Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7+8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn

1. Đề bài:

 Câu 1: Bài học mà em rút ra được sau khi học xong văn bản ”Mẹ tôi” là gì ? (4đ)

 Câu 2: Từ ghép có mấy loại ? Nêu đặc điểm cấu tạo của mỗi loại? ( 6đ)

2. Đáp án, biểu điểm:

Câu 1:

 Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ cho kẻ nào chà dạp lên tình yêu thương đó. (4đ)

 Câu 2:Từ ghép có hai loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. (2,đ)

 + Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.( 2đ)

 + Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp( Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ) . (2đ)

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7+8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị Trấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN YÊN CHÂU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 
Môn: Ngữ Văn 8- Năm học 2019-2020
Thời gian làm bài: 15 phút ( Không kể thời gian chép đề ) 
1. Đề bài.
 Câu 1: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ. ( 4 điểm)
	 Câu 2: Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng, nghĩa hẹp? Cho ví dụ minh họa.( 6 điểm)
 2.Hướng dẫn chấm, biểu điểm:
	Câu 1:
	- Nghệ thuật: Lời văn giàu sức gợi cảm, cảm xúc tự nhiên chân thực. (1điểm)
 - Nội dung: Kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. ( 3 điểm)
 Câu 2:
	- Từ ngữ có nghĩa rộng: Phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác . ( 1,5 điểm)
 - Từ ngữ có nghĩa hẹp: Phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác . (1,5 điểm)
	- HS lấy được ví dụ minh họa. ( 3 điểm)
 Người ra đề
 Hà Thị Chiến 
Xác nhận của CM trường Tổ chuyên môn duyệt.
UBND HUYỆN YÊN CHÂU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 
Môn: Ngữ Văn 7- Năm học 2019-2020
Thời gian làm bài: 15 phút ( Không kể thời gian chép đề ) 
1. Đề bài: 
 Câu 1: Bài học mà em rút ra được sau khi học xong văn bản ”Mẹ tôi” là gì ? (4đ)
 Câu 2: Từ ghép có mấy loại ? Nêu đặc điểm cấu tạo của mỗi loại? ( 6đ)
2. Đáp án, biểu điểm: 
Câu 1:
	Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ cho kẻ nào chà dạp lên tình yêu thương đó. (4đ)
 Câu 2:Từ ghép có hai loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. (2,đ)
 + Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.( 2đ)
 + Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp( Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ) . (2đ)
 Người ra đề
 Hà Thị Chiến 
Xác nhận của CM trường Tổ chuyên môn duyệt.
UBND HUYỆN YÊN CHÂU
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Môn: Ngữ văn 6
Câu 1(2điểm) 
	a. Truyện ngụ ngôn đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6 kì I: Thầy bói xem voi, ếch ngồi đáy giếng, chân , tai ,mắt, miệng. 
(1điểm) b. Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng: 
	Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình; không được chủ quan kiêu ngạo. (1điểm) Câu 2 ( 3 điểm)
 	a. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. (1điểm)
 b.Gạch chân dưới cụm động từ trong câu văn sau và điền cụm đông từ đó vào mô hình cụm động từ. 
Em bé còn đang đàu nghịch ở sau nhà (1điểm)
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Còn, đang
đùa nghịch
ở sau nhà
 (1điểm)
Câu 3 ( 5 điểm): Kể chuyện về bà của em
I. Yêu cầu chung cần đạt :
	1. Nội dung : 
	- HS biết kể chuyện tự nhiên, hợp lí với những việc làm,tình cảm, thói quen của bà, thể hiện tình cảm chân thành khi kể.
	- Biết chọn lọc chi tiết để kể phù hợp, ND bài viết phong phú.
	2. Hình thức : 
	- HS biết vận dụng các kiến thức về văn tự sự (sự việc, nhân vật, thứ tự sắp xếp các sự việc) trình tự bài viết hợp lí, có đủ bố cục ba phần.
	- Biết vận dụng lời kể, ngôi kể hợp lí 
	- Văn phong sáng sủa, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, ngữ pháp
 II. Yêu cầu cụ thể :
	1. Dàn bài: 	
 a. Mở bài
 Giới thiệu chung về bà em.
 b. Thân bài
	- Sở thích của bà em:
	+ Bà thích nấu những món ăn ngon cho con cháu thưởng thức;
	+ Bà thích đi tập dưỡng sinh mỗi buổi sáng.
	- Tình cảm của bà dành cho các cháu:
	+ Quan tâm việc học;
	+ Kể chuyện cho các cháu;
	+ Dạy các cháu biết yêu thương mọi người, biết đỡ đần cha mẹ;
	+ Bà chăm lo sự bình yên cho gia đình.
 - Cảm nhận về bà: Bà là điểm tựa,là nguồn động viên, là người đem sự bình yên đến cho cả nhà
	* Kết bài
	Nêu tình cảm và ý nghĩ của em dành cho bà.
	 2. Biểu điểm
	* Mở bài: (1điểm)
 - Hình thức: đúng thể loại, trình bày sạch đẹp, diễn đạt mạch lạc. 
 (0,5 điểm) 
 - Nội dung : Đảm bảo đủ ý như dàn bài. 
 (0,5 điểm)
 * Thân bài:( 3 điểm)
 - Hình thức : Câu văn giàu cảm xúc, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, các câu văn, đoạn văn cùng hướng vào chủ đề, viết câu đúng ngữ pháp, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả. (1 điểm)
 - Nội dung : Đảm bảo đủ ý như dàn bài, kể được các sự việc theo trình tự hợp lí. Lựa chọn ngôi kể và thứ tự kể phù hợp: ngôi kể thứ nhất. Kể theo trình tự các sự việc cụ thể sau: (2 điểm)
 - Kể được những sở thích của bà (0,5 điểm)
 - Kể được Tình cảm của bà dành cho các cháu (1 điểm)
	- Kể được cảm nhận của em với hình ảnh của bà. (0,5 điểm)
	* Kết bài: (1điểm)
 - Hình thức: Đảm bảo yêu cầu phần kết bài, có sự liên kết với phần mở bài và thân bài chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, trình bày sạch đẹp. 
 (0,5 điểm)
 - Nội dung : đảm bảo như dàn bài (0,5 điểm)
 Khẳng định tình cảm và ý nghĩ của em dành cho bà. 
b. Đề kiểm tra
Câu 1( 1đ) : Nêu khái niệm về số từ và lượng từ? 
Câu 2( 1đ) : Xác định cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ trong mỗi câu sau? 
a) Nước ngập ruộng đồng.
b) Ngoài kia, thảm cỏ xanh mơn mởn.
c) Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.
d) Cô ấy rất duyên dáng.
Câu 3 (3đ): Viết đoạn một đoạn văn nêu cảm nhận của em về phẩm chất của Thạch Sanh?
Câu 4( 5đ) : Kể về một người thân mà em yêu quý nhất.
c. Đáp án-biểu điểm.
Câu 1( 1đ): 
- Số từ là những từ chỉ số lượngố từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danmh từ.( 0,75đ)
- Lượng từ là những từ ngữ chỉ lượng ít hay nhiều.( 0,25đ)
Câu 2( 1đ) : Xác định cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ trong mỗi câu sau? 
a) Nước ngập ruộng đồng.( cụm động từ) ( 0,25đ)
b) Ngoài kia, thảm cỏ xanh mơn mởn.( cụm tính từ) ( 0,25đ)
c) Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.( cụm danh từ) ( 0,25đ)
d) Cô ấy rất duyên dáng.( cụm tính từ) ( 0,25đ)
Câu 3 (3đ): Viết đoạn văn khoảng từ năm đến sáu dòng nêu cảm nhận của em về phẩm chất của Thạch Sanh?
- Thạch Sanh là người sống thật thà chất phác, dễ tin người nên đã bị mẹ con Lí thông lừa đi canh miếu thờ, bị Lí Thông lừa cướp công chằn tinh.(1đ)
- Thạch Sanh là người dũng cảm, có tài năng phi thường đã giết được chằn tinh và đại bàng có phép lạ.(1đ)
- Có lòng nhân đạo yêu chuộng hoà bình (cứu công chúa, tha tội chết cho mẹ con Lí Thông về quê làm ăn, khuyên vua không nên động binh, tha tội và thiết đãi cơm quân sĩ mười tám nước chư hầu (1đ)
Câu 4(5đ): 
 * Mở bài: ( 1đ)	
 - Giới thiệu chung về người thân định kể: Tên, tuổi, nơi ở hoặc nơi công tác,... (1đ)
* Thân bài:(3đ)
 + Kể về: Đặc điểm hình dáng bên ngoài của người thân.( 0,5đ)
 + Kể về : Phẩm chất, tính tình, cử chỉ, việc làm, lời nói, sở thích,quan hệ,..của người thân.(1,5đ)
 + Đánh giá được vai trò của người thân được kể trong gia đình.(1đ)
* Kết bài ( 1đ)
 - Cảm nghĩ và mong ước của em về người thân.( 1đ)

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12834784.doc