Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý lớp 6 thời gian: 45 phút

Câu 1. Thế nào là sự nóng chảy, thế nào là sự đông đặc?

Câu 2. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?

Câu 3. Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ?

Câu 4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý lớp 6 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35	 Thứ 2/13/05/2013
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)
A.Ma trận đề:
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí
Biết được sự nở vì nhiệt của các chất
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực tế
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1 câu
1 điểm
1 câu
1 điểm
2 câu
3 điểm = 30%
2. Nhiệt kế - Nhiệt giai
Nhiệt biết được ứng dụng của một số nhiệt kế
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1 câu
1 điểm
1 câu
1,0 điểm
2 câu
2,5 điểm = 25%
3. Sự nóng chảy, sự đông đặc
Biết được thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc 
Hiểu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc
Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1 câu
1 điểm
1 câu
1 điểm
1 câu
1điểm
2 câu
2,5 điểm = 25%
4. Sự bay hơi, sự ngưng tụ
Biết được thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ 
Vận dụng được kiến thức về sự bay hơi để giải thích một số hiện tượng thực tế
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1 câu 
1,0 điểm
1 câu
1 điểm
2 câu
2 điểm = 20%
5. Sự sôi
Nhận biết được đặc điểm về nhiệt độ sôi
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1 câu 
1,0 điểm
1 câu
1 điểm
2 câu
2 điểm = 20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3 câu
4 điểm
40%
1 câu
1 điểm
10%
4 câu
5 điểm
50%
8 câu
10 điểm
100%
B.Đề ra:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)
Câu 1. Thế nào là sự nóng chảy, thế nào là sự đông đặc? 
Câu 2. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
Câu 3. Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? 
Câu 4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.
Câu 5. Nêu đặc điểm về nhiệt độ sôi?
Câu 6. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ đầy ấm?
Câu 7. Nêu đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc?
- Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó.
- Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 8. Tại sao khi nước đá đặt trong ngăn đặc của tủ lạnh thì không tan, nhưng nếu đem ra ngoài thì nước đá sẽ tan?
Đáp án:
Câu 1. 
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. 
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
Câu 2. Trong các chất rắn, lỏng, khí:
Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất
Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất
Câu 3. 
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ
Câu 4. 
- Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất
- Các loại nhiệt kế thường gặp trong đời sống: Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển, nhiệt kế y tể dùng để đo nhiệt độ của cơ thể, nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng trong phòng thí nghiệm
Câu 5. Đặc điểm về nhiệt độ sôi
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi
- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi
Câu 6. Khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm để đun. Bởi vì, khi đun nhiệt độ của nước sẽ tăng, nước nở ra và tràn ra ngoài ấm.
Câu 7. Đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc:
- Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó.
- Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 8. Vì không khí trong ngăn đặc của tủ lạnh luôn luôn được duy trì ở O0C hoặc thất hơn, còn không khí bên ngoài có nhiệt độ cao hơn.

File đính kèm:

  • docTiết 35.doc
Giáo án liên quan