Đề kiểm tra nội dung bồi dưỡng thường xuyên - Bậc học: tiểu học - Nội dung: modunle 3 – TH 35

Câu 7:

Một mội dung mới của công tác GVCN và quản lý giáo dục nhà trường là “ Cần tổ chức bồi dưỡng trang bị trình độ sư phạm cho các bậc cha mẹ và các tổ chức xã hội”. Tại sao phải bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho các lực lượng xã hội?

A. Vì nhiều người chưa hiểu được những phương hướng đổi mới giáo dục đang tiến hành.

B. Vì đất nước đang trên đà phát triển.

C. Vì mọi người đã quan tâm đến giáo dục nhiều hơn.

D. Vì sự hiếu động của học sinh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5582 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra nội dung bồi dưỡng thường xuyên - Bậc học: tiểu học - Nội dung: modunle 3 – TH 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013 – 2014
Bậc học: Tiểu học
Nội dung: Modunle 3 – TH 35 ( GVCN trong các hoạt động ở trường TH )
Họ tên người ra đề kiểm tra: Nguyễn Thị Minh Nghĩa
Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng – Trường tiểu học Hà Lộc – TX Phú Thọ.
Số điện thoại: 0903428173
Hãy chọn một đáp án đúng nhất trong 4 đáp án của mỗi câu trả lời dưới đây.
Câu 1:
Để quản lý và giáo dục HS trong giờ học chính khóa, GVCN lớp có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Đồng chí hiểu thế nào là giáo dục kỷ luật tích cực? 
A. Là giáo dục kỷ luật dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS.
B. Là giáo dục kỷ luật dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của GV
C. Là giáo dục kỷ luật dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần HS, có sự thỏa thuận giữa GV – HS và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng HS.
D. Là giáo dục kỷ luật dựa trên nguyên tắc Thiết quân luật.
Câu 2: 
Trong các ý sau, ý nào có nội dung sai?
Những biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với HS trong các giờ học chính khóa là:
A. Thay đổi cách cư xử trong lớp học, tạo ra sự tương tác tích cực giữa thầy và trò trong các giờ học chính khóa, làm cho HS tiếp thu bài một cách thoải mái nhất.
B. HS có thể làm việc riêng hay bất kỳ cái gì cũng được tùy theo ý muốn.
C. Quan tâm đến những khó khăn của HS trong giờ học; tăng cường sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội dung bài học.
D. Tổ chức các hoạt động học tập đa dạng, tạo bầu không khí thoải mái, kích thích ý thức học tập của HS.
Câu 3:
Hiện nay, do những yêu cầu mới của giáo dục mà vai trò, vị trí của GVCN có những thay đổi rất lớn và quan trọng, đó là:
A. GVCN là người quản lý HS cả ngày học và hoạt động ở trường; phải là người cố vấn, định hướng cho các bậc cha mẹ thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
B. GVCN phải là người tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường, xây dựng môi trường thân thiện, lành mạnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng của xã hội, tận dụng tối đa mặt tích cực và hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến HS.
C. GVCN phải là người phát hiện, tổ chức bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ em; phải là người có trách nhiệm đánh giá toàn diện chất lượng giáo dục HS.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4. 
	Tìm ý đúng nhất nêu khái niệm về Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học hiện nay?
A. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học hiện nay là giảng dạy kiến thức cho học sinh.	
B. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học hiện nay là quan sát nhắc nhở HS khi có những hành vi sai phạm.
C. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học hiện nay là những công việc mà người GVCN cần phải làm để thực hiện trách nhiệm của GVCN ở trường tiểu học nói riêng, GVCN nói chung ở trường phổ thông.
D. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học hiện nay là trông coi HS.
Câu 5:
Theo đồng chí, người giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học hiện nay có bao nhiêu nhiệm vụ chủ yếu?
A. 5	B. 7 	C. 9	D. 12
Câu 6:
Trong các ý sau, ý nào có nội dung sai?
Để tìm hiểu nguyên nhân và trợ giúp HS giải quyết những khó khăn, GVCN cần:
A. Lắng nghe và chú ý xem xét vấn đề từ phía HS, biểu lộ cảm thông với HS.
B. Tránh đối đầu với HS.
C. “ Lên lớp” hoặc đưa ra những từ chỉ trích.
D. Cần giúp các em hiểu rõ vấn đề và tìm ra những giải pháp phù hợp.
Câu 7:
Một mội dung mới của công tác GVCN và quản lý giáo dục nhà trường là “ Cần tổ chức bồi dưỡng trang bị trình độ sư phạm cho các bậc cha mẹ và các tổ chức xã hội”. Tại sao phải bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho các lực lượng xã hội?
A. Vì nhiều người chưa hiểu được những phương hướng đổi mới giáo dục đang tiến hành.
B. Vì đất nước đang trên đà phát triển.
C. Vì mọi người đã quan tâm đến giáo dục nhiều hơn.
D. Vì sự hiếu động của học sinh.
Câu 8:
Vì sao Hiệu trưởng, các GVCN cần phải xây dựng Hội cha mẹ học sinh thành một lực lượng giáo dục?
A. Vì Hội cha mẹ học sinh là một tổ chức của phụ huynh nhằm triển khai các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
B. Vì Hội cha mẹ học sinh là một tổ chức của phụ huynh nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS, triển khai tất cả mọi hoạt động giáo dục nhất là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh giúp HS rèn luyện, học tập không chỉ ở trường mà còn ở nhà và mọi lúc, mọi nơi. 
C. Vì Hội cha mẹ học sinh là một tổ chức của phụ huynh nhằm giúp nhà trường khi gặp khó khăn.
D. Vì Hội cha mẹ học sinh là một tổ chức của phụ huynh nhằm giảng dạy các môn văn hóa cho HS tiếp thu nhanh nhất.
Câu 9:
GVCN ở tiểu học loại trường bán trú ngày phải tổ chức, quản lý, theo dõi trẻ ăn, ngủ trưa vì:
A. Đây là thời cơ, điều kiện để GVCN hiểu trẻ rõ ràng nhất. 
B. Đây là thời cơ, là điều kiện trẻ được tự do bộc lộ cá tính, hành vi và cũng là điều kiện để GVCN có cơ hội “ thực nghiệm tự nhiên” hiểu trẻ và tác động có hiệu quả nhất với các em.
C. Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục hành vi, thái độ của học sinh.
D. Đây là một nhiệm vụ, yêu cầu bắt buộc của GVCN ở trường bán trú. 
Câu 10:
GVCN ở tiểu học loại trường bán trú ngày, khi tổ chức ăn, ngủ trưa bán trú cho HS cần quan tâm đến mấy yêu cầu?
A. 3 yêu cầu	B. 4 yêu cầu	C. 5 yêu cầu	D. 6 yêu cầu
Câu 11:
Hiện nay, ăn trưa của HS bán trú ở tiểu học loại trường bán trú ngày có mấy hình thức chủ yếu?
A. 2 hình thức	B. 3 hình thức	C. 4 hình thức	D. 5 hình thức
Câu 12:
Với hình thức Nhà trường ký hợp đồng hoặc GVCN ký hợp đồng với các cá nhân hoặc cơ sở nấu ăn cho HS ở tiểu học loại trường bán trú ngày thì điều nào quan trọng nhất?
A. Giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.
B. Giá trị kinh tế của bữa ăn.
C. Đảm bảo an toàn thực phẩm cho HS.
D. Cá nhân hoặc cơ sở ấy có uy tín.
Câu: 13:
Đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ngày là: 
A. HS có mặt ở trường cả ngày.
B. Thời gian ở trường diễn ra với thời gian biểu: 
Sáng: Học văn hóa.
Trưa: Ăn bữa trưa và ngủ trưa tại trường.
Chiều: Học văn hóa.
C. Thời gian ở trường diễn ra với thời gian biểu: 
Sáng: Học theo thời khóa biể chính khóa.
Trưa: Ăn bữa trưa và ngủ trưa tại trường.
Chiều: Học sinh tự học.
D. HS có mặt ở trường cả ngày. Thời gian ở trường diễn ra với thời gian biểu: 
Sáng: Học văn hóa.
Trưa: Ăn bữa trưa và ngủ trưa tại trường.
Chiều: Học văn hóa.
Câu 14:
Nêu cách hiểu đúng nhất về Hoạt động giáo dục ngoài nhà trường?
A. Hoạt động giáo dục ngoài nhà trường là những hoạt động ngoài giờ học văn hóa trên lớp.
B. Hoạt động giáo dục ngoài nhà trường là những hoạt động ngoài giờ học văn hóa trên lớp, do trường, GVCN tổ chức đưa HS ra khỏi khuôn viên nhà trường, để HS được tiếp cận với thiên nhiên, tiếp xúc với các hoạt động của xã hội, giao tiếp, giao lưu với các cá nhân, tổ chức xã hội.
C. Hoạt động giáo dục ngoài nhà trường là những hoạt động giáo dục ở gia đình. 
D. Hoạt động giáo dục ngoài nhà trường là những hoạt động do người không phải là giáo viên của nhà trường dạy ngoài giờ học văn hóa trên lớp.
Câu 15:
Theo đồng chí thế nào là Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp?
A. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là chỉ tất cả các hoạt động ngoài giờ học văn hóa, diễn ra trong nhà trường.
B. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là chỉ tất cả các hoạt động ngoài giờ học văn hóa, diễn ra ngoài nhà trường.
C. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là chỉ tất cả các hoạt động ngoài giờ học văn hóa, diễn ra trong và ngoài nhà trường.
D. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là chỉ tất cả các hoạt động ngoài giờ học văn hóa, diễn ra ở cộng đồng và gia đình.
Câu 16: 
Muốn tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông mọi giáo viên cần phải:
A. Được trang bị về kiến thức khoa học.
B. Được trang bị không chỉ về kiến thức khoa học mà cả năng lực sư phạm.
C. Được trang bị về năng lực sư phạm.
D. Có nhiều năm trong nghề.
Câu 17:
Là một GVCN bạn sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây là đúng?
A. Tiết chào cờ đầu tuần là của TPT.
B. Đối với tiết chào cờ đầu tuần, mỗi giáo viên chủ nhiệm phải hiểu rõ vị trí, yêu cầu và những nội dung của tiết chào cờ đầu tuần.
C. Tiết chào cờ đầu tuần là của HS và TPT.
D. Tiết chào cờ đầu tuần không liên quan gì đến công tác chủ nhiệm lớp của bạn.
Câu 18:
Vấn đề nào ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành công của công tác chủ nhiệm lớp?
A. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng quản lý, lòng yêu nghề mến trẻ và sự tôn trọng nhân cách của trẻ.
B. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm tốt.
C. Biết phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
D. Các biện pháp giáo dục nhẹ nhàng tế nhị, không làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ.
Câu 19: 
Nêu cách hiểu đúng nhất về “ học sinh cá biệt” ?
A. Là những HS có khuyết điểm về rèn luyện nhân cách.
B. Là những HS có khuyết điểm về học tập.
C. Là những em chưa ngoan, có nhiều vi phạm và những HS thường tự ti, trầm cảm trong lớp.
D. Là những HS có thành tích.
Câu 20:
Phương pháp giáo dục HS cá biệt tốt nhất là:
A. Giáo dục trực tiếp đối với bản thân HS cá biệt.
B. Kết hợp với gia đình CMHS cá biệt và khu dân cư.
C. Kết hợp với giáo viên bộ môn và nhà trường.
D. Tất cả các ý trên.
Tài khoản: 2701215000214 
Tại ngân hàng Nông nghiệp thị xã Phú Thọ

File đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA BDTX GVTH TH 35( Nghia).doc
Giáo án liên quan