Đề kiểm tra Văn 8 (tuần 29 tiết 113) thời gian 45 phút

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA :

I/ TRẮC NGHIỆM : ( 3.0 điểm – 12 câu , mỗi câu đúng 0,25 điểm )

 Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái câu đúng nhất.

Câu 1 : Lạp Phong Cư Sĩ là tên hiệu của tác giả nào ?

 A. Trần Quốc Tuấn C. Nguyễn Trãi

B. Nguyễn Thiếp D. Lí Công Uẩn

Câu 2 : Nhà văn Ru-xô là người nước nào ?

A. Pháp C. Mĩ

B. Nga D. Anh

Câu 3 : Vị vua nào đã viết bài Chiếu dời đô vào năm 1010 ?

A. Lí Thái Tông C. Lí Thái Tổ

B. Lí Thánh Tông D. Lê Thái Tổ

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Văn 8 (tuần 29 tiết 113) thời gian 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 113 
ĐỀ KIỂM TRA VĂN
Thời gian: 45 phút
I. MỤC TIÊU :
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phân môn Văn lớp 8.
 - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của phân môn Văn học với mục đích đánh giá năng lực làm bài của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
II. HÌNH THỨC :
 - Hình thức: kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận .
 - Cách tổ chức kiểm tra : HS làm tại lớp trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN :
 - Liệt kê tất cả các đơn vị bài học của các phân môn :
 + Thơ Việt Nam hiện đại : Ngắm trăng
 + Văn nghị luận trung đại : Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học
 + Văn nghị luận hiện đại : Thuế máu, Đi bộ ngao du
 - Xây dựng khung ma trận :
*PHẦN TRẮC NGHIỆM :
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
- Nghị luận trung đại
- Nghị luận hiện đại
câu 1, câu 3,
câu 4, câu 5, 
câu 9
câu 2, câu11, câu 12 
câu 6, câu 7,
câu 8, câu 10
9
3
Cộng số câu
8
4
12
Cộng số điểm
2.0
1.0
3.0
*PHẦN TỰ LUẬN :
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
-Thơ hiện đại 
- Nghị luận
trung đại.
- Nghị luận
hiện đại.
câu 2
câu 1
câu 3
1
1
1
Cộng số câu
1
1
1
3
Cộng số điểm
2.0
3.0
2.0
7.0
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA :
I/ TRẮC NGHIỆM : ( 3.0 điểm – 12 câu , mỗi câu đúng 0,25 điểm )
 Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái câu đúng nhất.
Câu 1 : Lạp Phong Cư Sĩ là tên hiệu của tác giả nào ?
	A. Trần Quốc Tuấn	 	 C. Nguyễn Trãi
B. Nguyễn Thiếp	 	 D. Lí Công Uẩn
Câu 2 : Nhà văn Ru-xô là người nước nào ?
A. Pháp	 	 C. Mĩ
B. Nga	 	 	 D. Anh
Câu 3 : Vị vua nào đã viết bài Chiếu dời đô vào năm 1010 ?
A. Lí Thái Tông	 C. Lí Thái Tổ
B. Lí Thánh Tông	 D. Lê Thái Tổ
Câu 4 : Trần Quốc Tuấn có công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần mấy ?
 A. Lần 2	 	 	 C. Lần 1, 2
B. Lần 3	 	 	 D. Lần 2, 3
Câu 5 : Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã soạn cuốn sách gì cho binh sĩ học tập ?
A. Binh thư sơ lược	 	 C. Binh thư giản lược
 	B. Binh thư tóm lược	 	 D. Binh thư yếu lược
Câu 6 : Trong bài Hịch tướng sĩ, tác giả đã dùng biện pháp nào để chửi kẻ thù là dê chó, cú diều ?
A. Hoán dụ	 	 	 C. So sánh
B. Ẩn dụ	 D. Liệt kê
Câu 7 : Thể văn nào do vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh ?	
A. Chiếu	 	 C. Cáo 
B. Hịch	 	 	 D. Tấu
Câu 8 : Thể văn nào do vua hay tướng lĩnh dùng để cổ động đấu tranh ?
A. Tấu	 	 	 C. Hịch
B. Cáo	 	 	 	 D. Chiếu 
Câu 9 : Văn bản Nước Đại Việt ta ( trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ) được Lê Lợi đọc vào năm nào ?
A. 1418	 	 C. 1428
B. 1422	 	 D. 1482
Câu 10 : Đoạn trích Nước Đại Việt ta thường được gọi là gì ?
A. Áng thiên cổ hùng văn	 C. Khúc ca khải hoàn
B. Hồi kèn xung trận	 	 D. Bản tuyên ngôn độc lập
Câu 11 : Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Bác Hồ được viết bằng tiếng nào ?
A. Tiếng Anh	 	 C. Tiếng Nga
B. Tiếng Pháp	 	 	 D. Tiếng Việt
Câu 12 : Văn bản Thuế máu trích chương mấy của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ?
A. Chương I	 	 C. Chương IV
B. Chương III	 	 D. Chương VI
II/ TỰ LUẬN : ( 7.0 điểm)
Câu 1 : Chép lại bài thơ Ngắm trăng ( Phần dịch thơ ) của Bác Hồ và nêu nội dung chính. ( 2.0 đ ) 
Câu 2 : Bài Hịch tướng sĩ tiếng Hán có tên là gì ? Qua bài văn, em thấy tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện như thế nào ? ( 3.0 đ )
Câu 3 : Sau khi học xong văn bản Thuế máu, em có cảm nghĩ gì về số phận của người dân thuộc địa ? Hãy nêu dẫn chứng cho ý trên qua ba thời điểm : trước chiến tranh, trong khi chiến tranh và sau khi chiến tranh.( 2.0 đ )
 V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
 * PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
A
C
 D
D
B
A
C
C
D
B
A
 * PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 : Chép đúng bài thơ Ngắm trăng ( Phần dịch thơ ) ( 1.0 đ ) 
 Nêu nội dung chính. ( 1.0 đ ) 
Câu 2 : Bài Hịch tướng sĩ tiếng Hán có tên là Dụ chư tì tướng hịch văn. ( 1.0 đ ) 
 Qua bài văn, tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện một cách trực tiếp : quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt ruột, thể hiện qua thái độ uất ức, căm tức muốn xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù, dù phải hi sinh cũng cam lòng để rửa nỗi nhục cho đất nước.( 2.0 đ )
Câu 3 : Cảm nghĩ về số phận của người dân thuộc địa là họ rất đáng thương, bị bọn thực dân bắt làm bia đỡ đạn cho chúng trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. ( 0.5 đ )
 Dẫn chứng qua ba thời điểm : ( 1.5 đ )
 - Trước chiến tranh : Bị xem là giống người hạ đẳng, bị đánh đập như thú vật.
 - Trong khi chiến tranh : Được tâng bốc vỗ về để đi lính chết thay cho chúng.
 - Sau khi chiến tranh : Họ trở lại giống người bẩn thiểu.
-oOo-

File đính kèm:

  • docDe kiem tra 1 tiet Van 8 HK 2.doc