Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 5 ( lần 3 ) năm học 2010 - 2011 môn tiếng việt lớp 5

a) ý nghĩa của hạt gạo : hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng bảy ( thường có bão to ), những trận mưa tháng ba ( thường là mưa lớn ). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôicủa con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng ( nước như ai nấu / chết cả cá cờ / Cua ngoi lên bờ / mẹ em xuống cấy . (1 điểm )

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 5 ( lần 3 ) năm học 2010 - 2011 môn tiếng việt lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT TP QUY NHƠN ĐỀ KIỂM TRA HS GIỎI LỚP 5 ( LẦN 3 )
TRƯỜNG TH BÙI THỊ XUÂN 	 Năm học 2010 - 2011 
 _________________ _______________________________
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 
Thời gian: 90 phút ( học sinh không phải chép lại đề )
PHẦN I: Luyện từ và câu, cảm thụ văn học :
Câu 1: (3điểm) 
 “ Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống”
 a/Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu trên.
 b/ Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy có trong câu trên.	
Câu 2: (1 điểm) xác định từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển : 
 a) Lá bàng đang đỏ ngọn cây.. 
 b) Lá khoai anh ngỡ lá sen.
 c) Lá cờ căng lên vì gió. 
 d) Cầm lá thư trên tay anh vô cùng xúc động.
Câu 3: (2 điểm) Cho các câu sau :
Đàn voi chậm rãi bước đi.
Đàn voi bước đi chậm rãi.
Em hãy cho biết từng câu trên thuộc kiểu câu kể nào ? giải thích .
Câu 4: ( 2 điểm ) Tìm trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
	a) Về khuya, ánh trăng bàng bạc lênh láng khắp mặt hồ.
b) Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấm, báo hiệu mùa xuân đã tới.
 c) Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê bắt đầu bật ra những đoá hoa đỏ hồng.
 d ) Vì hạn hán, nắng gay gắt, những lá bị thiêu co quắp, rũ rượi đang run lên trong gió.
Câu 5: ( 2 điểm ) Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết :
	Hạt gạo làng ta
	Có bão tháng bảy
	Có mưa tháng ba
	Giọt mồ hôi sa
	Những trưa tháng sáu
	Nước như ai nấu
	Chết cả cá cờ
	Cua ngoi lên bờ
	Mẹ em xuống cấy.
 Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo ? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên ?
PHẦN II: Tập làm văn ( 9 điểm )
Đề bài : Năm tháng học tập và vui chơi dưới mái trường tiểu học, nơi đây đã để lại trong em với biết bao kỉ niệm đẹp. Em hãy tả lại mái trường đó của em và nêu lên cảm nghĩ của mình.
* Điểm trình bày và chữ viết: 1điểm.
PHÒNG GD-ĐT QUY NHƠN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
TRƯỜNG TH BÙI THỊ XUÂN KT HS giỏi ( lần 3) Năm học 2010 - 2011 
 ________________ ________________________________________
PHẦN I: Luyện từ và câu, cảm thụ văn học:
Câu 1: ( 3 điểm )
Danh từ
Động từ
Tính từ
Cái cối, giấc mộng, gian nhà
Xuất hiện, ngồi
Xinh xinh, chễm chệ, trống
- Đúng 3 từ : 0,5 điểm
- Đúng 2 từ : 0.5 đ
- Đúng 3 từ : 0. 5 điểm
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
Như, một, ngồi, giữa, trống.
Cái cối, xuất hiện, giấc mộng, gian nhà.
Xinh xinh, chễm chệ, 
- Đúng 5 từ : 0,5 điểm
- Đúng 4 từ : 0.5 đ
- Đúng 2 từ : 0. 5 điểm
Câu 2: ( 1 điểm ) Xác định từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển : 
 a) Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
 b) Lá khoai anh ngỡ lá sen.
 c) Lá cờ căng lên vì gió. 
 d) Cầm lá thư trên tay anh vô cùng xúc động.
Từ lá trong câu a,b mang nghĩa gốc ( 0,5 điểm )
Từ lá trong câu a,b mang nghĩa chuyển ( 0,5 điểm )
Câu 3: (2 điểm) Cho các câu sau :
1 điểm
 a) Đàn voi chậm rãi bước đi. Thuộc kiểu câu kể : Ai thế nào ?
 Chậm rãi là bộ phận chính của vị ngữ - trả lời câu hỏi : Ai thế nào ? 
1 điểm
 b) Đàn voi bước đi chậm rãi. Thuộc kiểu câu kể : Ai làm gì ?
 Bước đi là bộ phận chính của vị ngữ - trả lời câu hỏi : Ai làm gì ? 
Câu 4: ( 2 điểm )Mỗi câu xác định đúng TN, CN, VN đạt 0,5 điểm.
Trạng ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ
a) Về khuya 
ánh trăng bàng bạc 
lênh láng khắp mặt hồ.
b) Bằng cái giọng trầm và ấm 
Con bìm bịp 
Báo hiệu mùa xuân đã tới. 
c ) Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được
Cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê
Bắt đầu bật ra những đoá hoa đỏ hồng.
d) Vì hạn hán, nắng gay gắt,
Những lá bị thiêu co quắp, rũ rượi
Đang run lên trong gió.
Câu 5: ( 2 điểm )
a) ý nghĩa của hạt gạo : hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng bảy ( thường có bão to ), những trận mưa tháng ba ( thường là mưa lớn ). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôicủa con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng ( nước như ai nấu / chết cả cá cờ / Cua ngoi lên bờ / mẹ em xuống cấy . (1 điểm )
b) Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnhđối lập Cua ngoi lên bờ nhưng mẹ em xuống cấy, nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to lớn của hạt gạo được làm ra.
 (1 điểm )
PHẦN II: Tập làm văn: ( 9 điểm)
* 05 yêu cầu bài văn cần đạt:
	1- Viết được bài văn đúng thể loại tả cảnh, có độ dài từ 20 câu trở lên, nội dung miêu tả mái trường đã để lại trong em nhiều kỉ niệm đẹp.
	2- Bài làm đúng, đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài đúng theo yêu cầu thể loại văn miêu tả cảnh. 
	3- Giọng văn mạch lạc, câu văn suôn sẻ, đúng ngữ pháp, sử dụng từ ngữ chính xác. Mô tả được những nét chung và các đặc điểm chi tiết của cảnh.
	4- Bài có nhiều câu văn hay, quan sát và miêu tả hợp lý, sinh động, ý tưởng phong phú và giàu âm thanh, giàu hình ảnh, màu sắc; biết áp dụng các biện pháp nghệ thuật dùng từ trong văn học đã được học như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, liên tưởng,....
	5- Chữ viết rõ ràng, dễ đọc; bài làm sạch sẽ và không mắc lỗi chính tả.
Điểm 9 : Bài làm hay, có nhiều ý tưởng, dùng từ ngữ, hình ảnh miêu tả mang tính độc đáo.
Điểm 7 - 8 : Bài văn phải đảm bảo trọn vẹn cả 05 yêu cầu trên.
Điểm 5-6 :
	- Đạt 5 yêu cầu nhưng có vài câu chưa thật hấp dẫn, miêu tả đơn điệu.
 	- Đạt khá mục 3, 4; còn thiếu sót, vài câu còn sai về cách dùng từ và còn sai về cú pháp, ngữ pháp.
 	- Mắc 1- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3-4 :
 	- Bài làm đạt trung bình mục 1, 2, 5; mục 3, 4 còn hạn chế, sơ lược.
 	 - Phần thân bài miêu tả về chi tiết chưa đầy đủ, chưa hợp lý, chưa đúng đặc trưng của văn miêu tả. Xen kẽ tả người, tả vật xung quanh chưa rõ nét, chưa gây tác dụng. Nêu cảm nghĩ chưa chân thật, chưa có hiệu quả về tác động tình cảm, chưa gây nhiều xúc cảm.
 	- Sắp xếp ý miêu tả còn lộn xộn, dùng từ và đặt câu sai 2-3 câu trở lên.
 	- Mắc 3-4 lỗi chính tả.
Điểm 2 - 1 :
 	- Cả 5 mục yêu cầu rất sơ lược, miêu tả dạng trình bày quan sát đơn điệu.
 	 - Phần thân bài miêu tả lủng củng, câu luộm thuộm, thiếu tác dụng miêu tả, thiếu nhiều phần chi tiết, nêu cảm nghĩ và cảm xúc của bản thân chưa đầy đủ, trọn vẹn.
 	- Về chi tiết các ý miêu tả còn nhầm lẫn, trùng lặp, dùng từ và đặt câu sai 4-5 câu.
 	- Mắc 5-6 lỗi chính tả.
Điểm 0: Bài làm xa đề, lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
 Điểm trình bày và chữ viết : 1 điểm.
	 -Đánh giá cách trình bày và chữ viết của toàn bài của HS để cho điểm:
 + 1 điểm: trình bày đúng, khá đẹp, sạch sẽ ; chữ viết khá đẹp, ngay ngắn, thẳng hàng. 	
 + 0,75 điểm: trình bày đúng, đẹp, sạch sẽ ; chữ viết đẹp, ngay ngắn, thẳng hàng.
	+ 0,5 điểm: cách trình bày và chữ viết đạt trung bình, đọc được. Còn sai hình dáng, độ cao, nét chữ chưa thật đều, chưa chân phương. Có 1-2 chỗ dơ, xoá, sửa đè…
+ 0,25 điểm : Bài dơ, trình bày chưa rõ, chưa đúng ; chữ viết cẩu thả, không ngay ngắn, khó đọc. 

File đính kèm:

  • dockiem tra HSG lan 3 .doc