Đề ôn tập Toán và Tiếng Việt Khối 2 - Năm học 2019-2020

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm bài tập.

Câu 1: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?

A. Để ngắm những bông hoa Niềm Vui.

B. Để chăm sóc vườn hoa.

C. Để hái bông hoa Niềm Vui đem vô bệnh viện tặng bố, làm dịu cơn đau của bố.

Câu 2: Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm Vui?

A. Vì sợ chú bảo vệ bắt gặp.

B. Vì theo nội qui của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn.

C. Vì sợ bạn bắt gặp sẽ xấu hổ.

Câu 3: Khi đã biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào?

A. Em hãy hái thêm hai bông hoa nữa, Chi ạ!

B. Em hãy hái thêm vài bông hoa nữa để tặng bố.

C. Cô sẽ hái giúp em những bông hoa mà em cần.

Câu 4: Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?

A. Hiếu thảo, tôn trọng nội qui, thật thà.

B. Chăm ngoan, siêng năng.

C. Hiền hậu, vui vẻ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập Toán và Tiếng Việt Khối 2 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 27 tháng 4 năm 2020
Tiếng Việt
Ôn tập
A. Đọc bài sau 5 lần:	
Bé Hoa
 Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.
 Đêm nay, Hoa hát hết các bài hát mà mẹ vẫn chưa về. Từ ngày bố đi công tác xa, mẹ bận việc nhiều hơn. Em Nụ đã ngủ. Hoa lấy giấy bút, viết thư cho bố. Vặn to đèn, em ngồi trên ghế, nắn nót viết từng chữ: Bố ạ, Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em ngủ cũng ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru em rồi. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài dài dài ấy, bố nhé!
 (Theo Thanh Tâm)
B. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm bài tập:
Câu 1. Em của Hoa tên gì?
A. Nụ
B. Hồng
C. Mai
D. Cúc
Câu 2. Em Nụ đáng yêu như thế nào?
A. Làn da trắng
B. Khuôn mặt bầu bĩnh.
C. Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.
D. Tóc em buộc thành hai bím.
Câu 3. Hoa đã làm gì giúp mẹ?
A. Nấu cơm, quét dọn nhà cửa giúp mẹ.
B. Quét sân giúp mẹ
C.Giặt quần áo giúp mẹ.
D. Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ.
Câu 4.Trong thư gửi bố, Hoa nêu mong muốn gì?
A. Bao giờ bố về, bố mua cho con xe đạp.
B. Bao giờ bố về, bố mua nhiều quà cho Hoa.
C. Bao giờ bố về, bố cho con đi chơi chợ hoa.
D. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài hát khác cho Hoa.
Câu 5. Bé Hoa gửi gì cho bố?
A. Bánh kẹo
B. Sách vở
C. Viết thư
D. Quần áo
Câu 6. Câu chuyện Bé Hoa nói lên điều gì?
A. Hoa là một cô bé ham chơi.
B. Hoa là một cô bé xinh xắn.
C. Hoa là một cô bé yêu thương em và biết trông em giúp mẹ.
D. Mẹ Hoa có thêm em Nụ.
Câu 7.  Em hãy chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- (sông , xông): - ..Tiền ; -..hơi
- (sa, xa): -sút ; - đường ......
--------------------------
Toán
Ôn tập
Phần 1. Trắc nghiệm.
Khoanh vào chữ cái đặt trước các câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Trong phép tính 3 x 5, số 5 được gọi là:
A. Tổng	B. Số hạng	 	C. Thừa số	D. Tích
Câu 2. Kết quả của phép tính: 5 x 9 là:
A. 35	B. 40	C. 50	 D. 45 	
Câu 3. Mỗi nhóm có 4 học sinh. Hỏi 10 nhóm như thế có bao nhiêu học sinh?
A. 20 học sinh	 B. 30 học sinh	 C. 14 học sinh	 D. 40 học sinh
Câu 4: Chuyển tổng 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 thành tích là:
A. 4 x 4 	B. 4 x5	C. 4 x 6	D. 6 x4 
Câu 5. Cho dãy số 2; 4; 6; 8..số tiếp theo của số này là:
A. 10	B.12	C.14	D. 16
Câu 6. Cho dãy phép tính 3 x.+24 = 45. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 
A. 6	B. 7	C. 18	D.19
Phần 2. Tự luận.
Bài 1. Số?
3 x  = 12	 2 x  = 18 	 4 x . = 16 	 x 5 = 25
.x 10 = 20	 3 x =18	 5 x = 20 3 x  = 27
Bài 2. Tính
4 x 4 + 17 2 x 9 – 9 26 + 5 x 3 
Bài 3. Có 6 lọ hoa, mỗi lọ cắm 3 bông hoa. Hỏi có tất cả bao nhiêu bông hoa?
-----------------------------------------
Thứ ba, ngày 28 tháng 4 năm 2020
Tiếng Việt
Ôn tập
A. Đọc bài sau 5 lần:
CÒ VÀ VẠC
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc thì chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.
 (Truyện cổ Việt Nam)
B. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm bài tập.
Câu 1: Trong câu truyện trên gồm có mấy nhân vật? 
A. Một nhân vật: Cò
B. Hai nhân vật: Cò và Vạc
C.Ba nhân vật: Cò, Vạc, Sáo
Câu 2: Cò là một học sinh như thế nào? 
A. Lười biếng.    
B. Chăm làm.    
C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ.
Câu 3: Vạc có điểm gì khác Cò? 
A. Học kém nhất lớp.
B. Không chịu học hành.
C. Hay đi chơi.
Câu 4: Vì sao Vạc không dám bay đi kiếm ăn vào ban ngày? 
A. Sợ trời mưa.    
 B. Sợ bạn chê cười.   
 C. Cả 2 ý trên.
Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau.
- dài - ......
- khỏe - ........
- to - .......
- thấp - .......
Câu 6: Câu "Cò ngoan ngoãn" được viết theo mẫu câu nào dưới đây? (0,5 điểm)
A. Ai là gì?     
 B. Ai làm gì?    
 C. Ai thế nào?
Câu 7: Hãy đặt một câu theo mẫu: Ai làm gì? để nói về hoạt động của học sinh
Câu 8: Tìm các từ chỉ con vật trong câu truyện trên?
---------------------------------------------------
Toán 
Ôn tập
Phần 1. Trắc nghiệm:
Khoanh vào chữ cái đặt trước các câu trả lời đúng nhất.
Câu 1.  9 + x = 14. Vậy x = ?
A. 6               	B.  5                 	C. 8 D. 23
Câu 2. Phép tính nào dưới dưới đây có kết quả là 100?
A. 55 + 35            B. 23 + 76               C. 69 + 31 D. 71 + 9
Câu 3. Kết quả tính 13 - 3 - 4 bằng kết quả phép trừ nào dưới đây?
A. 13 - 8               	B. 13 - 6                   C. 13 – 9 D. 13 - 7
Câu 4. Tháng 12 có ... ngày
A. 31 ngày B. 31 C. 30 D. 28
Câu 5 . Hình bên có:
A. 3 tam giác
B. 4 tam giác
C. 5 tam giác
D. 6 tam giác
 
Phần 2. Tự luận
Bài 1.  Đặt tính rồi tính
60 – 32 26 + 39 73 + 17 100 - 58
Bài 2. Tìm x:
a) 52 - x = 25                                                   b) x - 34 = 46
Bài 3 . Năm nay mẹ 32 tuổi, mẹ kém bà 28 tuổi. Hỏi năm nay bà bao nhiêu tuổi?
Bài 4. Tính hiệu, biết số bị trừ là số lớn nhất có hai chữ số và số trừ là số bé nhất có hai chữ số.
------------------------------------------
Thứ tư, ngày 29 tháng 4 năm 2020
Tiếng Việt
Ôn tập
A. Đọc bài sau 5 lần:
Bông hoa Niềm Vui
Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau.
Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn. Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa.
Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi nói: Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng.
Cô giáo đã hiểu. Cô ôm em vào lòng:
Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.
Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đoá màu tím đẹp mê hồn.
 ( Phỏng theo Xu – khôm – lin – xki
 Mạnh Hưởng dịch)
B. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm bài tập.
Câu 1: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
A. Để ngắm những bông hoa Niềm Vui.
B. Để chăm sóc vườn hoa.
C. Để hái bông hoa Niềm Vui đem vô bệnh viện tặng bố, làm dịu cơn đau của bố.
Câu 2: Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm Vui?
A. Vì sợ chú bảo vệ bắt gặp.
B. Vì theo nội qui của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn.
C. Vì sợ bạn bắt gặp sẽ xấu hổ.
Câu 3: Khi đã biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào?
A. Em hãy hái thêm hai bông hoa nữa, Chi ạ!
B. Em hãy hái thêm vài bông hoa nữa để tặng bố.
C. Cô sẽ hái giúp em những bông hoa mà em cần.
Câu 4: Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
A. Hiếu thảo, tôn trọng nội qui, thật thà.
B. Chăm ngoan, siêng năng.
C. Hiền hậu, vui vẻ.
Câu 5: Câu "Chi là một cô bé hiếu thảo", được cấu tạo theo kiểu câu gì sau đây:
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 6: Từ ngữ nào sau đây là từ ngữ nói về tình cảm:
A. Hiền hậu, ngoan ngoãn.
B. Thương yêu, quý mến.
C. Chăm chỉ, siêng năng.
Câu 7: Tìm từ trái nghĩa với từ được in đậm trong câu " Em đến tìm bông cúc màu xanh, được các bạn gọi là hoa Niềm Vui.
A. Mừng
B. Buồn
C. Vui vẻ
--------------------------------------------------
Toán
Ôn tập
Phần 1. Trắc nghiệm
Khoanh vào chữ cái đặt trước các câu trả lời đúng nhất.
Câu 1.  Số  95 đọc là:
A. Chín năm                  	B.  Chín lăm
C.  Chín mươi năm        	D.  Chín mươi lăm
Câu 2. Số liền trước của 90 là:
A. 80          	 B.  90                   C.  89                     D. 87
 Câu 3. Số chẵn lớn nhất trong các số sau là:
 A. 99               	B.  98                      C.  96                          	D. 10
Câu 4.  4 x 7   =     Số cần điền vào chỗ chấm là:
A.  11          	B.  21            	C.  28          	D.  24
Câu 5.  Trong phép nhân: 3 x 8 =  24, số 24  gọi là:
A. Số hạng         	B.   Hiệu       	C.   Tổng        	D. Tích
Câu 6. Số thích hợp để điền vào ô trống trong phép tính : 
98 –  .   = 90 là:
A. 8          	B.  9            	C.  10               	D. 7
Câu 7 .Trong một phép trừ, biết hiệu là số bé nhất có hai chữ số mà tổng hai chữ số của nó bằng 6, số trừ bằng 68. Số bị trừ là:
A.73       	 B.  83        	C.  53            	D.  37
Phần 2. Tự luận
Bài 1. Tính nhẩm 
2 x 3 = 3 x 4 = 4 x 7 = 5 x 2 = 3 x 8 =
3 x 3 = 4 x 6 = 2 x 9 = 5 x 6 = 4 x 8 =
Bài 2.  Khối lớp Hai có 94 học sinh. Khối lớp Ba có ít hơn khối lớp Hai 16 học sinh. Hỏi khối lớp Ba có bao nhiêu học sinh?
Thứ năm, ngày 30 tháng 4 năm 2020
Tiếng Việt
Ôn tập
A. Đọc bài sau 5 lần:
Hai anh em
Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt rồi bó lúa chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng.
Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không cân bằng.” Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần lúa của ta cũng bằng phần chú ấy thì thật không công bằng.” Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
Sáng hôm sau, hai anh em đều ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.
Cho đến một hôm, hai anh em đều ra đồng, rình xem vì sao có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trên tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau.
 ( Phỏng theo La – mác – tin
 Lê Quang Đán dịch)
B. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm bài tập.
Câu 1: Bài văn trên nói về:
A. Chia lúa
B. Tình anh em
C. Mùa gặt
Câu 2: Việc gì xảy ra khi hai anh em cùng ra đồng vào sáng hôm sau?
A. Hai đống lúa không còn nữa.
B. Một đống lúa to, một đống lúa bé.
C. Hai đống lúa vẫn bằng nhau.
Câu 3: Người em nghĩ như thế nào?
A. Anh còn vất vả giống mình.
B. Anh mình vất vả nuôi vợ con.
C. Anh mình còn phải nuôi vợ con.
Câu 4: Người anh nghĩ như thế nào?
A. Em ta sống một mình rất tốt.
B. Em ta sống một mình vất vả.
C. Em ta sống một mình sung sướng.
Câu 5: Dòng nào dưới đây chỉ việc làm của người em?
A. Ra đồng rình xem.
B. Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
C. Gặt lúa rồi bó lúa
Câu 6: Em hãy đặt một câu theo kiểu câu: Ai làm gì?
Câu 7:  Theo em câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
--------------------------------------------
Toán
Ôn tập
Phần 1 : Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng.
Câu 1. Trong các số sau: 45, 35, 54, 53. Số lớn nhất là:
A.  45       	B. 53                   C. 54        D. 35
Câu 2.  Dãy tính 4 x 5 – 2 có kết quả là:
A. 22           	B. 20            	C. 12             	D. 18
Câu 3.  Thứ năm tuần này là ngày 10 tháng 5. Hỏi thứ năm tuần sau là ngày mấy tháng 5?
A. 5           	B. 17                 	C. 3 D.  12                                   
Câu 4.  Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Hình vẽ bên có :
A. 2 hình tam giác và 1 hình tứ giác
B. 2 hình tam giác và 2 hình tứ giác
C. 2 hình tam giác và 4 hình tứ giác
D. 2 hình tam giác và 3 hình tứ giác
Câu 5. Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
A. 12 giờ B. 12 C. 5 giờ D. 5
 Phần 2. Tự luận 
Bài 1. Đặt tính rồi tính 
42+ 25 89 – 36 68 + 17 92 – 46
Bài 2. Tính 
3 x 8 – 12                   4 x 4 + 81 
Bài 3. Mỗi bạn cắt được 3 ngôi sao. Hỏi 6 bạn cắt được tất cả bao nhiêu ngôi sao?
-------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 1 tháng 5 năm 2020
Tiếng Việt
Ôn tập
A. Đọc bài sau 5 lần:
 Sự tích cây vú sữa
Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. 
Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.
 2. Không biết cậu đi đã bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới
 nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ 
đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây 
xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn,
 quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu.
 Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.Cậu nhìn lên tán
 lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây
 xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp 
nơi và gọi đó là cây vú sữa.
 (Theo Ngọc Châu)
B. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm bài tập.
Câu 1: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
A. Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi.
B. Cậu thích đi chơi xa.
C. Cậu bé ham chơi.
Câu 2: Cậu bé làm gì khi trở về nhà mà không thấy mẹ?
 A . Đi tìm mẹ khắp nơi.
 B.Ngồi ở vườn đợi mẹ.
 C. Khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
Câu 3: Câu "Cậu bé ôm lấy cây xanh trong vườn mà khóc." thuộc kiểu câu nào?
  A. Ai là gì?
   B. Ai làm gì?
   C. Ai thế nào?
Câu 4: Bộ phận in nghiêng trong câu : “Cảnh vật ở nhà vẫn như xưa” trả lời cho 
câu hỏi:
A. Là gì?
B. Thế nào?
C. Làm gì?
Câu 5: Từ chỉ hoạt động trong câu: “Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy.” là từ:
A. Kì lạ
B. Cây xanh
C.Run rẩy
Câu 6: Từ chỉ đặc điểm trong câu: “Một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.” 
là từ:
A.Sữa
B. Trào ra
C.Trắng
Câu 7: Em hãy đặt một câu kiểu Ai thế nào nói về đặc điểm một bạn trong lớp.
-------------------------------Theo Ngọc Châu
---------------------------------
Toán
Ôn tập
Phần 1. Trắc nghiệm
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:
Câu 1: Số tròn chục liền trước 99 là:
A. 98            	B. 100            	C. 90            	D. 80
Câu 2: Tuần này, thứ bảy là ngày 22 tháng 12 .Thứ bảy tuần trước là ngày nào? 
A. Ngày 14 tháng 12.             	B. Ngày 15 tháng 12
C. Ngày 16 th áng 12.            	D. Ngày 17 tháng 12
Câu 3: Số điền vào ô trống trong phép tính là: 

A. 33              	B. 23              	C. 13              	D. 11
Câu 4: Kết quả của phép tính 3kg x 8kg là:
A. 24              	B. 42 kg              	C. 24 kg              	D. 42
Câu 5: Hiệu của 24 và 12 là:
A. 36              	B. 12              	C. 33              	D. 2
Câu 6: Tích của 4 x 7 là:
A. 21            	B. 32          	 C. 24           	D. 28
Phần 2. Tự luận
Bài 1. Số ?
2 x  = 4 3 x 8 =  4 x  = 32  x 9 = 45
4 x  = 24 5 x = 35  x 3 = 9 2 x  = 16
Bài 2.  Mỗi đĩa đựng 3 quả cam. Hỏi 9 đĩa đựng mấy quả cam?
Bài 3. Học thuộc lòng bảng nhân 2, 3, 4, 5.
---------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docde_on_tap_toan_va_tieng_viet_khoi_2_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan