Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học lớp 9 có đáp án - Đề số 7

0030: Trong các phương tiện giao thông sau phương tiện nào không gây khí thải

A. Xe đạp . B. Xe gắn máy . C. Xe ô tô . D. Ô tô buýt .

0031: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật

A. Trồng rau sạch .

B. Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật .

C. Bón phân cho thực vật .

D. Trồng rau sạch , hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật .

0032: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:

A. Đất, nước, dầu mỏ B. Đất, nước, sinh vật, rừng

C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng D. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học lớp 9 có đáp án - Đề số 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi: KIỂM TRA HK 2 NH 2012-2013
Môn thi: SINH HỌC 9
________
0001: Khi tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, thế hệ sau thường xuất hiện hiện tượng:
A. Có khả năng chống chịu tốt với điều kiện của môi trường
B. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước
C. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ những tính trạng xấu
D. Sinh trưởng và phát triển nhanh, bộc lộ những tính trạng tốt
0002: Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối 
	gần vào chọn giống và sản xuất:
A. Tạo ra dòng thuần dùng để làm giống
B. Tập hợp các đặc tính quý vào chọn giống và sản xuất
C. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn
D. Phát hiện và loại bỏ những gen xấu ra khỏi quần thể
0003: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa:
A. Các cá thể khác loài	B. Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
C. Các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ	D. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây
0004: Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?
A. Giao phối gần	B. Cho F1 lai với cây P	C. Lai khác dòng	D. Lai kinh tế
0005: Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là:
A. Lai khác dòng	B. Lai kinh tế	C. Lai phân tích	D. Tạo ra các dòng thuần
0006: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?
A. P: AABbDD X AABbDD	B. P: AaBBDD X Aabbdd
C. P: AAbbDD X aaBBdd	D. P: aabbdd X aabbdd
0007: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?
A. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.	B. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.
C. Nơi quang đãng.	D. Nơi khô hạn.
0008: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?
A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.
B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.
C. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.
D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.
0009: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
A. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.	B. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
C. Nhóm sinh vật ở nước.	D. Nhóm sinh vật ở cạn.
0010: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh?
A. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu.	B. Địa y bám trên cành cây.
C. Giun đũa sống trong ruột người.	D. Cây nấp ấm bắt côn trùng.
0011: Trong một hồ nước có 2 loài ếch cùng sinh sống, người ta thấy số lượng của 1 loài hơi giảm, còn số lượng của loài 2 giảm rất mạnh, đây là một ví dụ chứng minh cho mối quan hệ
A. Hội sinh.	B. Cộng sinh.	C. Cạnh tranh.	D. Hợp tác.
0012: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là:
A. 50/50	B. 70/30	C. 75/25	D. 40/60
0013: Tháp tuổi không có dạng nào sau đây ?
A. Dạng phát triển.	B. Dạng ổn định.	C. Dạng giảm sút.	D. Dạng cân bằng.
0014: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng.
B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao.
C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng.
D. Tập hợp các cây ngô ( bắp) trên một cánh đồng.
0015: Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật?
A. Tỉ lệ giới tính	B. Thành phần nhóm tuổi
C. Mật độ	D. Đặc trưng kinh tế xã hội.
0016: Ở quần thể người , quy định nhóm tuổi trước sinh sản là:
A. Từ 15 đến dưói 20 tuổi	B. Từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi
C. Từ sơ sinh đến dưói 25 tuổi	D. Từ sơ sinh đến dưói 20 tuổi
0017: Sự tăng giảm dân số phụ thuộc vào :
A. Số người sinh ra, số người tử vong và số người nhập cư.
B. Sự tăng giảm dân số tự nhiên cộng với số người nhập cư và trừ đi số người xuất cư.
C. Số người sinh ra, số người tử vong và số người xuất cư.
D. Số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong và số người nhập cư.
0018: Rừng mưa nhiệt đới là:
A. Một quần thể sinh vật	B. Một quần xã sinh vật	C. Một quần xã động vật	D. Một quần xã thực vật
0019: Sinh vật ăn thịt là :
A. Con bò	B. Con cừu	C. Con thỏ	D. Cây nắp ấm
0020: Loại sinh vật nào có vai trò phân giải các chất ?
A. Thực vật.	B. Động vật ăn thực vật.	C. Động vật ăn động vật.	D. Vi sinh vật.
0021: Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn, năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu?
A. Từ môi trường không khí	B. Từ nước
C. Từ chất dinh dưỡng trong đất	D. Từ năng lượng mặt trời
0022: Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả
A. Mất cân bằng sinh thái .
B. Mất nhiều loài sinh vật .
C. Mất nơi ở của sinh vật .
D. Mất cân bằng sinh thái và mất nhiều loài sinh vật .
0023: Những hoạt động nào của con người sau đây có thể gây ra cháy rừng ?
A. Phát triển khu dân cư, chăn thả gia súc, chiến tranh.
B. Đốt rừng, chiến tranh.
C. Chiến tranh, săn bắt động vật, khai thác khoáng sản.
D. Khai thác khoáng sản, phát triển khu dân cư, chiến tranh.
0024: Biện pháp nào có tác dụng lớn tới sự cân bằng sinh thái ?
A. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
B. Bảo vệ các loài sinh vật.
C. Phục hồi và trồng rừng mới.
D. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
0025: Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên
A. Mất cân bằng sinh thái .	B. Làm suy giảm hệ sinh thái rừng .
C. Làm suy giảm tài nguyên sinh vật .	D. Làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật .
0026: Thế nào là ô nhiễm môi trường ?
A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn .
B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . Các tính chất vật lí thay đổi .
C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . Các tính chất vật lí , hoá học , sinh học thay đổi .
 D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn .Các tính chất vật lí , hoá học , sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác .
0027: Ở người, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh giun sán là do :
A. không rửa tay trước khi ăn.	B. Thức ăn không được nấu chín, không được rửa sạch.
C. Nguồn nước sử dụng không vệ sinh.	D. Thức ăn bị hư hỏng.
0028: Các năng lượng không sinh ra khí thải là
A. Năng lượng mặt trời .	B. Khí đốt thiên nhiên .
C. Năng lượng gió	D. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió .
0029: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn
A. Xây dựng nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu , đồ dùng ..
B. Tạo bể lắng và lọc nước thải .
C. Trồng nhiều cây xanh .
D. Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn .
0030: Trong các phương tiện giao thông sau phương tiện nào không gây khí thải
A. Xe đạp .	B. Xe gắn máy .	C. Xe ô tô .	D. Ô tô buýt .
0031: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
A. Trồng rau sạch .
B. Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật .
C. Bón phân cho thực vật .
D. Trồng rau sạch , hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật .
0032: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:
A. Đất, nước, dầu mỏ	B. Đất, nước, sinh vật, rừng
C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng	D. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng
0033: Nguồn năng lượng vĩnh cửu là:
A. Năng lượng khí đốt	B. Năng lượng từ dầu mỏ
C. Năng lượng nhiệt từ mặt trời	D. Năng lượng từ than củi
0034: Những biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là:
A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn
B. Tăng cao độ phì cho đất
C. Bảo vệ động vật hoang dã
D. Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất
0035: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:
A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng
C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới
0036: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người?
A. Cung cấp động vật quý hiếm	B. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp
C. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt	D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật
0037: Để cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa, người ta bón phân hợp lí nhằm :
A. Tăng mức độ đa dạng sinh học.	B. Tăng độ màu mỡ cho đất.
C. Cải tạo khí hậu khu vực trồng cây.	D. Hạn chế xói mòn đất.
0038: Để cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa, biện pháp chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp và có năng suất cao nhằm :
A. Đem lại lợi ích kinh tế, tạo điều kiện tăng vốn đầu tư cải tạo đất.
B. Tăng mức độ đa dạng sinh học.
C. Đảm bảo cân bằng sinh thái.
D. Tạo sự ổn định về số lượng loài.
0039: Bón phân hợp vệ sinh là
A. Phân hữu cơ đã được xử lí xong mới đem bón.
B. Phân hữu cơ đã được xử lí đúng kĩ thuật, không mang mầm bệnh truyền cho người và động vật mới đem bón.
C. Phân vô cơ đã được pha loãng, khi bón tránh để dây vào người và động vật.
D. Phân vô cơ đã được pha loãng cho vào bình phun theo chiều gió.
0040: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái có ý nghĩa gì?
A. Bảo vệ được nguồn khoáng sản
B. Bảo vệ được các loài động vật hoang dã
C. Bảo vệ vốn gen, giữ vững cân bằng sinh thái trên toàn cầu.
D. Bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
HẾT

File đính kèm:

  • docDE_KY_2_TH_KH_12_13.doc