Đề kiểm tra khảo sát cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề số 3

2) Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?

 A. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.

 B. Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.

 C. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.

 D. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.

3) Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi.” là gì?

 A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.

4) Mục đích của văn bản miêu tả là gì?

 A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. B. Trình bày diễn biến sự việc.

 C. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người. D. Nêu nhận xét đánh giá.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CUỐI HỌC KỲ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Đề số 3 - Thời gian làm bài: 90 phút
I/ Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm)
Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái A,B,C hoặc D vào ô trống dưới đây:
1) Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của khổ thơ cuối bài “Đêm nay Bác không ngủ”?
 A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ.
 B. Là Hồ Chí Minh thì không có thời gian để ngủ.
 C. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước.
 D. Đó chính là lẽ sống” Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.
2) Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?
             A. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
             B. Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
             C. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.
   D. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.
3) Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi.” là gì?
 A. Nhân hóa.             B. So sánh.                 C. Ẩn dụ.                   D. Hoán dụ.
4) Mục đích của văn bản miêu tả là gì?
     A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.                           B. Trình bày diễn biến sự việc.
     C. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người.       D. Nêu nhận xét đánh giá.
II. Tự Luận (8 điểm)
II.1 Đọc hiểu văn bản: Cho đoạn thơ sau, hãy trả lời các câu hỏi? ( 4 điểm)
 Một hôm nào đó, Bỗng loè chớp đỏ,
 Như bao hôm nào Thôi rồi, Lượm ơi!
 Chú đồng chí nhỏ, Chú đồng chí nhỏ,
 Bỏ thư vào bao, Một dòng máu tươi!
 Vụt qua mặt trận, Cháu nằm trên lúa,
 Ðạn bay vèo vèo, Tay nắm chặt bông,
 Thư đề “Thượng khẩn”, Lúa thơm mùi sữa,
 Sợ chi hiểm nghèo! Hồn bay giữa đồng.
Câu 1: (1 điểm) Xác định tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung đoạn trích trên.
Câu 2: (1 điểm) Tìm và phân tích một phép tư từ nổi bật trong đoạn thơ trên.
Câu 3: (2 điểm) Nêu cảm nhận của em về hình ảnh cậu bé Lượm trong đoạn thơ trên bằng một đoạn văn ( 8 – 10 câu)
II.2 Làm văn
 Đề bài: Em có kỷ niệm gì ấn tượng với ông nội mình. Hãy viết bài văn miêu tả về ông nội em.
TRẮC NGHIỆM:
1
2
3
4
B
C
B
C
TỰ LUẬN 1:
Tác giả: Tố Hữu, tác phẩm: Lượm
HCST: viết 1949 – thời kỳ bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược (1947)
Nội dung ĐT: đoạn thơ tái hiện lại hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng, em đã hy sinh anh dũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Phép tu từ hoán dụ: Thôi rồi, Lượm ơi!
 Chú đồng chí nhỏ 
 Một dòng máu tươi!
- Hoán dụ ở: một dòng máu tươi => lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: dòng máu tươi ở đây là dấu hiệu chỉ cái chết.
- Tác dụng: thể hiện nỗi xót của nhà thơ trước cái chết của Lượm, đồng thời nói giảm, nói tránh để câu thơ bớt bi thảm, đau đớn khi Lượm hy sinh, cho đến cuối cùng, hình anh Lượm đọng lại trong lòng bạn đọc vẫn là nét hồn nhiên, lạc quan chứ không phải mất mát, đau thương.
 + Làm cho câu thớ xúc động, ý nghĩa và tránh được cảm giác đau thương
– Hình ảnh của Lượm: ( trong buổi đưa thư cuối cùng)
+ Công việc: cậu bé liên lạc ( bỏ thư vào bao) => cvc quan trọng, diễn ra thường nhật.
+ Hoàn cảnh công việc: nguy hiểm, có thể hy sinh tính mạng ( vụt qua..)
+ Khi làm việc: Lượm dũng cảm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
+ Kết quả: Lượm đã hy sinh anh dũng ( thôi rồi.. – câu cả thán, ngắt đôi làm hai, từ ngữ cảm thán, câu hỏi tu từ) => Lý do hy sinh: trúng đạn.
=> Ý nghĩa sự hy sinh của Lượm: sự hy sinh thiêng liêng, cao cả như một thiên thần bé nhỏ đang yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương lúa tinh khiết bao phủ quanh em và linh hồn bé nhỏ ấy đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước,....
- Rút ra cảm nhận: tình cảm yêu thương, tôn trọng, tự hào về tinh thần chiến đấu, hy sinh góp phần xây dựng nền độc lập, tự do cho tổ quốc của thế hệ trẻ Việt nam, từ đó biết ơn và trả ơn bằng cách nỗ lực phấn đấu học tập để đưa đất nước sánh vai với cường quốc năm châu.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_khao_sat_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_de_so.docx
Giáo án liên quan