Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Dương Thị Mơ

Phần I: Đọc hiểu ( 4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

 Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.

 Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua”

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Dương Thị Mơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG THCS LƯƠNG SƠN.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2019- 2020
Môn : Ngữ Văn lớp 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
 Phần 1: Đọc hiểu
Ngữ liệu:
Văn bản: 
Văn xuôi trung đại
Tiếng việt: 
+ Kiểu câu phủ định.
+ Lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Nhớ tên tác giả,
tác phẩm
- Nhận diện thể
loại
 - Xác định phương thức biểu đạt chính.
- Xác định kiểu câu có trong đoạn trích. 
- Hiểu được nội dung chính/ vấn đề chính mà văn 
bản, đoạn trích đề cập.
- Hiểu được công dụng của các kiểu câu.
- Hiểu được ý 
nghĩa/tác dụng của việc lựa chọn trậ từ từ trong đoạn trích 
Số câu :
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu :02
Số điểm:02
Tỉ lệ:20 %
Số câu :02
Số điểm:02
Tỉ lệ: 20%
Số câu :4
 Số điểm:4 
Tỉ lệ: 40%
Phần 2: Làm văn 
- Tạo lập đoạn văn 
-Tạo lập văn
bản hoàn chỉnh: Văn
Nghị luận
Tạo lập đoạn văn
Tạo lập văn bản hoàn chỉnh: Văn nghị luận
Số câu :
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu :1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu :1
Số điểm:5
Tỉ lệ: 50%
Số câu :2
Số điểm :6
Tỉ lệ: 60%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu:2
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:2
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu :1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu:6
Số điểm :10
Tỉ lệ: 100%
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS LƯƠNG SƠN.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2019 - 2020
Môn : Ngữ Văn lớp 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc hiểu ( 4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
      Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
      Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua”
( Ngữ văn 8 – tập 2)
Câu 1: ( 1,5 điểm )
a. Đoạn văn trích thuộc văn bản nào? Cho biết tên tác giả là ai? 
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
Câu 2: ( 0,5 điểm ) Tìm câu phủ định có trong đoạn văn? 
Câu 3: ( 1 điểm ) Giải thích tại sao người viết lại chọn cách sắp xếp trật tự từ trong phần in đậm như vậy?
Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
Câu 4: ( 1 điểm ) Nội dung chính của đoạn văn là gì?
Phần II : Làm văn ( 6,0 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm) Qua nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn từ 7-8 câu nêu suy nghĩ của em về vấn đề “Học đi đôi với hành”.
Câu 2: ( 5 điểm) Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó?
Hết
*Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinhLớp
 NGƯỜI RA ĐỀ
 Dương Thị Mơ
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
 Hoàng Thị Đường. Ngô Thị Hằng
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS LƯƠNG SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2019 – 2020
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Phần 1: Đọc - hiểu văn bản( 4,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
a, Đoạn văn trích trong văn bản : Bàn luận về phép học
Tác giả : La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
b, Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
1
0,5
2
Các câu phủ định có trong đoạn văn:
+Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.
+Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường
0,25
0,25
3
- Sắp xếp thể hiện thứ tự trước sau nhất định của sự vật, hiện tượng giúp vấn đề cần nghị luận chặt chẽ và thuyết phục.
1
4
Nội dung chính của đoạn văn: Mục đích chân chính của việc học và phương pháp học tập đúng đắn.
1
*Hướng dẫn chấm:
+ Mức tối đa: Trả lời đúng các ý trên
+ Mức chưa tối đa: Tùy từng trả lời của HS mà cho điểm phù hợp
+ Mức không đạt: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Phần II: Tập làm văn( 6,0 điểm)
1
* Mức tối đa 1.0 điểm: HS phải đảm bảo: 
- Hình thức: phải đảm bảo yêu cầu về số dòng và cấu trúc cho một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh. 
- Nội dung : HS nêu được các ý sau:
+ Trình bày được cách hiểu về học , hành, mối quan hệ giữa học và hành. 
+Từ đó liên hệ được phương pháp học hiệu quả nhất cho bản thân.
*Các mức còn lại: Căn cứ vào mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên cho điểm hợp lí.
1
2
A. Yêu cầu chung
- Tìm hiểu kĩ đề, xác định yêu cầu
- Diễn đạt lưu loát trong sáng
- Đầy đủ 3 phần: MB –TB – KB
- Đúng thể loại văn nghị luận: kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả.
B.Yêu cầu cụ thể
1. Về nội dung: HS cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:
a, Mở bài:
 - Khái quát về tác hại của trò chơi điện tử.
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
b, Thân bài:
Giải thích trò chơi điện tử là gì? Là những trò tiêu khiển, giải trí trên điện thoại hay máy tính.
Thực trạng và tác hại.
 * Thực trạng :- Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử nhiều và ngày càng gia tăng.
 - Nó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.
 - Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa
*Tác hại: Đam mê trò chơi điện tử: tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém, trốn học, bỏ học
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: cận thị, đầu óc mệt mỏi
- Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc mụ mẫm, ảo giác, thiếu vốn sống thực tế
- Để có tiền chơi điện tử, người chơi có thể trở thành kẻ trộm cắp, cướp giật, thậm chí gây nhiều tội ác khác
- Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội
(Nêu một vài dẫn chứng cụ thể).
Nguyên nhân:
- Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó.
- Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh, đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. 
- Do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mãi chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái
Giải pháp khắc phục, lời khuyên:
 Việc mải chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh. Vì vậy:
- Mỗi học sinh cần phải có ý thức tự giác, thực hiện qui định về thời gian, không ảnh hưởng đến học tập
- Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ.
- Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh nhằm thu hút các em.
- Các cơ quan chức năng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm
(Học sinh có thể nêu những giải pháp hợp lý khác)
- Liên hệ thực tế, đưa ra lời khuyên thiết thực.
c, Kết bài: Khái quát nhận định và rút ra bài học cá nhân về vấn đề nghị luận.
- Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác.
- Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.
2. Yêu cầu về hình thức :
+ Đúng thể loại: văn nghị luận.
+ Trình bày: Sạch sẽ, bố cục rõ ràng, các phần, các câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
+ Hành văn mạch lạc, trong sáng
+ Tránh mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
+ Bố cục MB, TB, KB rõ ràng.
0,5
3,5
0,5
0,5
* Lưu ý: 
 - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giáo viên cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.
- Phần Làm văn: nội dung phần thân bài tùy bài làm của học sinh mà có cách chấm điểm phù hợp.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_du.docx
Giáo án liên quan