Đề ôn tập Tiếng Việt lớp 5 - Trường Tiểu học Xuân Tiến (Đề số 4)
Câu 1: (0,5 điểm) Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài?
A. Ông biết tin bèn đến thăm, ông không ngại khổ, ân cần chăm sóc đứa bé suốt cả tháng trời.
B. Ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm củi gạo.
C. Cả 2 ý trên
Câu 2: (0,5 điểm) Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
A. Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ rồi cho thuốc.
B. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra.
C. Lãn Ông cho thuốc và người phụ nữ đã khỏi bệnh.
Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
A. Ông là người thầy thuốc giỏi.
B. Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ.
C. Ông là người không ngại khổ.
Câu 4: (0,5 điểm) Danh lợi có nghĩa là gì ?
A. Địa vị và quyền lợi tập thể.
B. Địa vị và quyền lợi cá nhân.
C. Địa vị và quyền lợi của vua chúa.
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 ĐỀ SỐ 4 Họ và tên: ...........................................................................Lớp 5............................................................................ I.TẬP LÀM VĂN: Tả bạn chủ tịch hội đồng tự quản trường em. G II. ĐỌC HIỂU THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ Suốt đời, Lãn ông không vươn vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình: Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương. Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH Câu 1: (0,5 điểm) Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài? A. Ông biết tin bèn đến thăm, ông không ngại khổ, ân cần chăm sóc đứa bé suốt cả tháng trời. B. Ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm củi gạo. C. Cả 2 ý trên Câu 2: (0,5 điểm) Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? A. Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ rồi cho thuốc. B. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. C. Lãn Ông cho thuốc và người phụ nữ đã khỏi bệnh. Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi? A. Ông là người thầy thuốc giỏi. B. Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ. C. Ông là người không ngại khổ. Câu 4: (0,5 điểm) Danh lợi có nghĩa là gì ? A. Địa vị và quyền lợi tập thể. B. Địa vị và quyền lợi cá nhân. C. Địa vị và quyền lợi của vua chúa. Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có những từ đồng nghĩa với từ "nhân ái"? A. nhân hậu, nhân nghĩa, nhân từ. B. nhân dân, nhân danh, nhân hóa. C. nhân sự, nhân quả, nhân chứng. Câu 6: (0,5 điểm) Cặp quan hệ từ trong câu “Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.” biểu thị mối quan hệ gì? A. Quan hệ nguyên nhân - kết quả. B. Quan hệ tương phản. C. Quan hệ tăng tiến. Câu 7: (1 điểm) Em hiểu nội dung hai câu thơ sau như thế nào? "Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương."
File đính kèm:
- de_on_tap_tieng_viet_lop_5_truong_tieu_hoc_xuan_tien_de_so_4.doc