Đề kiểm tra Văn 8, tiết 113 (kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực)

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi sau đây rồi trả lời bằng cách chọn đáp án đúng nhất và ghi vào tờ giấy làm bài

Câu 1. Văn bản “ Chiếu dời đô “ của Lí Công Uẩn phản ánh điều gì? (0.5đ)

 a. Thông báo cho toàn dân biết về việc dời đô .

 b. Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất .

 c. Phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh .

 d. Tất cả đều đúng .

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5096 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Văn 8, tiết 113 (kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8, TIẾT 113
(KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC)
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Văn học trung đại
- Nhận biết nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Xác định được đặc điểm thể loại và nội dung các thể: chiếu, cáo, hịch, tấu.
- Tinh thần yêu nước thể hiện qua tác phẩm.
Số câu
Số điểm
3
 1,5
2
 1,5
1
 2,0
6 5,0
Văn học hiện đại
Nhớ chính xác hình thức và nội dung một bài thơ.
Cảm thụ một khổ thơ trong bài thơ
Số câu
Số điểm
1
 2.0
1
3.0
2
5.0
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
3 1.5
15%
3 3,5
35%
2 5.0
50%
8
10.0
100%
Họ và tên :  	KIỂM TRA 45’ –TIẾT 113
Lớp 8A .	 	Môn : Ngữ văn 8
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi sau đây rồi trả lời bằng cách chọn đáp án đúng nhất và ghi vào tờ giấy làm bài
Câu 1. Văn bản “ Chiếu dời đô “ của Lí Công Uẩn phản ánh điều gì? (0.5đ)
	a. Thông báo cho toàn dân biết về việc dời đô .
	b. Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất .
	c. Phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh .
	d. Tất cả đều đúng .
 Câu 2. Nối côt A với cột B sao cho phù hợp. (1đ)
A
B
Cột nối
1. Chiếu
A. Thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp
1 -
2. Cáo
B. Do vua chúa viết dùng để ban bố mệnh lệnh
2 -
3. Hịch
C. Loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng
3 -
4. Tấu
D. Được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
4 -
E. Thần dân, bề tôi gửi lên vua chúa để tình bày sự việc, ý kiến, đề nghị
5 -
 Câu 3. Mục đích của “việc nhân nghĩa” thể hiện trong Bình Ngô đại cáo? (0.5đ)
 A.Nhân nghĩa một lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
 B.Nhân nghĩa trung quân,hết lòng phục vụ vua.
 C.Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
 D.Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
Câu 4 . Yếu tố nghệ thuật tạo nên sức thuyết phục bài” Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có lôi cuốn mạnh mẽ. (0.5đ)
A. Đúng 	B. Sai
Câu 5 . Hoàn chỉnh đoạn văn sau bằng cách điền vào chỗ trống: (0.5đ)
	Ta thường tới bữa quên ăn, .. , ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ .. rằng chưa xả .. da nuốt gan uống thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ,  gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
II. TỰ LUẬN:( 7 điểm)
 Câu 1: Chép thuộc lòng phần dịch thơ ( hoặc phiên âm ) bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. 
 Nêu nội dung của bài thơ? (2,0 điểm)
 Câu 2: Lòng nhiệt tình yêu nước của Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch tướng sĩ. (2,0 điểm)
 Câu 3: Phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh để thấy được tình cảm thương nhớ quê hương của nhà thơ. (3,0 điểm)
-----------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM- ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 TIẾT 113
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1:
- Mức đầy đủ: Đáp án 1+ B, 2+ C (0,5 điểm) 
- Mức chưa đầy đủ: Đúng 1 nội dung (0,25 điểm) 
- Mức không tính điểm: Các câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: 
- Mức đầy đủ: Đáp án 1-B, 2-A, 3-D, 4-E (0,25 điểm)
- Mức không tính điểm: Các câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 3:
-Mức đầy đủ: Đáp án C (0,5 điểm)
- Mức không tính điểm: Các câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 4:
- Mức đầy đủ: Đáp án A (0,5 điểm)
- Mức không tính điểm: Các câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 5: 
- Mức đầy đủ: HS điền chính xác lần lượt các dữ liệu sau 0,5 điểm.
	 nửa đêm vỗ gối, căm tức, thịt lột nghìn xác này 
- Mức chưa đầy đủ: HS điền thiếu 1 hoặc sai 2 dữ liệu thì tính 0,25 điểm.
- Mức không tính điểm: HS không ghi được dữ liệu nào hoặc không phù hợp.
II. TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1: 
-Mức đầy đủ :	 - Chép đúng ,đủ : 1điểm - 
 	- Nêu nội dung ( như phần ghi nhớ SGK ) : 1 điểm (2 điểm)
-Mức chưa đầy đủ : học sinh trả lời chưa đầy đủ các ý trên, tùy mức độ viết đoạn văn, GV linh động ghi điểm. Sai 1 từ trừ 0,25 điểm
- Mức không tính điểm: Các câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: : 
 -Mức đầy đủ : HS đảm bảo các ý sau: 2 điểm
 - Về nội dung: Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc nồng nàn của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. (1,5đ)
 + Thể hiện qua lòng căm thù giặc ( dẫn chứng) 
 +Ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược (dẫn chứng) 
 + Khái quát ý 
 - Về hình thức: Bài viết rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu lóat không mắc lỗi chính tả. Lập luận chặt chẽ có tính thuyết phục. (0,5đ)
- Mức chưa đầy đủ : học sinh biết viết đoạn văn nhưng cả hình thức lẫn nội dung chưa đảm bảo và đầy đủ theo yêu cầu trên, tùy mức độ làm bài của học sinh, GV linh động ghi điểm.
- Mức không tính điểm : lạc đề, sai kiến thức, không viết được bài.
Câu 3: 
-Mức đầy đủ : HS phân tích đảm bảo các ý sau: 3 điểm
 ” Nay xa cách ... mùi nồng mặn quá ”
 - Xa quê tác giả trực tiếp nói về nỗi nhớ của mình, nhớ tất cả: màu nước xanh, cá bạc, ... mùi nồng mặn - hơi thở đặc trưng riêng của linh hồn quê hương đã ám ảnh nhà thơ.
 - Câu thơ cuối như 1 tiếng kêu thầm không kìm nổi lòng mình.
 - Điệp từ ”nhớ ” làm cho giọng thơ tha thiết, bồi hồi sâu lắng .
- Mức chưa đầy đủ : học sinh biết viết đoạn văn nhưng cả hình thức lẫn nội dung chưa đảm bảo và đầy đủ theo yêu cầu trên, tùy mức độ làm bài của học sinh, GV linh động ghi điểm.
- Mức không tính điểm : lạc đề, sai kiến thức, không viết được bài.
Blog NNCTT

File đính kèm:

  • docVan 8Kiem tra 45 phut Tiet 113 Phat trien nang luc.doc