Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDTBT THCS Du Tiến

Chọn đáp án đúng và ghi vào giấy kiểm tra

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên trích trong văn bản nào ?

A. Ý nghĩa văn chương. B. Sống chết mặc bay.

C. Quan Âm Thị Kính. D. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận chứng minh. C. Miêu tả.

B. Nghị luận giải thích. D. Tự sự xen lẫn miêu tả.

Câu 3 (0.5 điểm): Dấu chấm lửng trong câu “Bẩm quan lớn đê vỡ rồi!” dùng để:

A. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.

B. Tỏ ý còn nhiều sự việc hiện tượng chưa liệt kê hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.

D. Chỗ để điền khuyết.

Câu 4 (0,5 điểm).

Ghi “Đ” nếu “Đúng” hoặc “ S” nếu “Sai” cho phù hợp với các nhận định sau:

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDTBT THCS Du Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT YÊN MINH
TRƯỜNG PTDTBT THCS DU TIẾN
ĐỀ CHÍNH THỨC
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2018- 2019
MÔN : NGỮ VĂN 
LỚP 7
 Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) 
NỘI DUNG
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu
Ngữ liệu: 
Văn bản Sống chết mặc bay.
- Địa phương
- Nhận diện được tên văn bản, phương thức biểu đạt, nhân vật, phâm chất của nhân vật, nhận ra các địa danh trong ca dao, tục ngữ ở địa phương.
- Hiểu nội dung chính trong đoạn văn.
- Hiểu được công dụng của dấu chấm lửng.
Tổng
Số câu
3
2
5
Số điểm 
2
1
3,0
Tỉ lệ
20 %
10%
30%
II. Làm văn
 Viết đoạn văn nêu nhận xét về ngôn ngữ của nhân vật trong đoạn văn
Viết bài văn chứng minh
Tổng
Số câu
1
1
2
Số điểm
2,0
5,0
7,0
Tỉ lệ
20%
50%
70%
Tổng cộng
Số câu
3
2
1
1
7
Số điểm
2
1
2,0
5.0
10
Tỉ lệ
20%
10%
20%
50 %
100%
I. Đọc hiểu: 3 điểm
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bấy giờ ai nấy trong đình đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: 
- Bẩmquan lớnđê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu ? Sao bay giám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm”
(Ngữ văn lớp 7 - Tập 2, NXB Giáo dục, 2016) 
Chọn đáp án đúng và ghi vào giấy kiểm tra
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên trích trong văn bản nào ? 
A. Ý nghĩa văn chương. B. Sống chết mặc bay.
C. Quan Âm Thị Kính. D. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị luận chứng minh. C. Miêu tả.
B. Nghị luận giải thích. D. Tự sự xen lẫn miêu tả.  
Câu 3 (0.5 điểm):  Dấu chấm lửng trong câu “Bẩm quan lớn đê vỡ rồi!” dùng để:
A. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
B. Tỏ ý còn nhiều sự việc hiện tượng chưa liệt kê hết.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Chỗ để điền khuyết.
Câu 4 (0,5 điểm). 
Ghi “Đ” nếu “Đúng” hoặc “ S” nếu “Sai” cho phù hợp với các nhận định sau:
Đoạn văn trên đã góp phần đắc lực cho việc: 	
Đúng
Sai
A. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm.
B. Tả thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo vỡ đê.
Câu 5 ( 1 điểm) 
Vận dụng kiến thức về chương trình địa phương (phần Văn – Tập làm văn) đã học, em hãy điền chỗ trống trong các câu sau cho hoàn chỉnh:
a. ( .) nơi biên cương là đây
Có đường đi trên mây lên tới cổng trời
b. Bắc Quang , Bắc Mục 
Voi phục ( ..)
II. Làm văn: 7 điểm
Câu 7 (2 điểm): 
	Viết đoạn văn ( 5-7 câu) câu nêu nhận xét của em về ngôn ngữ đối thoại của viên quan phụ mẫu trong đoạn trích trên 
Câu 7 (5 điểm):
	Em hãy chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
5. HƯỚNG DẪN CHẤM: 
Câu
Nội dung
Điểm
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
1
B. Sống chết mặc bay.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo hướng dẫn.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
2
D. Tự sự xen lẫn miêu tả.  
- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo hướng dẫn.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
3
A. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo hướng dẫn.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
4
A. Đ
B. S
- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo hướng dẫn.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 ý.
 - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
5
a. Hà Giang 
b. cổng trời.
- Điểm 1: Trả lời đúng theo hướng dẫn.
- Điểm 0,5: Trả lời được 1 ý theo hướng dẫn.
 - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
 7
Viết đoạn văn nêu nhận xét về ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong bài
2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.
0,25
 b. Xác định đúng vấn đề: nêu được nhận xét về ngôn ngữ đối thoại của viên quan phụ mẫu
0,25
c. Triển khai vấn đề thành các câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh:
 Học sinh có thể đưa ra suy nghĩ của mình theo các cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý:
- Ngôn ngữ đối thoại trên cho thấy: 
+ Đây là một viên quan hống hách, chỉ biết hưởng thụ.
+ Đây là một viên quan mê bài bạc, vô trách nhiệm, vô lương tâm, bỏ mặc dân phu trong cảnh sống chết mặc bay.
-> Như vậy: ngôn ngữ nhân vật trong chuyện phản ánh được những nét tính cách về nhân vật.
1,0
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo:
 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ .
0,25
 8
Chứng minh rằng: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
5
a. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc bài văn nghị luận::
Mở bài giới thiệu vấn đề; Thân bài triển khai các ý thành đoạn văn; Kết bài khái quát vấn đề nghị luận. Học sinh có thể trình bày bài văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hoặc tổng - phân - hợp.
0,25
b. Xác định đúng nội dung nghị luận: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
0,25
c. Nội dung đoạn văn.
 Triển khai vấn đề thành các đoạn văn; chứng minh được các lợi ích của rừng đối với cuộc sống; Hậu quả của việc phá hoại rừng; thực trạng, nguyên nhân, giải pháp; trách nhiệm của bản thân, mọi người đối với việc bảo vệ rừng. Học sinh có thể trình bày vấn đề theo hướng sau:
Mở bài: - Nêu vai trò, tầm quan trọng của rừng.
- Giới thiệu vấn đề cần chứng minh (bảo vệ rừng...).
0,5
Thân bài: 
- Khẳng định rừng là nhân tố hàng đầu làm nên màu xanh của trái đất cũng là nhân tố quan trọng quyết định sự sống của con người.	
0,25
- Chứng minh vai trò của rừng trong cuộc sống:
+ Trong việc điều hòa khí hậu: là lá phổi xanh của trái đất, cung cấp ô xi, là tấm lá chắn che chở con người khỏi những trận gió, bão, lũ lụt, ngăn dòng chảy của nước, chống xói mòn đất, tạo chất mùn cho đất, tạo mạch nước ngầm
+ Là môi trường sống của động, thực vật.
+ Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi kinh tế cho con người: cung cấp gỗ, dược liệu quý, là nơi bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên, nơi lí tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.
1
- Chứng minh rừng còn có vai trò quan trọng trong an ninh, quốc phòng:
0,25
- Chứng minh việc phá hại rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người ( như mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt, mất mùa ).
0,5
- Nêu thực trạng hiện nay và phân tích nguyên nhân, tác hại:
+ Diện tích rừng ngày một thu hẹp,
+ Nguyên nhân chính phải kể đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không hợp lí và nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ. Mức độ che phủ có tăng lên nhưng chất lượng rừng tự nhiên với sự phong phú của thảm thực, động vật lại không thể phục hồi. Ý thức người dân chưa cao trong khi chính quyền địa phương xử lí không kiên quyết thậm chí còn tiếp tay cho lâm tặc.
+ Tác hại: hệ sinh thái mất cân bằng, thảm động thực vật quý hiếm cạn kiệt, tài nguyên rừng giảm hẳn, đất đai xói mòn, nhiều đồi trọc, sạt lở do mưa bão lớn.
0,5
- Liên hệ địa phương em, nêu biện pháp bảo vệ rừng.
- Trách nhiệm và bổn phận của con người trong việc bảo vệ rừng
0,5
- Kết bài: – Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng và ý nghĩa bảo vệ rừng. Liên hệ bản thân trong việc bảo vệ rừng
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có cách trình bày mới mẻ về vấn đề.
0,25
- Điểm 5: Bài viết đầy đủ các yêu cầu nêu trên, bố cục mạch lạc, luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 4: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 3: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng, còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1,2: Bài viết chỉ đạt một phần nhỏ yêu cầu nêu trên hoặc chưa đạt yêu cầu, diễn đạt vụng về, lúng túng.
- Điểm 0: Không viết hoặc viết nhưng lạc đề, sai yêu cầu.
TỔNG ĐIỂM: Mục I+II
10
PHÊ DUYỆT CỦA BGH
GIÁO VIÊN RA ĐỀ
Hà Thị Liễu
PHÒNG GD&ĐT YÊN MINH
TRƯỜNG PTDTBT THCS DU TIẾN
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
I. Đọc hiểu: 3 điểm
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bấy giờ ai nấy trong đình đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: 
- Bẩmquan lớnđê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu ? Sao bay giám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm”
(Ngữ văn lớp 7 - Tập 2, NXB Giáo dục, 2016) 
Chọn đáp án đúng và ghi vào giấy kiểm tra
Câu 1 (0,25 điểm): Đoạn trích trên trích trong văn bản nào ? 
A. Ý nghĩa văn chương. B. Sống chết mặc bay.
C. Quan Âm Thị Kính. D. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Câu 2 (0.25 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị luận chứng minh. C. Miêu tả.
B. Nghị luận giải thích. D. Tự sự xen lẫn miêu tả.  
Câu 3 (0.5 điểm):  Dấu chấm lửng trong câu “Bẩm quan lớn đê vỡ rồi!” dùng để:
A. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
B. Tỏ ý còn nhiều sự việc hiện tượng chưa liệt kê hết.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Chỗ để điền khuyết.
Câu 4 ( 0,5 điểm). Dấu gạch ngang sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?
A. Đánh dấu bộ phận giải thích. B. Nối các từ trong một liên danh. 
C. Liệt kê. D. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. 
Câu 5(0,5 điểm). Ghi “Đ” nếu “Đúng” hoặc “ S” nếu “Sai” cho phù hợp với các nhận định sau:
Đoạn văn trên đã góp phần đắc lực cho việc: 	
Đúng
Sai
A. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm.
B. Tả thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo vỡ đê.
Câu 6 ( 1 điểm) Vận dụng kiến thức về chương trình địa phương (phần tiếng Văn – tập làm văn) đã học, em hãy điền chỗ trống trong các câu sau cho hoàn chỉnh:
a. ( .) nơi biên cương là đây
Có đường đi trên mây lên tới cổng trời
b. Bắc Quang , Bắc Mục 
Voi phục ( ..)
II. Làm văn: 7 điểm
Câu 7 (2 điểm): 
	Viết đoạn văn ( 5-7 câu) câu nêu nhận xét của em về ngôn ngữ đối thoại của viên quan phụ mẫu trong đoạn trích trên 
Câu 7 (5 điểm):
	Em hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
-------------- Hết-------------- 
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm) 

File đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ki 2_12843870.doc