Đề ôn tập môn Ngữ văn Khối 7
BÀI 2: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
Câu 1: Trình bày nội dung chung của những câu tục ngữ về con người và xã hội?
Những câu tục ngữ về con người và lao động xã hội luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
Câu 2: So sánh hai câu tục ngữ sau đây:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Hai câu tục ngữ trên khuyên răn điều gì? Chúng có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?
- Hs nêu được nghĩa của hai câu tục ngữ:
+ Không thầy đố mày làm nên: Đề cao vai trò của người thầy
+ Học thầy không tày học bạn: Qua nghệ thuật so sánh câu tục ngữ khẳng định vai trò của việc học bạn.
- Hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Người thầy có vai trò quyết định và có công lao to lớn đối với mỗi con người, thầy dạy ta nhiều điều GD ta nên người. Bạn gần gũi, thân thiết, có nhiều điểm tương đồng ta sẽ học hỏi nhiều điều từ bạn => Hai câu đều đề cao việc học tập.
Câu 3: Tìm 1 câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nêu nghệ thuật, nội dung câu tục ngữ đó.
- Hs tìm câu tục ngữ đồng nghĩa: Uống nước nhớ nguồn
cho tôi nghe đi! Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt. TẬP LÀM VĂN Câu 1: Đặc điểm của văn bản nghị luận. Câu 2: Lập ý cho đề văn: Chớ nên tự phụ. Câu 3: Lập ý cho đề văn: Sách là người bạn lớn của con người. Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. a. Mở bài: - Nêu vai trò, ý nghĩa của sách trong việc mở mang trí tuệ. - Trích dẫn câu nói. b. Thân bài: * G.thích ý nghĩa câu nói: - Sách là gì: là kho tàng tri thức, là sản phẩm tinh thần, là người bạn tâm tình gần gũi. - Trí tuệ: tinh hoa của sự hiểu biết. Sách soi chiếu con người mở mang hiểu biết. -Sách là ngọn đèn bất diệt của con người: Sách giúp ta hiểu về mọi lĩnh vực, sách giúp ta vượt mọi khoảng cách về thời gian, không gian. * Thái độ đối với việc đọc sách: - Tạo thói quen đọc sách. - Cần chọn sách để đọc. - Phê phán và lên án những sách có ND xấu. - Bảo vệ và tôn vinh sách. c. Kết bài: - Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách. - Nêu phương hướng hành động của cá nhân. Đề 3. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy? a. Mở bài: - Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. - Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao. b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. - Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. * Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán.... - Để cùng chống giặc ngoại xâm... - Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm... - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện.... * Liên hệ bản thân: - Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...) c. Kết bài: - khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. Đề 4: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào? - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. b. Thân bài: * Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. * Tại sao phải Học, học nữa, học mãi. - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. * Học ở đâu và học như thế nào? - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống... - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc.... - Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi... * Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...) c. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. - “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI: PHẦN VĂN BẢN BÀI 1: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LĐSX Câu 1: Tục ngữ là gì? Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Câu 2: - Hs viết đúng câu tục ngữ. - Nêu được giá trị nghệ thuật và nội dung câu tục ngữ. 1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối - Bằng việc sử dụng phép đối, phóng đại - thậm xưng, gieo vần lưng và câu văn lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh với kết cấu hai về ngắn gọn. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết tranh thủ thời gian, tiết kiệm thời gian và sắp xếp công việc cho phù hợp. 2: Mau sao Nêu và cho biết nội dung, nghệ thuật 1 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất mà em thích nhất.thì nắng vắng sao thì mưa. - Bằng việc sử dụng phép đối xứng, nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa nắng (đêm sao dày báo hiệu ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa). Câu tục ngữ nhắc nhở con người có ý thức trông sao dự báo thời tiết để sắp xếp công việc. 3: “ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” - Bằng việc sử dụng vần lưng, nghĩa ẩn dụ.Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm dự đoán gió bão khi trên trời xuất hiện ráng mây màu mỡ gà. Từ đó nhắc nhở con người có ý thức chủ động gìn giữ, bảo vệ nhà cửa, hoa màu và khuyên ta phải phòng vệ với hiện tượng thời tiết này. 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. - Bằng việc sử dụng vần lưng, nghĩa tường minh: Để thể hiện tháng 7 kiến bò nhiều (di chuyển lên cao) là báo hiệu sắp lụt. Có nghĩa là nhắc nhở nhân dân có ý thức quan sát nhiều hiện tượng tự nhiên khác nhau để dự đoán lũ lụt nhằm chủ động phòng chống. 5: Tấc đất tấc vàng - Bằng việc sử dụng nt so sánh, phóng đại, ẩn dụ. Câu TN đề cao giá trị và vai trò của đất đối với người nông dân: đất quý như vàng, con người cần phải biết quý trọng nó. 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. - Bằng việc sử dụng từ Hán Việt, so sánh hiệu quả kinh tế công việc nuôi cá, làm vườn, làm ruộng. Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống - Bằng việc sử dụng BPNT So sánh làm nổi bật tầm quan trọng của các yếu tố nước, phân, cần, giống trong sản xuất nông nghiệp. 8: Nhất thì, nhì thục Với kết cấu ngắn gọn, và phép so sánh câu TN khẳng định tầm trọng của thời vụ và sự chuyên cần thành thạo trong sản xuất lao động. Từ đó khuyên người làm ruộng không được quên thời vụ, không được sao nhãng việc đồng áng. Câu 3 : Tìm thêm 4 câu tục ngữ khác có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt. - Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. - Mống đông vồng tây, chẳng mưa giây cũng bão giật. - Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão. Câu 4: Đặc điểm hình thức của tục ngữ: - Ngắn gọn - Hai vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung - Thường có vần, nhất là vần lưng - Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh. BÀI 2: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI Câu 1: Trình bày nội dung chung của những câu tục ngữ về con người và xã hội? Những câu tục ngữ về con người và lao động xã hội luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Câu 2: So sánh hai câu tục ngữ sau đây: - Không thầy đố mày làm nên. - Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ trên khuyên răn điều gì? Chúng có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao? - Hs nêu được nghĩa của hai câu tục ngữ: + Không thầy đố mày làm nên: Đề cao vai trò của người thầy + Học thầy không tày học bạn: Qua nghệ thuật so sánh câu tục ngữ khẳng định vai trò của việc học bạn. - Hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Người thầy có vai trò quyết định và có công lao to lớn đối với mỗi con người, thầy dạy ta nhiều điều GD ta nên người. Bạn gần gũi, thân thiết, có nhiều điểm tương đồng ta sẽ học hỏi nhiều điều từ bạn => Hai câu đều đề cao việc học tập. Câu 3: Tìm 1 câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nêu nghệ thuật, nội dung câu tục ngữ đó. - Hs tìm câu tục ngữ đồng nghĩa: Uống nước nhớ nguồn - Nêu được NT, ND của câu tục ngữ: Câu tục ngữ có kết cấu ngắn gọn mà hàm ý sâu xa. Qua câu Tn ông cha ta nhắc nhở con cháu đời sau phải biết nhớ đến cội nguồn của mình. Phải biết nhớ ơn và biết ơn đến những người đã tạo dựng thành quả tốt đẹp cho chúng ta hưởng thụ ngày hôm nay. Câu TN còn là một lời động viên khích lệ chúng ta sống phải cho trọn 2 chữ nghĩa tình, phải biết có trước có sau, sống phải biết đạo lí nhân nghĩa ở đời. Câu 4: Nêu và cho biết nội dung, nghệ thuật 1 câu tục ngữ về con người và xã hội mà em thích nhất. Câu TN số 1: Một mặt người bằng mười mặt của. - Sử dụng nghệ thuật Nhân hoá So sánh, đối lập để tạo điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu. Khẳng định sự quí giá của người so với của (gấp vạn lần). Khẳng định tư tưởng coi trong giá trị của con người của nhân dân ta. *Câu TN tương tự: - Người là vàng của là ngãi. - Của đi thay người. - Người làm ra của chứ của không làm ra người. Câu TN số 2 Cái răng cái tóc là góc con người. - Từ và câu có nhiều nghĩa: thể hiện sức khỏe của con người. Đó còn là hình thức, tính cách của con người. Câu tục ngữ khuyên nhủ mọi người cần giữ gìn răng tóc của mình. Bên cạnh đó câu tục ngữ còn thể hiện cách bình phẩm, nhìn nhận con người qua hình thức của người đó. Câu TN số 3 Đói cho sạch rách cho thơm - NT: Có vần, có đối – làm cho câu tục ngữ cân đối, dễ thuộc, dễ nhớ. - Nghĩa đen: dù đói vần phải sạch sẽ, rách vẫn phải thơm tho. - Nghĩa bóng: Cần gìn giữ phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm. => Câu TN giáo dục lòng tự trọng của con người. * Câu TN tương tự: - Giấy rách phải giữ lấy lề. - Chết trong còn hơn sống đục. - No nên bụt, đói nên ma. Câu TN số 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở - Điệp từ “học: – Vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trong của việc học. Câu TN có bốn vế đẳng lập, bổ sung cho nhau khuyên con người cần có văn hóa, có nhân cách. Muốn sống cho có văn hoá, lịch sự thì cần phải học, học từ cái lớn đến cái nhỏ, học hàng ngày. Câu TN số 5: Không thầy đố mày làm nên. Không có thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công. => Khẳng định vai trò và công ơn của thầy. Câu TN số 6: Học thầy không tày học bạn. Phải tích cực chủ động học hỏi ở bạn bè. => Đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học bạn. Câu TN số 7: Thương người như thể thương thân - Câu TN sử dụng nghệ thuật So sánh, nhằm nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu TN khuyên chúng ta Hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha, lòng nhân ái. Câu TN số 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Nghĩa đen: ăn quả nhớ ơn người đã trồng cây. - Nghĩa ẩn dụ: Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó. Câu TN số 9: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Câu tục ngữ sử dụng nghĩa Ẩn dụ, cùng với thể thơ lục bát dễ thuộc, dễ nhớ. Khẳng định chân lí về sức mạnh của sự đoàn kết. BÀI 3: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA - Tác giả: HCM - Thể loại: Nghị luận chứng minh - Trích trong báo cáo chính trị tại Đại hội lần 2 của Đảng (T2.1951) Câu 1: Nêu nội dung của văn bản: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? Bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Truyền thống ấy cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. Câu 2: Em hãy nêu trình tự lập luận của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? Hs nêu được những nét chính sau: + Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. + Tinh thần ấy được thể hiện trong thời kì lịch sử qua nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại của: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung + Truyền thống đó còn được đồng bào ta ngày nay biểu hiện rất rõ trong kháng chiến, qua những đối tượng và hành động cụ thể. + Vì tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu nên chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy mạnh mẽ vào công cuộc khánh chiến của toàn dân tộc. + Đây là một văn bản nghị luận đặc sắc. Câu 3: Mở đầu văn bản tác giả HCM đã mượn hình ảnh gì để diễn tả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Nghệ thuật trong đoạn văn có gì độc đáo? Mở đầu văn bản tác giả HCM đã mượn hình ảnh làn sóng để diễn tả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta : “Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Ngoài việc dùng hình ảnh làn sóng để diễn tả lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc, tác giả còn sử dụng nghệ thuật liệt kê tăng tiến, điệp từ để khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần ấy Câu 4: Tinh thần yêu nước được ví với thứ gì? Bổn phận và nhiệm cụ của chúng ta là gì? Thế hệ hs ngày nay, làm gì để tiếp nối truyền thống ấy? Tinh thần yêu nước được ví với các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ rang, dễ thấy. Nhưng có khi được cất kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận và nhiệm cụ của chúng ta là giải thích, tuyền truyền, làm cho tinh thần ấy được thực hiện vào công cuộc yêu nước, công cuộc kháng chiến. Là hs chúng ta cần phải.(chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước giàu mạnh). B. PHẦN TIẾNG VIỆT BÀI 1: RÚT GỌN CÂU Câu 1: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích như sau: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) Câu 2: Khi rút gọn câu cần chú ý: Không làm cho người nghe, người đọchiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. Câu 3: Câu rút gọn:b,c Tác dụng: làm cho câu ngắn gọn; bài học và lời giáo huấn trong câu tục ngữ dùng cho mọi người. Câu 4: Câu rút gọn: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo.. BÀI 2: CÂU ĐẶC BIỆT Câu 1: Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. Câu 2: Câu đặc biệt thường dùng để: Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng Bộc lộ cảm xúc Gọi đáp. Câu 3: Ôi, em Thủy! => Bộc lộ cảm xúc Một đêm mùa xuân. => Xác định thời gian, nơi chốn. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.=> Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sựu vật, hiện tượng – Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! Chị An ơi! =>Gọi đáp – Ba giây Bốn giây Năm giây => Xác định thời gian, nơi chốn Lâu quá! => Bộc lộ cảm xúc Một hồi còi.=> Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Lá ơi! => Gọi đáp. C.PHẦN TẬP LÀM VĂN * Đặc điểm của văn bản nghị luận: Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ, lập luận. trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm. PHẦN LUYỆN TẬP CỦNG CỐ: Câu 1: Đề bài: Chớ nên tự phụ Xác định luận điểm: Cho đề bài: Chớ nên tự phụ. Em tán thành ý kiến tự phụ là một thói xấu của con người. Chúng ta không nên tự phụ mà nên khiêm tốn, thật thà, tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người. Những luận điểm phụ tương đồng: Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai. Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác. Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, chê trách. Tìm luận cứ: Tự phụ tức là tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình. Người ta khuyên chớ nên tự phụ bởi làm như vậy: Mình không biết mình. Bị mọi người khinh ghét. Tự phụ có hại: Cắt đứt quan hệ của mình với người khác. Việc làm của mình không có sự hợp tác của mọi người dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả. Gây nên nỗi buồn cho chính mình. Khi thất bại thường tự ti. Tự phụ có hại cho: Chính người tự phụ. Với mọi quan hệ khác. Các dẫn chứng: Nên lấy từ thực tế trường lớp, hoàn cảnh quanh mình. Tự xét những lúc mình đã tự phụ. Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo. Chẳng hạn, ở truyện cổ tích: Đại phú Thạch Sùng thiếu mảnh vỡ của nồi đất kho cá bát sành mà cơ nghiệp lẫn thân xác đi đời. Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổng cho nên biến thành cọp dữ... Xây dựng lập luận: Nên bắt đầu tự việc định nghĩa tự phụ là gì. Tiếp đó làm nổi bật một số nét tích cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó. Câu 2: Lập ý cho đề văn: Sách là người bạn lớn của con người. Tìm hiểu đề: - Xác định vấn đề: Ý nghĩa của việc đọc sách trong cuộc sống của con người. - Đối tượng, phạm vi: Vai trò và giá trị của sách đối với con người. - Khuynh hướng nghị luận: Khẳng định tầm quan trọng của sách - Yêu cầu: Dùng lí lẽ để bàn luận về giá trị của sách, dùng nhiều dẫn chứng thực tế để minh họa cho lợi ích mà việc đọc sách mang lại. 2. Xác định luận điểm - Đề bài thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với việc đọc sách. - Khẳng định lợi ích của việc đọc sách là tốt và cần thiết. - Thái độ đúng đắn khi đọc sách. 3. Tìm luận cứ - Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại - Sách là một kho tàng phong phú vô cùng, vô tận. - Sách đồng hành với con người trong suốt cuộc đời. - Sách giúp bổ sung trí tuệ của con người. - Nó giúp con người học tập, hiểu biết để tham gia vào quá trình sáng tạo. - Sách giúp con người hiểu biết về lịch sử, địa lí. - Giúp con người giải trí - Sách giúp con người có cách sống cao đẹp, vốn ngôn ngữ giàu có hơn. - Sách giúp chúng ta thấy yêu đời hơn, yêu nhân loại, yêu thiên nhiên, đất nước, hiểu sâu sắc hơn về xã hội. 4. Xây dựng lập luận - Giới thiệu về sách - Giải thích vì sao sách lại là người bạn lớn của con người - Tác dụng của việc đọc sách - Hành động và thái độ của mỗi người khi nhận thức được lợi ích của việc đọc sách. Câu 3: Dàn ý: Viết một bài văn về chủ đề: Hãy biết quý thời gian 1. Mở Bài - Cuộc đời mỗi con người thật quý giá. - Thời gian là tài sản vô giá, nên phải biết quý trọng thời gian. 2. Thân Bài a. Thời gian là gì? · Là giây, phút, ngày giờ, năm tháng... · Biết quý trọng thời gian là sử dụng thời gian hiệu quả nhất, không lãng phí. b. Bàn về cách tiết kiệm thời gian: · Lên thời gian biểu để giờ nào việc ấy cho khoa học. · Sử dụng thời gian cân đối giữa học tập, lao động, nghỉ ngơi... · Dẫn chứng: Bác Hồ trăm công nghìn việc, vẫn sắp xếp thời gian trò chuyện cùng thiếu nhi, đọc sách, trồng cây, nuôi cá, tập thể dục... c. Phê phán: · Hiện tượng phí phạm thời gi
File đính kèm:
- Cau hoi on tap mon Ngu Van khoi 7_12754975.docx