Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2013-2014 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2 điểm):

 Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)

1) Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó?

2) Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ trên.

Câu 2 (3 điểm):

Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Có chí thì nên".

Câu 3 (5 điểm):

Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2013-2014 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2 điểm):
 Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi: 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)
1) Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó?
2) Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ trên.
Câu 2 (3 điểm): 
Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Có chí thì nên".
Câu 3 (5 điểm): 
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
---------------Hết---------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:.....
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2.....
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn Ngữ văn 9
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Yêu cầu
Điểm
1
(2 điểm)
a) - Những câu thơ trên trích trong tác phẩm: “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương
 - Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết năm 1976 – khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác.
0,5
0,5
b) Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ trên. HS có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được nội dung cơ bản sau:
+ Hình ảnh mặt trời của thiên nhiên (câu 1): mặt trời vẫn toả sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu.
+ Từ mặt trời trong câu 2 là hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác Hồ, ví Bác cũng như mặt trời – mặt trời cách mạng bởi Bác đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho dân tộc VN... à Khẳng định công lao vĩ đại của Bác và lòng tôn kính biết ơn của tác giả cũng như của nhân dân ta đối với Bác...
* Nếu HS không chỉ ra yếu tố nghệ thuật, chỉ nêu nội dung thì cho 0,5điểm.
1
2
(3 điểm)
a. Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Một bài văn ngắn, bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề, biết vận dụng các thao tác khi làm văn nghị luận.
b. Yêu cầu về nội dung:
 a) Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu tục ngữ
 b) Thân bài:
* Giải thích được nội dung câu tục ngữ
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? 
=> Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
0,25
0,5
* Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trải qua một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. 
- Để đi tới thành công con người thường phải trải qua thất bại. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực, lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công.
- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
- Dẫn chứng: bác Hồ, các nhà khoa học như Mericuri, Ê-đi-xơn...; Nguyễn Ngọc Kí...họ cũng từng thất bại nhưng nhờ có ý chí quyết tâm nên họ đã thành công; các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
 * Cần phải làm gì để rèn luyện ý chí?
- Luôn xác định cho mình mục tiêu phấn đấu phù hợp năng lực và từng giai đoạn của cuộc đời. Kiên trì, bền bỉ trong thực hiện mục tiêu, nếu có thất bại sẽ rút kinh nghiệm và làm lại. 
- Liên hệ với việc rèn luyện ý chí với mỗi HS (kiên trì trước mỗi bài toán khó, không nản chí với những kết quả thi chưa như ý, cần tìm nguyên nhân và nỗ lực thực hiện...)
* Nhận xét, đánh giá: 
+ Khẳng định tư tưởng đúng đắn của câu tục ngữ: 
Có ý chí là có lòng quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ; đó là sự hiểu biêt, nhận thức đúng về vai trò quan trọng của ý chí trong cuộc sống.
0,75
0,5
0,5
* Mở rộng vấn đề: 
+ Trái với người có ý chí nghị lực là những người thiếu kiên trì, không nỗ lực khi gặp khó khăn,.
+ Liên hệ bản thân: Nêu suy nghĩ, nhận thức, hành động của bản thân về việc rèn luyện ý chí.
c) Kết bài: 
- Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người. 
– Rút ra bài học cho bản thân.
0,25
0,25
3
(5 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng
+ Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện.
+ Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài –Thân bài - Kết bài
+ Hiểu được nội dung của vấn đề nghị luận: vẻ đẹp trong lối sống và phẩm chất của nhân vật Phương Định
+ Viết văn mạch lạc hạn chế mắc lỗi.
* Đạt được các yêu cầu trên được 1 điểm
1
B. Yêu cầu về kiến thức
a) Mở bài: 
- Giới thiệu về Lê Minh Khuê và tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi": 
- Giới thiệu về nhân vật chính của truyện: Phương Định, với những nét đẹp về tâm hồn và tính cách.
0,5
b) Thân bài
- Giới thiêu chung về Phương Định và hoàn cảnh sống, chiến đấu của cô (là con gái Hà Nội, tình nguyện vào chiến trường; ở nơi trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ, công việc vô cùng nguy hiểm.)
+ Về ngoại hình: Cô tự đánh giá mình là một cô gái khá. Phương Định mang vẻ đẹp của một cô gái Hà Nội: bím tóc dày và mềm; đôi mắt nâu như có nắng, ánh nhìn xa xăm, cổ kiêu hãnh như hoa loa kèn...-> thanh lịch, đài các.
0,5
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu ấy đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp ở cô:
+ Tâm hồn trong sáng, thơ mộng và sự hồn nhiên, ngây thơ với những mơ ước về hạnh phúc và tương lai. PĐ có thần tượng của mình ( các anh bộ đội có ngôi sao trên mũ), cô thích làm đẹp cho mình, hay hát, hay cười một mình, hay ngắm mình trong gương. Nét riêng ở PĐ đó là sự điệu đà của cô gái HN nhưng là cái điệu đà đáng yêu, nó vừa làm dịu đi khói lửa của chiến trường vừa giúp cô có sức mạnh để chiến đấu.
+ Tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó nồng ấm..( PĐ luôn quan tâm đến đồng chí, đồng đội, lo lắng, sốt ruột khi Nho và chị Thao lên cao điểm chưa về, luôn có cái nhìn trìu mến đầy yêu thương với bạn bè, chăm sóc tận tình khi Nho bị thương; cô rất yêu mến cảm phục tất cả những người mà cô gặp hằng đêm trên đường họ ra trận.)
+ Có lý tưởng, có tinh thần dũng cảm, thái độ tự tin bình tĩnh vượt lên mọi nguy hiểm trong công việc (tình nguyện vào chiến trường; chạy trên cao điểm cả ban ngày, luôn bình tĩnh, tự tin trong khi làm nhiệm vụ, nghĩ đến trách nhiệm nhiều hơn cả sinh mạng của mình)
2
Đánh giá khái quát về nhân vật:
Tác giả để nhân vật tự kể về mình, khắc hoạ nhân vật trong nhiều thời gian, không gian, kết hợp miêu tả tâm lý với hành động, ngoại hình để nổi bật Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ. Những phẩm chất của Phương Định cũng là vẻ đẹp chung của thế hệ trẻ VN thời kháng chiến chống Mĩ: tươi trẻ, lạc quan, yêu đời, sẵn sàng hiến dâng để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Cô và đồng đội là những người con gái Việt Nam anh hùng- họ là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, toả sáng
0,5
c. Kết bài
- Cảm nghĩ chung về Phương Định
- Liên hệ thực tế bản thân
0,5
C. Biểu điểm
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
- Điểm 3- 4: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, còn một vài lỗi về diễn đạt nhưng không làm sai lệch ý của người viết. 
- Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc sơ sài, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 0: Không làm được gì hoặc sai lạc hoàn toàn. 
Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau, giám khảo chấm linh hoạt theo bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm từng phần cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, có lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt tốt...

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_2_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2013_2014_co_huon.doc