuyết, chọn một đáp án đúng, chọn nhiều đáp án đúng, ghép nối). Tuy nhiên cần lưu ý là phải áp dụng linh hoạt hiệu quả từng loại câu hỏi cho phù hợp nhằm khai thác được nội dung bài và đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh.
 - Áp dụng thực tế tại học sinh của các lớp của khối 7.
Sau đây tôi xin nêu cụ thể việc soạn bài của tôi xin kính mời các Thầy, Cô quan tâm xem trong đĩa CD minh họa đính kèm, mong nhận được sự quan tâm và ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô.
Bài tôi soạn là:
Trước hết tôi làm mọi thủ tục khai báo cần thiết như hình đại diện; logo nhà trường; giới thiệu về bản thân; Khai báo bài giảng ở mục Title... Để học sinh tiện theo dõi
	Tôi đặt tên các Slide để học sinh tiện học lại một hay những nội dung chưa hiểu thấu đáo.
Giáo viên nêu vấn đề để vào bài bằng cách đưa vào video-clip giới thiệu, việc này làm cho học sinh sẽ cảm thấy thân thiệt như được học có cô giảng bài chứ không phải là cỗ máy thao thao bất tuyệt một cách lạnh lùng.
 - Phần Liên hệ thực tế: Từ nội dung bài học, các em sẽ liên hệ với thực tế ngày nay. Từ đó rút ra nhận xét, bài học thực tế.
 - Phần củng cố kiến thức:
+ Đưa sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung bài học
+ Các câu hỏi tương tác, với đáp án được thay đổi (shuftle) để các em khi làm lại sẽ không bị trùng lặp phương án trả lời/
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. 
 Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện nên bước đầu nhận thấy.
 - Nâng cao tính nhân văn, dân chủ của nền giáo dục: Thông qua Website, ta có thể tổ chức đào tạo từ xa. Học sinh nếu hoạt động trong mạng máy vi tính thì có thể tham gia các nội dung học chủ động, có thể tuỳ chọn chương trình học.
 - Tạo ra một môi trường hoạt động học tập tốt cho học sinh: Trước màn hình máy vi tính, học sinh có thể chủ động tác động lên các đối tượng, thay đổi các điều kiện, lựa chọn các kết quả cần tìm kiếm, tự phát hiện, phán đoán.
 - Sau khi thực hiện phiếu điều tra tôi thu được kết quả:.............
+ Đa phần các em sợ và ngại học môn lịch sử ( 70%), 
+ Phần lớn các em không hiểu hết bài hoặc hiểu không có hệ thống (67%).
+ Phần lớn các em mong muốn được học dưới những hình thức phong phú hơn.(80%).
+ 90% các em chưa được tiếp cận với phương pháp tự học qua máy tính. 
 Tôi tiếp tục phát phiếu điều tra để đánh giá kết quả thu được về hứng thú học môn lịch sử bằng phương pháp tiếp cận mới (E-learning) với câu hởi như sau:
Câu 1:Nội dung kiến thức được học bằng phương pháp áp dụng CNTT, tự học bằng E-learning?
Dễ hiểu, dễ nhớ, thú vị.
Khó học, khó hiểu
Bình thường
Không thích, vì phải dùng máy móc lằng nhằng
Câu 2: Em có thích hình thức học tương tác e-Learning này không?
Có 
Bình thường
Không
Câu 3: Việc tự học lịch sử bằng e-learning có ưu điểm, nhược điểm gì với em? 
 A. Rất thích học vì hình ảnh sống động và có thể học mọi lúc, mọi nơi, Dễ hiểu, dễ nhớ. 
 B. Bình thường
 C. Kĩ thuật lằng nhằng, khó sử dụng.
 D. Khó hiểu.
Câu 4:Em muốn bài giảng e-Learning cần. 
Có số lượng bài nhiều hơn để em được học tốt hơn.
Có nhiều video, hình ảnh, âm thanh minh họa hơn.
Có nhiều câu hỏi tương tác hơn.
Có nhiều kiến thức mở rộng hơn
Câu 5: Phương pháp này có nên áp dụng rộng rãi không?
 A. Có
 B. Có hoặc không cũng được.
 C. Không cần.
Kết quả điều tra:
83% chọn Đáp án A vậy ta thấy các em rất thích thú với phương pháp học tập này. Và mong muốn được học tập nhiều hơn với số lượng bài giảng e – Learning nhiều hơn
11% ý các em chọn 
 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
- Do tính khả thi của việc triển khai e-learning đến các trường là rất cao và đó cũng là xu hướng tất yếu của dạy học tương tác phù hợp thời đại nên cần được sự quan tâm đúng mức của mọi cá nhân giáo viên và học sinh.
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng yếu tố quan trọng nhất để triển khai ứng dụng rộng rãi đến các trường phải được bắt đầu từ sự quyết tâm của ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên. Những trở ngại về kỹ thuật hay công nghệ sẽ nhanh chóng được khắc phục, nhưng sức ỳ đối với việc đổi mới phương pháp dạy và học có thể vẫn là một trong những trở ngại lớn trên con đường đổi mới giáo dục hiện nay. Với việc áp dụng bài giảng e-Learning, mặt tích cực có thể nhân thấy là: Có thể giao tiếp với nhiều giáo viên và học sinh ở những nới khác thông qua diễn đàn (forums); khả năng thu thập thông tin không bị hạn chế, học sinh có thể truy cập vào các ngân hàng bài giảng khổng lồ của hệ thống Moodle,... Như vậy, khoảng cách đã bị xoá bỏ, mọi học sinh thuộc mọi vùng miền, hoàn cảnh đều được quyền tiếp thu những chương trình học như nhau.
- Tạo khả năng phân hoá cao trong dạy học: Để học sinh phát triển tốt, mỗi học sinh cần vươn lên tối đa trong các giai đoạn học tập, được giúp đỡ, khuyến khích trong quá trình học tập, học trên lớp, học ở nhà,  Qua Website này, học sinh có thể nhận được lượng kiến thức phù hợp với trình độ của từng em, được khuyến khích và phát triển đúng lúc. Mỗi học sinh nhận được một hệ thống bài tập phù hợp với khả năng của mình, tiến hành học tập không ảnh hưởng đến việc học tập của người khác. Lúc đó, mỗi học sinh như có một người giáo viên tại chỗ, có thể năm bắt kiến thức còn hổng, có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
- Tạo ra một môi trường hoạt động học tập tốt cho học sinh: Trước màn hình máy vi tính, học sinh có thể chủ động tác động lên các đối tượng, thay đổi các điều kiện, lựa chọn các kết quả cần tìm kiếm, tự phát hiện, phán đoán, tự tổ chức thực nghiệm khoa học. Với Website này, học sinh có thể tổ chức các quá trình mô phỏng như các thí nghiệm về vật lý, hoá học, sinh học,  các quá trình này diễn ra như thật. Lúc này học sinh là chủ thể của quá trình học tập, tự làm việc, tự học, tự phát hiện, tự kiểm tra đánh giá. Về mặt tâm lý, học sinh không e ngai khi học tập với Website. Vì vậy các em dễ dàng bộc lộ hết những điều mình nắm được và chưa nắm được. Học sinh tự tin, chủ động và tích cực hơn trong quá trình học tập.
- Tổ chức và kiểm soát được hoạt động học tập của học sinh: Hoạt động học tập của học sinh sẽ đạt hiệu quả cao với Website xây dựng được. Quá trình học tập đó sẽ được kiểm soát và điều khiển chặt chẽ đến từng thao tác. Điều đó có ích cho cả giáo viên, học sinh và cả phụ huynh học sinh.
 - Liên tục đánh giá được thành quả học tập của học sinh: Tất cả các kết quả đánh giá thành quả học tập của học sinh được lưu lại 

File đính kèm:

  • docDe_cuong_SKKN_Lich_su_7_20150726_022403.doc