Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2014-2015
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Bia của tiến sĩ ở Văn miếu Quốc tử giám là thuộc tư liệu nào của lịch sử?
A. tư liệu truyền miệng. B. tư liệu hiện vật lịch sử.
C. tư liệu chữ viết. D. tất cả đều đúng.
Câu 2. dựa vào chu kì vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời là cách tính của:
A. âm lịch. B. dương lịch. C. công lịch. D. tất cả đều đúng
Câu 3. Giả sử: nếu ta đang ở thời điểm năm 179 trước công nguyên (TCN), thì năm tiếp theo sẽ là:
A. Năm 180 (TCN). B. Năm 181 (TCN). C. Năm 178 (TCN). D. Năm 177 (TCN).
Ngày soạn: 14/10/2014 Tiết: 19 Tuần: 19 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 6 NĂM HỌC: 2014-2015 CHỦ ĐỀ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VÀ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra HKI. * Kiến thức: - Sơ lượt về môn lịch sử. - Cách tỉnh thời gian trong lịch sử. - Khái quát lịch sử thế giới cổ đại (Các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây, Văn hóa cổ đại.) * Giáo dục: Ý thức học tập, không quay cóp, không sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra. * Kỹ năng: Làm tốt tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra học kì I. Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra HKI. Kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan là tự luận trong đề thi HKI. Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra HKI (Bảng mô tả) Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Sơ lượt về môn lịch sử. nhận biết về tư liệu hiện vật Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Cách tỉnh thời gian trong lịch sử. cách tính Dương lịch, Công lịch tuổi chúa Giêsu, tôn giáo. tính năm theo Công lịch Số câu: 3 Số điểm: 4,0 Tỉ lệ: 40% Số câu: 1+1/3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 2/3 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 3 Số điểm: 4,0 Tỉ lệ: 40% Khái quát lịch sử thế giới cổ đại. nguyên nhân xã hội nguyên thủy tan rã. Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây các quốc gia cổ đại phương Đông. những thành tựu các quốc gia cổ đại phương Đông. Vì sao gọi là chế độ chiếm hữu nô lệ? Vì sao phương Tây không phát triển lúa nước? Vì sao Lưỡng Hà giỏi về số học? tác dụng của nó đối với nhân loại Số câu: 5 Số điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50% Số câu: 1+2/3 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1/3 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% Số câu: 5 Số điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50% Tổng Số câu: 10 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Số câu: 3+1/3 +2/3 Số điểm: 4,5 Tỉ lệ: 45% Số câu: 4+2/3 Số điểm: 4,0 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1/3 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% TS câu: 10 TS điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM) Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Bia của tiến sĩ ở Văn miếu Quốc tử giám là thuộc tư liệu nào của lịch sử? A. tư liệu truyền miệng. B. tư liệu hiện vật lịch sử. C. tư liệu chữ viết. D. tất cả đều đúng. Câu 2. dựa vào chu kì vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời là cách tính của: A. âm lịch. B. dương lịch. C. công lịch. D. tất cả đều đúng Câu 3. Giả sử: nếu ta đang ở thời điểm năm 179 trước công nguyên (TCN), thì năm tiếp theo sẽ là: A. Năm 180 (TCN). B. Năm 181 (TCN). C. Năm 178 (TCN). D. Năm 177 (TCN). Câu 4. nguyên nhân chính dẫn đến xã hội nguyên thủy tan rã: A. Do xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại. B. Do không còn làm chung. C. Do không còn ăn chung, ở chung. D. Do xuất hiện giàu nghèo. Câu 5. Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện vào thời gian nào? A. Cuối thiên niên kỉ III đầu thiên niên kỉ IV (TCN) B. Cuối thiên niên kỉ I (TCN). C. Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III (TCN) D. Cuối thiên niên kỉ II (TCN). Câu 6. Vì sao gọi là chế độ chiếm hữu nô lê? A. vì người nô lệ được chủ nô thả tự do. B. vì người nô lệ được cai trị chủ nô. C. vì thân phận người nô lệ hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô. D. vì nô lệ hợp tác với chủ nô. Câu 7. Vì sao các quốc gia cổ đại phương Tây không phát triển được cây lúa nước? A. không có giống lúa nước. B. không có người canh tác. C. điều kiện khí hậu, đất đai không thuận lợi. D. thiếu nước tưới. Câu 8. Vì sao người Lưỡng Hà rất giỏi về số học? A. họ giỏi về trồng trọt. B. họ giỏi về chăn nuôi. C. họ giỏi về đánh cá. D. họ giỏi về tính toán, mua bán. PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu 1. (3,0 điểm) Em hãy trình bày cách tính công lịch? Theo em, chúa Giêsu năm nay bao nhiêu tuổi, Người thuộc tôn giáo nào? Câu 2. (3,0 điểm) Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì? Hãy cho biết tác dụng của những thành tựu đó đối với con người chúng ta ngày nay? Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM) Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B C A C C C D PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu 1. (3,0 điểm) Em hãy trình bày cách tính công lịch? Theo em, chúa Giê-su năm nay bao nhiêu tuổi, Người do tôn giáo nào? Trả lời: - Công lịch: Lấy năm tương truyền của chúa Giêsu ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên, những năm trước đó gọi là trước công nguyên(TCN). (1,0đ) - Chúa Giêsu năm nay được 2014 tuổi. (1,0đ) - Người thuộc tôn giáo: Thiên chúa, (Học sinh trả lời Tin Lành cũng chấp nhận điểm) (1,0đ) Câu 2. (3,0 điểm) Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì? Hãy cho biết tác dụng của những thành tựu đó đối với con người chúng ta ngày nay? Trả lời: - Biết làm và dùng Âm lịch, làm đồng hồ đo thời gian bằng ánh nắng Mặt Trời. (0,5đ) - Sáng tạo ra viết chữ tượng hình Ai Cập, Trung Quốc. (0,5đ) -Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1- 9 và số 0, tìm ra số Pi= 3,16. (0,5đ) - Kiến trúc: (0,5đ) + Kim Tự Tháp (Ai Cập). + Thành Ba- bi- lon (Lưỡng Hà)… - Tác dụng: Có giá trị rất lớn cho nền văn minh nhân loại ngày nay. (1,0đ) Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra. Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1. Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2. Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp). 3. Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo). 4. Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Mỹ Bình, ngày 14/10/2014 NGƯỜI RA ĐỀ
File đính kèm:
- De thi HKI LS6 matrandapan moi 1415.doc